|
Tháng 7, nhớ chuyện ǵ ở Việt Nam?
Văn Lang Tôn-thất
Phương Có lẽ nhiều bạn đồng cảm điều này với tôi: Tuy không ở trong nước từ lâu, nhưng những cái ǵ của Việt Nam bao giờ cũng đi theo ḿnh, hễ có dịp là lại dậy lên trong trí nhớ, dù là sống ở đâu. Cho nên năm nào cũng vậy, cứ đến tháng Bảy lại nhớ chuyện “hồi trước, ở Việt Nam”. Nhớ câu nói “tháng Bảy, nước nhảy lên bờ”. Nhớ câu thơ “Tục truyền tháng Bảy mưa Ngâu”. Nhớ khúc hát “Người ơi, nước Nam của người Việt Nam. V́ đâu, oán tranh để ḷng nát tan. Đây Bến Hải, là nơi ngăn cách đôi bờ” ... “Tháng Bảy nước nhảy lên bờ” là câu nói được nghe từ lúc nhỏ. Quê hương tôi, nơi “trời hành cơn lụt mỗi năm”, mùa Thu Đông th́ mưa lê thê mủn đất, Hè th́ nắng cháy màu da. Nhưng tại sao tháng Bảy là mùa Hè mà nước nhảy lên bờ được, từ lâu tôi vẫn thắc mắc như thế, chưa kiếm được lời giải đáp. Dăm câu thơ sau đây th́ nhớ được từ lúc c̣n ở Trung Học:
Tục
truyền
tháng Bảy
mưa Ngâu Mấy câu này, tôi thấy khá thấm (cám cảnh) khi đi ra phi trường Tân Sơn Nhất đâu khoảng 6-7 năm về trước. Thấy một cô người Việt trẻ đẹp ngồi bên cạnh một anh chàng người ngoại quốc (Á Châu), có lẽ là cô ấy tiễn đưa anh chàng về nước hay đi đâu đó. Chỗ công cộng, nhưng anh ta muốn táy máy, cô ấy tỏ vẻ không thích, nhưng không dám phản đối... Lúc đó tôi nghĩ: “Vụng về cũng thể tiên nga”, v́ đâu nên nỗi? Vẫn biết trên đời này, cái nghèo khó đứng đầu trên vạn tội, nhưng chả lẽ? Tháng Bảy, ngày 20, năm 1954, là ngày kư kết Hiệp Định Genève, chia cắt nước Việt. Dĩ nhiên là người Việt không ai muốn, nhưng người Việt không được quyết định số phận của ḿnh. Vậy lịch sử ghi chép ra sao? Thực tế là dưới áp lực của Trung Cộng, Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa đă kư; Việt Nam Cộng Hoà (VNCH, lúc đó c̣n là Quốc Gia Việt Nam) không kư, c̣n gọi đó là “Ngày Quốc Hận”. Trước khi kư Hiệp Định, Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai họp riêng với Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh bàn về chuyện tạm thời “chia đôi Việt Nam” là điều sẽ có trong Hiệp Định Genève. Cũng có ghi chép rằng khi Hiệp Định được tuyên bố, Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ của VNCH “khóc ṛng”. Không thấy ghi chép có người Việt nào khác khóc trong ngày 20-7 đó hay không. Cũng vào tháng Bảy, ngày 02, năm 1976: Sài G̣n chính thức đổi tên là “thành phố Hồ Chí Minh”. Sài G̣n là thành phố có một lịch sử lâu dài. Sách Đại Nam Thực Lục cho biết: Năm 1698, đời chúa Nguyễn Phúc Chu, tướng Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất vùng Sài G̣n lập thành huyện Tân B́nh... Có một lịch sử lâu trên 300 năm như thế, cho nên những ai có gốc gác Sài G̣n hầu như cũng đều hănh diện nói rằng “tôi là người Sài G̣n”. H́nh như không ai hănh diện khoe rằng “tôi là người thành phố Hồ Chí Minh” cả. Niềm hănh diện đó, có lẽ cũng chỉ là một chút ǵ rất nhỏ nhoi mà người Sài G̣n c̣n giữ được, sau bao nhiêu năm tháng thăng trầm. Sài G̣n là đất miền Nam, vùng của những con người vốn trực tính, và nặng t́nh nhân nghĩa:
Hai chữ
tiền
tài anh quăng xuống
đất Người dân miền Nam trước đây vẫn thường hay nói: “Kiến nghĩa bất vi, vô dơng giả. Lâm nguy bất cứu, mạt anh hùng”. Cụ Hồ Huân Nghiệp (gốc tỉnh B́nh Dương) là một người Nam tiêu biểu:
Kiến
nghĩa bất
ninh, cam dũng vi Cho nên, như đă nói, có lẽ cái niềm vui nhỏ nhoi mà người Sài G̣n c̣n giữ được là hănh diện rằng ḿnh là người Sài G̣n, là những đứa con của Sài G̣n. Có niềm vui nhỏ thôi để sống qua những cơn lốc của thực tế cơm áo: “Nỡ nghe tiếng loạn đem tai rửa. Đành thấy thằng gian để mắt trừng”... Việc đặt hay đổi tên cho một vùng miền nào bao giờ cũng là một biểu hiện của ư định chính trị. Đất “Qui Nhơn” nguyên ban đầu là phủ Hoài Nhơn (tên do vua Lê đặt năm 1471, cũng vào tháng 7). Năm 1602 chúa Nguyễn Hoàng đổi lại là “Qui Nhơn”, có lẽ dụng ư nói “đây là đất để cho người người quy tụ về” (?). Nhưng Qui Nhơn lại là nơi khởi nghiệp của Tây Sơn. Cho nên sau khi thống nhất, vua Gia Long đổi lại là B́nh Định, có nghĩa là vùng “đă dẹp yên”. Đổi tên là một việc rất quan trọng. Ngày xưa, quân Tàu chiếm nước ta, gọi tên nước là “An Nam”. Họ lập ra “An Nam Đô Hộ Phủ”.Thời Pháp đô hộ, muốn miệt thị nên họ gọi vùng do triều Nguyễn trực trị là “An Nam”. Một số người Việt cũng quen miệng dùng chữ “An Nam” đó, không thấy được quốc nhục, cũng không biết là trên văn thư chính thức, triều Nguyễn vẫn gọi nước ḿnh là Đại Nam, một quốc hiệu do vua Minh Mạng đặt. Cũng chuyện đổi tên, trước đây có hai thành phố ở Liên-Xô cũ: Leningrad và Stalingrad (dịch ra tiếng Việt là “thành phố Lê-Nin” và “thành phố Stalin”). Tên cũ của Leningrad là Saint Petersburg. Tên cũ của Stalingrad là Volvograd (có sông Volga chảy qua). Khi chế độ Cộng Sản đi qua ở Russia, hai thành phố trở về tên cũ: Saint Peterburg, và Volvograd. Có nhiều trường hợp, lịch sử thường lập lại. Ở Liên Xô cũ, chế độ đi qua nhưng đất nước tồn tại, cho nên lịch sử đi qua, rồi đi lại. Vậy cái tên Sài-G̣n đi qua, có bao giờ sẽ trở lại không? Điều này c̣n tùy. Nhưng chắc chắn sẽ không, nếu người Việt để cho nước Việt ngày nào đó trở thành “An Nam Đô Hộ Phủ”. (2020-07-02) (*): Tạm dịch: Thấy việc nghĩa, chẳng lẽ ngó lơ, đành chọn làm việc dũng. Đă làm trai là giữ niềm trung hiếu. Mất hay c̣n, thân này chẳng quản. Chỉ thương mẹ già tóc đă bạc rồi.
|