Tiến bộ của khoa học và kỹ thuật đă cải
tiến một cách rất đáng kể cuộc sống của chúng ta nhờ vào những thành
quả nghiên cứu khả quan của các nhà khoa học và chuyên gia trên thế
giới. Không ai có thể phủ
nhận sự đóng góp quan trọng này! Tuy nhiên có những vấn đề khó thể
tránh khỏi được: đó là sư gian lận trong nghiên cứu. Vấn đề này đă xảy
ra từ lâu; nhưng trở nên càng trầm trong hơn trong mấy thập niên gần
đây khi lănh vực nghiên cứu trở nên rộng lớn hơn với nhiều đề tài mới,
tổn phí nghiên cứu càng cao, ảnh hưởng chính trị và lợi nhuận càng
mạnh; sự cạnh tranh v́ thế trở nên kịch liệt hơn trong việc xin tài
trợ và áp lực viết bài báo cáo. Ở môi trường nghiên cứu, nhất là ở đại
học, kể cả những người đă nổi tiếng rồi, một giáo sư không có bài báo
nghiên cứu thường xuyên sẽ không có ít cơ hội nhận tiền tài trợ, số
lượng sinh viên đến làm việc sẽ ít và dễ bị rơi vào “thế giới quên
lăng” trong cộng đồng giảng huấn ở trường hay ở những cộng đồng khoa
học. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của trường khi nhận
cán bộ giảng huấn là khả năng xin tiền tài trợ nghiên cứu của ứng viên.
Khả năng giảng dạy rơi vào hàng thứ yếu.
Các pḥng nghiên cứu ở hăng xưởng, cơ quan nghiên
cứu quốc gia và bệnh viện cũng rơi vào t́nh trạng tương tự. Con
số gian lận v́ thế không phải là ít. Nói thế không có nghĩa là hầu hết
kết quả nghiên cứu đều không chính xác; người viết chỉ muốn tŕnh bày
một t́nh trạng chung đang xảy ra và hy vọng
cộng đồng khoa học có thể t́m được đối sách thích hợp hơn.
Để mở đầu loạt bài về “Research Misconduct in
Science & Technology”, chúng tôi chỉ đưa ra vài trường hợp điển h́nh
trong bài viết này, và sẽ tiếp tục triển khai chi tiết hơn ở mỗi
trường hợp trong những bài viết sau.
1. Lời mở đầu
Với cuộc khủng
hoảng dầu mỏ năm 1973 và khủng hoảng năng lượng vào năm 1979 do cuộc
chiến Yom Kippur và cuộc cách mạng ở Iran đưa đến t́nh trạng thiếu
xăng dầu ở Trung Đông [1], gây ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.
V́ thế, khoảng đầu thập niên 80’s, nhiều hăng dầu
tại Mỹ bắt đầu đầu tư vào việc nghiên cứu năng lương mới. Chạy
theo khuynh hướng chung này, ban lănh đạo
hăng Atlantic Richfield Company (gọi tắt là ARCO) quyết định mở một
trung tâm nghiên cứu mới chuyên về lănh vực năng lượng. Để tiết kiệm
thí giờ và đạt thành quả tốt hơn, ban lănh đạo của ARCO hổ trợ chi phí
nghiên cứu năng lương của hăng Energy Conversion Devices (ECD) ở Troy,
Michigan- một hăng có nhiều nghiên cứu tiên phong về các loại năng
lượng và đồng thời tuyển mộ nhiều “chuyên gia” từ khắp nơi về làm việc.
Tôi rời
University of California sang làm việc ở trung tâm mới này vào đầu năm
1981. Có lẽ tôi thuộc loại “thiểu số” đến từ California; phần lớn cán
bộ nghiên cứu đến từ những tiểu bang khác như New York, New Jersey,
Ohio và thậm chí Canada và Israel. Trong thời gian chờ đợi đến làm
việc tại pḥng nghiên cứu mới, ban lănh đạo chỉ thị cho chúng tôi về
làm việc tạm thời tại ARCO Plaza- hai ṭa nhà đôi như hai chiếc hộp
đen khổng lồ nằm trên đường South Flower ngay trung tâm của thành phố
Los Angeles (bây giờ đổi tên thành City National Tower và Paul
Hastings Tower. H́nh 1).
Hai chiếc họp
đen che ánh mặt trời
Người qua lại chậm răi, thảnh thơi
Cố t́m chút nắng ấm
Vào giờ nghỉ trưa giữa hạ!

H́nh 1.
Hai ṭa nhà của tháp đôi
ARCO Plaza giờ được
đổi tên thành City National Tower và Paul Hastings Tower.
(Google Images).
V́ đây là một trong
những trụ sở chính của hăng, nên chúng tôi bắt phải
ăn mặc tươm tất, tù túng với cà vạt khó thở.
Công việc ở đây có tính cách bàn giấy nên có vẻ
hơi nhàm chán. Công tác mỗi ngày của chúng tôi là đặt mua máy
móc cần thiết, góp nhặt tin tức khoa học và tiếp xúc với các bạn đồng
nghiệp ở kỹ nghệ và đại học. Điều tôi thích nhất khi làm việc ở đây là
được có cơ hội hội nhập với nhịp sống của Los Angeles- một trong những
thành phố lớn nhất của Mỹ vào buổi sáng sớm. Thường th́ tôi xuống
xe bus lúc 6 giờ rưởi; đi dọc theo con
đường đầy rẩy hàng quán nhỏ và xe bán thức ăn (food truck) t́m cái ǵ
ăn sáng để lót bụng. Những hàng quán này bán đủ
loại thức ăn, rộn ră tiếng cười đùa, tṛ chuyện với nhiều ngôn ngữ
khác nhau; đôi khi lớn tiếng giống như đang “cải vă”.
Họ đề cập hoặc thảo luận đủ mọi đề tài, phần chính
là tin tức và thời sự trong ngày. Cứ nh́n khuôn mặt hóm hém nám
đen, những thân h́nh mảnh khănh của người bán hàng và khách, nghe
tiếng lạch bạch máy xe, tôi cảm thấy một cái ǵ vui vui của bầu không
khí “đa dạng” và “có tính cách quốc tế” từ thức ăn đến con người này.
Họ đến đây từ những vùng trời khác nhau trong
những hoàn cảnh khác nhau. Họ đến để t́m
sống; truy cầu một tương lai đẹp hơn cho chính cá nhân họ và cho những
người thân. Ai ai cũng tất bật với cuộc sống hàng ngày, với sự
đời nằng nặng trĩu đôi vai…Khi tôi bắt đầu quen với cuộc sống “mới”
này; th́ một hôm, chúng tôi được lệnh thuyên chuyển về pḥng thí
nghiệm mới ở Calabasas, một thành phố nằm cách Los Angeles khoảng 60
miles về phía bắc, gần Malibu. Đây là ṭa nhà nằm
trên ngọn đồi nh́n xuống US 101 Highway. Phong cảnh khá đẹp và
yên tĩnh với King Gillette Ranch, những con đường rợp bóng cây và
những ngôi nhà được kiến trúc theo kiểu Tây
Ban Nha đỏ rực sáng dưới ánh mặt trời.
Đồi cỏ xanh ôm
kín những ngôi nhà ngói đỏ
Con đường nhỏ quanh co đưa đón bước chân về
Hai chú chim nhỏ bên nhau tṛ chuyện măi mê
Không thèm để ư đến tôi đang hiện diện.
Thành phố Simi Valley nơi tôi ở cách
Calabasas không xa. Mỗi
ngày tôi lái chiếc xe đỏ qua khỏi ngọn dồi,
ngang Thousand Oaks, Westlake Village rồi đến pḥng thí nghiệm.
V́ đi ngược hướng giao thông, nên ch́ 25 phút là
đến nơi. “Ở vùng Los Angeles mà được như thế này là may mắn lắm!”
một vài người quen bảo tôi như thế! V́ nạn kẹt xe
ở đây khá trầm trọng.
Mỗi ngày tôi lái
chiếc xe đỏ ngang qua
Đường 118, Highway 23
Ḷng rộn thênh thang
Đâu cũng là nhà
Bốn hướng mênh mang trời biển rộng!
Chúng tôi được chỉ
định làm việc trong những nhóm khác nhau tùy theo
chuyên môn của mỗi cá nhân: điện mặt trời, hydrogen storage,
thermoelectricity, superconductivity, new materials, thẩm định tài
liệu và đo đạt, và cơ khí. Không khí làm việc ở
đây rất cởi mở, tự do giống như môi trường đại học; thiết bị lại đầy
đủ, nên công tác nghiên cứu cũng có phần dễ dăi và thú vị hơn.
Ban điều hành lúc nào cũng ủng hộ và khuyến khích chúng tôi đi dự hội
nghị, thăm viếng những pḥng nghiên cứu khác để học hỏi nhằm trau dồi
kiến thức. Chưa có một yêu cầu nào của chúng tôi
bị từ chối từ việc mua máy móc, vật liệu thí nghiệm đến những chuyến
đi công tác xa. Cứ ba tháng một lần, chúng
tôi đi
Michigan tŕnh bày và trao đổi kết quả
nghiên cứu với các đồng nghiệp ở hăng Energy Conversion Devices.
Chúng tôi cũng được cơ hội gặp gỡ và thảo luận với
những “thần tượng” trong ngành; phần lớn đến từ trường học và viên
nghiên cứu. Công việc tuy nhiều nhưng vui v́ được “tư do”
theo đuổi những ǵ ḿnh thích. Mọi người hy
vọng có một “đột phá” nào đó xảy ra để khỏi phụ ḷng tin cậy của ban
lănh đạo! Mọi chuyện cứ tiến triễn đều đều theo
tháng ngày; cho đến một hôm nhóm hydrogen storage t́m được một chất
metal hydride có hiệu xuất lưu trữ hydrô rất lớn chưa từng thấy trước
đây. Lập lại vài lần, nhóm vẫn t́m thấy kết quả tương tự! Mọi người
rất phấn khởi; ban điều hành tŕnh bày kết quả đến ban lănh đạo ở ARCO
Plaza về “breakthrough” này. V́ là tin lớn xảy ra một cách khá đột
ngột, nên một số người trong trung tâm nghiên cứu cũng không thể tránh
khỏi “scratched their heads” về cơ cấu của hiện tượng này với thái độ
“e dè” và cũng “nghi ngờ”. Ba tuần trôi qua với
nhiều cuộc thảo luận sôi nổi; nhiều công tác được giao phó; chúng tôi
vẫn không t́m được một cắt nghĩa nào hợp lư đối với hiện tượng “đột
phá” này. Cuối cùng, hai thành viên trong pḥng nghiên cứu
ngoài nhóm hydrogen storage kiểm tra lại và “t́nh cờ” t́m được nguyên
nhân của hiện tượng đặc biệt về hiệu xuất tích trữ hydro này: là do
chất bă c̣n sót lại trong b́nh chứa lúc làm xong thí nghiệm.
Nhóm hydrogen storage lập lại thí nghiệm với b́nh
chứa được lau chùi sạch sẽ; và kết quả lưu trữ hydrô trở nên b́nh
thường trở lại- không có ǵ đặc biệt cả. Hơi thất vọng; nhưng
mọi người đều thở phào nhẹ nhơm! Không bao lâu sau
đó, bầu không khí trong pḥng nghiên cứu lại trở nên ngột ngạt khó thở.
Ai cũng có cảm tưởng như ḿnh đang làm một cái ǵ “tội lỗi”! Cả người
“khám phá” và người t́m ra nguyên nhân của sự “đột phá” đều lâm vào
t́nh trạng khó xử! Nhất là những thành viên trong
nhóm hydrogen storage; họ cảm thấy ngượng nghịu, lúng túng, tự trách
ḿnh về những ǵ đă xảy ra. Ban điều hành cảm thấy “bị quê” v́
đă “cry wolf” với ban lănh đạo! Điều tai hại nhất của sự kiện này là
tất cả mọi người trong pḥng nghiên cứu đă vô t́nh làm mất ḷng tin
của ban lănh đạo của ARCO đối với khả năng chuyên môn của pḥng nghiên
cứu. Một ly nước đă đổ rồi làm sao múc lại nguyên
vẹn được?! Một khi uy tín và ḷng tin đă mất rồi, th́ những
chuyện khác đều trở thành thứ yếu! Hai người
nghiên cứu chính của nhóm hydrogen storage bị cho thôi việc.
Mặc dù đây là một sai lầm trung thực (honest mistake) không chủ ư do
sự bất cẩn của những người trực tiếp liên quan đến thí nghiệm trong
nhóm, và không có nghĩa là họ đă gian lận trong việc báo cáo dữ kiện
đạt được; sự kiện này, nếu không kiểm tra và ngăn chận kịp thời, có
thể dẫn đến những báo cáo “động trời” đi quá xa sự thật. Câu chuyện
này đă làm tôi suy nghĩ nhiều về vai tṛ và trách nhiệm của người làm
công tác nghiên cứu :”lệch một !y, sai đi
vạn dặm” như ông cha chúng ta thường răn bảo!
2. Thế nào là “misconduct in science”?
Hành động thiếu đạo
đức nghề nghiệp trong nghiên cứu được định nghĩa như sự bịa đặt, ngụy
tạo và đạo văn trong việc đề xuất, thi hành hay b́nh phẩm công tŕnh
nghiên cứu, hay báo cáo kết quả nghiên cứu
(Research misconduct is defined as
fabrication, falsification, or plagiarism in proposing, performing, or
reviewing research, or in reporting research results) [2]:
- Bịa
đặt (fabrication): tŕnh bày và báo cáo những thí nghiệm không thực
hiện, bịa ra và ghi chép những dữ liệu không có thật.
- Ngụy tạo
(falsification): bóp méo đối tượng hay tài liệu nghiên cứu, máy móc,
quy tŕnh hay thay đổi dữ liệu dẫn đến kết quả sai lệch với thực tế.
Sự ngụy tạo phần lớn diễn ra từ (i) giả mạo (cooking) bằng cách chỉ
giữ những dữ liệu hợp với lư
thuyết giả định và bỏ những dữ liệu không
thích hợp; và cắt xén bằng cách bỏ một số dữ liệu để làm cho kết quả
trở nên trơn tru và có vẻ hợp với lư thuyết giả định hơn
(trimming).
-
Đạo văn (plagiarism): dùng
ư tưởng, quy tŕnh, kết quả hay
câu văn của người khác mà không trích dẫn nguồn một cách thỏa đáng.
Đạo văn cũng kể cả bài viết cùng tác giả, báo cáo
cùng kết quả nhiều lần ở những tạp chí khác nhau mà không tham chiếu
những tạp chí trước mà tác giả đă đăng bài báo.
3.Vài
nguyên do chính gây ra sự gian lận trong khoa học
3.1 Tham, sân, si
Mọi vấn đề nói
chung đều gây ra do áp lực nơi môi trường
làm việc và bản tính tiềm ẩn của con người: tham lam, quyền lực và
danh vọng. Với sự cạnh tranh trong việc xin tiền
nghiên cứu, thăng quan tiến chức, áp lực viết bài báo cáo trong xă hội
hiện tại, việc gian lận trong trong khoa học và kỹ thuật thường khó
tránh khỏi được. Mọi chuyện xoay quanh qua cái ṿng tṛn luẩn
quẩn: có tiền tài trợ nhiều th́ có thể mướn thêm người nghiên cứu giỏi;
kết quả nghiên cứu sẽ tốt hơn; cơ hội viết bài đăng báo nhiều hơn trên
những tạp chí nổi tiếng hơn; uy tín trong cộng đồng càng lớn mạnh hơn;
càng có nhiều người muốn cộng tác trong những đề án lớn hơn; người đề
cử sẽ nhiều hơn đưa đến nhiều giải thưởng; cuối cùng tiền funding càng
lúc càng trở nên phong phú hơn. Cái ṿng tṛn này cứ thế tiếp tục…Ít
người nghiên cứu nào muốn “bị đào thải” và “bị mai một” trong cộng
đồng khoa học và kỹ thuật!
3.2 Khuynh hướng báo cáo kết quả
“positive”
Khi lănh vực nghiên cứu mới và “hot”,
các nhà nghiên cứu cạnh tranh mănh liệt trong cuộc chạy đua đưa ra kết
quả mới trước. Một phần v́
do sự ṭ ṃ nghề nghiệp, một phần v́ đây là “nguồn” tài chánh lớn. V́
thế những người làm công tác nghiên cứu có khuynh hướng “ưu tiên” cho
những nghiên cứu có triển vọng đưa ra những kết quả “positive” và v́
thế bài viết dễ được đăng trong những tạp chí lớn trong ngành và có
thể gây được tiếng vang trong cộng đồng. Những nhà nghiên cứu này
thường chỉ bắt đầu quan tâm đến những kết quả “negative” khi những
đồng nghiệp cạnh tranh t́m ra được những kết quả “positive” trước. GS
John Ioannidis của Đại học Stanford đă đưa ra nhiều quan sát và kết
luận trong một bài viết được nhiều người biết đến đăng trong PLoSMed
năm 2005. Mặc dù kết quả nghiên cứu của ông nằm trong lănh vực y khoa
và sinh học; nhưng kết luận của ông có giá trị đối với những lănh vực
khác.Theo ông, độ trung thực của một nghiên cứu càng ít khi số lượng
nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng càng nhỏ; khi tính linh động càng dễ
dàng trong việc thiết kế, định nghĩa, kết quả và phương pháp phân tích;
khi ảnh hưởng tài chánh, sư xung đột về quyền lợi và định kiến càng
nhiều; khi lănh vực nghiên cứu càng “hot”. Ioannidis nhận xét về sư
quan tâm càng lúc càng tăng ở những nghiên cứu hiện đại, nơi sự giả
mạo trong kết quả là phần chính trong nhiều bài báo cáo khoa học [3].
3.3 Ban biên tập cũng muốn đưa ra những
tin”nóng hổi”trước tiên và thái độ “thiếu trách nhiệm” của ban quản lư
Cơ
quan biên tập những tờ báo nổi tiếng và người phê duyệt thường có
khuynh hướng xét giá trị bài viết dựa vào đề tài mới, tên người viết
bài và cơ quan họ làm việc; họ thường ít để đến nôi dung và độ chính
xác của bài viết. Thế nên, người viết bài báo cáo cố t́m một đề
tài mới, để tên một vài người nổi tiếng (prestige authorship) để cho
dễ được đăng mặc dù những co-authors này không hay rất ít tham gia
trong việc nghiên cứu.- chỉ có tên thôi! Tờ
báo cũng muốn là nguồn tin đầu tiên đưa ra những tin “nóng hổi”! Như
có thể t́m thấy ở những trường hợp dưới đây (section 4), tốc độ đăng
bài báo cáo khoa học của họ trên những tờ báo nổi tiếng có thể có đến
nhiều bài trong một tháng; điều này không cũng đủ chứng tỏ là có
chuyện ǵ “khả nghi” đang xảy ra chẳng những đối với những người làm
công tác nghiên cứu mà ngay cả ban biên tập của những tờ báo này. Để
được đăng một bài trên những tờ báo này là một vinh dự; người nghiên
cứu không có hay ít tên tuổi ở cơ quan nghiên cứu thuộc hạng b́nh
thường có thể mất cả năm! Ban phê duyệt thường chỉ trích, phê b́nh,
đặt những câu hỏi liên hệ đôi khi hóc búa; rồi tác giả phản biện; rồi
ban phê duyệt lại phê phán, đặt câu hỏi khác…chu kỳ này cứ kéo dài
nhiều lần, và có thể đưa đến t́nh trạng người viết bài báo cáo “bỏ
cuộc”! Như trường hợp của TS Obokata sắp tŕnh bày dưới đây, tác giả
làm việc ở Riken- một cơ quan nghiên cứu nổi tiếng ở Nhật và những
đồng tác giả (co-authors) đều có những thành tích nghiên cứu tốt; nên
mặc dù phương pháp STAP cells (stimulus- triggered acquisition of
pluripotency) cô ta phát biểu cho rằng đây là phương pháp rất đặc biệt,
đơn giản và nhanh hơn ngay cả phương pháp nổi tiếng IPS (Induced
Pluripotent Stem) cells của GS Shinya Yamanaka (Nobel Prize 2012, 6
năm sau khi ông khám phá ra IPS); ban phê duyệt của tạp chí Nature đă
cho đăng bài một cách khá dễ dàng. Một điều nữa cần ghi nhận ở đây là,
theo thiển nghĩ của người viết, ban biên
tập của Nature muốn cạnh tranh trong việc đưa kết quả nghiên cứu “nóng
bỏng” này trước những tạp chí khác! Thêm vào đó,
tại sao ban quản lư của Riken không kiểm định kỹ lưỡng trước khi cho
phép Obokata gửi đăng một “khám phá lớn” so với IPS? H́nh như
mọi người đi theo nguyên tắc “dĩ ḥa vi quư”; nếu may mắn nổi tiếng
th́ mọi người “share credit” và khi câu chuyện bại lộ th́ đổ tất cả
trên đầu của TS Obokata! Thậm chí, khi ban điều hành Riken quyết định
rút bài viết của Obokata, GS Charles Vacanti-đồng tác giả của bài viết-
của Harvard đă phản đối mà không có lư do chính đáng. Cái “danh vọng”
đôi khi làm cho con người “mờ mắt”! Tương tự như thế, trong trường hợp
của TS Schön với khám phá trazito chế tạo bằng chất tài liệu hữu cơ
với chức năng ưu việt lúc làm việc tại Bell Labs, nơi ba nhà nghiên
cừu Bardeen, Brattain, và Shockley đă nhận được giải Nobel với phát
minh tranzito hơn 50 năm về trước (1947). Tại sao ban điều hành không
kiểm chứng kết quả đột phá của ông Schön trước khi cho ông ta gửi bài
đăng? Một trong những lư do ban biên tập tờ báo đă chấp nhận dễ dàng
bài báo của Schön, thô thiển ư của người viết, là v́ tên tuổi và vị
trí trong cộng đồng khoa học của Bell Labs về tranzito. Ngay cả
co-authors của Schön có duyệt bài viết trước khi đăng hay không hay để
ông ta muốn làm ǵ th́ làm? Mà khi câu chuyện “bại lộ” ra, ai cũng t́m
cách chạy tội!? Co-authors cũng phải có trách nhiệm chứ!? Đâu có phải
lấy “công trạng” khi có bài báo được đăng trong những tạp chí lớn như
Nature, Science hay thâm chí những giải thưởng lớn; mà khi mọi chuyện
bại lộ th́ lại tránh xa như không có chuyện ǵ xảy ra!
3.4 Khó tạo kết quả ngụy tạo ở mội
trường hăng xưởng hơn là trong đại học hay viện nghiên cứu
Trong kỹ nghệ, việc
gian lận khó có thể xảy ra hơn v́ nói chung
hăng ít khuyến khích nhân viên viết bài đăng báo; nhưng khi gửi bài
đăng thường phải qua kiểm tra của một hội đồng khoa học và kỹ thuật
của hăng hay của pḥng nghiên cứu. Sổ tay
thí nghiệm cũng phải được kiểm soát vài lần trong một năm, nên cũng
khó lơ là trong công tác này. Thêm vào đó, đối với những nghiên cứu có
tính cách ứng dụng, có rất nhiều công đoạn với nhiều người tham gia để
kiểm chứng độ chính xác và giá trị thực sự của phát minh từ pḥng thí
nghiệm, sang prototype cho đến sản phẩm. Có vài nghiên cứu có kết quả
“hứa hẹn” ban đầu trong pḥng nghiên cứu; nhưng khi đưa sang những
công đoạn tiếp theo ở pḥng nghiên cứu khác
hay ở nhà máy, khi “the rubber meets the road” th́ kết quả không được
như mong muốn và bị gạt bỏ!
3.5 Sự xung đột quyền lợi
Cơ quan tài chính
thường cũng chỉ tài trợ những đề án giúp đỡ
sản phẩm của họ trên thị trường hay lập trường chính trị của đảng phái
họ ủng hộ. Người nghiên cứu thường khó đưa ra những đề
án hay kết luận mâu thuẫn với hướng đi của
cơ quan hay hăng xưởng tài trợ. Thí dụ như những bài báo cáo của những
người nghiên cứu nhận tiền tài trợ của các hăng dược phẩm hay hăng
thuốc lá thường đưa ra những kết luận thuận lợi cho hăng tài trợ và
tránh đề cập đến những vấn đề có tính cách mâu thuẫn.
Một số hăng xưởng
đôi khi có khuynh hướng gian lận, cố đánh lạc hướng cộng đồng khoa học
nhằm để bán sản phẩm; chẳng hạn như: điều chỉnh những đề án nghiên cứu
để đạt được kết quả đă định trước; tài trợ những cơ quan và đề án có
thể bênh vực quyền lợi của kỹ nghệ; áp chế những kết quả nghiên cứu
không thuận lợi; bóp méo, sửa đổi những kết quả nghiên cứu đă trở
thành công khai; thiết lập tiêu chuẩn nghiên cứu nhằm để phục vụ quyền
lợi của hăng; phổ biến và tŕnh bày những kết quả thuận lợi đến những
người có thẩm quyền quyết định và quần chúng. Phương hướng làm việc
như thế này được biết với cái tên “Tobacco Science”- một nghiên cứu
khoa học dùng bởi những hăng làm thuốc lá với mục đích chính là chứng
tỏ sự an toàn của thuốc lá [4].
Như trường hợp GMOs
(Gneneretically modified organisms hay sinh vật biến đổi gene) của
hăng Monsanto với sự che đậy của Cơ Quan Quản lư
Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (US Food & Drug Administration hay
FDA) khi phê chuẩn sản phẩm này;
mặc dù FDA biết là có sự quan tâm trong cộng đồng khoa học về GMOs
liên quan đến sức khỏe của con người do những chất độc trong đó, chẳng
hạn như glyphosate-based herbicide- chất này WHO đă xếp thuộc dạng
carcinogen gây nên ung thư và có thể làm cho trẻ con sinh ra bị khuyết
tật. Monsanto dùng “Tobacco science” để che dấu chứng cớ: những nhà
nghiên cứu ở Monsato và các cơ quan liên hệ (nhận tiền trợ cấp) đă sắp
xếp phương hướng nghiên cứu làm thế nào để có thể che dấu vấn đề, và
bóp méo hay hủy bỏ những kết quả nào có vẻ “negative”. Trên thực tế,
khi thử GMOs trên súc vật đă đưa đến những hậu quả tai hại như ung thư,
gây sự tổn hại cơ quan nội tạng, gia tăng hiện tượng lăo hóa, gây ảnh
hưởng có hại cho hệ miễn dịch, sự mất thăng bằng hormone; đưa đến vấn
đề liên quan đến sự sinh sản và phát triển của trẻ em, và cuối cùng có
thể dẫn đến sự chết yểu [5].
3.6 Các loại tác giả
Có nhiều loại đồng
tác giả (co-authors): (i) tác giả trao đổi ân huệ (gift authorship)
dùng như sự trao đổi “favor” có tính cách cá nhân hay liên quan đến
nghề nghiệp, dàn xếp với nhau để có nhiều bài báo cáo; hay nói cách
nôm na, anh đăng tên tôi trong bài viết của anh; tôi sẽ để tên anh
trong bài viết của tôi; làm như thế chúng ḿnh sẽ có nhiều bài báo cáo
nghiên cứu hơn; (ii) tác giả danh dự (honorary authorship) như một
nghĩa cử biểu lộ sự kính trọng hay biết ơn; và (iii) tác giả cầu danh
(prestige authorship) nhằm để tên những cá nhân nổi tiếng để tăng giá
trị và v́ thế bài viết dễ được đăng hơn.
3.7 Tin càng”đột phá”bao nhiêu th́ càng
dễ bị khám phá bấy nhiêu!
Như chúng ta có thể
t́m thấy ở những trường hợp ở phần 4 của bài viết, khi những “đốt phá”
càng lớn, liên quan đến những đề tài càng “nóng bỏng”, có thể gây dư
luận lớn trong cộng đồng khoa học và báo chí trên thế giới; nhiều
nguồn tài trợ sẽ cung cấp funding, nhiều nhà nghiên cứu sẽ nhảy vào
“cuộc chơi”và muốn lập lại kết quả báo cáo. Lúc đó, “thực hư” sẽ trở
nên rơ ràng! V́ thế, trong số hơn triệu bài báo cáo khoa học mỗi năm,
con số gian lận trong dữ liệu báo cáo phải nhiều hơn v́ những bài báo
cáo “loại thường” th́ ít ai để ư đến; và nếu sự gian lận có bị “khám
phá”, th́ tin tức chỉ quanh quẩn trong phạm vi nhỏ thôi; ít ai muốn
“làm lớn chuyện” làm ǵ!.
3.8 “Cái thuở ban
đầu lo lắng ấy/ngày mai hồ dễ có ai hay?”
Giống như trường hợp của những người nói
láo; lần đầu khi phải nói láo họ thường phải đối diện với sự lúng túng,
lo lắng, khó chịu và mặc cảm.
Nhưng khó chịu sẽ giảm dần vào những lần tới; họ
cảm thấy thoải mái hơn; càng lúc họ càng tin những điều họ nói láo là
thật và cuối cùng họ có thể nói láo với tự tin mà không c̣n chút
ngượng nghịu nào cả. Và họ nghĩ không ai có thể phát giác là họ
nói láo!
Những người gian
lận trong khoa học cũng qua giai đoạn tâm lư na
ná giống như những người nói láo này: lần đầu tiên gian lận, họ cảm
thấy khó khăn, ngượng nghịu, che dấu sợ bị bạn bè hay đồng nghiệp “t́m
thấy”. Nhưng một khi họ qua được “cửa ải” đầu tiên
rồi; bài báo cáo và công tŕnh nghiên cứu của họ được quảng bá trong
cộng đồng; họ trở nên “nổi tiếng” hơn. Họ
càng gian lận hơn. Rồi cứ tiếp tục như thế, họ trở thành “mơ hồ”
trong ảo tưởng giữa sự bịa đặt và sư thật tới mức độ họ tin tưởng và
phát biểu với tư tin kết quả “bịa đặt” do họ tạo ra. Những người biết
chuyện gian lận, họ cũng không dám đứng ra tố cáo v́ sợ bị dèm
pha, chỉ trích từ đồng nghiệp hay cộng đồng
khoa học; có thể đưa đến khó khăn cho họ về “miếng cơm manh áo” và bị
cô lập.
4.
Vài trường hợp gian lận trong khoa học
Người viết xin tóm lược dưới đây vài
trường hợp gian lận trong khoa học để chúng ta cùng thảo luận và tham
khảo. Những trường hợp này
phần lớn liên quan đến những “hot field” như embryonic stem cells,
nano-science và nano-technology, energy và cấy bào thai. Hầu hết tác
giả không ghi chép chi tiết hay hoàn toàn không ghi chép ǵ trong sổ
tay thí nghiệm. Số bài gửi đăng trong những
tạp chí nổi tiếng với một tốc đô kinh ngạc! Có vài trường hợp, tốc độ
gửi và đăng bài viết trên những tạp chí lớn khoảng 10 ngày một bài;
một con số mà những người nghiên cứu b́nh thường không thể nào hiểu
nổi! Liệu ban biên tập các tờ báo khoa học nổi tiếng có nhận thấy có
cái ǵ “bất ổn” hay không hay chính họ cũng bị áp lực phải đưa những
“tin sốt dẻo” trước?
Jan Hendrik Schön

H́nh 2.
(a) TS Jan Hendrik Schön; và (b) TS Haruko Okokata (Google Images)
TS Schön (H́nh 2a) nghiên cứu về lănh
vực vật lư chất rắn và công nghệ nanô (nanotechnology).
Ông đến làm việc tại Bell Labs, New Jersey sau khi nhận PhD từ
University of Konstanz (Đức) vào năm 1997. Ở đây
Schön nghiên cứu về chất tinh thể hữu cơ (crystalline organic
materials) dùng để thay thế cho chất silíc trong hiệu ứng trường
tranzito (field effect transistor). Schön khám phá đơn phân tử
tranzito (single molecular transistor) và nhiều hiện tượng mới trong
lănh vực tài liệu hữu cơ.
Ông báo cáo là đă chế tạo một tranzito
làm bằng chất tinh thề hữu cơ với những đặc tính chưa thấy bao giờ; và
kết quả này trùng khít với lư thuyết giả định.
Schön cũng báo cáo kết quả đạt được với những ứng dụng liên quan đến
tính siêu dẫn (superconductivity) và laze (laser).
Ông gửi bài đăng kết quả t́m thấy ở hai tạp chí nổi tiếng Science và
Nature và đă gây nhiều dư luận trong cộng đồng khoa học thế giới.
Vào năm 2001, trung b́nh cứ 8 ngày là ông đăng một
bài báo cáo nghiên cứu. Vấn đề là không có
pḥng nghiên cứu nào trên thế giới có thể lập lại kết quả ông báo cáo.
Cũng cùng năm 2001, ông báo cáo là đă chế tạo
thành công tranzito với tầm kích phân tử (molecular scale). Nếu
kết quả báo cáo của ông đúng sự thật th́ đây là một cuộc cách mạng lớn
trong kỹ nghệ điện tử v́ Moore Law sẽ không c̣n là giới hạn nữa.[6]
Trong ṿng 4 năm,
Schön trở thành ngôi sao sáng đang lên trong ṿm trời nghiên cứu ở
Bell Laboratories. Nhưng ngôi sao này không sáng được bao lâu khi vào
năm 2002, Bell Labs khám phá ra là Schön đă ngụy tạo dữ kiện nghiên
cứu ít nhất trong 16 bài báo cáo về đặc tính điện tử của chất kết tinh
hữu cơ. Những tác giả đứng tên chung
(co-authors) với Schön cũng bị chỉ trích đă không t́m ra hành động
thiếu đạo đức nghề nghiệp của Schön. Điều này đưa đến kết quả là Hội
Vật Lư của Mỹ (American Physical Society) đă cho ra một luật mới bắt
buộc đồng tác giả phải chịu trách nhiệm về những kết quả bài báo họ đă
đồng ư đăng tên chung [7].
Haruko Obokata
Nhà sinh vật học
nghiên cứu về embryonic stem cell (hay c̣n gọi là ES cell) tại Center
for Developmental Biology (CDB) ở Riken .
Loại tế bào này dùng trong việc trị liệu.
TS Okokata (H́nh 2b) báo cáo là đă t́m ra một phương pháp rất đặc biệt,
đơn giản và nhanh hơn nhiều so với phương pháp IPS (Induced
Pluripotent Stem) cells của GS Shinya Yamanaka (Nobel Prize 2012). Cô
đặt tên phương pháp này tạo tế bào (cells) này là STAP cells
(stimulus- triggered acquisition of pluripotency) [8]. STAP cells này
có thể h́nh thành mô để dùng ở bất cứ nơi nào trong cơ thể con người.
Phương pháp này dựa vào sự điều chỉnh yếu tố hóa
học (độ pH thấp- mild acid), ứng xuất cơ học (áp suất), và nhiệt độ (tăng
hay giảm nhiệt). Chỉ cần 25 phút để chế tạo
tế bào và một tuần để cấy mô. Kết quả nghiên cứu được đăng
trong tạp chí tạp chí Nature vào ngày 29 tháng giêng 2014 cùng với
Teruhiko Wakayama (nổi tiếng về cloning chuột ở Nhật, sau này làm việc
tại University of Yamanashi; có thể dưới dạng honorary authorship),
Charles Vacanti (Harvard, tiên phong trong lănh vực tế bào gốc và khoa
gây mê/ anesthesiology; có thể dưới dạng prestige authorship) và
Yoshiki Sasai (giám đốc CDB và cũng là nhà nghiên cứu nổi tiếng về tế
bào gốc; có thể là honorary authorship). Bài báo
bài báo thứ hai đăng trên Nature vào ngày 17 tháng 2 năm 2014.
Không có pḥng nghiên cứu nào trên thế giới có thể
lập lại thí nghiệm của Obokata ngay cả những người cùng pḥng nghiên
cứu với cô ta. TS Obokata cho rằng phải rất
“khéo léo” trong lúc làm thí nghiệm để đạt kết quả của cô; thế nên
Obokata viết một bài chỉ dẫn pdf rất cặn kẻ 10 trang.
Ngay cả thế, cũng không ai có thể lập lại kết quả
cô báo cáo. Sau này ban điều hành của Riken kiểm tra để trả lời
những nghi vấn về tính chất không đồng nhất của nhưng bức h́nh Okobota
tŕnh bày; và t́m thấy một số h́nh trên hai bài báo Obokata đă lấy từ
một thí nghiệm với điều kiện hoàn toàn khác trong luận văn tiến sĩ của
cô ta và loại chuột dùng trong thí nghiệm cũng có thay đổi [8] Sau này
Riken quyết định rút lại cả hai bài báo.
Woo Suk Hwang

H́nh 3.
(a) GS Woo Suk Hwang của Seoul Natinal University;
và (b) BS John
Darsee (Goggle Images)
Trong hai bài báo
đăng ở Nature vào năm 2004 và 2005, GS Woo Suk Hwang (H́nh 3a) tuyên
bố là đă có thể lấy được tế bào gốc (stem cells) từ cloning phôi thai
người. Nhưng vào ngày 10 tháng giêng 2006,
Seoul
National University loan báo sau 4 tuần điều tra cho rằng Hwang đă
ngụy tạo những dữ liệu này.
Công tố viên cũng bắt đầu điều tra và hoàn thành
sau đó một bản báo cáo vào 12 tháng 5 năm 2006. Quan ṭa buộc
tội Hwang với ngụy tạo, tham nhũng và vi
phạm luật đạo đức sinh học của Đại Hàn [9].
Stanley Pons và Martin Fleischmann
Pons và Fleischmann
(H́nh 4) của University of Utah tuyên bố là đă khám phá ra một nguồn
năng lượng mới dùng phản ứng tổng hợp ở nhiệt độ pḥng được biết với
cái tên phản ứng tổng hợp lạnh (cold fusion). Cụm từ này do Luis W.
Alvarez đặt ra để chỉ định quy tŕnh tạo tổng hợp hạch nhân từ phản
ứng tổng hợp dựa vào xúc tác với muon (muon-catalyzed fusion) ở nhiệt
độ rất thấp so với phản ứng nhiệt hạch (thermonuclear fusion).
Alvarez nhận giải Nobel năm 1968.
Pons và Fleischmann
dùng một trăm ngàn đô-la tiền túi riêng của ḿnh để lắp đặt một bộ máy
nhỏ dùng trong thí nghiệm này. Hai người hợp tác với Steven E Jones
của Brigham Young University (BYU) và cùng đăng một bài báo nhan đề“
Cold Nuclear Fusion“ trên Scientific American. Tin
tức về một nguồn năng lương khổng lồ có thể tạo dược ở nhiệt độ pḥng
gây dư luận khá lớn trong cộng đồng khoa học lúc bấy giờ. Với
áp lực của Chase Petersen- viện trưởng
của
University of Utah, Pons và Fleischmann tách rời việc cộng tác nghiên
cứu với Jones ở BYU. Pons và Fleischmann có xin bằng sáng chế nhân
danh University of Utah và xin tiền tài trợ từ Bộ Năng Lượng Mỹ; nhưng
tất cả đều bị từ chối v́ không đủ dữ liệu khoa học.
Nhiều pḥng nghiên cứu trên
thế giới không thể lập lại kết quả thí nghiệm của Pons và Fleischmann.
Cộng đồng khoa học cho rằng đây chỉ là kết quả của sự sai lầm, bất cẩn
trong lúc làm thí nghiệm. The American Physical Society kết luận rằng
bài báo cáo của nhóm nghiên cứu ở University of Utah do kết quả của
“sự bất tài và ảo giác (delusion) của Pons and Fleischmann” và thuộc
loại khoa học bệnh lư (pathological science). Nhiều bài viết chỉ trích
công tác nghiên cứu của hai người đăng các tạp chí như Nature,
Science, và Physical Review [7, 9].

H́nh 4.
GS Stanley Pons là khoa trưởng, Khoa hóa học, University of Utah; và
Martin Fleischmann là giáo sư danh dự, Khoa hóa học, University of
Southampton, UK. Fleischmann cũng là giáo sư cố vấn luận văn PhD của
Pons ở University of Southampton. (Google Images)
John Darsee
Nghiên cứu ở Cardiac Research
Laboratory, Harvard University năm 1979.
BS Darsee (H́nh 3b) đăng 5 bài báo cáo trên tạp
chí khoa học có tầm cở lớn trong thời gian 15 tháng.
Đồng nghiệp bắt đầu quan tâm và khả nghi về độ
chính xác của những báo cáo này. Kết quả
điều tra cho thấy Darsee đă thay đổi dữ liệu nghiên cứu và gian lận về
kết quả báo cáo. Kết quả điều tra tiếp theo
cho biết là Darsee cũng gian lận và sửa đổi những dữ liệu nghiên cứu
khác trong thời gian ông làm việc ở Notre Dame University từ
1966-1970. Harvard University rút lại 30 bài báo cáo và trích yếu
(abstracts) của Darsee vào tháng hai, năm 1983. Nhiều bài báo cáo đăng
chung với những nhân vật nổi tiếng trong
ngành. Tiếp theo đó, Emroy University cũng rút lại 52 bài báo và trích
yếu trong thời gian ông Darsee làm việc ở đây từ năm 1974 đến năm 1979
[10].
Robert Slutsky
Ông
Slutsky là bác sĩ quang tuyến khoa tim của
University of California, San Diego (H́nh 5a). Ông đă đăng 137 bài báo
cáo nghiên cứu trong thời gian từ 1978 và 1985; đôi khi cứ 10 ngày ông
lại đăng một bài báo cáo. Nhiều bài viết chung với những nhà nghiên
cứu nổi tiếng . Hội
đồng điều tra t́m thấy 12 bài nghiên cứu có ư gian
lận và 49 bài nghiên cứu khác có nhiều nghi vấn về độ chính xác.
Ban điều hành
của
University of California đă rút lại nhiều bài báo cáo khoa học của BS
Slutsky [11-12].

H́nh 5.
(a) Trường Y khoa, University of California ở San Diego
và (b) BS Malcolm
Pearce (Google Images)
Malcolm Pearce và Geoffrey
Chamberlain
Làm việc tại St George’s
Hospital Medical School ở London.
BS Pearce (H́nh 5b) báo cáo là đă thành công trong việc di chuyển bào
thai ngoài tử cung (an ectopic fetus), cấy
thai trở lại vào người mẹ, và một đứa bé khỏe mạnh được sinh ra. Nên
nhớ là cộng đồng khoa học đă cố gắng cấy bào thai
ngoài tử cung hơn 100 năm nay mà không thực hiện được. Hai bài báo
được đăng ở tạp chí British Journal of Obstetrics and Gyneacology với
BS Chamberlain là đồng tác giả và đă gây dư luận lớn trong lănh vực y
khoa trên thế giới. Pearce và Chamberlain cả hai
đều là những nhà nghiên cứu nổi tiếng trong bộ môn chẩn đoán bằng siêu
âm (ultrasonography) trong ngành sản khoa (obstetrics); Pearce làm trợ
lư biên tập c̣n Chamberlain làm chủ bút của
tờ British Journal of Obstetrics and Gyneacology.
Sau này Chamberlain xác nhận rằng ông đă đồng
ư để tên trong bài báo mặc dù ông không có
tham gia ǵ trong nghiên cứu của Pearce cả (gift authorship).
Một bác sĩ trẻ làm cùng bệnh viện đặt nghi vấn về
kết quả báo cáo và cuối cùng người ta đă khám phá ra là cả hai bài báo
đều gian lận, và bệnh nhân trong báo cáo là
ngụy tạo chớ không có thật. Trong một báo khoa học khác, Pearce
cũng cho biết là ông đă thành công trong một cuộc thí nghiệm ngẫu
nhiên có kiểm soát (a randomized controlled trial) với 200 bệnh nhân
có nhiều u nang trong buồng trứng (polycystic ovary) và đă có 3 lần
sẩy thai trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Những người mẹ và
đứa bé sinh ra đều khỏe mạnh. Kết quả điều tra xác nhận Pearce cũng đă
ngụy tạo thí nghiệm này! [13]
5. Lời kết
Thành thực mà nói,
những chuyên gia gian lận trong khoa học
không phải là những người thiếu khả năng chuyên môn hay có bản tính
xấu. Danh vọng, quyền lực cá nhân, áp lực xă hội
đă làm “mờ mắt” họ và khiến họ làm những hành động thiếu đạo đức nghề
nghiệp. Trước một sự kiện đă xảy ra rồi, ai cũng tự cho ḿnh là
một “nhà khoa học chân chính”; nhưng thử hỏi ai trong chúng ta không
có ít nhất một lần có ảo tưởng và ước mơ được may mắn khám phá ra một
cái ǵ “lớn” được mọi người công nhận và nể phục? Cộng đồng khoa học
lại có những rào cản khiến ít người dám “thách đố” kết quả nghiên cứu
của những cá nhân hay viện nghiên cứu nổi tiếng v́ sợ bị chỉ trích là
ham danh, muốn sự chú ư của mọi người; kết quả có thể dẫn đến sự mất
mác công ăn việc làm và bị cộng đồng “cô lập hóa” hay thậm chí bị “tẩy
chay”. Đó là chưa kể trường họp không may vướng vào “sai lầm” lúc phản
biện, lúc đó “tiếng thị phi” về khả năng chuyên môn lại càng nặng nề,
khó sống! Sau khi đọc qua những câu chuyện gian lận trong khoa học,
người viết có một nhân xét hơi tiêu cực: sự gian lận thường được khám
phá qua những bài báo đăng trong những tạp chí khoa học lớn với tác
giả là những người có tên tuổi trong ngành từ các trường, viện hay cơ
quan nổi tiếng. Một trong những lư do chính là ít ai quan tâm đến
những công tŕnh nghiên cứu đăng trong các tạp chí nhỏ, ít uy tín hơn;
vă lại người phê duyệt bài báo thường cũng ít đặt câu hỏi có vẻ chỉ
trích hay phê phán đối với những bài viết có tên những người nổi tiếng
v́ một phần do sự“kính nể, sợ làm “mất ḷng” có thể dẫn đến sự bất lợi
sau này; một phần họ có khuynh hướng tin tưởng vào kết quả báo cáo của
những người này- sự khôn ngoan thông thường vẫn là ai “dại” ǵ làm mất
uy tín của ḿnh khi đứng ra chỉ trích những người đă nổi tiếng và đă
có thành tích nghiên cứu vẻ vang! Một số cán bộ nghiên cứu lợi dụng
khuynh hướng này để gửi những kết quả thiếu kiểm chứng đến nhưng tờ
báo lớn, bằng cách đăng bài chung với những người nổi tiếng dưới h́nh
thức “prestige authorship” hay những “authorships” khác (phần 3.6).
Nói ra có vẻ mỉa mai; nhưng thực sự có những người đă có sẵn trong đầu
kết quả thực nghiệm trước khi bắt đầu vào pḥng nghiên cứu; họ muốn
“đánh cá” với cơ hội đến với họ: nếu may mắn (xác xuất khá cao!) không
ai khám phá ra th́ họ có thể để tên những bài báo này trong hồ sơ lư
lịch cho dễ bề thăng quan tiến chức; và biết đâu một nhóm nào đó t́m
được một kết quả hơi tương tự trong tương lai; và tự nhiên họ trở
thành người tiên phong trong ngành. Một điều cần
ghi nhận thêm ở đây là những người có tên tuổi trong cộng đồng chính
họ ít làm công tác nghiên cứu v́ tuổi tác và th́ giờ. Nhiệm vụ
chính của những người này là đi xin tiền tài trợ cho công tác nghiên
cứu, để tuyển dụng những cán bộ ưu tú đến làm việc, giúp nhóm họ đạt
được kết quả tốt; tên tuổi và uy tín của họ càng lúc càng được nâng
cao. Thế nên, để giảm thiểu phần nào việc gian lận trong khoa học,
hăng xưởng, cơ quan nghiên cứu và trường học nên thiết lập ủy ban thẩm
định tương tự như
Committee on Publication Ethics (COPE) hay Office of Research
Integrity (ORI) hay The
Responsible and Ethical Conduct of Research (RCR) để kiểm tra chi tiết
những bài báo cáo trước khi gửi đăng. Cũng nên
thiết lập cơ cấu để bảo vệ người tố giác (whistleblowers) kể cả về
phương diện nghề nghiệp. Xung đột về quyền lợi hay cạnh tranh
về lợi ích phải tiết lộ trong bài báo nếu có. Mặc
dù người phê duyệt bài báo cáo khoa học phần lớn làm việc với tích
cách thiện nguyện; nhưng cũng nên thay đổi thường xuyên với những
chuyên gia đến từ những môi trường làm việc khác nhau; không hẵn phải
đến từ những cơ quan nổi tiếng. Nếu không, cơ quan điều hành,
nhất là nhưng tờ báo lớn có lịch sử lâu dài, sẽ trở thành một “big
boys club” của những “elite” chỉ bảo vệ quyện lợi riêng tư của họ.
Trên đây là những “ư kiến 2-xu” của người viết để quư vị độc giả suy
ngẫm!
6. Tài liệu tham khảo
[1]
https://en.wikipedia.org/wiki/1970s_energy_crisis
[2] US Office of
Science and Technology Policy Federal Policy on research misconduct.
http://www.ostp.gov/html/001207_3.html
(accessed on December 14 2007),
[3]
John P. A.
Ioannidis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1182327/
[4]
https://responsibletechnology.org/references-part-1/Institute
for Responsible Technology
[5]
https://www.urbandictionary.com/define.php?term=tobacco%20science
[6]
https://en.wikipedia.org/wiki/Sch%C3%B6n_scandal
[7]
http://navier.engr.colostate.edu/CH693/prot/Nature_445_244_2007.pdf
[8]
https://en.wikipedia.org/wiki/Haruko_Obokata
[9]
“Case studies in research
misconduct” by Tony Onofrietti, Univ. of
Utah
tony.onofrietti@hsc.utah.edu
[10]
https://en.wikipedia.org/wiki/John_Darsee
[11]
https://www.nytimes.com/1986/10/10/us/physician-linked-to-fake-research.html
[12]
https://haklak.com/page_Robert_Slutsky.html
[13]
https://www.independent.co.uk/arts-entertainment/science-doctoring-the-evidence-1170688.html
Lake Elmo, June 1,
2019
|