Blue lighting technology with
LEDs và LDs (V)
Phương
pháp ngưng đọng hơi hóa học bằng nhiệt
(Thermal chemical vapor deposition)
Trần Trí Năng
(Univ. of Minnesota &
Ecosolar International)
Bắt đầu
từ tháng này, chúng tôi sẽ viết một loạt
bài về cơ cấu hoạt động của phương pháp ngưng đọng hơi hóa học metalô-
organô (metalorganic chemical vapor deposition hay MOCVD) - một kỹ
thuật quan trọng hàng đầu trong quá trình chế tạo LEDs và LDs.
Để mở
đầu trong số tháng này , chúng tôi xin giới thiệu về hệ thống ngưng
đọng hơi hóa học bằng nhiệt (thermal chemical vapor deposition hay
thermal CVD) mà MOCVD là một thành phần. Cơ bản về
thermal CVD sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ cấu vận hành của MOCVD.
1. Những phương pháp chế
tạo màng mỏng khác nhau
Hiện tại, có
rất nhiều quy trình trong kỹ thuật chế tạo màng mỏng. Tuy nhiên,
về cơ bản có thể chia làm 3 loại quy trình (bảng 1)*): phương pháp bay
hơi (evaporation processes), phương pháp phóng điện phát sáng (glow
discharge processes), và phương pháp hóa
học dùng pha khí (gas –phase chemical processes). Trong số những quy
trình này, các phương pháp như epitaxy chùm phân thử (MBE), phún xạ
magnetron (magnetron sputtering) , ngưng
đọng hơi hóa học bằng plasma (PECVD), ngưng đọng hơi hóa học bằng
nhiệt ở áp suất thấp (LPCVD), ngưng đọng hơi hóa học metalô-organô (MOCVD),
màng mỏng nguyên tử (ALD) và bốc nhiệt dùng chùm điện tử (MBE)
được dùng nhiều nhất trong công nghệ vi mạch IC và non-IC. Riêng về hệ
thống hóa học dùng pha khí, hệ thống này
bao gồm phương pháp ngưng đọng hơi hóa học bằng nhiệt chẳng hạn như:
ngưng đọng hơi hóa học ở áp xuất thường (atmospheric pressure CVD ),
ngưng đọng hơi hóa học ở áp xuất thấp (low pressure CVD), và ngưng
đọng hơi hóa học metalô-organô(MOCVD).
Bảng 1: Các phương pháp
khác nhau trong công nghệ chế tạo màng mỏng |
2. Phương pháp ngưng đọng
hơi hóa học bằng nhiệt (Thermal CVD)
Phương pháp ngưng đọng hơi hóa
học bằng nhiệt (gọi nôm na là nhiệt CVD) đã và đang đóng một vai trò
quan trọng trong công nghệ IC, nhất là trong việc chế tạo màng mỏng
silicon oxide, silicon nitride, borophosphosilicate, tungsten và
polycrystalline silicon với chất lượng cao.
2-1. Tấm nền silicon
Nói đến công nghệ IC là nói đến
các tấm nền silicon (wafers) với những kích cỡ khác nhau và đã được
phát triển qua nhiều thời gian khác nhau: 50 mm (vào năm 1965),
100 mm (1975), 125 mm (1981), 150 mm (1987), 200 mm (1992) và
300 mm (2000). Theo hình 1, cứ nhìn vào chỗ cắt
ngang (flats) của tấm wafer, chúng ta có thể biết được hướng kết tinh
(100, 111) và dạng bán dẫn (n-type hay p-type) của tấm nền.

Hình 1: Hướng kết tinh và
dạng bán dẫn được quy định tùy theo chỗ cắt
ngang của tấm bán dẫn silicon [ASIM International]
2-1. Những bước vận chuyển
căn bản trong quá trình CVD
Nhiệt CVD là
một quy trình mà các chất khí phản ứng với nhiệt và hơi của chất khí
ngưng tụ trên mặt của tấm nền tạo thành màng mỏng với thành phần hóa
học mong muốn. CVD rất nhạy cảm với dòng
chất khí và sự phân phối không đồng đều lượng khí trong lò phản ứng.
Điều kiện đòi hỏi là hệ thống CVD này phải cung
cấp màng mỏng với phẩm chất tốt, khả năng tái sinh tốt, có tốc độ phủ
cao và hệ thống kiểm soát tốt để không gây thiệt hại cho tấm nền.
Khi làm việc với nhiệt CVD, những kiến thức sau trở thành cần thiết:
Phản ứng hóa học của pha khí, nhiệt động học, động lực học,
truyền nhiệt, phản ứng trên bề mặt, thiết kế của lò phản ứng và
một số điều kiện khác nữa.
Quá trình nhiệt CVD ở hình 2 gồm
những bước căn bản như: (1) Chất khí phản ứng cho vào lò phản ứng từ
đầu vào đến đầu ra và chạy trong vùng phụ cận của các tấm nền wafers;
(2) Chất khí đến bề mặt của tấm wafers xuyên qua lớp biên bằng cách
khuếch tán; (3) Phản ứng của khí pha đưa đến sự hình thành các phân tử
khí chính của màng mỏng và những sản phẩm khí dư thừa; (4) Phân tử khí
chính được vận chuyển đến và hấp thụ ở bế mặt màng mỏng đang hình
thành; (5) Những sản phẩm khí dư thừa được thải ra ngoài.

Hình 2: Sơ đồ thể hiện các bước vận chuyển căn bản của
quy trình CVD
2-2. Các loại phản ứng
Sự nhiệt phân (Pyrolysis):
Bằng cách phân giải các chất khí như hydrides, carbonyls và các hợp
chất organo-metalo trên một vật nền nung nóng. Chẳng hạn như muốn chế
tạo silicon, chúng ta có thể phân ly các thành phần hóa học của silane
trên một tấm nền được giữ ở nhiệt độ 6500C dựa
theo phản ứng:
SiH4(g) -----à
Si(s) + 2H2(g) (6500C)
Sự hóa khử (Reduction):
Hydro được dùng
trong việc khử những loại chất khí như halides, carbonyl halides,
oxyhalides và những hợp chất có chứa khí oxy.
Ví dụ như để chế tạo màng mỏng
silicon, silicon tetrachoride (SiCl4) phản ứng với hydro ở
1.2000C:
SiCl4(g) + 2H2(g) ---à
Si(s) + 4HCl(g) (1.2000C)
Oxy hóa (Oxidation):
Chất khí sẽ phản ứng
với khí oxy ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như 4500C:
SiH4(g) + O2(g)
---à
SiO2(s) + 2H2(g)
(4500C)
Sự hình thành của hợp chất
Thay vì đơn chất, trong trường hợp cần hỗn
hợp hai chất như silicon và carbon như trong trường hợp của silicon
carbide, chúng ta cho hai chất khí (một chất chứa silicon từ silane,
một chất chứa carbon như mêtan) và hai chất silane và mêtan phản ứng
với nhau ở nhiệt độ cao (1400C) theo phản ứng: SiCl4(g)
+ CH4(g) ---à
SiC(s) + 4HCl(g)
(1400C) (**).
2-3. Các
loại lò phản ứng
Hầu hết các lò
phản ứng CVD thuộc về hệ thống luồng chất khí mở.
Có nghĩa là chất khí vận chuyển liên tục vào lò
phản ứng trong lúc màng mỏng được hình thành. Phản ứng chất khí
thường được pha loãng với hydro, nitơ hay
argon. Các chất khí dư được di chuyển ra khỏi lò
phản ứng xuyên qua bộ lọc khí như trong trường hợp của các chất khí
nguy hiểm. Thông thường, hệ thống CVD có những phần chính sau
đây: (1) Nguồn chất khí với cụm ống dẫn gas, (2) Đường cung cấp chất
khí, (3) Bộ điều chỉnh lưu lượng, (4) Lò phản ứng, (5) Phương tiện
nung nóng lò phản ứng; (6) Bộ cảm biến nhiệt độ và (7) Hệ thống bơm
chân không. Liên quan đến nhiệt độ của lò phản ứng, chúng ta có hai
loại lò: (1) Lò phản ứng tường nóng, tường của lò phản ứng có cùng
nhiệt độ với giá đỡ tấm wafers; và (2) Lò phản ứng tường lạnh, nhiệt
độ tường của lò phản ứng nhỏ hơn nhiệt độ của giá đỡ tấm wafers. Ba kỹ
thuật chính thuộc về CVD là CVD ở áp suất thông thường (APCVD), CVD ở
áp suất thấp (LPCVD) và metalô-organô CVD
(hay MOCVD). Các thể loại CVD được tóm tắt ở hình 4: Hình 3(a) biểu
hiện lò phản ứng nằm ngang, bệ đỡ đặt nghiêng so với vị trí của lò và
các tấm wafers, dòng gas đi từ bên trái sang bên phải
theo chiều mũi tên để thải ra ngoài. Ở hình
3(b) lò phản ứng được đặt ở vị trí thẳng và dòng gas đi từ trên xuống
dưới, bệ với các tấm wafers sẽ được quay để tạo màng mỏng được đồng
đều hơn. Một số MOCVD dùng lò phản ứng của
hai loại này. Hình 3(c) là mô hình của lò phản ứng ngang với nhiều tấm
wafers (đây cũng là mô hình dùng nhiều trong hệ thống LPCVD).
Hình 3 (d) biểu hiện lò phản ứng Barrel thường
được dùng trong việc tạo màng mỏng epitaxy silicon.
Trong mô hình này, các tấm silicon được đặt trên
giá đỡ SiC với độ dẫn nhiệt tốt và dòng gas chạy từ trên xuống dưới.

Hình 3: Mô hình của các thể
loại: (a) - Lò phản ứng nằm ngang, (b) -
Lò phản ứng với bệ thẳng (c) - Lò phản ứng ngang với nhiều tấm wafers,
và (d) - Lò phản ứng Barrel [1,3]
2-4. CVD ở áp suất thông
thường (APCVD)
Ở hệ thống
CVD này, các tấm wafer nằm trên băng chuyền (hay dây cuaroa) chạy liên
tục, không đòi hỏi bơm chân không và có thể tạo màng mỏng với tốc độ
phủ (deposition rate) cao. Sơ đồ của một hệ thống do Hãng
Watkins - Johnson cung cấp được thể hiện ở hình 4. Khí nitơ được dùng
để tạo thành hai bức màn ngăn không cho các chất khí
lan rộng ra ngoài. Điều này rất quan trọng
về phương diện an toàn nhất là trong trường
hợp các chất khí độc và cũng như về phương diện kiểm soát phản ứng các
chất khí liên quan gần bề mặt của các mặt nền đang di động. Chất khí
chạy qua những rãnh rất hẹp trên đầu vòi phun thải ra
theo dòng khí nitơ vận chuyển với lưu lượng
rất cao.

Hình 4:
Sơ đồ của hệ thống APCVD [Source: Watkins -
Johnson]
2-5. Lò phản ứng LPCVD
Hệ thống
LPCVD cần độ chân không thấp và có thể cho màng mỏng với độ đồng đều
và bao phủ tốt hơn APCVD. Phạm vi của áp suất nằm trong khoảng
0,2-2,0 Torr và phạm vi nhiệt độ ở
550-1.0000C. Phản ứng trên bề mặt của
mặt nền rất nhạy cảm với nhiệt độ.
2-6.
So sánh giữa APCVD và LPCVD
Ưu, khuyết điểm của APCVD và LPCVD có thể tóm tắt ở bảng 2.
Quy trình |
Ưu điểm |
Khuyết điểm |
Ngưng đọng hơi hóa học bằng
áp suất thường (APCVD) |
- Lò phản ứng đơn giản
- Tốc độ phủ màng mỏng cao
- Nhiệt độ thấp |
- Bao phủ không tốt
- Dễ bị ô nhiễm với những
phiến vật liệu trong lò phản ứng |
Ngưng đọng hơi hóa học bằng
áp suất thấp (PECVD) |
- Bao phủ đồng đều
(conformal step coverage)
- Tính đồng đều
- Khả năng phủ màng mỏng
trên những vật nền lớn
|
- Nhiệt độ cao
- Tốc độ phủ màng mỏng thấp
|
Bảng 2: Ưu điểm và khuyết điểm của APCVD và LPCVD
Những điểm khác nhau giữa APCVD
và LPCVD là: APCVD vận chuyển trong vùng khối chất khí, trong khi đó
LPCVD vận chuyển theo vùng tỷ suất giới hạn
phản ứng tại bề mặt. Vì thế điều kiện dòng khí chạy trong lò phản ứng
của hệ thống LPCVD không nghiêm trọng như trong trường hợp của APCVD
và tấm silicon wafers có thể xếp theo hàng
ngang hay xếp đứng để đạt được mức sử dụng tối đa các tấm silicon.
Trong trường hợp của hệ thống APCVD, các tấm wafer thường đặt ở vị trí
nằm ngang.
2-7. Nhiệt oxit (Thermal oxidation)
Silicon dioxide với
phẩm chất cao hiện dùng trong công nghệ IC chẳng hạn
như lớp cách điện (chiều dày từ 2,5 đến
100 nm), lớp thụ động hóa (passivation layer) để bịt kín bề mặt của
tấm silicon wafer (300-1.000 nm) hay lớp chắn (blocking layer,
200-500 nm) dùng trong việc masking các nguyên tử thường được tạo bằng
phương pháp oxy hóa silicon.
Phản ứng của quy
trình nhiệt ôxít có thể được thực hiện dựa theo hai phản
ứng trên bề mặt của tấm silicon dưới đây
cho xử lý khô và xử lý ướt.
Si(s) + O2(g)
--> SiO2(s) (xử lý khô)
Si(s) + 2H2O(g) --> SiO2(s)
+ 2H2(g) (xử lý ướt).
Thường thì chiều dày
của silicon oxide và
của
silicon liên hệ với nhau như sau:

Nói
chung oxít khô thì đậm đặc hơn và có khả năng cách điện nhiều hơn là
oxít ướt và được dùng để làm cổng oxít cho các linh kiện bán dẫn như
MOFET hay CMOS. Ngược lại, oxít ướt thành hình nhanh hơn và thường
dùng cho trường oxít (field oxide). Đôi khi người ta hợp chung cả hai
lại bằng cách xử lý khô/ướt/khô để đạt được màng mỏng vừa có phẩm chất
tốt, vừa có tốc độ thành hình nhanh.
3. Những
màng mỏng thông thường chế tạo bằng phương pháp LPCVD
APCVD và LPCVD thường được dùng để tạo các
chất cách điện và điện môi dùng trong công nghệ IC. Những yếu
tố quyết định trong việc tạo màng mỏng bằng quy trình CVD là: Nhiệt độ,
áp suất, tỷ suất lưu lượng, loại chất khí dùng, tốc độ bơm, tốc độ phủ
màng mỏng, áp suất trong lò phản ứng, rỉ, độ làm sạch, hiệu suất kiểm
soát ô nhiễm, và bộ lọc khí.
Silicon oxides
SiO2 có thể tạo nên bằng cách cho silane phản ứng với oxy.
Nhiệt độ của quy trình này ở vào khoảng 240-5500C,
5-30 nm/minute.

Phương pháp thông
dụng để tạo màng mỏng SiO2 là cho TEOS tetraorthosilicate (Si(C2H5O)4)
phản ứng với ozone (O3) theo phản ứng dưới đây.
Vì ozone phản ứng nhanh hơn oxy, nên quy trình có
thể thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn (chẳng hạn khoảng 4000C).

SiO2 đạt
được từ phương pháp này có độ bao phủ step tốt hơn cùng loại màng mỏng
hình thành từ phản ứng của silane với khí
oxy.
Mặc dù LPCVD thường
dùng là một hệ thống ngang (horizontal system), nơi mà các tấm wafers
sắp theo chiều ngang (hình 5); gần đây người ta bắt đầu dùng hệ thống
LPCVD với các tấm wafers sắp đứng (vertical system) vì hệ thống này có
thể cung cấp độ đồng đều giữa các tấm
wafers với nhau tốt (hình 6). Ngoài ra điểm lợi của hệ thống đứng là
dễ thích hợp trong một môi trường của hệ thống hình thành các thiết bị
theo nhóm (cluster tool environment), dễ
dàng trong việc quản lý tự động với ít ô nhiễm bên ngoái.
Kết quả là với hệ thống đứng này, chúng ta có thể
đạt được màng mỏng polysilicon và silicon nitride với mức biến đổi về
độ đồng đều nhỏ hơn 2%.

Hình 5: Lò phản ứng của LPCVD
dùng để chế tạo SiO2 nơi mà các tấm wafers được sắp
theo chiếu ngang.
Hệ thống này có 3 vùng (zones) nhiệt độ

Hình 6: Màng mỏng
SiO2 được chế tạo trong hệ
thống LPCVD với các tấm wafers sắp đứng [1]
Nitrides và
oxynitrides
Silicon nitrides và
oxynitrides có thể có thể có vai trò như: (1) Lớp phủ sau cùng
trong quy trình chế tạo các linh kiện bán dẫn để chống lại sự ảnh
hưởng của môi trường xung quanh hay lớp bảo vệ để chống sự du nhập của
các tạp chất không mong muốn và hơi ẩm, (2) Màn che dùng trong việc
oxy hóa chọn lọc (a mask for the selective oxidation of silicon), (3)
Chất điện môi trong bộ tụ điện DRAMs, (4) Tạo khoảng trống dọc theo bờ
tường, (5) Độ bao phủ step với chất lượng cao, (6) Lớp cản cuối cùng
trong quy trình và (7) Lớp ngừa chặn etching.
Lấy một ví dụ,
silicon nitride có thể tạo ra bằng cách phản ứng dichlorosilane (SiH2Cl2)
với amoniac (NH3) trong hệ thống LPCVD
theo phản ứng sau:

Silicon nitride cũng
có thể hình thành trong hệ thống APCVD bằng cách phản ứng silane với
amoniac nhưng LPCVD cung cấp màng mỏng với độ đồng đều và số lượng các
tấm wafers cao hơn.
So với silicon
nitride, silicon oxynitride mang lại những
lợi điểm như: Có thể gia tăng độ ổn định nhiệt, khả năng chống rạn nứt
và giảm ứng suất (stress). Màng mỏng này có thể tạo ra chẳng hạn như
nitro hóa (nitridation) SiO2 với amoniac, hay phản ứng
silane (SiH4) với
nitrogen dioxide (N2O), có thể oxy hóa silicon nitride.
Borosilicates
(BSG), Phosphosilicates (PSG) và Borophosphosilicates (BPSG)
Màng mỏng của những vật liệu này có rất nhiều ứng dụng trong thực tế.
BSG và PSG có thể tạo ra bằng cách dựa vào hóa học nitride hay dựa vào
TEOS trong hệ thống APCVD hay LPCVD. Thành
phần phosphorous trong PSG là 2-8 wt.% và
giảm với sự gia tăng nhiệt độ; trong khi đó lượng boron nằm trong
khoảng 2-7 wt.% và sẽ tăng với sự gia tăng nhiệt độ.
Borophosphosilicate
(BPSG) là một chất cách điện rất tốt dùng trong việc
làm bằng phẳng bề mặt của linh kiện điện
tử. Lượng B và P mỗi phần vào khoảng 3-5
wt.%. Những hợp chất tam nguyên (ternary compound) BPSG có thể tạo
được hoặc từ hydrides trong APCVD hay từ organometallics trong hệ
thống LPCVD.
Polysilicon
Màng mỏng polysilicon được chế tạo trong LPCVD bằng cách nhiệt phân
silane ở 550-6500C (pyrolysis). Loại màng mỏng này
có thể doped với arsine (AsH3), phosphine (PH3)
và diborane (B2H6). Kim loại chịu nhiệt
(refractory metal) cũng có thể phủ trên
polysilicon gate ở nhiệt độ cao để tạo thành polysilicide.
Metal
Hầu hết tungsten CVD được chế tạo ở hệ thống tường lạnh để tránh những
phiến vật liệu tích trữ trên tường của lò phản ứng. Tungsten
được tạo ra bằng cách cho chẳng hạn như WF6 phản
ứng với H2 ở nhiệt độ thấp hơn 4000C, trong
khi đó WF6 ở thể lỏng ở nhiệt độ 250C. Màng mỏng
đạt được có độ bao phủ step với chất lượng cao. Nhưng CVD metals khác
titanium nitride được thành hình theo phản ứng hóa học dưới đây
ở 700-8000C:

4. Một số vấn
đề liên quan đến hệ thống CVD
4-1. Lò
(furnace)
Rất
thông dụng trong LPCVD. Thường có hai loại lò: Loại lò ngang và loại
lò đứng. Từ năm 1990 trở đi, loại lò đứng ngày càng thông dụng
bởi dễ tự động hóa, dễ kiểm soát độ an toàn và có thể giảm độ ô nhiễm.
Vật liệu dùng cho lò là chất vô định hình thạch
anh có thể chịu được nhiệt độ cao. Ngoài ra
silicon carbide cũng có thể dùng cho các loại lò trên nhưng đắt hơn
thạch anh. Mỗi lò phản ứng có ít nhất ba
vùng nhiệt độ với nhiệt độ ở vùng giữa phẳng (flat temperature), còn
hai vùng xung quanh dùng cho tăng nhiệt độ (ramp up) hay giảm nhiệt độ
(ramp down) trong lò.
Cặp nhiệt điện cũng
chia làm hai loại: Cặp nhiệt điện dùng để đo biên dạng được đặt ở gần
tấm wafers và cặp nhiệt điện dùng để kiểm soát (control thermocouples)
thường được đặt bên ngoài lò phản ứng. Mỗi vùng
nhiệt độ đều có cả hai loại nhiệt điện này.
4-2.
So sánh giữa tường nóng và tường lạnh
Ưu điểm của tường nóng là sự phân phối đồng đều nhiệt độ trong lò phản
ứng, vì thế hiệu ứng đổi lưu sẽ giảm. Không giống như APCVD,
một hệ thống dùng áp suất thông thường (760 Torr) nên có độ dẫn nhiệt
tốt; áp suất vận hành của LPCVD nằm trong phạm vi
1-2 Torr. Thế nên tường nóng (hot wall) thích hợp
hơn. Điểm yếu của hệ thống với tường nóng
là các hạt nhỏ trong lò phản ứng có thể rơi xuống tấm nền trong lúc
tạo màng mỏng và điều này có thể có ảnh hưởng đến chất lượng của màng
mỏng. Hơn nữa, vật chất phủ trên tường
trong những lần tạo màng mỏng trước có thể rơi xuống và hình thành trở
lại trên màng mỏng. Điều này giới hạn tường
nóng chỉ dùng cho việc tạo màng mỏng của một số vật liệu đặc biệt.
4-3. Các chất khí trong
quy trình CVD
Hầu hết các chất khí
trong CVD độc, dễ cháy, có khả năng ăn mòn, dễ sinh ung
thư carcinogenic hay là sự tổng hợp của tất cả những đặc tính này, gây
tổn hại sức khỏe cho người điều hành hệ thống, ăn mòn máy móc, phân
tán các chất hóa học trong dầu bơm và các ống dẫn gas. Các chất khí
dưới đây, với độ độc được xếp từ cao đến thấp theo
tỷ lệ tương đối: Arsine, diborane, phosphine, hydrogen chloride và
ammoniac (bảng 3).
Tên hóa học |
Ký hiệu
hóa học |
Dễ cháy |
Độ nguy hiểm đến sức khỏe |
TLV-TWA (ppm) |
STEL (ppm) |
IDHL (ppm) |
Ammoniac |
NH3 |
X |
2 |
25 |
35 |
500 |
Argon |
|
|
0 |
--- |
--- |
--- |
Arsine |
AsH3 |
X |
4 |
0.05 |
--- |
6 |
Boron
trichloride |
BCl3 |
|
3 |
1 |
--- |
100 |
Boron
trifluoride |
BF3 |
|
3 |
1 |
--- |
100 |
Chlorine |
Cl2 |
|
3 |
0.5 |
1 |
30 |
Carbon
dioxide |
CO2 |
|
1 |
5000 |
30000 |
50000 |
Diborane |
B2H6 |
|
3 |
0.1 |
0.3 |
40 |
Dichlorosilane |
SiH2Cl2 |
|
3 |
5 |
--- |
100 |
Helium |
He |
|
0 |
--- |
--- |
--- |
Hydrogen |
H2 |
X |
0 |
--- |
--- |
--- |
Hydrogen bromide |
HBr |
|
3 |
3 |
--- |
50 |
Hydrogen chloride |
HCl |
|
3 |
5 |
--- |
100 |
Nitrogen |
N2 |
|
0 |
--- |
--- |
--- |
Nitrogen trifluoride |
NF3 |
|
3 |
10 |
15 |
2000 |
Nitrous
oxide |
N2O |
X |
2 |
50 |
--- |
--- |
Oxygen |
O2 |
X |
0 |
N/A |
N/A |
N/A |
Phosphine |
PH3 |
X |
4 |
0.3 |
1 |
200 |
Silane |
SiH4 |
x |
4 |
5 |
--- |
--- |
Silicon
tetrachloride |
SiCl4 |
|
3 |
5 |
--- |
100 |
Sulfur
hexafluoride |
SF6 |
|
3 |
100 |
1250 |
--- |
Tetrafluoromethane |
CF4 |
X |
3 |
|
|
|
Tungsten hexafluoride |
WF6 |
|
3 |
3 |
6 |
--- |
Tetraortho silicate (TEOS) |
(C2H5)4SiO4 |
X |
2 |
10 |
--- |
1000 |
Bảng 3: Tóm tắt những chất
khí chính dùng trong CVD
và
những tiêu chuẩn an toàn [ref 4]
TTV-TWA: Mức độ
an toàn. Đây là mức độ gas mà con người có
thể tiếp xúc mỗi ngày mà không sợ ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
TLV-STEL: Mức độ gas
có thể tiếp xúc trong một thời gian ngắn. Thời gian tiếp xúc không
quá 4 lần/ngày và mỗi lần không quá 15
phút.
IDLH: Có thể nguy
hiểm đến tính mạng ngay cả khi tiếp xúc trong một khoảng thời gian
ngắn.
Giới hạn của OSHA:
Arsine (0,05 ppm), diborane (0,1 ppm),
phosphine (0,3 ppm), hydrogen chloride (1 ppm) và ammonia (50 ppm).
4-4. Làm sạch lò phản ứng
Có nhiều cách để làm sạch tường nóng của lò phản ứng. Một số
phương pháp thường được áp dụng như: (1) Rửa lò phản ứng bằng cách
nhúng trong dung dịch aqueous HF; (2) Làm sạch tại chỗ bằng cách tạo
plasma có chứa fluorine, và chất này sẽ phản ứng với các phiến nhỏ vật
chất đọng trên tường, tạo sản phẩm có thể bay hơi và thải ra ngoài;
(3) In-situ cleaning bằng nhiệt với chlorine trifluoride (ClF3)
ở nhiệt độ cao.
Quy trình ngưng đọng
hơi hóa học bằng nhiệt rất cần thiết chẳng những
trong công nghệ IC mà còn trong công nghệ non-IC.
Nhất là gần đây, nanostructures như nanotubes
thường được tạo ra bằng phương pháp CVD nêu trên.
Trong số tới, chúng tôi sẽ trình bày phương pháp ngưng đọng hơi hóa
học metalô-organô (MOCVD), một phương pháp chế tạo màng mỏng quan
trọng hàng đầu trong việc chế tạo LEDs và LDs mà nhiều nước ở Á Châu,
đặc biệt là Trung Quốc đã đặt là công nghệ mũi nhọn trong kế hoạch
phát triễn đất nước.
Tài liệu tham khảo
1. M.
Ohring, Materials Science of Thin Films, Academic Press, 2001.
2. L.I. Maissel and R. Glang, Handbook of Thin
Film Technology, Mc-Graw-Hill, 1970.
3. S.M.Sze,
Semiconductor Devices: Physics and Technology, John Wiley & Sons,
1985.
4. J.L. Vossen, W. Kern, Thin
Film Processes, Academic Press, 1991.
5. A.G.
Grove, Industry and Eng. Chem., vol. 58 (1966) 48.
6. P.
Singer, “Handling Hazardous Materials: What you should know”,
Semiconductor International (December 1996), p. 63.
(*)1. Chúng ta cũng có thể phân
loại các phương pháp này thành 2 loại chính: Chế tạo màng mỏng qua hệ
thống gas (CVD) và chế tạo màng mỏng qua hệ thống chất rắn (PVD). Dù
theo cách nào đi chăng nữa, những phương
pháp trên được phân chia dựa theo việc quy trình đó dùng chất khí hay
dùng plasma hoặc kết hợp cả hai.
(**) Mô hình Grove dùng trong
quy trình khí pha và bề mặt của tấm nền/phòng chứa trong việc hình
thành màng mỏng bằng CVD là một đề tài quan trọng, tuy nhiên vì giới
hạn của bài viết và vì đã có nhiều bài viết về mô hình này nên chúng
tôi xin không đề cập ở đây. Quý độc giả nào quan tâm
đến đề tài này, xin tham khảo tư liệu [1,2].
|