Sự kiện gian lận khoa học của TS Hendrik
Schön
như đă tŕnh bày ở bài viết trước [1] đă làm giảm uy tín Bell
Labs khá nhiều. Trong khoảng hai phần ba thế kỷ hai mươi, từ
lúc mới thành lập cho đến đầu thập niên 80’s, Bell Labs được xem như
“thánh địa (mecca)” của thế giới về những nghiên cứu về khoa học và kỹ
thuật. Các nhà khoa học ở Bell Labs đă đóng góp
rất nhiều vào nền khoa học và kỷ thuật hiện đại.
Hầu hết những phát minh lớn đều có “dấu tay” của
Bell Labs với mười hai Nobel laureates và bảy giải Nobel. Rồi
vào năm 1984, với sự “thay tên, đổi chủ”, nhiều người
giỏi chuyên môn và có đạo đức nghề nghiệp cao cũng lần lượt ra đi;
cộng thêm với kế hoạch nghiên cứu “chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt” của
ban quản trị mới, tŕnh độ nghiên cứu cũng dần dần sa sút; và cuối
cùng Bell Labs có thể “chỉ c̣n lại hư danh”. Ai
đă đứng ra phá hoại một trung tâm nghiên cứu danh tiếng như thế này?
Một cảm giác buồn buồn. “Thế
sự sao đành nỡ đổi thay!?”.
1.
Câu chuyện của Jan Hendrik
Schön

H́nh 1. Cùng một đề tài về transistors với
hai h́nh ảnh, hai hướng đời và hai thời điểm khác nhau ở Bell Labs:
H́nh bên trái. TS Jan Hendrik
Schön cùng đồng nghiệp với kết quả ngụy tạo (2001).
H́nh bên phải. John Bardeen (trái), và Walter Brattain (giữa) tŕnh
bày cho William Shockley (phải) kết quả hai người vừa mới khám phá ra.
Đây là một trong những phát minh lớn nhất của thế kỷ hai mươi (1947).
Silicon Valley và công nghệ điện tử ngày hôm nay có được là nhờ phát
minh vĩ đại này. Bardeen, Brattain và Shockley nhận giải thưởng Nobel
về vật lư vào năm 1956 về công tŕnh nghiên cứu này (Yahoo Images).
TS Hendrik Schön (H́nh 1, bên trái)
nghiên cứu về lănh vực vật lư chất rắn và công nghệ nanô
(nanotechnology). Ông đến làm việc tại Bell Labs, New Jersey sau khi
nhận PhD từ University of Konstanz (Đức) vào năm 1997. Ở đây Schön
nghiên cứu về chất tinh thể hữu cơ (crystalline organic materials)
dùng để thay thế cho chất silíc trong hiệu ứng trường tranzito (field
effect transistor). Schön khám phá đơn phân tử tranzito (single
molecular transistor) và nhiều hiện tượng mới trong lănh vực tài liệu
hữu cơ.
Ông báo cáo là đă chế tạo một tranzito làm bằng chất
tinh thề hữu cơ với những đặc tính chưa thấy trước đây bao giờ; và kết
quả này trùng khít với lư thuyết giả định. Schön cũng báo cáo kết quả
đạt được với những ứng dụng liên quan đến tính siêu dẫn
(superconductivity) và laze (laser). Ông gửi bài đăng kết quả t́m thấy
ở hai tạp chí nổi tiếng Science và Nature và đă gây dư luận lớn trong
cộng đồng khoa học thế giới. Vào năm 2001, trung b́nh cứ 8 ngày là ông
đăng một bài báo cáo nghiên cứu. Cũng cùng năm 2001, ông báo cáo là đă
chế tạo thành công tranzito với tầm kích phân tử (molecular scale).
Nếu kết quả báo cáo của ông đúng sự thật th́ đây là một cuộc cách mạng
lớn trong kỹ nghệ điện tử v́ Moore Law sẽ không c̣n là giới hạn nữa
[2]. Trong ṿng 4 năm, ở cái tuổi 31, Schön trở thành ngôi sao sáng
đang lên trong ṿm trời nghiên cứu ở Bell Laboratories và thế giới
với nhiều giải thưởng như AAAS Fellow Prize, Braunschweig Preis, Otto
Klung Preis, 2002 Materials Research Society Outstanding Investigator.
Có một điều kỳ lạ là không có pḥng nghiên cứu nào trên thế giới có
thể lập lại kết quả ông báo cáo. Vấn đề trở thành trầm trọng hơn khi
hai bài báo của Schön và đồng nghiệp về transistors cấu trúc trên hai
chất liệu khác nhau perylene vs pentacene cho kết quả gần giống nhau
như đúc [H́nh 2]. Nhiều người bắt đầu nghi ngờ và khiếu nại lên ban
quản trị của Bell Labs. Ban quản trị v́ thế lập ra một hội đồng thẩm
định (Beasley Committee) do GS Malcolm Beasley của Stanford làm chủ
tŕ vào năm 2002. Hội đồng Beasley khám phá ra là Schön đă ngụy tạo
dữ kiện và kết quả nghiên cứu ít nhất trong 16 bài báo cáo về đặc tính
điện tử của chất kết tinh hữu cơ. Những tác giả đứng tên chung với
Schön như Christian Kloc và Bertram Batlogg cũng bị chỉ trích đă không
t́m ra và báo cáo hành động thiếu đạo đức nghề nghiệp của Schön. Điều
này đưa đến kết quả là Hội Vật Lư của Mỹ (American Physical Society)
đă cho ra một luật mới bắt buộc tác giả phải chịu trách nhiệm về những
kết quả bài báo khoa học mà họ đă đồng ư đăng tên chung [9].

H́nh 2. Đây là kết quả về đặc tính của
tranzito lưỡng cực (ambipolar transistors) do
Schön và đồng nghiệp đă đăng trong nhiều bài báo.
Quư bạn đọc có thể t́m thấy ở đây, đặc tính I-V
của hai thí nghiệm gần giống nhau như đúc.
Mặc dù hai transistors này có cấu trúc với những tài liệu khác nhau (perylene
vs pentacene) và hoạt động dưới những điều kiện khác nhau.
Điều này khiến nhiều người trong cộng đồng khoa
học bắt đầu nghi ngờ là có ngụy tạo trong việc phát biểu kết quả
nghiên cứu [3-5].
2. Bell
Labs với một thời huy hoàng
Bell Telephone Laboratories (BTL) được thành lập
vào năm 1925 như một nhánh nghiên cứu có tính cách độc lập của hăng
American Telephone & Telegraph (AT & T) và Western Electric Company (cũng
thuộc hăng AT&T). Tên “Bell Telephone
Laboratories, Inc” tương đối dài, nên thường được gọi tắc là “Bell
Labs”. Sau này Bell Labs được dời về địa
điểm mới ở Murray Hill, New Jersey. Hoạt động của Bell Labs ở
Murray Hill càng ngày càng phát triển rộng ra và theo thời gian, Bell
Labs thiết lập thêm nhiều cơ sở khác ở Holmdel, New Jersey [H́nh 3-5]
; Whippany, NJ; Crawford Hill, NJ; Indianapolis, IN; Indian Hill, IL;
Colorado và Massachusetts. Khi viếng thăm Bell
Labs ở Holmdel, quan khách sẽ thấy Transistor Tower đứng sừng sửng đón
chào ngay ở cổng vào. Tower này được xây ra
để đánh dấu khám phá lịch sử tranzito của Bardeen, Brattain và
Shockley [H́nh 5].
Từ lúc mới
thành lập cho đến đầu thập niên 80’s, Bell Labs được xem như “thánh
địa (mecca)” của thế giới về những nghiên cứu về khoa học và kỹ thuật
[6-10].
Trong khoảng hai phần ba thế kỷ hai mươi, Bell
Labs đóng góp rất nhiều vào nền khoa học và kỷ thuật hiện đại.
Hầu hết những phát minh lớn đều có “dấu tay” của
Bell Labs. Từ năm 1925 đến năm 1983, Bell
Labs đă đóng góp rất nhiều vào nên khoa học của thế giới.
“Digital age” của chúng ta ngày hôm nay tùy thuộc rất nhiều vào những
phát minh của Bell Labs: vaccum tube amplifier (1915), electrical
sound recording (1924), broadband coaxial cable (1929), transistor
(1947), information theory (1948), transoceanic telephone cables
(1956), laser (1958), touch-tone telephones (1963), electronic
switching (1965), charged-couple device (1969), UNIX operating system
(1971, và cell phone technology (1978). Nhiều phát minh khác cũng từ
Bell Labs: glass fibers, facsimile (fax) machine, long-distance
television transmission, stereo radio broadcasts, vệ tinh thông tín
(1962), mạng truyền dẫn bằng số (digital communications, 1962), pin
mặt trời (1954), C language, touch-tone telephone, digital signal
processor, và charge coupled devices (CCD, 1969) Mười hai Nobel
laureates và bảy giải Nobel đă dựa vào công tŕnh nghiên cứu ở Bell
Labs. [7-11].
Một
trong hai phát minh về công nghệ quan trọng nhất của thế kỷ hai mươi
là transistor.
Vào ngày 30
tháng 6 năm 1948, John Bardeen, Walter Brattain và William Schockley
tuyên bố sự thành công về linh kiện bán dẫn transistor. Ngày nay hầu
như tất cả những dụng cụ dùng trong đời sống hàng ngày từ y khoa đến
quốc pḥng đều tùy thuộc vào công nghệ vi
mạch, nơi mà transistor đóng vai tṛ then chốt. Ngoài ra, transistor
và mô h́nh quản lư tại Bell Labs là “cái mầm” đă “thắp sáng” và biến
Silicon Valley thành trung tâm điện tử thế giới.
Ba nhà khoa học này lănh giải Nobel vật lư vào năm 1956 [H́nh 5].

H́nh 3.
Bell Labs ở Holmdel (trái) và Murray Hill (phải) [Tài
liệu của AT&T].

H́nh 4.
H́nh bên trái: Ṭa nhà ở Holmdel được thiết kế bởi kiến trúc sư danh
tiếng người Phần Lan Eero Saarinen với lớp
kính bên ngoài trông rất ngoạn mục nhất là vào những ngày đẹp trời.
Nh́n từ xa, ṭa nhà này trông giống như một cái
hộp kính màu đen. V́ thế ṭa nhà c̣n có cái
tên là “the black box” (Tài liệu từ Dith Pran, New York Times).
H́nh bên phải: Ṭa nhà kính nằm ở phía sau chỗ đứng của người viết (Ảnh
chụp tháng 9 năm 2019).

H́nh 5.
H́nh bên trái: Nokia Bell Labs ở Muray Hill (Google Images). H́nh bên
phải: Transistor Tower nằm ở ngay cổng vào như đón chào quan khách đến
thăm viếng Bell Labs ở Holmdel (Ảnh do người viết chụp tháng 9,
2019).
Vào năm 1982, hệ thống Bell
System bị “ép buộc” phải phân chia theo đề
nghị của ban lănh đạo AT&T và chính phủ Mỹ v́ đă bành trướng quá lớn.
Bell Telephone Laboratories, Inc. như chúng ta biết hết c̣n tồn tại
bắt đầu từ ngày 1 tháng giêng, 1984; Đây là một tin buồn cho những
người đă làm việc tại Bell Labs nói riêng và cho cộng động khoa học và
công nghệ nói chung. Từ lúc đó trở đi, Bell Labs không c̣n thuộc hoàn
toàn vào AT&T và Western Electric nữa và đă trải qua rất nhiều thăng
trầm qua nhiều cuộc bán mua, đổi chủ. Bell Labs chỉ c̣n được giữ lại
vài trung tâm nghiên cứu ở Murray Hill,
France và một vài nơi khác trên thế giới.
3. Cảm
nghĩ bên lề
Từ một
trung tâm nghiên cứu nổi tiếng hàng đầu của thế giới, sau “bao lần vật
đổi sao dời”, Bell Labs giờ trở thành một nơi nghiên cứu thuộc hạng
trên trung b́nh với những đề án ngắn hạn có tính cách ứng dụng.
Tên tuổi cũ “Bell Labs” vẫn c̣n đó, nhưng thực
chất th́ giá trị nghiên cứu đă giảm thiểu đi rất nhiều.
Khi nói về hăng này, phần lớn trong cộng đồng khoa
học thường đề cập đến những thành tích lớn của Bell Labs ngày xưa.
Trước 1984, phần lớn những người nghiên cứu đến
với Bell Labs v́ yêu khoa học và kỹ thuật, và muốn làm một cái ǵ có
lợi ích cho xă hội. Tôi cũng có một lần
“muốn thử thời vận” đến đây; nhưng GS Sigurd Wagner (lúc đó làm ở Bell
Labs, giờ ở Princeton) đă khuyên tôi không nên.
Nhớ lại đầu thập niên 80’s, mỗi lần có dịp thăm
viếng đại học ở Mỹ, tôi thường hỏi sinh viên về dự định tương lai của
họ sau khi tốt nghiệp; phần lớn ai cũng ước mơ được đến làm việc tại
Bell Labs. Những người đến sau này, như TS
Schön và một số đồng nghiệp đăng bài báo chung với ông, đến với
Bell Labs v́ muốn dựa vào tên tuổi của Bell Labs để nổi
tiếng nhanh theo lối “fast food
mentality”! Ông Schön gian lận đă đành;
những đồng nghiệp trong pḥng nghiên cứu của ông cũng “ma giáo” không
kém, bằng cách “a dua” theo mà không cần
kiểm chứng dữ kiện. Ai cũng “háo danh”, cũng muốn nổi tiếng nhanh!
Được có cái tên đăng trong tạp chí lớn như Science và Nature sẽ dễ
dàng cho họ hơn trong việc tiến thân hơn! Mặc dù, họ biết đây chỉ là
tạm bợ; nhưng vẫn sống trong thế giới không tưởng
này, hy vọng sẽ không ai t́m ra sư thật! Điều “tồi tệ” hơn
nữa là khi TS Schön bị cộng đồng khoa học gần như
”tẩy chay”; những người này vẫn im hơi, lặng tiếng; để cho một ḿnh
ông Schön gánh chịu. Nói về cộng đồng khoa học bên ngoài, phải mất một
thời gian khá lâu mới có người “điếc không sợ súng” dám lên tiếng v́
như đă tŕnh bày ở [1], ít tai dám “quậy” nhất là khi phải đối diện
với những người có tên tuổi lớn ở Bell Labs. Ai cũng sơ “bị quê’, bị
chê cười và có thể “bị hủy hoại tương lai”! Khi phải đối diện với
t́nh trạng “sa sút” của Bells Lab hôm nay, một cảm giác buồn buồn dâng
lên trong người. Thấy thấm thía. Ngậm ngùi! Bell Labs của một thời,
Bell Labs trong ước mơ ngày xưa của tôi giờ h́nh như đang theo gió
thoảng mây trôi!
Tôi về New Jersey nhiều lần. Nhưng cứ loang
quanh hoài với nhiều chuyện công tư.
Lần này, tôi quyết tâm đi thăm Bell Labs ở Murray
Hill và Holmdel. Từ thành phố lịch sử Morristown đến Murray
Hill chỉ mất có 20 phút lái xe theo đường
I-78 W. Chiếc xe đi ngang qua những con đường, nhiều thành phố. Ngày
xưa tôi cũng hiện diện nơi đây! Giờ trở về.
Như hội ngộ. Sum vầy.
Đường đến Bell Labs ở Murray Hill cũng thay đổi
khá nhiều. Nhiều hàng quán mọc lên.
Trông có vẻ ồn áo náo nhiệt hơn xưa! Chung quanh Bells Labs vẫn c̣n
những căn nhà cũ, mặc cho năm tháng theo
thời gian bao phủ riêu phong. Những hàng quán hai bên/ H́nh
như đang đón mời khách tới/ Trạm Exxon/ Lẻ tẻ vài chiếc xe/ Đang đợi/
Kẻ lại, người qua/ Một góc bên lề/ Người hành khất/ Đứng xin tiền t́m
sống!/ Trời xanh cao lồng lộng/ Thấp thoáng phía xa/ Sừng sững
một cây cầu/ George Washington / Bệ vệ trên ḍng nước trôi/ Uy
nghi/ Với những ḍng xe qua lại/ Một thoáng đi về/ Như vừa t́nh cơn
mê/ Mới ngày nào đó/ Giờ 40 năm qua cửa!
Bell Labs ở
Murray Hill giờ đổi thành Nokia Bell Labs; c̣n Bell Labs ở Holmdel th́
có cái tên mới là Bell Labs Holmdel Complex và trở thành cơ quan làm
việc của những hăng mới thành lập (không có dính dáng ǵ với Bell Labs
ngày xưa!) . Những tên gọi lạ tai/ Với những địa danh chưa một lần
được biết/ Nokia Bell/ Eero Saarinen Bell Labs Holmdel/ Một cảm giác/
Là lạ, quen quen/ Vừa mời gọi/ Vừa muốn vẫy tay/ Xua đuổi.
Rời Murray Hill, chúng tôi đi đến Holmdel một giờ
sau đó. Tháng chín mùa thu/ Lá
vàng đang ngủ/ T́m lại ǵ đây/Một thoáng trôi qua?!/ Gió thổi
mơn man/ Sợi nắng hiền ḥa/ Lời t́nh tự /
Vương gót chân/ Bẽn lẽn.
Trời buổi
sáng tươi mát. Tôi đi dọc theo vùng đồi
xanh ṿng quanh Bell Labs. Bên chiếc hồ xanh/ Nghe
chim hót hiền lành/ Băi cỏ xanh tươi mát rượi/ Một cảm giác thật nhẹ
nhàng / Thoải mái/ Mừng vui/ Đi dọc theo những hàng cây/ Những rừng
cây kế tiếp những rừng cây / Trải dài/ Theo con đường dài h́nh như vô
tận/ Chân bước thênh thang/ Giữa vùng đất rộng/ Phấn khởi trong ḷng/
Rộn rả một ngày lên/ Sáng hôm nay/ Nắng đổ ngập chân đồi.
Nghĩ cho
cùng, nh́n từ một vài góc độ, sự thăng
trầm của Bell Labs cũng giống như những ǵ đă xảy ra cho TS
Hendrik Schön. Từ một ngôi sao sáng trong ṿm trời
khoa học, Schön giờ chẳng c̣n ǵ. May mắn lắm là t́m được một nơi nào
làm công tác khoa học cho quăng đời c̣n lại! Từ sự thăng hoa đi đến
tàn phai! Nanakorobiyaoki như tiếng Nhật thường nói! Dĩ nhiên có nhiều
lư do đưa đến sự hủy hoại, sụp đổ này; nhưng sự thăng trầm vẫn là một
nghiệp dĩ hiển nhiên của sự vật và con người.
Nắng tháng chín ngập đầy hàng cây, xuyên qua ngàn
cánh lá.
Đồi cỏ xanh mịn mát da trời
Trở về Holmdel hôm nay, buổi sáng sớm c̣n tươi
Mát thắm đường đi, ấm nồng buồng phổi.
Trở về đây sau bao tháng năm trôi nổi
Cái thuở bước chân tập tễnh xứ người
Một thời huy hoàng theo thế sự nổi trôi
Bell Labs mất. C̣n lại đây một địa danh hoang phế!
Ngôi nhà kính vẫn sáng trưng, vẫn hiên ngang oai
vệ
Sừng sững vươn vai lộng lẫy sáng ngời
Mặt trời lên cao tỏa tia nắng muôn nơi
Như thắp sáng vũng đời năm xưa, giúp người xa t́m về kỷ niệm.
Tài liệu tham khảo
[1]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Misconduct-Part-1-Gian-Lan.htm
[2]
https://en.wikipedia.org/wiki/Sch%C3%B6n_scandal
[3] J.H. Schön, C. Kloc & B. Batlogg, Appl. Phys. Lett.
77, 3776-3778 (2000).
[4] J.H.
Schön, C. Kloc & B. Batlogg, Synth. Metals.
122, 195-197 (2001).
[5]P.M.Grant, Nature.
Materials. Vol.1, Nov. 2002.
[6]
http://navier.engr.colostate.edu/CH693/prot/Nature_445_244_2007.pdf
[7] Tài
liệu từ A. Michael Knoll, USC và từ
Hochheiser, IEEE.
[8]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Bell-Labs-Part-3.htm
[9]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Silicon-Valley-2-Bell-Labs.htm
[10]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Silicon-Valley-1-Bell-Labs.htm
[11] Jon
Gertner: The idea factory: Bell Labs and the great age of American
Innovation, Penguin Books, 2012
Lake
Elmo, November, 2019
|