|
“ During
my participation in the Manhattan Project and subsequent research at
Los Alamos, I worked in the company of perhaps the greatest collection
of scientific talent the world has ever known.” (Frederick
Reines)
GS Meitner
và GS Otto Hahn là hai người người đầu tiên trên thế giới đă khám phá
và cắt nghĩa thành công hiện tượng vật lư xảy ra khi urani (uranium)
bị bắn phá với nơtron. Bà Meitner ly luận rằng hạt nhân của
urani có thể bị tách ra thành hai hạt nhân nhỏ hơn (gọi là phân hạch
của nguyên tử), và cho ra môt lượng năng lượng khổng lồ dựa
theo phương tŕnh E=mc2 của Einstein.
Thành công này đưa đến việc chế tạo bom nguyên tử
và những ứng dụng dùng trong việc cung cấp nguồn năng lượng điện lớn
cho nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Sau khi Adolf
Hitler lên nắm chính quyền, nhiều nhà khoa học gốc Do Thái bị sa thải
trong số đó có TS Leó Szilárd- một đồng nghiệp của TS Meitner ở Đức.
Sau này TS Leó Szilárd tị nạn sang Mỹ, qua một người trung gian, ông
đă gặp và thuyết phục GS Albert Einstein viết thư đề nghị Tổng Thống
Franklin Roosevelt khởi xướng chương tŕnh nghiên cứu về năng lương
hạch nhân, bắt đầu Manhattan Project với mục đích chính nhất là chế
tạo bom nguyên tử. Kế hoạch Manhattan nhằm để pḥng ngừa trường hợp
Đức Quốc Xă thành công trong việc chế loại “siêu bom” này v́ hoạt đông
nghiên cứu liên quan đến lănh vực phân hạch nguyên tử lúc bấy giờ rất
mạnh ở Đức.
Từ khóa:
Albert Einstein, Leó Szilárd, Franklin D.
Roosevelt, Harry Truman, Enrico Fermi, Leslie Groves, J Robert
Oppenheimer, Glenn Seaborg, E.O. Lawrence, Manhattan Project, Los
Alamos Laboratory, Trinity Site.
1.Tản mạn bên lề
Con dốc đưa tôi vào ḷng thành phố. Hàng quán hai bên đường với vài cô
cậu học tṛ ngồi ăn sáng. Nụ cười thật hồn nhiên và trong sáng như
không khí trong lành của thành phố cao nguyên này sáng nay. Cái nắng
Đà Lạt thật nhe nhàng! Tôi cảm thây hơi mát lạnh giữa ḷng tháng năm.
Tôi thường có thói quen đi hay chạy bộ trong thành phố tôi đến dù
thành phố đó “cũ” hay “mới” để làm quen với những con đường và quan
sát sinh hoạt của người dân bản xứ. Đối với tôi, “cũ” có nghĩa là tôi
đă đến đó nhiều lần hay cũng có thể tôi đă sống ở đó một thời gian lâu
và “mới” là thành phố tôi mới đến. Đà Lạt là thành phố “mới” với tôi
v́ đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến đây. Tôi thường nghe nói nhiều
về phượng tím ở Đà Lạt qua người quen, thơ văn và âm nhạc. Cánh hoa
của loại phượng này khác với loại phượng đỏ ở vùng B́nh Định, quê tôi.
Tôi rất “mê” hoa phượng v́ hoa phượng nối liền thân thương với tuổi
học tṛ. Phượng nở bắt đầu mùa chia tay với bao “lưu bút luyến
thương”; và khi phượng rơi là lúc mùa tựu trường bắt đầu. Tôi c̣n nhớ
khi tôi đến Mỹ năm 1979 và được cơ quan làm việc cho đi công tác ở
Tucson, Arizona. T́nh cờ, khi nh́n từ xa thấy một loại cây “na ná”
giống hoa phượng nở rộ hai bên đường, tôi chạy đến với cử chỉ mừng rỡ
như sắp t́m lại được một “cái ǵ” tôi đă đánh mất từ lâu. Nhưng khi
đến gần, tôi hơi thất vọng v́ những chùm hoa đỏ trước mắt tôi không
giống loại hoa mà tôi đang t́m. Sau này, có cơ hội được thăm viếng
nhiều tiểu bang, tôi t́m lại được hoa phương đỏ và phương vàng ở
Florida và Hawaii. Ở vùng lân cận Los Angeles cũng có loại hoa hơi
giống loại phượng tím ở Đà Lạt nằm dọc theo đường phố hay công viên
[H́nh 1].

[H́nh 1].
Phượng tím ở Đà Lạt (h́nh bên trái) và phượng đỏ (h́nh bên phải)-
Google Images.
Hàng
phượng tím trải rộng thênh thang trong ḷng đại lộ.
Như muốn giang cánh tay ôm trọn ṿm trờ cao
xanh thẳm. Tôi lầm lũi lê bước chân đi.
Chầm chậm. Nhịp nhàng.
Những bước chân Thiền trải rộng mênh mang.
Hồ Xuân Hương c̣n nằm im trong màn sương sớm.
Đó đây vài ánh sáng mờ mờ tỏa ra từ những ngôi nhà
chung quanh. Tôi ngồi trên chiếc ghế đá
nh́n ra nhà Thủy Tạ màu tím. Màn sương mai vẫn c̣n phảng phất
bao quanh như chưa muốn khua động sợ mặt hồ thức dậy.
Tỉnh lặng. Một cảm giác
thật nhẹ nhàng. Thật b́nh an và
triều mến. Nh́n những đóa hoa vừa chum chum nụ.
Ḥa vào ḷng thiên nhiên.
Tôi cảm thấy nhỏ nhoi như ngọn cỏ. Tung
tăng, rộn ràng đón gió. Chào một ngày mới sang.
Hàng
phượng tím lung linh trong gió
Tím cả màu trời, tím áo ai!
Chạnh ḷng một thoáng về dĩ văng
Màu biển da trời trong nắng mai.
Nắng bắt
đầu lên.
Không gian biến thành một màu tím rực.
Vài giọt nắng rớt trên áo, trên vai tôi.
Lũ chim mai đua nhau hót.
Lời trong và ngọt. Tôi
cảm thấy ḷng hơi ấm lại. Sinh hoạt thành
phố cũng trở nên nhộn nhịp hơn. Xe cộ chạy
nườm nượp. Người đi làm.
Kẻ đi học…Mọi người chạy đôn, chạy đáo. Tất
bật mưu sinh…
Áo ai tím
cả ṿm trời
Đôi chân rộn ră nụ cười đón đưa
Long lanh vạt nắng lưa thưa
Từng sợi điểm thắm giọt thừa trên môi.
Tôi rảo
bước chung quanh bờ hồ.
Cái tên Hồ Xuân Hương nghe cũng ngộ nghĩnh, làm tôi nhớ lại tên của nữ
sĩ Hồ Xuân Hương- một thiên tài thơ Nôm trong làng thơ Việt
Nam với
lời thơ chứa đựng đầy chất “dân gian và trào lộng”.
“Nhưng nữ sĩ này có liên quan ǵ đến vùng núi đồi
cao nguyên này đâu!?” tôi tự hỏi. Đi một hồi lâu; sau khi cảm
nhận được mùi thơm hoa cỏ vào buổi sang, tôi chợt có ư tưởng là cũng
có thể là hồ này có tên Xuân Hương v́ lúc nào cũng phảng phất mùi hoa
cỏ mùa xuân. Ḍng suy tư trở nên mông lung.
Chợt đến. Chợt đi…
Tiếng
xe ḥa với tiếng người.
Thanh âm chầm chậm gọi mời tiếng xưa.
Hắt hiu vài giọt âm thừa.
Theo cơn gió thoảng sớm trưa phận người.
2. Bối cảnh
chung quanh sự phân hạch nguyên tử
Vào thời điểm TS Lise Meitner và TS Otto
Hahn khám phá ra phân hạch nguyên tử [1-2], t́nh trạng chính trị và sự
đàn áp người Đức gốc Do Thái ở Đức càng trở nên trầm trọng.
Tất cả những đồng nghiệp gốc Do
Thái của bà Meitner, kể cả TS Robert Frisch (con của người chị của bà),
và Leó Szilárd đều bị bắt buộc phải từ chức hay bị
sa thải. Hầu hết rời khỏi Đức. V́ bà nghĩ
là bà có thể được bảo vệ với quốc tích Áo, nên bà vẫn tiếp tục giữ im
lặng và bù đầu vào việc nghiên cứu của bà.
Vào đầu tháng ba, 1938, t́nh trạng trở nên nguy cập và khó khăn cho bà
hơn. Cuối cùng vào ngày 13 cùng tháng, bà
phải trốn khỏi Đức [1]. Sau khi đến Thụy
Điễn được một khoảng thời gian, bà may mắn thiết lập được quan hệ làm
việc với GS Niels Bohr; vị giáo sư này cho phép bà thường xuyên đi lại
giữa Stockholm và Copenhagen. Thỉnh thoảng,
qua trung gian của Niels Bohr, bà gặp ông Hahn tại Copenhagen để trao
đổi và thảo luận luận kết quả nghiên cứu. Leó Szilárd, đồng
nghiệp với Meitner và cùng dạy vật lư nguyên tử và hóa học ở Berlin
University và Robert Fisch cũng tị nạn sang Mỹ trong thời điểm này.
3. Albert Einstein và Kế Hoạch Manhattan
Sau khi rời Đức, GS Einstein- một nhà vật lư
nổi tiếng người Đức gốc Do Thái- được mời sang Mỹ làm việc ở Viện
Nghiên Cứu Cao Cấp (Institute for Advanced Study) của Đai Học
Princeton, New Jersey. Môi trường mới này cho ông sự yên tĩnh và điều
kiện thuận lợi để ông tập trung vào công tác nghiên cứu về những vấn
đề liên quan đến vật lư của ông. Mặc dù thế, ông vẫn luôn luôn quan
tâm đến việc bành trướng thế lực của Adolf Hitler và việc đàn áp và
giết hại người Do Thái ở Âu Châu. Einstein lúc nào cũng chủ trương
giải pháp ḥa b́nh. Càng lúc ông càng thấy thất vọng về sự sụp đổ
nhanh chóng của Âu Châu với thế lực quá mạnh của Đức Quốc Xă. Đồng
thời trong giới khoa học, sau sự khám phá thành công của GS Meitner và
GS Hahn về phân hạch nguyên tử với năng lượng không lồ phóng ra dưa
vào phương tŕnh E= mc2 của Einstein, nhiều khoa học gia nhất là ở Đức
trở nên chú tâm nghiên cứu vào lănh vực phân hạch nguyên tử này. Điều
này khiến ông và một số khoa học gia lo ngại là Đức có thể phát triển
và chế tạo thành công bom nguyên tử và thôn tính toàn cầu với loại
siêu vũ khí nguyên tử này.
Riêng về trường
hợp của Leó Szilárd [H́nh 2 bên trái, chụp chung với Einstein]; sau
khi đến Mỹ, ông đă tŕnh bày kết quả nghiên cứu hạch phản ứng với TS
Enrico Fermi và muốn tŕnh bày với Tổng Thống Franklin.D. Roosevelt
[H́nh 2 bên phải]
về triển vọng Hitler có thể có bom nguyên tử
trong vài năm.
Nhưng khổ nỗi Szilárd
lúc bấy giờ không có nhiều uy tín trong cộng đồng khoa học, nhất là ở
Mỹ. Nên ông đă nhờ Einstein giúp đỡ trong công tác này. Einstein lúc
đầu c̣n hơi do dư, nhưng sau cùng đồng ư kư tên trong lá thư gửi đến
Tổng Thống Roosevelt vào ngày 2 tháng 8 năm 1939, đề nghị Mỹ phát
triển chương tŕnh khai phát “quả bom cực mạnh” dùng phân hạch nguyên
tử và phản ứng dây chuyền từ chất urani. Đứng trước t́nh trạng khẩn
cấp và nguy cập và nỗi lo sợ về khả năng Đức Quốc Xă có thể thôn tính
thế giới với siêu vũ khí nguyên tử này, Tổng Thống Roosevelt quyết
định cho phép kế hoạch Manhattan (Manhattan Project) tiến hành với mục
đích chế tạo quả bom nguyên tử. Về chi tiết,
xin tham khảo lá thư Einstein viết cho Tổng Thống Roosevelt [H́nh 3 ].
[3]. V́ bản copy không rơ lắm, nên người viết chép lại toàn lá thư
ngay ở dưới H́nh 3 để cho độc giả dễ theo dơi hơn.

H́nh 2.
TS. Leó Szilárd,
cùng với GS Einstein (h́nh bên trái)
soạn thảo lá thư gửi cho Tổng Thống F.D. Roosevelt (h́nh bên phải)-
Wikipedia

H́nh 3.
Một phần của lá thư TS Einstein gửi đến Tổng Thống Franklin D
Roosevelt đề nghị Mỹ phát triển chương tŕnh khai phát “bom nguyên tử”
dùng phân hạch nguyên tử và phản ứng dây chuyền từ chất urani [3].

Sir:
“Some recent work by E. Fermi and L. Szilard, which has been
communicated to me in manuscript, leads me to expect that the element
uranium may be turned into a new and important source of energy in the
immediate future. Certain aspects of the situation which has arisen
seem to call for watchfulness and, if necessary, quick action on the
part of the Administration. I believe therefore that it is my duty to
bring to your attention the following facts and recommendations.
In the
course of the last four months it has been made probable-through the
work of Joliot in France as well as Fermi and Szilard in America- that
it may become possible to set up a nuclear chain reaction in a large
mass of uranium, by which vast amounts of power and large quantities
of new radium-like elements would be generated. Now it appears almost
certain that this could be achieved in the immediate future.
This new
phenomenon would also lead to the construction of bombs, and it is
conceivable- through much less certain- that extremely powerful bombs
of a new type may thus be constructured. A single bomb of this type,
carried by boat and exploded in a port, might very well destroy the
whole port together with some of the surrounding territory. However,
such bombs might very well prove to be too heavy for transportation by
air. ….”
The United States has only very poor ores of uranium in
moderate quantities. There is some good ore in Canada and the former
Czechoslovakia, while the most important source of uranium is Belgian
Congo.
In view of this situation you may think it desirable to have some
permanent contact maintained between the Administration and the group
of physicists working on chain reactions in America. One possible way
of achieving this might be for you to entrust with this task a person
who has your confidence and who could perhaps serve in an inofficial
capacity. His task might comprise the following:
a)
to
approach Government Departments, keep them informed of the further
development,
and put forward recommendations for development action, giving
particular attention to the problem of securing a supply of uranium
ore for the United States;
b)
to
speed up the experimental work, which is at present being carried on
within the limits of the budgets of University laboratories, by
providing funds, if such funds be required, through his contacts with
private persons who are willing to make contributions for this cause,
and perhaps also by obtaining the cooperation of industrial
laboratories which have the necessary equipment.
I understand that Germany has
actually stopped the sale of uranium from the Czechoslovakian mines
which she has taken over. That she should have taken such early action
might perhaps be understood on the ground that the son of the German
Under-Secretary of States, Von Weizekeker, is attached to the Kaiser-
Wilhelm- Institut in Berlin where some of the Americans work on
uranium is now being repeated.
4. Kế
Hoạch Manhattan
Người ta gọi Manhattan Project v́ kế hoạch này đầu tiên
thuộc Manhattan Engineering District, của Bộ ChiếnTranh Mỹ [4].
Chương tŕnh này do Mỹ đề xướng và phát triển với một phần công tác
của Anh sau này. Kế hoạch
Manhattan được
đặt dưới quyền của Tướng Leslie Groves (được thắng lên cấp tướng để
giữ trọng trách này) và sự quản lư kỹ thuật của GS J. Robert
Oppenheimer [H́nh 4]. Việc chọn TS Oppenheimer làm giám đốc kỹ thuật
lúc đầu cũng gặp một vài khó khăn v́ giới lănh đạo quan tâm đến sự
phản đối có thể xảy ra dựa vào sự kiện GS Oppenheimer không nhận được
giải Nobel mà một số lớn những người nhận giải Nobel lại làm việc dưới
quyền ông; thêm vào đó người bạn gái của ông lại có khuynh hướng thân
Cộng. Kế hoạch bắt đầu vào 1939 với một ngân sách rất khiêm nhường.
Nhưng sau đó, kế hoạch phát triển lớn mạnh với ngân sách 2 tỉ (tương
đương với 27 tỉ USD của năm 2017) với 130 ngàn nhân viên. Trong đó,
90% của ngân sách là chi phí dùng trong việc xây cất công xưởng chế
tạo và sản xuất tái liệu phân hạch ; và 10% c̣n lại dùng trong việc
phát triển, thiết kế và sản xuất bom. Có hơn 30 địa điểm nghiên cứu,
phát triển và và chế tạo trên toàn nước Mỹ; điển h́nh nhất là Los
Alamos Laboratory (Sangre de Christo Mountains, New Mexico, thiết kế
và chế tạo bom nguyên tử), Oak Ridge ( c̣n có tên là Y-12 nằm bên bờ
Clinch River, Knoxville, Tennessee, nghiên cứu về sự phân ly U 235 từ
U 238, dưới sự lănh đạo của E O Lawrence của UC Berkeley),
Metallurgical Laboratory ở University of Chicago (dưới sự lănh đạo của
Enrico Fermi. Ḷ nguyên tử đầu tiên CP-1 được chế tạo ở dưới tầng hầm
của cầu trường chơi bóng bầu dục) ; Iowa State University (do Frank
Spedding quản lư; có hơn 2 triệu tấn urani được chế tạo ở đây ; một số
dùng trong ḷ nguyện tử CP-1); United States Army Corps of Engineers (chế
tạo bom); Hanford Engineers Works ( gần Columbia River Richman,
Washington, tinh chế plutonium), Radiation Laboratory (UC Berkeley),
Clinton Engineer Works (Oakridge, Tennessee, uranium 235 enrichment,
c̣n có tên là K-25). Nổi
tiếng nhất là Khoa Nghiên Cứu và Khai Phát Bôm (Research &
Development) ở Los Alamos Laboratory,
New Mexico.
Khoa này được đặt dưới quyền lănh đạo trực tiếp
của TS Oppenheimer. Chương tŕnh này cũng
có tên mật mă là Kế hoạch Y được thành lập vào năm 1942. Tướng
Leslie Groves và GS Robert Oppenheimer chọn nơi này v́ đây là một địa
điểm khá biệt lập; nhưng đủ thuận tiện để các khoa học gia, cán bộ kỹ
thuật và những cán bộ liên quan có thể đến tham dự; có nguồn nước uống
tốt ; phong cảnh thiên nhiên trù phú với
nhiều thắng cảnh đẹp và khí hậu quanh năm tương đối ôn ḥa.
Đây là nơi thiết kế và chế tạo thành công quả bom
nguyên tử đầu tiên. [H́nh 5]. Trong
ṿng ba tháng đầu khi mới thành lập, GS Oppenheimer đă “chạy ngang dọc”
trên toàn nước Mỹ để chiêu mộ nhân tài ở những đai học và trung tâm
nghiên cứu lớn như UC Berkeley, MIT, Columbia, Minnesota, Chicago,
Princeton, Iowa, Stanford, Purdue và National Bureau Standards.
Lúc đầu có khoảng 30 khoa học gia và gia đ́nh đến
sống và làm việc ở đây. Một khoảng thời
gian sau, dân số gia tăng đến sáu ngàn người. V́ là những nhà
nghiên cứu và chuyên viên tầm cỡ lớn của Mỹ, cộng với môi trường sống
và làm việc chung với nhau trong không khí tự do và cởi mỡ; thêm vào
đó trách nhiệm và áp lực phải hoàn thành vũ khí nguyên tử cần thiết và
đúng thời hạn để tranh đua với Đức, tiến độ phát triển trở nên nhanh
chóng vượt bực. Mọi người làm việc 10-12 giờ mỗi
ngày, 6 ngày một tuần; ngày c̣n lại gặp nhau tại nhà TS Oppenheimer
uống rượu, ca hát và tán dóc.
Chỉ trong ṿng hai năm, trái bom đầu tiên đă hoàn thành
[5].
Thành viên nghiên cứu ở Los Alamos gồm có nhiều nhân
vật nội tiếng lúc bấy giờ và sau khi chiến tranh kết thúc.
Chẳng hạn như: Luis Alvarez, Hans Bethe, Norris Bradbury, Enrico
Fermi, Richard Feynman, Eric Jette, George Kistiakowsky, Seth
Neddermeyer, John von Neumann, Emilio Segrè, Cyril Smith, Edward
Teller, Victor Weisskopf, Robert Wilson và nhiều nhân vật khác nữa [H́nh
6].
Phản ứng phân hạch đầu tiên được thực hiện vào 2
tháng 12, 1942. Và trái bom nguyên tử đầu tiên được
thử ở Jornado del Muerto Valley gần
Alamogordo, New Mexico- vào lúc 5:29:45 sáng, ngày 16 tháng 7 năm
1945 (codename là Trinity Site). Một tháng sau đó,
hai trái bom nguyên tử “Little Boy” và “Fat Man” cũng được chế tạo.
“Littile Boy” dùng uranium-235, một đồng vị nguyên
tố (isotope) chiếm khoảng 0.7% trong urani thiên nhiên và “Fat Man”
dùng plutonium. Chất này được khám phá vào tháng hai năm 1941
bởi TS Glenn Seaborg và nhóm ông ở University of California Berkeley [H́nh
7, bên phải].
Đức đầu
hàng quân đội Đồng Minh và chiến tranh ở Âu Châu chính thức chấm dứt
vào ngày 8 tháng 5, năm 1945; nhưng lúc đó chiến trường với Nhật ở Á
Châu c̣n diễn ra khốc liệt, nên Tướng Groves và giới lănh đạo muốn
dùng hai trái bom nguyên tử này để ở Nhật để chấm dứt chiến tranh. Mặc
dù Szilard làm bản thỉnh nguyện với chữ kư của nhiều người trong Kế
hoạch Manhattan xin đừng thả bom nguyên tử nhưng h́nh như bản thỉnh
nguyện này không đến tay Tổng thống Harry
S. Truman [H́nh 7, bên trái] kịp thời. “Little Boy” với 12-15 kilotons
of TNT chở trong chiếc phi cơ Enola Gay do Đại tá Paul Tibbets lái và
thả xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945; trong khi
đó vào ngày 14 tháng 8, 1945. “Fat Man” với 21 kilotons of TNT được
chuyên chở trong chiếc Bocks Car do Thiếu tá Charles Sweeney lái và
thả xuống thành phố Nagasaki [H́nh 8]. Nhật đầu hàng vào ngày 18 tháng
8, năm 1945; và kư hiệp ước đầu hàng vô điều kiện trên tàu USS
Missouri nằm ở Vịnh Tokyo vào ngày 2 tháng 9, năm 1945.

[H́nh 4].
Oppenheimer với Einstein ở Princeton University (h́nh bên trái) và với
Tướng Groves ở Trinity Site vào tháng 9 năm 1945 khi thử quả bom
nguyên tử đầu tiên của Manhattan Project (h́nh bên phải). Google
Images.
[H́nh 5]. Los Alamos Laboratory vào năm 1943 (h́nh bên trái)
và tấm bản nhắc nhở mọi người phải giữ bí mật về những ǵ thấy và nghe
ở đây (h́nh bên phải). Google Images

[H́nh 6]. (h́nh
bên trái) Các nhà nghiên cứu và chuyên viên thường
gặp nhau mỗi tuần để trao đổi và thảo luận những kết quả nghiên cứu.
Hàng trên :
Norris Bradbury,
John Manley,
Enrico Fermi
và M.B. Kellogg. Robert Oppenheimer với chiếc áo
bành tô màu đen ngồi sau Manley; và bên phía trái của Oppenheimer là
Richard Feynman. Vị sĩ quan lục quân ở bên
trái là Đại tá Olivier Haywood (April 1946).
Google Images. (H́nh bên phải) TS E.O.
Lawrence, TS Enrico Fermi & TS Isidor Rabi. Ba
nhân vật này đều lănh giải Nobel về vật lư.
Google Images.

[H́nh 7].
Tổng Thống Harry Truman mời GS Lise Meitmer đến dùng cơm tại Nhà Bạch
Ốc vào năm 1946 (h́nh bên trái)
và TS
Glenn Seaborg, người đă
khám phá ra plutonium ở U.C. Berkeley vào ngày Feb. 23,
1941 (h́nh bên phải).
Google Images.

[H́nh 8].
“Little Boy” nổ tung trên thành phố Hiroshima, vào ngày 6, thang 8,1945
(h́nh bên trái); và “Fat Man” thả xuống thành phố Nagasaki vào ngày 9,
tháng 8, 1945 (h́nh bên phải). Google Images.
5. Lời
kết
Sự thành công của phản ứng phân hạch của GS.
Lise Meitner và GS.
Otto Hahn khám đă đưa đến việc phát triển năng lương nguyên tử và vũ
khí nguyên tử.
Một số thành viên trong cộng đồng khoa
học
mệnh
danh bà là “người mẹ của năng lượng hạt nhân”.
GS
Meitner là một nhà khoa học nhân bản.
Bà đă nỗ lực không ngừng vượt qua thành kiến đối
với phụ nữ làm công tác liên quan đến khoa học và giáo dục trong xà
hội lúc bấy giờ và sự kỳ thị chủng tộc trong việc đàn áp người gốc Do
Thái trong suốt thời kỳ Đức Quốc xă nắm chính quyền.
TS
Meitner bị Hàn Lâm Viện Hoàng Gia Khoa Học Thụy Điển
“kỳ thị” đă không trao cho bà giải Nobel; và thay vào đó người
lănh giải này vào năm 1944 là TS Otto Hahn, người cộng tác với bà
trong nhiều năm. Mặc dù bà không đồng y với quyết
định “nặt mùi chính trị” này của Viện Hàn Lâm, bà vẫn tiếp tục giữ yên
lặng và không bao giờ viết về tiểu sử hay hồi kư ǵ về ḿnh.
Nếu không được những người cộng tác tiết lộ rộng
răi về công tŕnh đóng góp của bà trong lănh vực phân hạch nguyên tử,
th́ chắc chắn sự đóng góp của bà sẽ đi vào quên lăng.
Sau khi
Thế Chiến Thứ Hai kết thúc, bà được thế giới công nhận và trả lại “một
phần nào công đạo” cho bà về thành tích đóng góp quan trọng của bà
trong lănh vực vật lư hạt nhân. Tổng thống Harry S. Truman của Mỹ cũng
đă mời bà đến dùng cơm tại Nhà Bách Ốc vào năm 1946 khi bà được mời
sang Mỹ dạy học [H́nh 7, bên trái]. Sau này bà Meitner nhận được giải
Max Planck Medal năm 1949 và cùng TS Otto Hahn, nhận giải Enrico Fermi
vào năm 1964. Riêng về Manhattan Project, sau này
lịch sử cho biết là vài tháng sau khi Manhattan Project bắt đầu, Đức
ngừng chương tŕnh khai phát bom nguyên tử. Điều “trơ trêu” là
vào mùa hè 1945 khi quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được chế
tạo tại Mỹ, th́ lúc đó Đức đă đầu hàng với quân đội Đồng Minh ; mọi
người hồ hởi khi hay tin chiến trường Âu Chấu chấm dứt một phần
v́ cũng đă quá mỏi mệt với cuộc chiến;
tuy nhiên chiến trướng Á Châu càng ngày càng trở nên khốc liệt với sự
kháng cự mănh liệt của quân đội Nhật gây nhiều tổn thất cho quân đội
Mỹ. Giới lănh đạo Mỹ kể cả Tống Thống Harry Truman không muốn t́nh
trạng này kéo dài thêm nữa, nên đă quyết định chấm dứt cuộc chiến bằng
hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, giết hại hàng
trăm ngàn người. Sau này Einstein có nói “ I made one great mistake in
my life- when I signed the letter to President Roosevelt recommending
that atom bombs be made; but there was some justification- the danger
that the Germans would make them’ [3-4].
Một bài
học lịch sử mà mọi người trên thế giới đă trả với một cái giá quá cực
kỳ đắt!
Tài liệu
tham khảo
[1]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Nobel-Prizes-Part-8-2016.htm
[2]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Nobel-Prizes-Part-9-2016.htm
[3]
http://www.shmoop.com/albert-einstein/atomic-bomb.html
[4]
https://en.wikipedia.org/wiki/Manhattan_Project
[5]https://www.reddit.com/r/AskHistorians/comments/2mi0e0/why_was_einstein_not_heavily_involved_in_the/
|
|