|
Tiếng Việt ngày nay Văn Lang Ngồi nói chuyện với nhau, mấy anh bạn của tôi bảo sao trong tiếng Việt bây giờ có nhiều cái lạ lùng, không hiểu được. Nhiều chữ th́ nhập vô nguyên văn của tiếng Tàu dù trước đây Việt Nam đă có sẵn: nào là “tiểu phẩu”, “đại tu”, “hộ khẩu”; nào là “đại gia”, “nhập khẩu”, vv... Tiêu biểu hơn cả là mấy chữ “hạ quyết tâm”. “Cương quyết” th́ không nói, mà đụng vào cái ǵ cũng “hạ quyết tâm”. Rồi c̣n có nạn ghép chữ một cách cẩu thả, rất dao to búa lớn như “giải phóng mặt bằng” , “khống chế tốc độ”, “xử lư hạt giống”, “lư giải vấn đề”, “phấn đấu cải thiện chất lượng bữa ăn”... Đó là chưa kể những hiểu sai hay dùng sai, như “thập niên” th́ viết là “thập kỷ”, hoặc dùng chữ “kỹ nữ” để chỉ một phụ nữ có tài (kỹ năng) trong khi xưa nay quảng đại quần chúng đă biết thế nào là một kỹ nữ:
Lời
kỹ
nữ
đă vỡ
v́ nước
mắt Dĩ nhiên sau một lúc bỡ ngỡ th́ mọi người cũng hiểu được những từ ngữ đó bây giờ đang có nghĩa như thế nào. Khoảng 5-7 năm trở lại đây trong hầu hết báo chí trong cả nước lại hay viết tắt về th́ giờ một cách khá lạ lùng; ví dụ “ba giờ rưởi” th́ viết là “3h30” mà không viết là “3g30”. Ban đầu, tôi cứ ngỡ là họ viết theo tiếng Pháp (dùng chữ heure), nhưng nghĩ lại, tiếng Pháp đă đoạn tuyệt với sinh hoạt hằng ngày của Việt Nam từ lâu lắm rồi, làm sao có thể có “tàn dư đế quốc” nằm lại lâu đời đến thế? Phải lâu lắm tôi mới đoán được đây có lẽ là do các vị làm việc truyền thông và văn hoá lười biếng, thấy người nào đó dùng trước nên nhắm mắt đi theo mà không suy nghĩ ǵ. Cũng có thể đoán được là trong tiếng Anh “ba tiếng rưởi đồng hồ” th́ viết ngắn là “3h30” -- và có người Việt nào đó đă hiểu chữ h (hour) là “giờ” . Người đó không phân biệt được “ba giờ” (ví dụ “ba giờ chiều”) và “ba tiếng đồng hồ” khác nhau ra sao (hoặc có hiểu mà lười!) cho nên “ba giờ rưởi” th́ viết là “3h30” (cho nó “sang”?). Tới đây th́ một anh bạn góp ư: Đồng ư là mấy ông nói đúng, nhưng cũng nên nghĩ thế này. Từ 1950 cho đến ít nhất là khoảng 1965-1970, Việt Nam (Hà Nội) là đầy ắp tư tưởng “vô sản” kiểu Mao Trạch Đông; nghĩa là anh phải có gốc gác bần cố nông 3-4 đời, như thế mới “tốt” và “cốt cán” để được tin cậy, hay trọng dụng. Mấy người này tuy được làm xếp tuy trong bụng chữ nghĩa không có bao nhiêu. Mấy ông có đi làm lâu năm th́ biết, có thằng nào ngu đến độ công khai “sửa lưng” xếp của ḿnh hay chê xếp là ngu hơn ḿnh, là kém văn hoá? Thành ra dù có thấy ngứa tai gai mắt đi nữa cũng đành mũ ni che tai, “cứ thế mà làm” cho nó b́nh yên, nuôi con ăn học … Cả đám gật gù, nh́n nhau ... Rất lâu sau đó, một anh bạn khác phá tan sự im lặng: Văn hoá là một cái ǵ phản ánh cuộc sống con người. Bên trong của anh ra sao th́ bên ngoài nó hiện ra như thế! Cứ xem giao thông ở Sài G̣n hay Hà Nội th́ biết; thành phố quá đông đúc là một chuyện, nhưng cái chính là ǵ, có phải là thái độ (và tŕnh độ) của con người khi lưu thông không? Trong cái thời thế của bây giờ th́ văn hoá cũng đành “thế thời phải thế” mà thôi. Nếu cuộc sống không được tốt hơn th́ những cái lung tung, cẩu thả ... như đă nói có thể c̣n nhiều hơn và tệ hơn là đằng khác. Văn hoá, nó sinh sau đẻ muộn, nghĩa là đến sau khi cuộc sống và cách sống đă được xác định. Nó như một cô con gái rất nhỏ sinh sau trong một gia đ́nh lớn. Gia đ́nh bắt nó ra sao th́ nó đành phải thế, ngây thơ bé bỏng, ngay khi 14-15 tuổi có bắt đi qua giang hồ bên Cam Pu Chia đi nữa th́ nó nào biết làm sao? Làm sao nó biết tự than thở như kiểu:
Xưa sao phong gấm
rủ
là,
Văn Lang (10-04-2013)
|