|
Đại hội “Trăm Năm Áo Tím Gia Long” ( Sydney 2013 )
Chạnh
ḷng thương
nhớ,
những
phút
xưa,
(Hoàng Thi Thơ: Đường Xưa Lối Cũ)
Khoảng một tuần trước, có ai đó viết về sự tổ chức đại hội “Trăm Năm Áo Tím Gia Long”. Đă nghe kể về chuyện này rồi, hôm nay lại có người chuyển đến qua email nên tôi cũng đọc cho biết thêm. V́ không phải là cựu học sinh Gia Long cho nên nét nh́n của tôi về vấn đề có thể khác một chút. Hôm đó, tôi đến dự Đại Hội với tư cách là “con rể của Gia Long”. Ngày xưa, tôi có nhiều gắn bó với trường Trưng Vương hơn, nhưng do duyên trời đưa đẩy mà thành “con rể” của Gia Long... Nói như thế để hiểu rằng khi đến dự Đại Hội, tôi có phần tỉnh táo hơn các đệ tử của Gia Long, không bị chi phối bởi cảm giác “ta ru ta ngậm ngùi” khi bồi hồi gặp lại thầy xưa bạn cũ. Nói chung, giá bây giờ có ai hỏi đă thấy những ǵ hôm đó, tôi sẽ trả lời là chỉ nhớ toàn một màu tím, thế thôi. Những tà áo tím đẹp đáng nhớ. Áo tím khắp chốn, tím cả hội trường, ngát cả lối đi ... Nhưng nếu bảo cứ quây lại từng khúc phim của ngày Đại Hội, tôi nghĩ ḿnh cũng c̣n nhớ được một số nét chủ yếu. Hôm đó ngồi trong Đại Hội, tôi có nghĩ giá ai giao cho ḿnh tổ chức một cuộc họp mặt lớn như thế này th́ có ǵ ở đây mà ḿnh có thể học hỏi ? Trước hết là địa điểm. Hội trường là một nơi rất thuận tiện cho một ngày đại hội như hôm đó. Nó đủ lớn, đủ trang trọng, và nằm ở một nơi rất thuận lợi về giao thông. Chung quanh lại có đủ hàng quán, tiệm ăn Á Châu ... cho người tham dự, dù quen hay lạ cũng có thể có nhiều cơ hội để chọn lựa thứ ḿnh cần. Hội trường và khách sạn lại cùng chung một chỗ, bước chân qua là tới, khỏi phải t́m kiếm đâu xa. Chương tŕnh họp mặt chia làm hai buổi: Ngày Tiền Đại Hội, để giới thiệu khái quát, t́m kiếm hay gặp gỡ thầy bạn cũ… và ngày đại hội chính. Thật là chu đáo v́ người tham dự có thể chọn lựa sao cho thích hợp với th́ giờ của ḿnh. Đó là chưa kể các mục du lịch đây đó trong xứ Úc, nhưng tôi không dài gịng trong chuyện du lịch làm ǵ. Trong buổi đại hội, có hai nơi để chụp h́nh kỷ niệm, và có bày bán nhiều loại hàng lưu niệm khác nhau, trong đó những cái “phù hiệu Gia Long” nho nhỏ (với hoa mai vàng trên nên trời xanh thẳm) là món quà có thể bảo là quí giá nhất: Với một số người này, đó là cái “để nhớ một thời ta đă yêu”; với một số người khác, đó là vật để giữ bên ḿnh mai măi, để thỉnh thoảng “lấy ra xem… t́m dư ảnh ngày xưa”. Mà cái phù hiệu đó bao nhiêu? Rất ngạc nhiên: giá bán là một đô la! Của một đồng, công một nén. Bà con xúm xít chụp h́nh và kiếm đồ kỷ niệm xong th́ giờ bắt đầu cũng vừa đến. Ai đặt vé sớm th́ có chỗ ngồi gần sân khấu, ai mua sau th́ ngồi xa, nhưng trên thực tế th́ thiên hạ v́ vui bạn bè nên có vài người ngồi đại vào chỗ nào họ thích, thành ra hầu như tất cả các chị/cô trong ban tổ chức cứ phải nhường ghế cho người khác. Cô bạn Gia Long Sydney ngồi ngay sau lưng tôi v́ ở trong ban tổ chức nên tự động t́m một bàn xa tuốt gần cửa ra vào, nhường chỗ ḿnh cho 1 vị đồng môn lạ hoắc ... Nh́n tổng quát về chương tŕnh, trước tiên là tâm t́nh “tôn sư trọng đạo” đă được thể hiện rất rơ; người ngồi xem thấy được có sự tôn kính và đầy tŕu mến trong lời nói cử chỉ của hai chị MC (hướng dẫn chương tŕnh). Tôi nh́n vị đại diện của các cựu giáo sư đứng phát biểu – dấu vết thời gian trên thân thể tuy vẫn đó nhưng nét vui trên ánh mắt khuôn mặt th́ không thể che giấu được: “Chúng tôi rất vui mừng v́ các em biết thương yêu nhau và biết nghĩ đến nhau, cũng như vẫn luôn lưu luyến đến trường xưa” ... Ta thấy được ǵ trong mấy lời nhắn nhủ đó? Trong một ngày vui sum họp, không lẽ vị giáo sư lại nói ra những tâm t́nh không tích cực, rằng các em hăy thương yêu quư mến nhau hơn nữa, bởi v́ bây giờ “chúng ta mất hết, chỉ c̣n nhau”! Tôi nghĩ là tất cả các đệ tử của Gia Long Áo Tím trong hội trường ngày hôm ấy hiểu được phần bên trong của lời nhắn nhủ đó. Đă mấy chục năm qua, từ khi ra khỏi nhà trường, đời trôi như sóng vỗ ... Nhưng những ngày c̣n sống với các thầy cô nơi trường cũ vẫn là những ngày thật đẹp đẽ, và cả thầy lẫn tṛ trong những ngày tháng đó, nào ai biết được mọi sự sẽ biến đổi cả đâu! Ngoài điều vừa kể, có thể nh́n thấy chủ yếu của chương tŕnh c̣n thêm hai phần chính: thứ nhất là sự đóng góp về tŕnh diễn, thứ hai là sự biểu lộ ư hướng và tâm t́nh của cựu nữ sinh Gia Long. Trong phần tŕnh diễn, điều gây ấn tượng nhất là các màn nói về lịch sử truyền thống của nước Việt nói chung, và các cô gái Việt nói riêng. Nữ sinh Gia Long cũng có thể cầm gươm múa kiếm, v́ trong ḷng vẫn ghi nhớ lời đă hấp thụ trong những ngày tháng cũ:
Triệu
Trưng xưa đẹp
gương sáng muôn đời (Lời một bài hát cũ)
Nọ
bức
dư đồ
ngắm
thử
coi (Tản Đà) Chen lẫn trong những màn về lịch sử là phần văn nghệ. Đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức Hát Chèo, phải nói là quá hay, quá giỏi! Người đâu mà đẹp và tài hoa thế không biết? Tôi nhớ tới lời một thằng bạn, có lần hắn nói với một cô gái: “Cô biết không, người ta nói cái nết đánh chết cái đẹp. Vậy mà cô vừa có tài, vừa có nết, lại vừa đẹp, thế có đánh chết cả thiên hạ không chứ!” Màn tuyệt vời thứ hai bài hát nhạc cổ điển (classical) đă dịch lời ra tiếng Việt. Quá tuyệt vời! Th́ ra đây chỉ là một góc cạnh của các tài năng tiềm ẩn. Tài năng, nó như cánh hoa, khi nào đúng hoàn cảnh th́ sẽ nở ra cho đời chiêm ngưỡng. “Đúng hoàn cảnh”, phải chăng là khi nào “trời đất yên vui”? Các màn tŕnh diễn khác hầu hết là do các vùng địa phương đảm nhận. Họ đến từ mọi nơi trên trái đất, không riêng ǵ ở Úc. Mọi đóng góp đều mang màu sắc khác nhau, nhưng tất cả đều mang chung một ư nghĩa: Xin tŕnh diện cùng đại gia đ́nh Gia Long là chúng tôi ở đây, khi nào cần có mặt, cứ cho chúng tôi biết. Lúc nào cũng được cả… Nói cách khác, các tŕnh diễn này là những biểu lộ khác nhau của một lời xác định giống nhau:
Nhắn
bạn
y lâm ai muốn
hỏi (Nguyễn Đ́nh Chiểu) Nhưng trên hết, có thể thấy được trong buổi ấy cái ǵ biểu hiện tâm t́nh và ư hướng của Áo Tím Gia Long nhiều hơn cả? Hôm đó, ngoài những vui mừng gặp gỡ nhau, đùa vui với nhau… tất cả đều đă t́m về cánh mai vàng Gia Long, những cánh mai vàng nho nhỏ, mảnh khảnh nhưng bền vững và trong sáng giữa thanh thiên bạch nhật. Có lẽ đây cũng là h́nh ảnh biểu tượng của những ǵ mà họ đă học được từ các vị giáo sư ở trường cũ Gia Long, và vẫn c̣n nhớ măi, rằng:
Hồng
dẫu
xơ lông chi sợ
sẻ (Phan Văn Trị) Đó là tất cả những điều tôi cảm nhận được khi dự đại hội Trăm Năm Áo Tím Gia Long; và cũng hiểu được biết bao là công sức tự nguyện đă bỏ ra để có được những điều đă kể. Nh́n số người đông đảo đến tham dự, tự nhiên tôi thầm nghĩ: Ngày nay, tuy cựu nữ sinh Gia Long có mặt khắp nơi khắp chốn, nhưng bạn cũ gặp được nhau không phải lúc nào cũng muốn là được. Cho nên khi có cơ hội nào trùng phùng được với nhau, dù lớn dù nhỏ, cần phải quư trọng và cố gắng ǵn giữ nó. Hôm đó, khi Đại Hội kết thúc, trời cũng đă khá khuya nhưng không mấy ai ra về liền. Đa số c̣n nán lại để nắm tay nhau chụp h́nh kỷ niệm, trao đổi chi tiết liên lạc... và giả từ nhau lưu luyến. Luyến lưu cũng phải, v́ hẳn trong thâm tâm ai cũng muốn nói với người ḿnh quư mến:
Cốc
rượu
đỏ ḷng xin cạn chén (N.Đ.Chiểu) 03-10-2013 Văn Lang Tôn-Thất Phương
|