“…Trong phút chốc
Cả ba ḥa
thành một.
Tuyết
Trăng
Tôi
Cùng hiện diện trong đời
Nếu thiếu tuyết,
Trăng trờ thành lạc lơng
Nếu thiếu trăng
Hồ quạnh quẽ đêm đen
C̣n nếu tôi…
Một ngày mai đi mất,
Ai ngồi đây
Thưởng thức ánh trăng quen?...”
1.Tuyết
và phân hạch nguyên tử
Như đă
tŕnh bày ở những bài viết trước [1-2], cơ cấu của
phản ứng phân hạch nguyện tử (nuclear fission) là nguồn cội
chính nhất đưa đến việc phát triển thành công vũ khí và năng lương
nguyên tử hiện nay. GS Enrico Fermi là người đầu tiên làm thực nghiệm
dùng nơtrôn chậm (slow neutrons) để bắn phá urani (uranium) vào năm
1934 ở Ư. Ông cho rằng phản ứng này đă tạo ra nhiều nguyên tố siêu
urani mới (new transuranic elements). Sau đó, GS Otto Haln
và GS. Lise Meitner ở Đức làm thí nghiệm
tương tự với thí nghiệm của Fermi; và Meitmer là người đă chứng minh
kết luận về nguyên tố siêu urani của Fermi là sai và đă cắt nghĩa
thành công cơ cấu căn bản gây nên sự phân hạch sau này được biết với
cái tên phân hạch nguyên tử. Phát minh quan trọng
này được xảy ra trong bối cảnh mùa đông ở Thụy Điển trong một
hoàn cảnh rất trớ trêu.
Câu
chuyện diễn ra như thế này:
sau khi Adolf Hitler lên nắm chính
quyền ở Đức vào năm 1933, GS Meitner vẫn
c̣n làm trưởng khoa vật lư ở Wilhelm Institute. Mặc dù an ninh của bà có
thể được bảo vệ bởi quốc tích Áo bà đang có, tất cả những
đồng nghiệp có gốc Do Thái của bà, kể cả Robert Frisch (con
của người chị của bà) đều bị bắt buộc phải từ chức hay bị sa thải.
Hấu hết rời khỏi Đức. Bà vẫn tiếp tục giữ
im lặng và bù đầu vào việc nghiên cứu của bà .
Vào tháng ba, 1938, v́ t́nh trạng trở nên nguy cập và khó khăn cho bà
hơn, nên ngày 13 cùng tháng, bà phải trốn khỏi Đức. Bà phải
cải trang để tránh không bị phát hiện trên
đường đi đến biên giới Đức. Với sự giúp đỡ của một số đồng nghiệp, bà
trốn được sang Hà Lan với vỏn vẹn chỉ 10 đồng mark c̣n lại trong ví và
sau cùng bà đến Stockhom (Thụy Điễn). Cũng may mắn một thời gian sau
đó, bà thiết lập được quan hệ làm việc với GS Niels Bohr.
Qua trung gian của Niels Bohr, thỉnh thoảng bà gặp
GS Hahn – người cộng tác nghiên cứu với bà trong thời gian hai người
c̣n ở Đức- tại Copenhagen (thủ đô của Đan Mạch) và tiếp tục trao đổi
và thảo luận về những kết quả và hướng nghiên cứu. Lúc này, bà
tiếp tục nghiên cứu về lănh vực bắn phá urani với
nơtron .
Otto Hahn bên Đức cũng nghiên cứu đề tài tương tự.
Hai bên trao đổi kết quả nghiên cứu và chính bà Meitner đă chỉ
trích những thiếu sót trong những thí nghiệm ban đầu và thuyết phục
ông Hahn phải làm thí nghiệm trở lại với những biến số thay đổi mới.
Vào ngày 19 tháng 12, bà nhận một lá
thư từ Otto Hahn cắt nghĩa thí nghiệm của ông và người trợ tá
của ông – Fritz Strassmann, cho rằng
bắn phá hạch của urani (uranium) với nơtron cho ra bari (barium). TS
Hahn cho rằng đây là “sự vỡ
tung
của hạch”, nhưng không chắc chắn về cơ cấu vật ly của hiện tượng này.
Bari có khối lượng nguyên tử 40% nhẹ hơn uranium và không có thí
nghiệm nào trong quá khứ về phân ră phóng xạ có thể cắt nghĩa được
nguyên nhân của sự khác nhau quá lớn về khối lượng của hạch trong phản
ứng này. Làm thế nào hạch uranium có thể bị “vỡ vụn” thành
bari? TS
Frisch- người cháu của bà Meitmer có vẻ bi
quan, nhưng bà tin tưởng vào kết quả thí nghiệm này v́ bà đánh giá rất
cao về khả năng chuyên môn của TS Haln về lănh vực thí nghiệm hóa
học.
Có lần, Frisch hỏi bà
Meitner
: “có
thể nào TS Hahn gặp phải vài sai lầm trong lúc làm thí nghiệm không?”
Trả lời câu hỏi này, bà Meitmer đáp lại:
“ không,
ông Hahn là một nhà hóa học giỏi và thận trọng nên không thể nào có
thể phạm sai lầm như thế”. Vào đêm
trước ngày Giáng Sinh, bà Meitner gặp Robert Frisch tại một
ngôi làng gần Stockholm để thảo luận kết quả thí nghiệm của GS Haln.
Dựa vào lư thuyết của Niels Bohr, bà có thể
cắt nghĩa thành công cấu trúc của nguyên tử urani phản ứng với bari
và đưa ra kết luận rằng nơtron chậm của nguyên tử bari phản ứng với
hạch của urani, gây ra sự phân hạch. Kết
luận của bà căn cứ trên dữ kiện là trọng lượng của vật chất mới tạo ra
cân nhẹ hơn tổng số trọng lương của những vật chất đầu
vào , và một
lượng năng lượng khổng lồ được phát sinh. Rồi bà tính năng lượng phát
sinh, và năng lượng này tuân
theo dự đoán trong phương tŕnh E= mc2 của Einstein.
Đối diện với trạng huống rất khó
khăn về tài chánh và nỗi lo sợ về an ninh của một “người tị nạn”, lại
không có pḥng nghiên cứu và không nói được tiếng Thụy Điển; bà
Meitner phải dùng những ǵ bà có trong tầm tay như dùng mặt tuyết như
một tấm bản phấn- một công cụ tiện lợi nhất cho bà trong một làng nhỏ
lúc bấy giờ để cắt nghĩa và triển khai những ǵ bà đang suy
nghĩ. Thêm vào đó, đứng giữa ḷng thiên nhiên với không khí trong lành,
bà có thể “thung dung tự tại“ theo đuổi
ḍng suy tư của ḿnh mà không bị quấy nhiễu, ḍm ngó…Mùa đông và tuyết
đă gian tiếp góp một phần- tuy là rất nhỏ- trong việc khám phá một
trong những phát minh lớn nhất của thế kỷ hai mươi. Thế nên đề tài
chúng tôi chọn cho kỳ này liên quan đến “tuyết và mùa đông”; một phần
v́ bối cảnh của sự khám phá phân hạch nguyên tử của GS Meitner; một
phần để thay đổi không khí sau một loạt bài “hơi khô khan” về vật lư
liên quan đến Kế Hoạch Manhattan. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ
tŕnh bày vài sinh hoạt và cảm nghĩ về mùa đông; nhưng không phải
trong bối cảnh ở Stockholm của Thụy Điển
mà ở Twin Cities- Minnesota; một tiểu bang có khí hậu giống Bắc Âu (gồm
có Thụy Điển, Đan Mạch và Na-uy) và có nhiều người vẫn c̣n giữ văn hóa
và truyền thống của vùng Bắc Âu nơi cha ông của họ di dân từ đó.
2. Câu chuyện mùa đông
Chúng tôi về sống ở vùng Twin
Cities, tiểu bang Minnesota này thế là đă hơn 33 năm rồi! Twin Cities
lúc đầu dùng để ám chỉ hai thành phố St-Paul
và Minneapolis
nằm cách nhau bởi ḍng sông Mississippi [3]; nhưng sau này có thêm
thành phố Bloomington nơi có Mall of America. Ban đầu, chúng tôi dự
định chỉ đến ở tạm vài năm cho vui rồi sau đó sẽ quay trở lại miến Nam
California. Rời Cali, nơi mà chúng tôi đă sống gần 6 năm với nắng ấm,
biển xanh và môi trường Á Châu gần gũi là “một điều hơi bất đắc dĩ”!
Một phần chính là v́ những lư do ngoài dư tính liên quan đến sự xung
đột pháp lư về bằng sáng chế đối với hăng Atlantic Richfield Company
hay ARCO (nơi tôi làm việc lúc bấy giờ) khi tôi và một số đồng nghiệp
dự định mở hăng chế tạo flat panel displays (hiển thị màn h́nh phẳng)
và một phần chúng tôi muốn trải nghiệm cuộc sống của một thành phố
vùng xứ lạnh. Tôi c̣n nhớ cái đêm chúng tôi đến
Twin Cities vào giữa tháng giêng năm 1985. Nhiệt độ bên ngoài
cộng với windchill khoảng -40 F. Chưa bao giờ chúng tôi gặp phải cái
lạnh như thế này! Từ phi trường đi về khách sạn, chúng tôi chỉ thấy
một màu trắng xóa leo lét với ánh đèn của
những con phố chúng tôi lái xe ngang qua. Nghĩa trang hay phố
phường? Công viên hay sân trường? Làm sao mà phân biệt! Sáng hôm
sau, máy xe không nổ; phải nhờ nhân viên của
khách sạn “câu” giùm.
Lúc đó, chúng tôi cảm thấy ḿnh “mạo hiểm” thật và chỉ
mong thời gian qua mau để trở về Cali.
Nhưng rồi “người muốn đâu bằng trời muốn”! Cái “duyên” của chúng
tôi với Minnesota càng ngày càng sâu đậm…
Càng lúc chúng tôi và gia đ́nh càng thấy thích cuộc sống ở Twin
Cities! Nên ba năm sau, khi cơ hội trở về lại miền
Nam Cali. đến “gơ cửa”, chúng tôi
lại chọn lựa ở lại!
St Paul
Có ḍng sông Mississippi
Chảy dài qua phố
St Paul Có những đại lộ
Rợp bóng người,
xe
St. Paul
Có những người lem luốc kéo lê
Mỗi ngày t́m sống
(Họ không cần nhà cao cửa rộng
Họ chỉ cần một mái ấm che thân
Trong những
ngày đông sắp đến thật gần!).
2.1 Đông về trong con phố
Mùa đông ở
Minnesota kéo dài từ năm đến sáu tháng.
Tháng giêng và tháng hai là hai tháng lạnh nhất
trong năm. Thường th́ mỗi năm cứ vào khoảng
Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) là có tuyết rơi!
Ngày lễ này được tố chức vào ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11.
Trước đó vài tuần, chúng tôi bắt đầu thấy những
đàn gà tây đi ngang qua lộ. Chúng đi thật chậm răi, thoải mái
như đang tận hưởng cảnh vật của vùng cây cối
chung quanh.
Một bầy gà tây ngang qua
Bước đi chầm chậm tưởng là
băi hoang
Đoàn xe
dừng lại thẳng hàng
Ngày vơi vạt nắng, chiều mang
gió về.
Có năm “tuyết đầu mùa” đến sớm
hơn; chẳng hạn như năm nay tuyết rơi vào
đầu tháng 11. Tuyết rơi xuống mọi nơi: trong thành phố, công viên,
trên những hàng cây khô nằm trần trụi trong nắng.
Tuyết rơi từng cánh nhỏ
Lả tả trên mặt đường
Chú chim
buồn đứng ngó
Khách lạ bước bâng khuâng.
Tuyết rơi lúc nào cũng đẹp! Lúc
đang rơi và nhất là ngay sau khi tuyết rơi!
Cả vũ trụ như biến thân và bừng sống dậy.
Ngàn bông tuyết
Nở trên cành cây
Cả con phố
Như bừng sống dậy…
Điệu nhạc hoan ca
Màu trắng đậm đà
Nắng lên!
Như sao rơi
Như kim
cương lóng lánh
Rực sáng một góc trời
Lộng lẫy
lối đi qua.
V́ khí trời và mặt đất chưa đủ
lạnh , nên tuyết tan nhanh; để lại lóm đóm
vài mảng tuyết trên bờ cỏ. Đó đây vài đàn thiên nga trắng đang nhỡn
nhơ trên mặt hồ gần nhà! Chắc có lẽ đây là những ngày cuối cùng trước
khi chúng cất cánh bay xa về những vùng trời ấm áp [H́nh 1].
Đàn thiên nga đang tắm ḿnh
trong nắng
Màu trắng nơn nà điểm sáng mặt
hồ xanh
Nước nhẹ uốn quanh ṿng xoắn
theo ḍng
Mơn mỡn
bóng mây bàng bạc trôi theo gió.

H́nh 1.
Đàn thiên nga trắng bơi nhỡn nhơ trên mặt
hồ. Màu xanh lơ của bầu trời, màu xanh thặm của
hàng cây, màu trắng của tuyết và màu trong của nước đá ḥa nhập với
màu trắng của thiên nga tạo thành một bức tranh thiên nhiên thật ngoạn
mục, thật mát mắt (h́nh bên trái). Ánh mặt
trời chiều “ngoi ngóp” xuyên qua kẻ lá trên hàng cây, in bóng trên một
góc hồ tĩnh lặng (h́nh bên phải).
H́nh chúng tôi chụp hôm 11/13/2018.
Mặt hồ vẫn
chưa đông đá. Ngàn ánh sao rơi
lăng tăng trên mặt nước như đàn cá trắng
đang đùa giỡn trong nắng.
Thuở nào nắng đổ bên ḍng suối
Hơ ấm màn sương thắm cỏ xanh
Áo mỏng ai về trong gió lạnh
Bờ vai khum khúm.
Lá xa cành.
Thuở nào bông tuyết dáng mong
manh
Cánh vỡ chiều lên trắng khắp cành
Sặc sỡ vàng hoe màu nắng vỡ
Nước hồ xao động sóng lăng tăng.
Theo đường ṃn Gateway Trail,
chúng tôi đi vào con phố; xuyên qua những
con dốc nhỏ lấm tấm với dấu chân của ngựa, chó hoặc nai trên một tấm
thảm kết bằng lá rụng đủ màu.. Chúng tôi đi dọc
theo con suối nước chảy róc rách bên bờ cỏ xanh viền với màu
tuyết. Tôi nhặt một chiếc lá sồi đỏ thả xuống suối và nh́n con nước
cuốn đi xa…
Suối reo róc rách xuôi ḍng
Uốn quanh cụm đá rêu phong. Chảy
về
Cánh sồi vàng lá ngủ mê
Đỉnh cao gió hú đông về có hay!
Bỗng nhiên bụi
cây xao động. Khi
thấy chúng tôi, mấy chú nai con đứng khừng lại, với vẻ thận trọng và
ṭ ṃ. Có lẽ cơn tuyết về đă cho chúng biết
là mùa đông đă đến và chúng phải t́m một nơi ấm áp hơn để tạm trú thân.
Nai con t́m mẹ giữa đường
Tuyết rơi nặng cánh phố phường chợt xa
Chân ṃn lối nhỏ về nhà
T́m đâu nơi trọ cho qua đêm này?
Nét trinh nguyên bao trùm khắp mọi
nơi từ thành phố, con đường đến những rừng cây
chung quanh. Nóc nhà của tiệm Dairy Queen
trở nên hầu như trắng xóa, chỉ c̣n sót lại vài mảng màu đỏ cố
nhoi ḿnh lên tắm nắng. Quán Burger King sáng rực với ánh đèn màu xanh,
đỏ rộn rịp với khách ra vào. Đối diện bên kia đường Century nằm sừng
sững những ṭa nhà gạch gần tiêm xăng
Holiday tỏa từng cụm khói trắng như muốn sưởi ấm người lại qua.
Khúc nhạc vang lên cho một cảm giác ấm cúng, mặn
mà.
Đường tuyết trắng đưa tôi vào
giữa ḷng con phố
Những bông hoa nhơ nhỡn giữa ḷng trời
Bay nhảy tung tăng muôn cánh nhẹ rơi
Trong tiếng gió đong đưa đều nhịp khúc.
Quán
Caribou lại qua sóng người liên tục
Kẻ bán người mua vồn vă tiếng cười
Một cô gái góc cuối pḥng ngồi tư lự
Đậm nét suy tư. Đang
đợi? Đang chờ!?
Tuyết vẫn rơi và cô gái vẫn
mộng mơ
Người đến chậm hay là người không đến?
Liệu cơn gió có mang người trễ hẹn
Đến nơi đây cho vơi nỗi trông chờ!?
Lễ Tạ Ơn năm
nay nhằm ngày 22 tháng 11. Mặc dù con
tuyết đầu mùa đến từ đầu tháng, nhưng vào ngày lễ này, trong khi gia
đ́nh và bạn bè chúng tôi tụ họp nhau ăn
uống, bên ngoài chỉ thấy lác đác vài mảng tuyết trên thảm cỏ xanh!
Bầu trời có vẻ ảm đạm và u ám suốt ngày.
Chúng tôi vẫn cười đùa, tṛ chuyện vui vẻ
trong không khí đầm ấm và an b́nh. Năm nay, có vài
em sinh viên quyết định trở lại quê nhà làm việc vào tháng sau.
Nên hơi “buồn buồn đôi chút”; nhưng cũng mừng cho các em
được đoàn tụ với người thân sau một thời
gian dài xa cách. Đôi khi chợt nghĩ ḿnh là một nhà ga mà các em là
những con tàu; gặp nhau, quen biết nhau rồi chia
tay. Con tàu trở về quê nhà hay đi về những vùng trời xa!
Gặp nhau, rồi biết nhau
Trong t́nh thân bao ngày
Thời gian trôi quá vội
Mới đây! Giờ chia tay!
2.2 Nét vô thường trong mùa
đông
Sư tuần hoàn
của thiên nhiên có những biến đổi bất ngờ.
Những kiến thức ước định về thời tiết v́ thế cũng
thay đổi. Mấy năm gần đây, xứ “vạn hồ băng giá Minnesota” có
lúc có rất ít hay không có tuyết trong khi đó ở những vùng East Coast
như Massachusetts hay New York, tuyết cao đến 5-6 feet . Mức độ “ấm”
hay “lạnh” đôi khi được cảm nhận tùy theo
mỗi con người và tùy khí hậu chung quanh. Có khi giữa tháng giêng khi
nhiệt độ bên ngoài 0 F; chúng tôi cảm thấy “ấm áp” khi nhiệt độ lên
đến 10F và vào lúc mặt trời đang lên; lúc đó chúng tôi thường ra
ngoài đi tản bộ hay chạy bộ. Khi sống ở một nơi nào lâu, cơ thể con
người có khuynh hướng “làm quen” với khí hậu nơi đó! Một thí dụ điển
h́nh là trường hợp của vài em sinh viên đến từ Việt Nam: lúc mới đến
Twin Cities vào tháng chín mà mấy em than lạnh, “đứng run như cầy sấy”;
vài năm sau cũng mấy em này đi bộ trong campus mà không có áo lạnh!
Cũng có vài năm, như năm 1997,
cuối tháng mười hai mà chúng tôi vẫn chưa
thấy tuyết rơi. Lúc đó, ḿnh có cảm giác như thiếu vắng một cái ǵ rất
gần gũi, quen thuộc! V́ tuyết và Giáng sinh
có một kết nối vô h́nh; nên không có tuyết, Giáng sinh sẽ có một phần
nào mất mác!
Năm nay trời ấm lạ thường
Tháng mười hai ngỡ mùa thu mới về
Nằm trên chiếc ghế hôn mê
Để ngàn giọt nắng vỗ về giấc trưa.
Có năm cuối tháng tư tuyết vẫn c̣n
rơi!
Tháng tư
rồi.
Tuyết vẫn c̣n rơi.
Tháng tư rồi.
Gió hú tơi bời.
Bao giờ nắng ấm bên hàng liễu.
Để khúc ca vui rộn ră ḷng?
Tháng tư
rồi.
Bầu trời cao xanh.
Tháng tư rồi.
Chim hót hiền lành.
Bao giờ
nắng ấm trên bờ tóc.
Len lỏi qua thân, sưởi ấm ḷng?
Đàn bé ngây thơ cười trong mộng.
Ḷng trẻ tràn trề vạn ước mong?
Thiên nhiên cũng có những biến
chuyển bất ngờ : Có khi trời đang nắng.
Gió lại về.
Nhe nhẹ gơ cửa pḥng. Lá đổ qua song.
Gió về. Mang theo
những hạt mưa. Như âu yếm.
Như vuốt ve con phố.
Mát dịu ḷng người. Và mang lại niềm vui! Rồi…
Những hạt mưa thoáng chốc biến thành những bông
tuyết trắng. Bay kín ngập cả ṿm
trời.
Mênh mang như áng mây trời
Đong đưa phố cũ, ru lời ca dao
Như cơn mưa nhẹ th́ thào
Những bông tuyết đổ ŕ rào gió sang.
Cũng có khi bốn mùa đến trong cùng
một ngày: với buổi sáng hoa forsythia vàng nở rực và buổi chiều tuyết
đổ trắng sân. Và buổi trưa mưa về tắm gội ân
cần. Những cát bụi dính khằn trên khung cửa.
Hoa forsythia có nét na ná giống hoa mai,
nên chúng tôi trồng để nhớ đến quê nhà những ngày Tết đến! Màu vàng
của hoa phản chiếu dịu dàng trên màn tuyết trắng dưới ánh nắng mặt
trời mang lại sự lắng dịu cho ḷng người.
Buổi sáng
Hoa tươi cười
Cơn mưa về
Rủ cánh
Nắng lên
Nung nấu da trời
Chiều về
Nh́n lá vàng
Ngỡ ngàng
Tuyết rơi…
Sự
di chuyển luân hoàn của nắng và tuyết có
khi cho ta một cảm giác như trời đất đang đổi mùa: buổi sáng mùa xuân,
nắng lên hạ ấm, với ngày thu đến vào lúc trưa, rồi chiều đông lành
lạnh viếng thăm nhà.Ở một không gian và thời gian biến chuyển như thế
này, ḍng vô thường trở nên rơ nét và con người càng thấy ít bị ràng
buộc hơn về những tư duy và quy luật ước định.
8 giờ sáng
Cây nở hoa
với muôn ngàn bông tuyết trắng
Nhạc tưng bừng, nắng rộn ră vui ca
Sợi nhỏ lung linh, âm điệu hiền ḥa
Trổi nhịp khúc bay cao, xa, trầm bổng.
Nắng về đây, mùa đông đầy sức sống
Màu trắng b́nh an, rừng cây rộn tiếng thơ
Suối chảy êm êm, nhè nhẹ vổ bờ
Như tắm gôi, vuốt ve xanh đồi cỏ.
11 giờ sáng
Từng cánh hoa rơi tả tơi trên
lối nhỏ
Màu trắng nhẹ nhàng, tươi mát một ngày lên
Bỗng phút chốc hàng cây xoăi dài trơ trụi
Xuân mới về mùa thu lại bước qua!?
3 giờ chiều
Nắng vẫn yên vui, sang trọng
dáng ngọc ngà
Mây trôi nhẹ, bầu trời trong rực sáng
Hiện tại, tương lai ḥa cùng dĩ văng
Tuyết đổ xuống đời, đông mát rượi hôm nay.
Cuộc sống b́nh an, mặc thế sự
đổi thay
Mỗi ngày đến mang mùa xuân diễm tuyệt
Màu nắng, màu cây, màu trời, hoa tuyết
Cùng về đây trổi khúc nhạc tưng bừng.
Trời giữa đông mà cứ ngỡ đang
xuân!?...
Nếu
không biết trời đă vào đông, th́ chúng ta có thể cảm nhận đây là giữa
thu với gió mát trăng trong, với hàng cây
trơ trụi? Đâu có phải phải đợi đến tháng mười mới
t́m được những cánh lá đủ màu bay lả tả trong không trung
quyện kín thành những tấm thảm đẹp xinh trên mặt đường hay trong sân
cỏ c̣n xanh? Đâu có phải trong rừng thu
mới thấy “nhưng chú nai vàng ngơ ngác” của Lưu Trọng Lư? Ở nơi đây
h́nh ảnh “mùa thu lá rơi” phản phất ngay giữa mùa đông băng giá với
những cánh hoa tuyết và những chiếc lá sồi màu vàng hay hồng
đỏ rơi rụng từ những cành cây c̣n xanh lá
thắm và những chú nai con ngơ ngác đạp trên những đống lá khô c̣n sót
lại từ năm tháng trôi qua. Thiên nhiên được cảm nhận qua khung kính
của mỗi con người. Ḍng đời vô thường. Và
quy luật chuyển luân!
2.3 Bông tuyết và lá vàng
Lá vàng đề cập ở đây không chỉ có
màu vàng thôi mà kể cả những màu sắc khác như đỏ hồng, nâu, xanh, v..v...Rơ
nét và thơ mộng nhất là khi một cơn gió mạnh thổi về.
Ngàn bông tuyết trắng như nhảy múa cùng với những cánh
lá đủ màu rơi như những cánh bướm bay lượn trong không trung.
Gió trở về mang theo những điệu nhạc réo
rắt , hoan ca. Bông tuyết và lá vàng cho ta cảm giác được bay bổng
lên cao, thấu hiểu thế nào là trầm lặng hiền ḥa. Thiên nhiên bao la,
luân chuyển và đàn chim chiều bay rợp bóng
hát ca…
Chơi vơi giữa ḷng đời
Lang thang giữa bầu trời
Trong cơn gió đông lạnh
Cánh màu rơi muôn nơi.
Lá rơi.
Cành lá rơi.
Lả tả rộn sắc vàng
Ngàn đóa bông tuyết rụng
Trắng đường dài thênh thang.
Tuyết trắng quyện lá vàng
Nhảy múa điệu ca vang
Tung tăng màu nắng mới
Đón chào mùa đông sang!
Bông tuyết là biểu tương
của mùa đông, của sự bắt đầu và nẩy mầm (sinh);
trong khi đó lá vàng là dấu hiệu của mùa thu, của sự tàn tạ và kết
thúc (diệt). Sự gặp gỡ giữa bông tuyết và lá vàng xảy ra vào giai đoạn
chuyển mùa từ thu sang đông, diễn tả sự kết
hợp hài ḥa trong ṿng sinh-diệt. Chúng ta cũng có
thể t́m thấy sự ḥa hợp, đồng điệu giữa cánh lá vàng và bông tuyết
trắng ngay giữa hay thậm chí cuối đông.
Trong không có có
Trong trắng có đen
Trong muộn phiền có hy vọng
Trong lạ lùng có thân quen.
Ḍng đời vẫn chảy
Ḍng vô thường vẫn trôi
Hợp rồi tan
Ḍng sinh, diệt, luân hồi.
Tuyết đổ hôm nay
Màu trắng đẹp hoan ca
Mang sắc thắm
Điểm tô ngàn cây lá.
Vũ trụ, thiên nhiên
Mang về tất cả
Những thâm sâu
An hưởng trọn kiếp người.
Và ngày mai…
Đời măi đẹp thế thôi!
2.4 Màu nắng và mặt hồ
Tôi thường có thói quen đi bộ vào
sáng sớm trên mặt hồ sau một đêm tuyết rơi bao trùm không gian với một
màu tuyết trắng. Tôi đi thật chậm như quan sát;
như t́m ṭi. Tôi đếm những dấu chân tôi
trên vùng tuyết mới rơi xuống từ đêm trước.
Hơi thở vào nồng nàn
Hơi thở ra mát rượi
“Loon” gọi đàn kêu vang
Nắng về một ngày mới.
Nói về “loon” là nói về một loại
vịt đặc biệt, biểu tượng của tiểu bang Minnesota. Người bản xứ thích
loại vịt này v́ loại động vật này chẳng những rất đẹp mà có vẻ thủy
chung. Đi đâu cũng đi từng cặp!
Đôi mắt màu hổ phách
Cổ viền sọc trắng
Tiếng kêu vang
Tẩu khúc nhạc trên hồ.
Loon trở về
Vóc dáng thật nên thơ
Thật tuyệt đẹp
Lúc b́nh an. Lúc động.
Lúc hăng say
Làm mặt hồ lên sóng
Nước bắn tóe tung
Lóng lánh dưới nắng vàng.
Loon trở về
Mọi vật chợt hân hoan
Như chào đón
Một ngày đẹp trời đang đến…
Màu tuyết
lúc nào cũng đẹp.
Cũng trinh nguyên. Khiến tôi ngại ngùng khi
phải dẫm bước chân lên! Tôi nh́n những chiếc lá
khô ngỡ ngàng trong nắng. Và những cụm mây trắng lờ lững trôi
xa . Tôi thở hít làn không khí sớm mai
trong mát, hiền ḥa. Hơi thở tṛn đều.
Thăng trầm theo nhịp bước .
Luân lưu như một ḍng sông.
Đường vào tĩnh lặng.
Mỗi sáng mai
Tôi trải bước chân dài
Trên con đường ṃn nho nhỏ
Tôi đếm từng nhịp thở
Như đếm nhịp đời
Sinh, diệt, chuyển luân.
Càng lúc tôi
càng đi xa bờ. Thoáng chốc, tôi đến giữa
hồ lúc nào không biết! Mọi người h́nh như c̣n đang
dỗ giấc nồng. Nếu không có tiếng chim hót và tiếng xào xạt của
vài chiếc lá cuối cùng rơi, th́ có lẽ bờ hồ đang ở vào
một trạng thái êm lặng tuyệt diệu!
Nhẹ nhàng chân nhẹ nhàng
Những bước đều thênh thang
Nhịp nhàng chân nhịp nhàng
Lê bước ḷng mênh mang.
Mặt trời cũng
bắt đầu mọc lên từ phía chân trời. Cái
nắng sớm mai thật đễ thương làm sao! Có một chút ǵ ấm áp!
Nhẹ nhàng. Âu yếm.
Nâng niu. Tôi thương
màu nắng phản phất trên mặt hồ. Từng mảng
trắng làm tuyết màu trắng xóa. Mơn trớn đôi chân người tản bộ
sáng nay.
Nắng reo vang
Từng sợi vàng
Rộn ràng chân bước
Một ngày sang!
Đôi lúc tôi
dừng lại. Ngồi yên
lặng trên mặt hồ. Để từng tia nắng
len vào tim, vào phổi. Những cành thông rú lên trong tiếng gió làm
tung bay những mảng tuyết rơi khắp nơi.
Trắng. Cánh tuyết trắng mặn mà! Thỉnh thoảng tôi
nghe vài tiếng vang thật lớn của những tảng nước đá bị nứt trên mặt hồ.
Tưởng chừng như bờ hồ đang giận dữ. H́nh
ảnh của sự tàn phá, điêu tàn!
Ngồi đây.
Để nắng vô thân.
Để hồn rộng mở.
Điệu thơ cuối mùa.
Ngồi đây.
Tiếng gió đu đưa.
Âm thanh ngày cũ.
Bàng hoàng tiếng xưa.
Ngồi đây.
Nhớ lại vần thơ.
Bàn tay ngón mộng.
Mắt hờ màu yêu.
Nhớ về đến
những buổi chiều.
Người đi, kẻ ở buồn hiu con tàu.
Về đâu?
Ai đi về đâu?
C̣i tàu chợt hú nỗi đau điếng hồn.
Thỉnh thoảng tôi cũng đi bộ
vào buổi chiếu sau giờ làm việc. Những
tia nắng reo vang. Từng
sợi vàng. Tôi đi về hướng những ngọn đồi
điểm vết sẹo thời gian. Buổi chiếu vàng vơ
với vài vạt nắng c̣n sót lại trên thảm tuyết. Bầy trẻ đùa chơi
với tiếng cười gịn tan, hăng hắt từng âm điệu ngân vang.
Vũng tuyết trước mặt tôi đă nát nhàu với dấu chân
của nhiều người qua lại. Tôi dẫm
lên gót chân cũ nằm chồng chất lên nhau mang số kiếp dă tràng.
Kiếp đời- kiếp người. Chiều nay tôi đi
lang thang theo ḍng thời gian.
Nh́n ngày trôi...Trời xanh xanh no ứ mộng trong
lành. Văng vẵng đâu đây dư âm năm xưa vuốt
ve ngọt ngào. Cuối ngày gió lên lá khô bay bay nhạt màu nắng
phai. Cuối đời giờ đây nh́n năm tháng qua thấy
ḷng xốn xao. Tất cả giờ chỉ c̣n trong hoài
niệm. Bao nhiêu thành phố tôi đă đi qua?
Bao nhiêu cuộc đời tôi đă một lần bắt gặp! Có xa
lạ. Có thân quen.
Kỷ niệm có cay đắng. Có lúc êm nhẹ, hiền
ḥa.. Có lăng mạn mơn mang ḍng thơ xây
mộng . Có dại khờ say đắm thiếu suy
tư. Đời buồn vui vẫn luôn giữ nụ cười!
Có những
đêm đứng đợi khi phố đă lên đèn.
Có quán vắng xơa tóc ai buồn cuối mặt.
Cà phê nóng hong khô bờ nước mắt.
Vẫy tay chào nh́n dĩ văng trôi xa…
2.5 Rải rác đó đây vài chiếc
cḥi đánh cá
Trăng soi sáng cả mặt hồ
Đâu đây vài chái thô sơ sáng đèn
Tiếng người văng vẵng thân quen
Tưởng chừng tiếng gọi những ḍng sông xưa.
“Chái” ở đây là những chiếc “cḥi”
đánh cá mà người dân bản xứ thường mang đến lắp đặt trên mặt hồ vào
mùa đông.. Ice- fishing (hay gọi nôm na là
câu cá trên nước đá) là một tṛ tiêu khiển thịnh hành ở đây với mục
đích chính là giải khuây với gia đ́nh, bè
bạn vào dịp cuối tuần hay những ngày lễ. Họ tụ tập nhau
ăn uống, xem phim. Có khi ngủ
lại ngoài hồ ngay cả những đêm gió lớn.
Gió về rú mạnh giữa đêm đông
Sấm chớp rền vang sáng cánh đồng
Trên mặt hồ êm nằm tĩnh lặng
Chiếc cḥi nho nhỏ đợi đêm trăng.
Buổi sáng về. Những cô cậu bé con
để đầu trần nô đùa; chạy tung tăng với
những chú chó đuổi theo sau. Trông có vẻ vui nhộn, thích thú! Tuổi trẻ
h́nh như không biết hay không mấy để y đến cái lạnh là ǵ!?
Nắng đổ xuống nhẹ nhàng
“Cḥi” nhà ai tiếng cười vang vang
Đàn bé con đùa giỡn.
“Cḥi” đánh cá
này có nhiều loại thuộc nhiều cỡ khác nhau: có loại nhỏ như
những chiếc lều đi cắm trại, có loại lớn như trailers trong đó có
giường ngủ , camera và màn h́nh TV. Thường th́
trước Thanksgiving một hai tuần người ta bắt đầu đi câu cá. Họ
gan thật! v́ lúc đó mặt nước đá chỉ dày
khoảng 3-4 inches (7.5- 10 cm) mà thôi! Họ khoan những chiếc lỗ có
đường kính khoảng 22 inches (khoảng nửa mét). Một số người ngồi
câu ngay tại chỗ lỗ đă khoan [H́nh 2, bên
phải]; nhưng cũng có một số người thích ngồi câu từ bên trong những
chiếc cḥi ấm áp [H́nh 2, bên trái]. Có một số người dùng phương tiện
kỹ thuật hiện đại như màn h́nh camera, máy ḍ sóng
để câu cá lớn hơn với số lượng cá thu hoạch cao. Nhưng cũng có
vài người câu cá chờ thời “kiểu Khương Tử Nha”, ngồi cả hàng giờ chẳng
thấy chú cá nào đớp bóng!

H́nh 2.
Ice-fishing trên mặt hồ: ngồi chung với gia
đ́nh, bạn bè trong chiếc cḥi ấm áp (h́nh bên trái); hay ngồi ngay bên
ngoài trong cái lạnh rét người (h́nh bên phải). Những chú cá perch này
lên khoảng mặt hồ giăy dụa, khoảng một phút sau là chết ngay!
Google Images.
2.6. St Paul Winter Carnival
Trước khi đến Twin Cities, chúng
tôi thường có ư nghĩ là người dân bản xứ chắc ru
rú suốt ngày ở trong nhà vào mùa đông! Nhưng, sự
thật chúng tôi t́m thấy cuộc sống ở đây có nhiều hứng thú với rất
nhiều sinh hoạt đa dạng diễn ra. Hoạt động lớn nhất ở đây là St
Paul Winter Carnival được tổ chức hàng năm.
Theo tài liệu lịch sử, th́ lễ hội này được tổ chức như thách đố lời
trêu chọc và mai mĩa của một số kư giả ở
vùng East Coast khi họ thăm viếng Minnesota lần đầu tiên. Họ cho rằng
tiểu bang này giống như Siberia, và con người không thể sống được ở
đây! Lúc bấy giờ, một nhóm nhà kinh doanh ở Twin Cities làm việc với
thành phố Montreal (Canada), một nơi đă có Winter Festival rồi để học
lấy kinh nghiệm. Năm 1886,
thành phố Montreal không tổ chức Montreal Winter Festival v́ bệnh dịch
đậu mùa đang hoành hành ở đó. Thành phố
St Paul nhân cơ hội này tổ chức Festival đầu tiên bằng cách mời ông
Alexander Hutchinson – nhà thiết kế chính xây ice palaces từ nhiều năm
ở Montreal, sang xây ice palace đầu tiên tại St Paul vào ngày 1 tháng
2 năm 1886 [4] . Và từ đó, trừ những trường họp
đặc biệt, St Paul Winter Carnival được tổ chức hàng năm. Năm
2018, Winter Carnival kéo dài 17 ngày từ ngày thứ năm 25 tháng giêng
đến ngày thứ bảy 10 tháng 2- thời gian lạnh nhất trong năm. Trong suốt
thời gian này, có rất nhiều hoạt động diễn ra như thi đua thả diều,
câu cá, đua xe đạp, đua xe hơi [H́nh 3 & 4], đi t́m kho tàng, điêu
khắc tượng đá (ice).

H́nh 3.
Những hoạt động trên mặt hồ : Thi câu cá
với hàng trăm cái lỗ như hố bom nằm san sát nhau trên mặt hồ. Với số
người tham dự đông như thế này, có con cá nào dám “bén mảng” đến đáp
mồi!? (h́nh bên trái). Thi thả diều với đủ
loại diều thuộc nhiều h́nh dạng khác nhau (h́nh bên phải)-
Google Images.

H́nh 4.
Thi đua xe đạp qua những con đường tuyết đóng dày
(h́nh bên trái) và thi đua xe hơi trên mặt hồ (h́nh bên phải).
Những con diều sặc sỡ bay cao
Trắng, đỏ, vàng, cam đủ sắc màu
Chú bé chạy theo. Rời
tay mẹ
Trời xanh lồng lộng. Gió
lao xao.
Nhưng có lẽ nổi bật nhất là Grande
Day Parade, lễ đăng quang của gia đ́nh và quần thần của vua Boreas và
những lâu đài nguy nga lộng lẫy xây trên
tuyết. Gia đ́nh hoàng gia khá đông; ngoài King Boreas (hay c̣n gọi là
King of the Winds) ra , c̣n có những hoàng
thân quốc thích khác như: Queen of the Snows, Princess of Ice,
Princess of Snow, Queen of the Northlands, Princess of the Four Winds,
Princess of the North Wind , Princess of the South Wind và Prime
Minister [H́nh 5].

H́nh 5.
Gia đ́nh hoàng gia của vua Boreas (h́nh bên
trái). Gia đ́nh hoàng gia tham dự Grande Day Parade (h́nh bên phải)-
Google Images.
Những lâu đài nguy nga tráng lệ
Điện sáng trưng lóng lánh của một thời
Lộng lẫy trang nghiêm vua chúa lên ngôi
Áo rộng thướt tha, kiệu cao chiễm chệ
Hoàng đế mủ cao, oai nghiêm,
quyền thế
Công chúa thướt tha vóc dáng ngọc ngà
Bước rộng thênh thang gót nhẹ kiêu
sa
Người sống lại một thoáng về quá
khứ!
Năm 1986, 3M có tài trợ một phái
đoàn những chuyên gia điêu khắc từ Sapporo Nhật bản đến tham dự St
Paul Winter Carnival nhân dịp kỷ niệm 100 năm. Lúc
đó tôi c̣n làm việc ở 3M. Và được hăng giao
phó công tác giúp đỡ những người này trong suốt thời gian phái đoàn
thăm viếng và làm việc ở Twin Cities. Lần đầu tiên, tôi được
chứng kiến nghệ thuật điêu khắc trên đá của những nghệ nhân Mỹ và
Nhật [H́nh 6]. Ice Palace h́nh ở phía bên
phải có chiều cao 128 ft , chiều dài 90 ft và chiều ngang 90 ft. Lâu
đài này được xây với 20 ngàn tảng đá có tầm kích 42 inches (L) x 24
inches (W) x 23 inches (H). (Chú thích : 1
ft= 0.305 m; 1 inch= 2.54 cm).
Những tảng đá (ice blocks) này rất có màu xanh trong
cắt từ hồ Phalen gần St. Paul.
Du khách đến thăm viếng rất đông, nên mọi người
đều rất bận rộn. Một tuần trôi qua khá nhanh với nhiều kỷ niệm
đẹp khó quên! Tôi lại phải chia tay những
người bạn mới quen! Sau này chúng tôi vẫn thường
liên lạc cho nhau. Mọi người giờ đă già.
Mái đầu đă tóc sương bạc trắng hai màu và
đă có cháu nội ngoài đầy đàn! Ḍng thời gian!
Không đợi. Không chờ! Thoáng một chốc đă hơn ba mười năm rồi
nhỉ!?
Tóc ta bạc trắng mái đầu
Đời ta xuôi ngược con tàu thời gian.

H́nh 6.
Tác phẩm của nhóm điêu khắc Nhật từ thành phố Sapporo (h́nh bên trái)
và lâu đài trên tuyết (ice palace) nằm soi ḿnh dưới ánh trăng (người
ta gọi ice palace mà không gọi là ice castle v́ đây
là cung điện của vua Boreas!) do những
nghệ nhân thành phố St. Paul xây (h́nh bên phải)- Google Images.
2.7. Tuyết và trăng
Có những đêm trăng sáng.
Ánh trăng phản chiếu rực rỡ trên tuyết trông giống
như nắng hè. Có nhẹ nhàng.
Có gay gắt. Có đam mê.
Cả một vùng trời như sáng lên với sắc màu chói mắt.
Trăng lên tự phía sau nhà
Nơn nà tuyết trắng tưởng đang nắng hè
Chỉ c̣n thiếu vọng tiếng ve
Nếu không đă ngỡ đường về nẽo xưa.
Từ ban công nhà nh́n xuống
tưởng chừng như ḍng Trường Thi uốn quanh
bờ đá. Nước ḍng sông cuồn cuộn trôi về!
Những lúc như thế này gợi tôi nhớ lại nhiều ghê về vùng trời quá khứ!
Nhớ tiếng gọi đ̣. Nhớ
tiếng ve kêu. Nhớ tà áo trắng. Nhớ
hàng phương buồn trong mùa chia tay. Tôi đă
bỏ lại với ngọn triều thời gian quảng đời
non dại. Cả tuổi ấu thơ của tôi gắn liền với đất, với đồng ruộng,
luống cày và với những ḍng sông.
Đâu đây tiếng gọi đ̣ năm cũ
Văng vẵng câu ḥ vọng cuối thôn
Sóng nước Trường Thi như ghém trọn
Mảnh trăng ngày ấy thuở ban đầu.
Tuổi thơ của
tôi ngụp lặn trong màu lúa chín, trong vũng bùn đen vỡ đất cày
bừa với những chiều cùng bầy trẻ thả diều trên con đường làng vừa tạnh
cơn mưa. Tôi lớn lên với những buổi trưa trèo cây hái khế, hái sung.
Với những con người rộng lượng thứ tha.
Ḍng sông đă nuôi tôi lớn khôn
Mang phù sa bồi đắp cánh đồng
Cho bông lúa vàng hoe trong nắng hạ
Để cánh diều mang chở mộng trôi xa.
Ở tuổi thơ ấu của chúng tôi, màu
phương vĩ và tuổi học tṛ gắn liền rất khắn
khít và tṛn trịa. Nói đến mái trường thường nói đến hàng phương
vĩ và tà áo trắng.
Hai h́nh ảnh rất thân thương đă
khắt sâu vào vùng trời kư ức của chúng tôi.
Vào những chiều tan học:
Nhớ cánh phượng nhẹ rơi trên
mái tóc
Mái hiên xưa vôi trắng đă phai màu
Áo trắng một ḿnh dáng nhỏ về đâu
Chiếu tan học gót sầu qua cuối ngơ?
Hay vào giữa mùa hè trong mùa tan
trường:
Em về phượng đỏ tươi trên áo
Nắng hạ tṛn ôm bóng ngă dài
Tháng tám trời cao, muôn mộng ảo
Biển xanh cuồn cuộn sóng trôi về.
Nói về tuyết
và trăng, chúng ta phải nói đến hai h́nh tượng khác nhau, nhưng hổ trợ
cho nhau. Trăng và tuyết ḥa hợp và quyện
vào nhau tỏa một thứ ánh sáng rực rỡ nhưng nhẹ nhàng.
Không gay gắt như nắng hè.
Nhưng dễ chịu và tươi mát.
Trăng rọi xuống trên mặt hồ. Tỏa sáng khu
vườn. Và rực trắng cả sân.
Trăng lên qua núi, trăng tṛn
lắm
Sáng cả mặt hồ, sáng cả sân
Tôi đi dưới ánh trăng huyền ảo
Chân bước nhịp đời, rộn nắng lên.
Có những đêm
khi trời không lạnh cho lắm, tôi đi dạo trong khu vườn sau nhà.
Đi ngang qua rừng cây forsythia lác đác với vài
đóa hoa vàng c̣n sót lại. Rồi sau đó nằm
nhoài trên đống tuyết cao, nhắm mắt lại để cho tâm hồn lắng đọng trong
giây phút. Một cảm giác thật thoải mái và nhẹ nhàng! Giờ này
bên nhà chắc giao thừa đón Tết sắp sang! [5]
Tôi thương màu trắng, thương
màu tuyết
Thương ánh trăng tṛn qua nhánh thông
Cánh nhỏ vàng hoa rơi khuấy động
Không gian im vắng rộn chân người.
3. Hoài niệm
Tuyết và trăng.
Màu nắng và mặt hồ. Quyện kín và ḥa nhập
vào nhau như cùng một thực thể! Có những buổi sáng khi mặt trời mới
nhú, trên bước thiền hành, bất chợt tôi nh́n thấy những chiếc lá
vàng lác đác cố trườn lên khỏi lớp tuyết
trên mặt hồ. Giờ trở thành bầm tím.
Xác xơ. Bỗng đâu một
trận cuồng phong trở về. Cuốn những chiếc
lá trôi đi. Xa. Đi rất xa…
về một ṿm trời vô định. T́m lại những
chiếc lá khô. Sau một mùa đông dài?.
Như đi t́m dĩ văng. Chỉ c̣n những tàn phai!
Có những đêm về, tôi đi theo ánh trăng. Tôi
bước trên tuyết trắng .
Mặt trăng tṛn. Ṿm trời rộng treo cao.
Rồi đám mây trôi qua.
Che khuất ánh trăng. Trong phút chốc.
Mặt trăng bừng sáng lại. Ḍng luân chuyển.
Đổi thay măi măi. Sinh
diệt. Luân hồi.
Nồng mạch sống tái sinh. Tôi nh́n trăng.
Tôi nh́n mặt hồ. Rồi
nghĩ về thân phận ḿnh. Tôi bàng hoàng với
tiếng gió ru đêm. Với bước chân nai lạc đàn
xào xạt. Có bao niềm vui?
Có biết mấy chuyện buồn? Có những cái gọi
là may mắn, thân thương lại trở thành thất
vọng. Có những cái gọi là rủi ro, trách móc lại
mang đến niềm vui. Trong cái mất có cái c̣n.
Và trong cái c̣n có sự mất mác. Đạo giáo đă
chỉ dạy nguyên ly căn bản ngàn đời này!
Cố sống vui thanh thản trong ḍng dời vô thường.
Cố giữ cho ḿnh thân tâm thường b́nh an! Twin
Cities là thành phố tôi sống lâu
nhất trong cuộc hành tŕnh “đời”! Minnesota cho
tôi những niềm vui với bốn mùa luân chuyển. Với t́nh người cởi
mở rộng ṿng tay. Tôi yêu màu trăng, màu
nắng, màu trời. Tôi yêu màu trắng mặt hồ rực
sáng dưới ánh trăng. Tôi thích ngắm nh́n ngàn bông tuyết bay lượn quấn
quít với những chiếc lá vàng rơi muộn màng trong cơn gió lớn. Tôi yêu
những những con người t́nh nghĩa, rộng lượng, thứ tha.
Và tôi cám ơn đời đă cho tôi những tháng
ngày sống trọn!
Nếu không có ḍng sông,
Nếu không có bầu trời,
Nếu không có màu nắng,
Chắc đời buồn biết bao!?
Nhờ ḍng sông,
Màu nắng hết xanh xao.
Nhờ bầu trời,
Màu xanh thành hy vọng.
Cám ơn đời,
Tôi sống trọn bao năm!
Mùa Tạ Ơn 2018
4.Tài
liệu tham khảo
[1]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Nobel-Prizes-Part-9-2016.htm
[2]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Nobel-Prizes-Part-17-Enrico-Fermi.htm
[3]
Từ lúc tôi và gia đ́nh về
sống và làm việc tại Twin Cities, ḍng sông này rất thân thương đối
với chúng tôi. Lúc con chúng tôi c̣n bé,
chúng tôi thường đi picnic gần bờ sông trong những ngày đẹp trời.
Chúng tôi cũng có dịp thăm nguồn nước (headwater) của ḍng sông này ở
Itasca National Park, nằm ở miền bắc của tiểu bang Minnesota.
Đi đến đâu, nếu có cơ hội là chúng
tôi t́m ḍng sông
Mississippi để thăm viếng.
Chúng tôi thăm một số thành phố dọc theo hành tŕnh 2.500 miles của
ḍng sông qua Minneapolis, Winoca, tiểu bang Minnesota; Quad Cities,
Iowa; St. Louis, Missouri; Memphis, Tennessee và Baton Rouge, New
Orleans thuộc tiểu bang Louisiana. Ḍng sông bắt đầu với 7 hay 8 mét ở
Itasca, nới rộng thành khoảng 2.000 mét chiều ngang, chảy song song
với
Lake Pontchartrain ở Lousiana trước khi chảy mạnh mẻ và hào hùng vào
Gulf of Mexico. Nói đến
Pontchartrain là nói đến hai chiếc cầu song song dài 23.83 miles bắt
ngang qua hồ này ở gần thành phố
New
Orleans.
[4]
https://www.wintercarnival.com/about/history-of-the-saint-paul-winter-carnival/
[5] V́ không có hoa mai, nên mỗi
năm chúng tôi đón Tết với hoa forsythia.
Hoa này có màu vàng trông hơi giống hoa mai.
|