|
“Tam Nhân Đồng Hành Tất Hữu Ngă Sư”: Đúng mà không đúng
People are who they are.
(Ngạn ngữ Tây phương)
Có những điều học lúc nhỏ, ở trường hay từ báo chí sách vở, khi lớn lên có dịp nh́n lại mới thấy ra cái “biết” của ḿnh đôi khi không đầy đủ. Ví dụ như chuyện vua Nghiêu vua Thuấn bên Tàu. Hồi c̣n nhỏ được biết vua Thuấn được vua Nghiêu nhường ngôi cho v́ hiền đức:
Đức
đại
thánh, họ
Ngu tên Thuấn
Mẹ
ghẻ
lại
tánh càng khe khắt
Trăm cay
đắng
một
niềm
ngon ngọt
Tiếng
hiếu
hữu
xa bay bệ
Thánh Nghiêu và Thuấn là hai vị vua của huyền thoại, bởi v́ thực sự lịch sử ngày nay (như một môn khoa học) chỉ biết xa về trước cho đến thời Vơ Vương nhà Chu mà thôi. Dĩ nhiên Vơ Vương phải là con của ai đó, nhưng lịch sử không biết bố của Vơ Vương, chỉ có truyền thuyết bảo rằng đó là Văn Vương, một nhân vật trong tiểu thuyết Phong Thần. Văn Vương trung thành với vua Trụ, đến khi ông qua đời th́ con ông (Vơ Vương) mới diệt Trụ, lập nên nhà Chu. Trên truyền thuyết, Nghiêu và Thuấn được xem là hai vị vua hiền minh. Dưới thời hai ông, trăm họ được âu ca v́ vua trị dân bằng đức. Tương truyền khi bỏ tù một ai, vua chỉ vẽ một ṿng tṛn trên mặt đất và phạm nhân cứ ở măi trong đó… là xong! Nghiêu và Thuấn dù sao cũng là thần tượng của các vị vua Tàu thời trước (và Việt Nam?). Người nào muốn vua nghe theo, cứ trưng h́nh ảnh Nghiêu Thuấn ra trước khi nói là có thể thành công. Chuyện kể: Vua giận, sai chặt chân một người. Án Tử lật đật quỳ xuống: “Tâu bệ Hạ, vua Nghiêu vua Thuấn ngày trước khi chặt chân ai th́ chặt chân nào trước?”. Vua hiểu ư, khoác tay: “Thôi đem giam lại, sẽ xét sau!” Trong quan niệm của Nho giáo, mỗi cá nhân phải luôn luôn xứng đáng với vai tṛ của ḿnh chứ sự xét đoán không dựa theo giàu nghèo, tuổi tác, vv... Nghĩa là làm vua th́ phải ra vua, làm cha phải ra cha, làm con phải ra con... (Luận Ngữ: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử”). Ở Việt Nam, khi Cao Bá Quát giúp Lê Duy Cự chống lại triều đ́nh, ông đă ra tuyên cáo về lư do nổi dậy của ḿnh:
B́nh Dương
Bồ
Bản
vô Nghiêu Thuấn Như thế th́ Nghiêu Thuấn là một loại “khuôn vàng thước ngọc” trong tư tưởng quân chủ phương Đông. H́nh ảnh hai vua này được tưởng tượng ra để cho vua chúa lấy làm chuẩn mực lư tưởng mà noi theo (2). Cho tới gần đây, tôi t́nh cờ đọc được vài chi tiết khác về hai vị vua “thần tượng”, thấy họ cũng “con người” như mọi người thường:
“Trúc
Thư Kỷ
Niên” ghi chép:
Thuấn
trục
xuất
Nghiêu, đem đến
B́nh Dương
giam cầm,
trước
tiên lập
Đan Chu
(3)
làm đế,
sau cướp
đoạt
đế
vị. “Thuấn bức Nghiêu, Vũ bức Thuấn, Thang phóng Kiệt, Vơ vương phạt Trụ, thử tứ nhân giả, nhân thần thí kỳ quân giả dă.” (Thuấn bức Nghiêu, Vũ bức Thuấn, Thang đuổi Kiệt, Vơ Vương đánh Trụ, bốn kẻ này là bề tôi thí vua vậy) [Hàn Phi Tử: Thuyết Nghi]. Cũng có ghi chép khác: “Tam Miêu không phục, thế là Thuấn phát động chiến tranh giải quyết”. Và “Tích Nghiêu đức suy, vi Thuấn sở tù dă.” (Xưa Nghiêu đức suy, v́ bị Thuấn cầm tù vậy) [“Sử Thông: Nghi Cổ” dẫn “Cấp Trủng Tỏa Ngữ” văn]. Tuy nhiên về sau, do Tây Hán độc tôn Nho thuật, chỉ cho phép một nét nh́n lịch sử duy nhất phát triển, dẫn đến điều Thuấn bức Nghiêu từ từ biến mất, không được mấy ai để ư (4). * Hồi nhỏ tôi có được học câu “Tam nhân đồng hành tất hữu ngă sư” (trong ba người cùng đi với nhau ắt có một người có thể là thầy của ta). Nghiệm thấy cũng đúng: Nếu không tệ quá, ở mỗi cá nhân đều có điều ǵ đó mà ta có thể học được. Nhưng câu này chỉ được truyền lại có phân nửa (chẳng rơ có phải do tính ưa “giản lược” của người Việt không). Thực ra, trong Luận Ngữ (Chương Thuật Nhiên), câu nói của Khổng Tử như sau: “Tam nhân đồng hành tất hữu ngă sư yên. Trạch ḱ thiện giả nhi ṭng chi, ḱ bất thiện giả nhi cải chi”, nghĩa là: Trong ba người cùng đi đường, nhất định có người đáng là thầy ta. Hăy lựa chọn ưu điểm của họ để tăng cường học tập, phát hiện ra nhược điểm của họ để loại bỏ, từ đó có thể sửa đổi ḿnh, hoàn thiện nhân cách ḿnh. Hay là vào thời đó, báo chí sách vở biết đến đâu th́ đăng tới đó, không bỏ th́ giờ ra đào bới thêm làm ǵ? *
Gần
đây, tôi t́m vào lănh vực
lịch
sử
thời
Tây
Sơn và chúa Nguyễn
Phúc Ánh. Đây là một
lănh vực
hay và c̣n rất
nhiều
điều
cần
khám phá, nhưng do ư hướng “d́m
một
triều
đại
để
nâng một
triều
đại
khác lên” của
giới
đang cầm
quyền
nên mọi
sự
có lẽ
phải
chờ
thêm một
thời
gian khá dài nữa
để
được
làm sáng tỏ.
Trong khi đọc
tài liệu,
do ṭ ṃ nên có bước
vào một
hai lănh vực
không liên quan, nhưng nó kỳ thú v́ cho
thấy
được
những
điều
ḿnh “biết”
trước
đây đều
chưa đủ.
Xin chép lại
một
vài điều
(5):
HẠ VŨ (2200 BC): Đại Vũ là một vị thánh, được hưởng lễ cúng tế của cả nước (“quốc tế”). Tương truyền Vũ v́ có công trị thủy nên được vua Thuấn truyền ngôi cho. Đây là thời huyền sử nên hậu thế tha hồ thêm thắt. Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử chỉ nói là Vũ có công sửa sang ng̣i lạch để bớt úng thủy mà thôi (thiên 8). Xuống tới đời Mạnh Tử th́ lại nâng lên thành Vũ đào chín con sông, vét bốn sông khác cho nước chảy ra biển, luôn tám năm mới xong, ba lần đi qua nhà ḿnh mà không vào (Đằng Văn Công thượng, bài 4). Sau này, qua tới sách “Lă Thị Xuân Thu” đời Chiến Quốc và “Sử Kư” của Tư Mă Thiên (nhà Hán) th́ công cuộc trị thủy từ chỗ vét sửa sông rạch của Vũ thành ra đối phó với “nạn đại hồng thủy kinh hoàng”, và thời gian từ 8 năm dài ra thành 13 năm.
Nếu vậy, lại ḷi ra chỗ mâu thuẫn khác: Cha Vũ là Cổn 鯀 trước đó được giao nhiệm vụ trị thủy nhưng không hoàn thành, nên bị vua Thuấn giết và lệnh cho Vũ thay cha tiếp tục công việc. Té ra ông thánh này đang khi chịu tang cha đă kịp cưới vợ và gieo mầm sống vào bụng nàng ta?
KHỔNG TỬ (551-479 BC): Ông thánh này có ảnh hưởng thật sâu rộng, không chỉ ở Trung Quốc hoặc riêng châu Á. Tư Mă Thiên sinh ra sau khi Khổng đă mất đến 400 năm, lại thêm, trước đó nhà Tần đă từng đốt sách, nên khi ông viết tiểu sử Khổng (“Sử Kư” - Khổng Tử Thế Gia), đa phần chỉ là chép theo những chuyện truyền khẩu. Như chuyện Khổng Tử hai lần đến ra mắt Lăo Tử, đây thật ra là ngụ ngôn, chỉ Tư Mă Thiên viết, chứ trong sách “Luận Ngữ” (do học tṛ Khổng Tử ghi chép lại) không thấy nhắc tới. Rồi chuyện có viên quan đại phu nước Lỗ là Mạnh Ly Tử trăn trối, dặn con ḿnh nên đến bái Khổng Tử làm thầy, v́ Khổng là hậu duệ của thánh nhân: Năm đó thánh Khổng nhà ta 17 tuổi!
Bỏ Lỗ, Khổng qua Vệ. Khi cùng đi dạo với Vệ Linh Công, Linh Công ngồi chung xe đàng trước với nàng thiếp yêu tên Nam Tử. Vậy là Khổng tự ái, bỏ nước Vệ mà đi sau khi than thở: “Ta chưa thấy ai hiếu đức bằng hiếu sắc!” Lời đó là thừa. Đàn ông nào lại chẳng ưa gái đẹp, chẳng lẽ ngài muốn nhà vua để cô ái thiếp đẹp mơn mởn ngồi băng sau nh́n hai ông đực rựa cầm tay nhau? Thật ra, những chuyện đó chỉ là do người ta bịa ra để biến Khổng Tử thành người khắc khổ, lạt lẽo nhân t́nh…
CHU HY (1130-1200): Tự là Nguyên Hối, hiệu Hối Am. Đây là ông thánh đă đẩy lư học của Nho giáo lên thành Tống Nho.
* Nói chung, trong những điều mà “các cụ nhà Nho” dạy chúng ta, đa số đều là chuyện “đứng trên con người b́nh thường” trong xă hội. Thêm một điều nữa, những ǵ chúng ta được biết lúc trước, nhiều khi chưa đầy đủ hay không đúng với sự thực. Hy vọng là với thời gian, rồi đây chúng ta sẽ có thể biết thêm được những điều khác với cái “biết” của chúng ta bây giờ. Nhưng căn bản là khi chưa biết rơ về người nào đó, chớ nên quá dễ dăi mà sùng bái thờ phụng, bất cứ là ai! (2018-01-20)
Chú Thích 1. Tiềm long là rồng ch́m, tiếng tôn kính để chỉ một người khi chưa đến thời “vượt gió tung mây”. 2. V́ Nghiêu Thuấn chỉ là một thứ “h́nh ảnh mẫu mực” trong chính trị ngày xưa ở phương Đông, tất cả các vị vua đều không thể nào hơn Nghiêu và Thuấn được. Cho nên lập luận như giáo sư Trần Văn Giàu (trong “Hệ Ư Thức Nho Giáo”) rằng “tại sao cứ phải xưa hơn nay” là bỏ qua ư niệm “mẫu mực” nói trên. Thực ra ông Giàu nói như thế chỉ để chứng minh rằng ư thức Mác-Lê tuy đến sau nhưng hơn hẳn những ǵ đi trước nó. 3. Đan Chu là con trưởng của vua Nghiêu, và là người con duy nhất có ghi chép. Một nhà Nho nào đó biết điều này nên đă gạ cho một Ả Đào hát đố cụ Phan Bội Châu: “Vua Nghiêu có chín người con. Đan Chu là một, hỏi c̣n những ai”? Tuy nhiên cụ Phan nhanh trí, lái vấn đề qua chỗ khác: “Thân em thục nữ nhu ḿ, Một Đan Chu cũng đủ, hỏi chi đến chín người”! 4. Tài liệu của Liberty Sea. 5. Tài liệu của Lê Vĩnh Huy.
|