|
Lan man với truyền thuyết “Táo chầu Trời” – Đây là chuyện Việt hay chuyện Tàu? – Văn Lang Tôn-thất Phương
Hôm nay nhân ngày “ông Táo về trời”, nghĩ lan man quanh chuyện cổ tích về “ông bà Táo”. Chuyện kể có một thiếu phụ chồng đi biệt tích nên tái giá với một anh thợ săn. Một hôm, nàng đang ở nhà th́ anh chồng cũ ở đâu lù lù xuất hiện, đang khóc lóc than thở “sao anh ra đi không nói một lời” th́ anh thợ săn trở về, xách theo một con thỏ. Anh chồng cũ trốn vào trong đụn rơm, bắt đầu cho một chuyện t́nh bi thảm... Bởi v́ chỉ để thui một con thỏ, anh thợ săn đốt nguyên cả đụn rơm (hèn chi anh ta nghèo, dễ hiểu); làm anh chồng cũ phải chọn lựa thà bị hỏa thiêu...
Đây có vẻ là câu chuyện Việt. C̣n chuyện “Táo quân chầu trời”, bay về thiên cung bằng cá chép, vv... th́ có lẽ là chuyện Tàu. Hai chuyện có ăn nhập ǵ với nhau hay không chẳng rơ, nhưng năm nào cũng có nhiều người Việt cúng quảy tiễn đưa, tốn tiền cũng không ít cho hai ông “công an khu vực” của Ngọc Hoàng (H́nh như chỉ thấy hai ông đi thôi, bà ở nhà, lo canh chừng khổ chủ th́ phải!)
Nếu người Việt biết xem chuyện “Táo chầu Trời” là một điều để vui đùa cho thêm thi vị th́ đời sống sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Chẳng hạn người ta có thể đáp tặng nhau “bánh ông Táo”, “búp bê ông Táo”, “dép ông Táo”, vv... và cứ lấy chuyện ông Táo như ví dụ của một sự “biết nghĩ cho nhau” trong cuộc sống, có lẽ hay hơn việc lo cúng vái đút lót để hai ông báo cáo tốt cho ḿnh với ông Trời.
Và nếu đă đặt thành “chuyện cổ tích”, th́ từ đầu cứ dẫn dắt câu chuyện sao cho có hậu một chút, việc ǵ phải kết thúc bằng những chết chóc bi thương, như hầu hết chuyện cổ tích của Việt Nam?
Nói cách khác, chuyện ông bà Táo là một trong những chuyện buồn thảm của “cổ tích Việt”. Tại sao lại cứ bi quan đến như thế? Hay tinh thần người Việt ḿnh “nó như rứa”, cứ thích nghĩ đến những kết quả buồn rầu? Có bạn nào có thể kể cho chúng ta nghe một câu chuyện cổ tích vui của Việt Nam không?
Người Hy Lạp kể chuyện về Gió theo tinh thần lăng mạn. Họ bảo những làn gió thoảng là do một vị thần nằm nhớ một vị thần nữ mà thở dài. Thật là thi vị, c̣n ta th́ sao?
Ta có chuyện Trầu Cau, cả đám từ từ đi đến bờ sông rồi ... ngồi chết (bi thảm một cách thật đơn giản)! Chuyện Tấm Cám, vợ Hoàng Tử mà đi trèo cây cau rồi bị chặt cây ngă mà chết, sau khi sống lại bèn gạt cô em tắm nước sôi cho cô em chết bỏng (cô này cũng thông minh ra phết, nước sôi mà cứ dội lên người ào ào ... chết bỏ!). Cô ta chết, cô chị đem làm mắm, gạt cho “mẹ ăn thịt con”, vân vân và mây mây...
Chuyện “Dă Tràng Xe Cát”, làm rớt ngọc quư xuống biển và tiếc của nên chết rồi hóa thành con c̣ng (Dă Tràng), cứ luôn xe cát để t́m lại ngọc! Ai sáng tác câu chuyện mà bi quan đến thế không biết? Nh́n những con c̣ng nhỏ vân vê những hạt cát trên băi biển, chẳng thấy đó là một h́nh ảnh thật dễ thương hay sao?
Nếu bảo “cuộc sống khổ quá nên tâm tư tích lũy, cứ nghĩ chuyện buồn” th́ giải thích này hơi khó hiểu. “Đời là bể khổ”, thời nào và ở đâu cũng thế cả, riêng ǵ người Việt? Chim chóc chắc cũng có những khổ tâm, nhưng chim vẫn hót líu lo để làm vui cuộc đời của chúng, sao con người (người Việt) không đặt những chuyện cổ tích vui để tâm hồn bay vút đến trăng sao cho thấy yêu đời mà sống, phải không?
C̣n nếu bảo “cũng có những chuyện cười đấy chứ” th́ cũng nên thử xem lại chúng ta cười với những ǵ? Kể ra một ít th́ có nào là Ba Giai Tú Xuất, nào là chuyện Trạng Quỳnh, vv... và những “cái cười” này cũng đáng suy gẫm.
Ví dụ có chuyện một ông sứ Tàu qua “tiểu quốc”, và ông “Trạng” nhà ta giả làm lính hầu lấy lọng gơ đầu để cho “ông Đại Sứ” nổi giận mà rượt theo! Rồi chuyện ông “Trạng” lừa chúa Trịnh ăn mắm “Đại Phong”, làm như nhà Chúa là kẻ ngu nhất xă hội thời đó không bằng! “Ta” có nguyên cả một cuốn sách, toàn những chuyện như thế này trong đó!
Gọi là “chuyện cổ tích Việt”, “truyền thuyết”, hoặc “chuyện ngày xưa”, vv... hay là ǵ ǵ đi nữa, tất cả các loại truyện/chuyện này đều có một điểm chung là sự vắng bóng của tính hợp lư (logic), nhưng có vẻ là cả nước chấp nhận (?) Một ông “Trạng Quỳnh” tự nhiên đi trộm con mèo quư của nhà Chúa đem về nhà nuôi chơi, rồi tập cho nó mỗi ngày cứ an toàn ... rau! Vậy mà cũng ráng đem truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Có ai bao giờ nghĩ tại sao tổ tiên của chúng ta đang sống tự nhiên, bỗng chia tay nhau, rồi mỗi người đem theo 50 đứa con, lên núi và xuống biển? Bảo giống Tiên và giống Rồng “không hợp” với nhau, cho nên “t́nh đôi ta rất nặng, nhưng ở với nhau th́ chẳng đặng”... nghe không ổn chút nào. Biết vậy từ đầu sao ráng lấy người ta cho bằng được, bây giờ nói trăng nói cuội, rơ ràng là “t́nh bậu muốn lui”! Tác giả nào đặt ra câu chuyện này th́ không biết, những vấn đề là cả một dân tộc đi chấp nhận điều này vô điều kiện, và truyền cho nhau măi đến tận ngày nay!
Thực ra, chuyện cổ tích hay truyền thuyết, đa số đều là sao đi chép lại cả. La Mă sao chép lại chuyện của Hy Lạp, chỉ đổi cho nhân vật mang tên khác. Bên Tàu có Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai, Việt Nam có Từ Thức lạc Thiên Thai, chỉ khác nhau về nhân vật. Chuyện Cô Bé Lọ Lem và chuyện Tấm Cám cũng là chị em mà thôi (dù không chị em ruột th́ cũng là chị em họ, nhưng trong Cô Bé Lọ Lem không có ai giết ai).
Vậy nếu đă là sao chép (và biến cải), th́ tại sao không lựa những chuyện ǵ hợp lư và mang nhiều tính nhân văn trong đó, với những ư hướng tích cực một chút, có phải là “gia tài văn hóa” của xă hội ta được tốt đẹp nhiều hơn hay không?
(2021-02-04: Ngày “Táo chầu Trời”)
|