A series of
articles on “Nobel Prizes in Science & Technology” - Part
8
Lise Meitner: Một nhà Khoa
học Nhân bản
Trần Trí Năng
(University of Minnesota & Ecosolar International)
“Science makes people selflessly for truth and
objectivity; it teaches people to accept reality, with wonder and
admiration, not to mention the deep awe and joy that the natural order
of things brings to true scientist”
(Lise Meitner) [1]
Bài này mở đầu một loạt bài
viết về trường họp của GS Lise Meitner, một nhà khoa học lớn của thế
kỷ 20. Cộng đồng khoa học mệnh danh bà là
“người mẹ của năng lượng hạt nhân”. Albert Einstein có lần gọi
bà là Marie Curie của Đức. Bà đă nỗ lực
không ngừng vượt qua thành kiến về phụ nữ đối với những công tác liên
quan đến khoa học và giáo dục trong xà hội lúc bấy giờ và sự kỳ thị
chủng tộc trong việc đàn áp người gốc Do Thái trong thời kỳ Đức Quốc
xă. GS Meitner và GS Otto Haln là hai
người người đầu tiên trên thế giới đă khám phá và cắt nghĩa thành
công hiện tượng vật ly xảy ra khi urani (uranium) bị bắn phá với
nơtron (neutron). Bà Meitner lư luận rằng
hạt nhân của urani có thể bị tách ra thành hai hạt nhân nhỏ hơn (gọi
là phân hạch của nguyên tử), và cho ra môt lượng năng lượng khổng lồ
dựa theo phương tŕnh E=mc2 của Einstein. Thành công này đưa đến việc
chế tạo bom nguyên tử dùng trong chiến
tranh mặc dù bà chỉ nghĩ đến những ứng dụng cho ḥa b́nh mà thôi.
Người cháu và cũng là người cộng tác với bà ở Thụy Điễn – TS Otto
Robert Frisch sau này là thành viên của Kế hoạch Manhattan khi ông
này tỵ nạn qua Mỹ cùng với một số khoa học gia khác gốc Do Thái kể cả
Leó Szilárd. Phân hạch nguyên tử cũng dùng
trong việc chế tạo năng lương nguyên tử, nguồn năng lượng phát điện
lớn nhất hiện nay. Bà không nhận được giải Nobel vật ly về công tŕnh
này ly do chính là v́ bà là người gốc Do Thái và là đàn bà.
Thay vào đó người lănh giải này và năm
1944 là TS Otto Hahn, người cộng tác với bà trong nhiều năm.
Bà Meitner và TS Hahn được đề cử nhiều lần từ năm
1939; nhưng v́ có nhiều sự bất đồng y kiên trong những người quyết
định, măi đến 1944 mới quyết định. Sau khi Hitler lên nắm chính
quyền năm 1933, “ngậm bồ ḥn làm ngọt”, bà tiếp tục lao đầu trong
công tác nghiên cứu; nhưng chỉ được vài năm, sau cùng vào năm 1938 bà
phải trốn khỏi Đức v́ bà là người gốc Do Thái. Với sự giúp đỡ của
Haln và một số đồng nghiệp, bà cải trang và “vượt biên” sang Thụy Điễn
ở cái tuổi 60 với vỏn vẹn chỉ 10 đồng mark
c̣n lại trong ví. TS Haln cũng không tiết lộ mức
độ đóng góp khả quan của bà. Ly do v́ sao cũng không rơ: một
lẽ v́ lúc đó ngay vào thời điểm Thế Chiến Thứ Hai sắp kết thúc và
Haln bị áp lực xă hội và chính trị v́ ông ta không theo phong trào
ủng hộ Nazi nên muốn tránh sự hiểu lầm và có thể “bị trừng phạt” nếu
có thành tích cộng tác với một khoa học gia gốc Do Thái như bà Meitner;
một lẽ nữa có thể chính phủ Đức muốn lấy lại danh dự cho Đức sau bao
năm bị kiệt quệ tinh thần và vật chất trong chiến tranh!?
Mặc dù không đồng y với quyết định của Hàn Lâm
Viện Hoàng Gia Khoa Học Thụy Điển về quyết định “nặt mùi chính trị”
này, bà vẫn tiếp tục giữ yên lặng và không bao giờ viết
về tiểu sử hay hồi ky ǵ về ḿnh. Nếu
không được những người cộng tác tiết lộ rộng răi về
công tŕnh đóng góp của bà trong lănh vực phân hạch nguyên tử, th́
chắc chắn sự đóng góp của bà sẽ đi vào quên lăng. Ngoài ra,
số nguyên tử 109 trong bản tuần hoàn do bà khám phá được cũng
được đặt tên Meitnerium (Mt). Sau này bà
nhận nhiều giải thưởng quan trọng và được mời sang Mỹ dạy và có gặp
tổng thống Truman.
1. Tản mạn bên lề
Về
thăm lại con đường cũ. Ḷng chợt thấy nôn nao.
Một cái ǵ cảm thấy quá xa nhưng đến thật gần!
Hôm nay đây tôi về thăm phố cũ
Thăm đường xưa, thăm những bước chân xưa
Tôi
thương quá những mảng trời quá khứ
Những
mùa trăng hoa trắng rộn chân về.
Từ
ga Kyoto, chúng tôi dùng đường JR Nara Sen
để đến Fushimi Inari Taisha. Đây là đền thờ những
vị thần về lúa và thương mại. Nổi tiếng nhất ở đây
là khoảng 10 ngàn cổng torii màu đỏ chói đứng khít bên nhau.
Quang cảnh này làm nhớ lại h́nh ảnh của Chiyo-chan
chạy tung tăng giữa những torii này trong truyện “Memoirs of a
Geisha” [2]
Con dốc
dẫn đến Fushimi Inari với hàng quán nằm
yên tĩnh hai bên. Cơn mưa phùn vừa đến
như muốn tắm gội những bụi bặm thành phố. Lác
đác vài giọt mưa rơi.Từng hạt. Lại từng hạt.
Nhỏ. Trên vai.
Trên tóc. Kỷ niệm trở
về. Như mời gọi.
Xa xưa. Sau bao tháng ngày nay nắng mai mưa.
Bước chân tôi đi chầm chậm.
Trong mưa. Âm thanh
nặng trĩu. Dư thừa. Khi
gần đến Taisha, cơn mưa chợt tạnh. Mặt trời
vừa thức giấc. Bầu trời trở nên quang
đăng với vài mảng nắng vàng lung lay trên cành cây, nhảy múa trên mặt
đường. Hai chú chim bồ câu nhảy nhót dễ thương.
Ngơ ngát nh́n mọi người đi qua.
Rộn ră phố phường. Bắt đâu một ngày mới!
Xuyên qua
Senbon torri, chúng tôi theo con đường ṃn
đi lên đỉnh núi. Người lên kẻ xuống vồn vă hỏi
chào. Vài người mặt y phục với chiếc gậy trong
tay. Có lẽ họ là những Yamabushi đi hành
hương không chừng!? Rừng tre nằm sâu trong thung lũng
vi vu. Điệu gió vi
vu. Kẻo kẹt như tiếng vơng đu đưa. Mẹ hát
ru con ngủ. Những khối
đá chồng chất lên nhau thành những tường chắn cao. Hàng lau
lao xao. Với rong rêu xanh thắm thử thách
màu năm tháng [H́nh ! & 2]
.
Chúng
tôi đi ngang qua nhiều bức tượng Kitsune (chốn)
ngậm nhánh lúa và nhiều ngôi đền khác. Đi một
đoạn khá lâu, chúng tôi dừng chân ở trạm nghỉ Yotsutsuji. Vài
cổng Torii đứng chênh vênh nh́n xuống thành
phố Kyoto đang trải dài phía chân trời. Tắm nắng
[H́nh 1]. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, chúng tôi lên đến đỉnh
núi Ichinomine của núi Inariyama. Một buổi
sáng trôi qua. Trong vui cười, sảng khoái.
.gif)
H́nh 1.
(a) Senbon torii ở Fushimi Inari Taisha; (b) trạm nghỉ Yotsutsuji ở
Inariyama (Yahoo images)
.jpg)
H́nh 2.
Rừng tre và những cây rêu màu xanh trên
đường lên tới đỉnh Ichinomine.
2.Vài
nét về bà Meitner
Sinh 7
tháng 11, 1878, Vienna, Austria và mất vào ngày 27 tháng 10, 1968 tại
Cambridge, Anh Quốc.
Bà là con
thứ ba trong tám người con trong một gia
đ́nh thuộc loại thượng lưu người Do Thái {H́nh 3}.
Ba bà là một trong những luật sư đầu tiên của
thành phố
Vienna.
Vào thời điểm đó, phụ nữ cấm không được
học đại học. Mặc dù thế, gia đ́nh vẫn mướn thấy về dạy riêng bà về
toán và vật ly và cuối cùng với vài thay đổi về chính sách ở đại học
vài năm sau, bà Meitner được nhận vào
Vienna University vào năm 1901. Bà cũng may mắn được lấy lớp và làm
quen với GS Ludwig Boltzman.
Những bài giảng về những hiện tượng vật ly
của vị giáo sư này rất hấp dẫn; đưa sinh viên vào thế giới huyền nhiệm
và ly thú của những hiện tượng vật ly . Đây cũng là ly do bà đă quyết
định chọn ngành vật ly cho công tác nghiên cứu và lẽ sống của bà sau
này. Bà nhận học vị tiến sĩ vào năm 1905.
Bà làm trơ tá cho GS Max Planck ở
Berlin
University vào năm 1907.
Sau này bà trở thành người đàn bà đầu tiên làm giáo sư vật
ly ở Đức và vừa làm trưởng khoa ở Kaiser
Wilhelm Institute (tiền thân của Viện nghiên cứu nổi tiếng Max Planck
Institute). Bà nghiên cứu sự phóng xạ của
nguyên tố rađi (radium), thori (thorium) và actini (actinium) và phóng
xạ beta. Bà cũng tách ra dược nguyên tố đồng vị
proactini (isotope protactinium) có tính ổn định nhất.
Ngoài ra, bà cũng khám phá ra Meitnerium với số nguyên
tử 109 trong bảng tuần hoàn được đặt theo
tên bà. Ở Berlin University, , bà cộng tác
với TS Otto Haln từ năm 1926 đến 1933 [H́nh 4].
Năm 1930, bà Meitner dạy vật ly nguyên tử và hóa học cùng với Leó
Szilárd. Sau sự khám phá ra nơtron vào
đầu thập niên 1930s, cộng đồng khoa học dư đoán là có thể tạo ra
những nguyên tố nặng hơn urani (số nguyên tử 92) trong pḥng thí
nghiệm. Một sự chạy đua khoa học bắt đầu giữa nhóm của Ernest
Rutherford ở Anh, Irène Joliot-Curie (con gái của bà Marie Curie) ở
Pháp, Enrico Fermi ở Ư và nhóm Meitner & Haln ở Đức. Lúc đó, tất cả
đều quan niệm rằng đây là một nghiên cứu có triễn vọng đưa đến giải
thưởng Nobel!
Khi Adolf Hitler lên nắm chính quyền vào năm
1933, Meitner vẫn c̣n làm trưởng khoa vật ly ở
Wilhelm Institute. Mặc dù bà có thể được bảo vệ bởi v́ bà có quốc
tích Áo, tất cả những đồng nghiệp của bà gốc Do Thái, kể cả Robert
Frisch (con của người chị của bà), hay Leó Szilárd đều bị bắt buột
phải từ chức hay bị sa thải. Hấu hết rời khỏi Đức.
Bà vẫn tiếp tục giữ im lặng và bù đầu vào việc nghiên cứu của
bà . Vào tháng ba,
1938, t́nh trạng trở nên nguy cập và khó khăn cho bà hơn. Vào
ngày 13 cùng tháng, bà phải trốn khỏi Đức. Bà phải cải trang để không
bị phát hiện đi đến biên giới Đức; và với sự giúp đỡ Otto Haln và một
số đồng nghiệp, bà trốn được sang Hà Lan với vỏn vẹn chỉ 10 đồng
mark c̣n lại trong ví. T́m việc làm với
University of Groningen không thành công. Với sự giúp đỡ của
vài đồng nghiệp bà chuyển sang Stockholm
làm việc trong pḥng nghiên cứu của GS Manne Siegbahn’s; nhưng ông này
có vẻ kỳ thị dối với những phụ nữ làm công tác khoa học. Khi đến Thụy
Điễn, bà trở nên cô lập , không có pḥng
nghiên cứu riêng của ḿnh, không người trơ tá; thêm vào đó bà không
nói được tiếng Thụy Điễn. Nhưng cũng may mắn trong thời điểm này
bà thiết lập được quan hệ làm việc với GS
Niels Bohr và thường đi lại giữa Stockholm và Copenhagen. Thỉnh
thoảng , qua trung gian của Niels Bohr, bà
gặp ông Haln tại Copenhagen để trao đổi và thảo luận luận kết quả
nghiên cứu. Ông Haln phải giữ bí mật những cuộc
gặp gỡ này để tránh những phiền toái có thể gặp phải với chính quyền
Đức Quốc Xă. Trong thời gian này, bà vẫn
tiếp tục cộng tác với Otto Haln. Lúc này, bà hướng hướng nghiên
cứu của ḿnh về lănh vực bắn phá urani
với nơtron . Otto Haln bên Đức cũng nghiên
cứu đề tài tương tự và bà Meitner là người cắt nghĩa cơ bản vật lư
những hiện tượng ông Haln t́m được trong pḥng thí nghiệm của ông.
Hai bên trao đổi kết quả nghiên cứu và chính bà Meitner đă chỉ trích
những thiếu sót trong những thí nghiệm ban đầu và thuyết phục ông
Haln phải làm thí nghiệm trở lại với những biến số thay đổi mới. Kết
quả cuối cùng là ông Haln và người trợ tá của ông – Fritz
Strassmann bắn phá hạch của urani
(uranium) với nơtron chậm của bari (barium) ; và bà Meitner đă cắt
nghĩa thành công hiện tượng vật ly này, đưa đến đề tài “sư phân hạch
nguyên tử” của giải Nobel vật lư năm 1944-
Câu
chuyện diễn ra như thế này: vào đêm trước ngày Giáng Sinh, Bà Meitner
gặp với người cháu trai của bà TS Robert Frisch tại một ngôi làng gần
Stockholm để thảo luận kết quả thí nghiệm của GS Haln. Dựa vào lư
thuyết của Niels Bohr, bà có thể cắt nghĩa thành công cấu trúc của
nguyên tử urani phản ứng với bari dùng mặt tuyết như bản phấn và đưa
ra kết luận rằng nơtron chậm của nguyên tử bari phản ứng với hạch của
urani, gây ra sư sự phân hạch. Kết luận của bà căn
cứ trên dữ kiện là trọng lượng của vật
chất mới tạo ra cân nhẹ hơn tổng số trọng lương của những vật chất
đầu vào , và một lượng năng lượng khổng lồ được phát sinh. Rồi
bà tính năng lượng phát sinh, và năng
lượng này tuân theo dự đoán trong phương tŕnh của Einstein E= mc2.
Bà cũng có nhắc lại là bà cắt nghĩa điều bà mới khám phá trong lần
gặp mặt lần đầu với Albert Einstein tại Salzburg năm 1909; lúc đó
Einstein bảo bà là khối lượng (mass) bị mất trong phản ứng sẽ bằng
khoảng 1/5 khối lượng proton của urani . Với sự kiện này, Meitner và
Robert Frisch đă chứng minh phản ứng đầu
tiên của phân hạch urani (uranium fission). Bà Meitner và
Frisch gọi phản ứng này là phân hạch
(fission), dựa vào sự phân chia của tế bào trong sinh học theo thành
ngữ tiếng Anh. Meitner gửi cắt nghĩa t́m được cho Otto Hahn và Fritz
Strassmann, và họ phát biểu ngay lập tức như là công tŕnh khám phá
riêng của họ vào 6 tháng giêng , 1939 mà không đề cập ǵ đến tên bà
Meitner. Meitner không vội vă trong việc phát biểu , măi cho đến 5
tuần sau, vào 11 tháng 2 năm 1939 bà mới phát biểu trong cộng đồng
khoa học , mặc dù quá trễ để có thể giữ được vị trí ưu tiên trong việc
phát minh. H́nh 5 chụp bà Meitner ngồi
giữa Louis de Broglie và James Chadwick
tại Hội Nghị Solvay với những nhà khoa học đầu đàn trong ngành vật lư.
.gif)
H́nh 3.
(a) Lise Meitner in 1906 và (b) vào năm
1946 [3]
.gif)
H́nh 4.
Bà Lise Meitner với ông Otto Hahn trong
pḥng thí nghiệm của họ tại Đức [4].

H́nh 5.
Hội nghị của những nhà khoa học đầu đàn trong
ngành vật lư hạt nhân (Solvay Congress, Brussels, 1933)
Hàng ngồi, từ bên trái: Erwin
Schrödinger, Irène Joliot-Curie, Niels Bohr, Abram
Joffé, Marie Curie, Paul Langevin,Owen
Richardson, Ernest Rutherford, Théophile de Donder, Maurice de Broglie,
Louis de Broglie, Lise Meitner, và James Chadwick. Hàng đứng: E.
Henriot, Francis Perrin, Frédéric Joliot, Werner
Heisenberg, Hendrik A. Kramers, E.
Stahel, Enrico Fermi, Ernest Walton, Paul Dirac, Peter Debye, Nevill
Mott, B. Cabrera, George Gamow, Walther
Bothe, Patrick M. S. Blackett, M.
Rosenblum, J. Herrera, E. Bauer, Wolfgang
Pauli, M. Cosyns, J. Verschaffelt,
E. Herzen, John D. Cockcroft, Charles D. Ellis, Rudolf Peierls,
Auguste Piccard, Ernest O. Lawrence, Léon Rosenfeld.
(International Institute of
Physics and Chemistry, Courtesy American Institute
of Physics, Emilio Segrè Visual Archives).
4. Lời kết
Phát minh
của GS Meitner và GS Haln đă ảnh hưởng đến
năng lượng và cục diện thế giới toàn cầu. TS Meitner
là một nhà khoa học chân chính, không màn danh lợi. Bà đă tranh đấu
không ngừng, vượt qua những rào cản về phụ nữ, về ky thị và đàn
áp chủng tộc để thực hiện đam mê về vật lư
của bà. Trong bài viết tới, người viết sẽ giới
thiệu những nguyên lư cơ bản của sự phân hạch nguyên tử và những đề
tài liên quan khác.
5. Tài
liệu tham khảo
[1]
https://en.wikipedia.org/wiki/Lise_Meitner
[2]
Arthur Golden: Memoirs of a Geisha, published by Alfred A. Knopf, Inc.
1997.
[3] Robin Chaplin: Historical Background 2014,
2014 UNENE, University of Brunswick
[4]
https://en.wikipedia.org/wiki/Nuclear_fission
Minnesota, Mùa Giáng Sinh 2016
TTN
|