|
Sophia University – Màu Hoa Đào Trong Kỷ Niệm Văn Lang Tôn-thất Phương
(Hoàng Nguyên: Bài Thơ Hoa Đào)
Bài hát này không mới, quá quen thuộc là đằng khác. Nhưng nó đưa tôi trở về khung cảnh của một quán ăn nho nhỏ nằm bên cạnh chân cầu ở gần đại học Sophia ở Tokyo. Những năm đó, tôi hay t́m đến quán này, v́ họ luôn luôn để loại nhạc giống như bài mà cô Andrea đang hát, nghe dịu dàng, lăng mạn vô cùng. Quán chỉ có khoảng mười cái bàn, trang trí thanh nhă; đèn trong quán chỉ vừa đủ sáng với những bóng đèn vàng ấm cúng, trên mỗi bàn ăn có để một cây nến trắng cắm trên một chai rượu vang cũ, lệ nến rớt xuống phủ đầy phần trên của cái chai, trông rất nên thơ. Thức ăn Pháp, ngon nhưng không đắt, thật là một quán ăn lư tưởng. Tiếc là thuở ấy tôi chưa biết thưởng thức rượu vang để bây giờ có thêm một thứ nữa để nhung nhớ. Quán ăn tên ǵ, tôi vô t́nh không để ư, hay quán chẳng hề tự đặt tên? Tôi thích khung cảnh của đại học Sophia v́ những nơi chung quanh có những thứ đáng yêu, như cái quán vừa kể. Đại học nằm gần nhà ga Yotsuya có gịng sông đẹp lặng lẽ chảy qua, đặc biệt là chiếc cầu đá kiểu xưa bắc ngang sông cũng rất đẹp. Đây là khu giàu nên đường xá khang trang, nhà ga ở gần những ga lớn, tiện nghi nhưng không ồn ào rộn rịp, thích lắm. Ở nơi phố thị nên khuôn viên của đại học Sophia không lớn rộng như kiểu của đại học Tokyo hay Hitotsubashi, nhưng tôi thích khung cảnh của đại học Sophia hơn. Đại học Tokyo bệ vệ nhưng cũ kỹ, chỉ có cái cổng Akamon là ấn tượng, đẹp nhờ có hàng cây Bạch Quả “cao vút tầng mây” ở phía sau. Đại học Hitotsubashi vào thời tôi th́ c̣n hoang sơ quá, đất rộng nhưng giống như nhà một ông “viên ngoại” nào đó ở vùng quê. Phía trước đại học Sophia có một giáo đường nho nhỏ xinh xinh. Nó không hoành tráng như Nhà Thờ Đức Bà của Sài G̣n hay ấm cúng như nhà thờ Tân Định. Cả đời tôi không hay lảng vảng vào các nơi thờ tự, nhưng không hiểu do duyên cơ đưa đẩy hay sao đó mà lại có nhiều dịp đến viếng nhà thờ. Và cái nhà thờ nhỏ trước đại học Sophia, thường ngày th́ vắng lặng nhưng đêm Noel th́ giáo đồ kéo đến “đông như quân Nguyên”, chen vào trong sân cũng không được. Đêm Giao Thừa, nếu bạn đến viếng Đền Minh Trị th́ người ta có đốt lửa nơi nọ chốn kia cho những ai muốn sưởi ấm; nhưng đêm Noel ở nhà thờ này th́ không như thế, dù ở Tokyo cái lạnh buốt da của đêm Noel hay đêm Giao Thừa th́ chẳng khác ǵ nhau. Tuy vậy, chính cái lạnh đêm đông này mới cho tôi ấn tượng để mỗi khi nhớ về “ngôi nhà thờ nho nhỏ ấy” th́ trong đầu vẫn tự nhiên nghe văng vẳng:
Vang trong đêm lạnh
lời
ca Thiên Chúa Nhưng cái “hữu t́nh” của vùng đại học Sophia là những dăy cây Anh Đào nằm dọc theo con sông trong phía trước đại học. Đây là một “tấu khúc nối dài” của những hàng cây Anh Đào đi từ Hoàng Cung (Chidori-ga-fuchi) dần theo ven sông mà xuống. Người ở Tokyo lâu năm không mấy ai muốn vào công viên Ueno để xem hoa Anh Đào. Anh Đào là loại hoa sang trọng, cho nên cũng như các cô gái trâm anh phải có xiêm y và trang sức xứng đáng, Anh Đào cũng chỉ có thể phát huy được vẻ đẹp khi nó ở giữa một khung cảnh hữu t́nh, một gịng sông trong, một bờ nước uốn quanh hay mặt hồ đẹp chẳng hạn, và gần xa phải có nhiều cây lớn, rừng xanh lá biếc bao quanh... Chắc các bạn đă có lần viếng thăm Đền Minh Trị? Ở đây, ngôi đền hay các kiến trúc quanh đó đều không cao sang lộng lẫy ǵ đặc biệt, nhưng tất cả lại được bao quanh bởi vô số những cây cao bóng mát thâm u. Khi bước vào một khung cảnh như thế, con người mới thấy ḷng yên tĩnh lại. Cho nên tôi không hề thích những đền đài sơn son dát vàng của Bangkok: Kiến trúc th́ rực rỡ lộng lẫy nhưng chung quanh không có cây cối ǵ cả, trần truồng như nhộng. Nh́n một lát, tự nhiên có cảm giác như được mời một món sơn hào hải vị nào đó mà trên mâm chỉ toàn là thịt, không có một cọng rau! Điểm đặc biệt là nơi có những hàng cây Anh Đào trước đại học Sophia lại ít ai để ư, nên không có khách đến viếng kiểu “hàng hàng lớp lớp”. Theo chỗ tôi được biết, ở Tokyo chỉ có một ít nơi để con người có thể thưởng thức cái đẹp tự nhiên của hoa Anh Đào một cách trọn vẹn: Hama-Rikyu, nếu bạn thực sự muốn “ta dại ta t́m nơi vắng vẻ”; trên băi sông trước đại học Sophia; và công viên Ino-ga-shira vào những lúc tinh mơ. Và khi có đủ sự yên lặng cần thiết như thế, bạn mới có cảm giác thực sự “đang thưởng thức”, để thấy ḿnh sống với t́nh cảm:
Hoa bay đến
bên người,
ngại
ngần...
rồi
hoa theo chân ai Những ngày tôi c̣n nhỏ, có nghe nói đến một cuốn tiểu thuyết “Cho Tôi Sống Lại Một Ngày” nhưng không biết mặt mũi của nó như thế nào, dĩ nhiên chưa hề được đọc. Tôi nghĩ, nếu bây giờ ḿnh có ba điều ước “nho nhỏ thôi nhé”, th́ điều ước thứ ba của tôi sẽ là “cho tôi sống lại một ngày” ở Tokyo vào mùa hoa Anh Đào. Tôi sẽ đi ngắm hoa một ḿnh, từ Hoàng Cung, dọc theo con sông quen, dần đến vùng ven sông trước đại học Sophia. Đi một ḿnh th́ được trọn vẹn sống trong những ư nghĩ nằm trong trí:
Để
ḷng lữ
khách tê tái Thành bài thơ...
Ai lên
xứ
hoa đào, đừng
quên đem về
một
cành hoa (2020-04-07) VL-TTP
(1) Andrea Motis: Summertime. Để nghe bản nhạc, các bạn tự đánh máy chữ https://youtube.be/ rồi dán hàng chữ sau đây vào sau đó: UxIPVAPRBi4 (2) Nguyễn Vũ: “Bài Thánh Ca Buồn” (3) Hoàng Nguyên: “Ai Lên Xứ Hoa Đào” (4) Hoàng Nguyên: “Bài Thơ Hoa Đào” & “Ai Lên Xứ Hoa Đào”.
|