
Phương pháp
ngưng đọng hơi hóa học bằng plasma (PECVD)
Trần Trí Năng
(Univ. of
Minnesota & Ecosolar International)
Trong kỳ trước chúng tôi đă
tŕnh bày phương pháp chế tạo màng mỏng bằng cách ngưng đọng hơi hóa
học bằng nhiệt (thermal CVD, hay nhiệt CVD). Với phương pháp này, các
chất khí phản ứng với nhiệt và hơi của chất khí ngưng tụ trên mặt của
tấm nền tạo thành màng mỏng với thành phần hóa học mong muốn. Trong
kỳ này xin giới thiệu phương pháp
ngưng đọng hơi hóa
học bằng plasma, hay PECVD (Plasma - Enhanced Chemical Vapor
Deposition) thường được dùng trong công nghệ điện tử để chế tạo nhiều
loại màng mỏng bán dẫn với những tính năng khác nhau. Một số các màng
mỏng này là: silicon oxide, silicon nitride, đơn tinh thể silic, đa
tinh thể silic, vô tinh thể silic và carbon mang tính năng của kim
cương (diamond-like carbon).
Những đặc tính tổng quát của
hệ thống PECVD
(1) Nói đến PECVD là
nói đến hiện tượng glow discharge. Đây là một hiện tượng tự duy tŕ
ion phóng điện plasma yếu, trong đó có một số lượng bằng nhau về tích
điện dương và tích điện âm trong cùng một thể tích;
(2) Phóng điện
plasma tự duy tŕ trong pḥng chứa, nơi đó phản ứng pha hơi của các
chất hóa học và sự tạo thành màng mỏng xảy ra cùng một lúc; (3) Chất
khí được đặt trong điện trường, và ở giai đoạn đầu, điện trường có tác
dụng hầu hết với những hạt electron tự do nằm trong chất khí; (4)
PECVD có ưu điểm chính là độ lắng đọng cao ở nhiệt độ tương đối thấp,
điều này tạo thuận lợi cho việc tạo màng mỏng trên aluminum các chất
điện môi như silicon dioxide hay silicon nitride khả thi; (5) Có độ
dính tốt, ít pin holes và độ bao phủ tốt; (6) Tần số RF nằm trong
khoảng từ vài KHz đến GHz và (7) Ở những áp suất khác nhau từ 5
milliTorr đến 5 Torr, mật độ điện tử và mật độ iôn nằm trong khoảng 109
đến 1013/cm3; với năng lượng trung b́nh khoảng
1 đến 10 eV.
Những bước vận chuyển cơ bản
trong quá tŕnh PECVD
Quy tŕnh PECVD ở
h́nh 1 gồm những bước cơ bản: (1) Tạo nhiều thành phần phản ứng hóa
học trong khí pha bằng sự va chạm electron; (2) Vận chuyển những thành
phần phản ứng hóa học đến bề mặt của màng mỏng rồi (3) Bám dính vào
bề mặt của màng mỏng. Các hạt điện tử nhận năng lượng từ điện trường
đủ để va chạm với các phân tử chất khí phản ứng; (4) Những phân tử này
bị phân giải thành nguyên tố gốc, các loại ion, nguyên tử và nguyên tử
trong trạng thái kích thích; kết quả đưa đến phản ứng hóa học ở nhiệt
độ thấp hơn; (5) Những thành phần phản ứng năng động được hấp thụ trên
bề mặt của màng mỏng; (6) Sự hấp thụ và di chuyển tạo nên độ thích ứng
với h́nh thể của tấm nền do màng mỏng được tạo ra; (7) Không đạt được
hóa học lượng pháp (stoichiometric) v́ sự hiện diện của hydrogen ở
nhiệt độ tạo màng mỏng thấp, và (8) Tạo những sản phẩm chất khí phụ
như H2 , N2, O2.

H́nh 1 - Những bước vận
chuyển cơ bản trong quy tŕnh PECVD
Mô h́nh tiêu biểu
của hệ thống PECVD được thể hiện ở h́nh 2. Quy tŕnh chế
tạo màng mỏng có thể được cắt nghĩa theo tuần tự như sau: sau khi tấm
nền (có thể là tấm wafer) được đặt trên điện cực nền, pḥng chứa được
bơm đến độ chân không khoảng 10-6 đến 10-7 Torr,
bằng một hệ thống bơm gồm có chẳng hạn như bơm turbo và bơm cơ khí.
Một van chân không nhằm mục đích bảo vệ độ chân không trong pḥng chứa
và tránh hiện tượng dầu chạy ngược từ bơm cơ khí được thiết lập giữa
pḥng chứa và hệ thống bơm. Sau đó, các chất khi muốn dùng được đưa
vào pḥng chứa qua các ṿi gas. Tùy theo chất liệu màng mỏng muốn tạo,
chúng ta có thể dùng các loại gas khác nhau. Chiều dày của màng mỏng
tùy thuộc vào thời gian ngưng đọng hơi trong plasma.

H́nh 2 - Mô h́nh tiêu biểu
của hệ thống PECVD
Các ḷ phản ứng dùng trong
PECVD
Các ḷ phản ứng dùng
trong PECVD thuộc những dạng khác nhau: dạng điện cực song song
(parallel plate), dạng lô mini (mini-batch), dạng wafer đơn (single
wafer), hoặc với nguồn ion (ion source) hay dạng cộng hưởng.
-
Dạng điện cực song song: được ông Reiberg triển khai vào
năm 1974; hệ thống này được đưa vào quy tŕnh chế tạo IC vào năm
1976. Dạng này có h́nh thái giống như một bộ tụ điện (capacitor) gồm
có anôt và catôt. RF hay DC có thể dùng như nguồn điện lực. Các chất
khí phản ứng được dẫn vào pḥng chứa bằng lối ngang (sideways) hay từ
phần trên hoặc phần dưới của pḥng chứa qua hàng ngàn lỗ nhỏ của bộ
xuất gas để có thể tạo màng mỏng có độ đồng đều tốt hơn. Tần số ở vào
khoảng 60 Hz đến vài trăm MHz, nhưng tần số thông dụng nhất là 13,56
MHz. Khoảng cách của hai điện cực là 4-15 cm, tùy thuộc vào áp suất ,
lưu lương của gas, và điện năng. Nhiệt độ của tấm nền có thể lên đến
4000C và tầm kích của tấm wafer bị giới hạn ở đường kính
100 mm.
Nhược điểm của ḷ
phản ứng này là sản lượng thấp và các phiến vật liệu có khuynh hướng
rơi ra từ bức tường của pḥng chứa do sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ
lúc chất và dỡ các tấm nền.

H́nh 3 - Cấu trúc của ḷ phản
ứng dạng điện cực song song
- Ḷ phản ứng
dạng lô mini: có nhiều trạm; các trạm liên quan được
sắp theo ṿng tṛn; trong số đó có một trạm dùng để chất lên và dỡ
xuống các tấm wafers và các trạm khác dùng trong việc chế tạo màng
mỏng. Mỗi trạm được kiểm soát/điều khiển riêng biệt như một ḷ phản
ứng nhỏ với các thiết bị cần thiết như hệ thống điều chỉnh gas và
nguồn điện. V́ nhiệt độ trong các trạm là không đổi, nên hiện tượng
các phiến vật chất rơi từ bức tường của pḥng chứa ít xảy ra.
- Ḷ phản ứng
đơn: đây là một hệ thống cụm gồm có bốn pḥng phản ứng riêng
biệt, mỗi pḥng kết nối với một pḥng thiết bị trung ương dùng để chất
và dỡ các tấm wafer mà không cần phải thay đổi độ chân không trong các
pḥng phản ứng riêng biệt. Hệ thống này có thiết bị để rửa sạch pḥng
chứa bằng plasma và dùng để rửa các tấm wafer trước mỗi lần bao phủ
với màng mỏng. Hệ thống có độ bao phủ rất đồng đều (1-3%) (h́nh 4).

H́nh 4 - Sơ đồ của hệ thống
PECVD cụm với nhiều ḷ phản ứng, pḥng xử lư, cầu thang vận chuyển các
tấm wafer
(Precision 5000, Applied Materials Inc.)
- PECVD với
nguồn ion: nguồn ion đưa phân tử khí căn bản chính đến vật nền
để tạo thành màng mỏng. Ngoài ra, trên thị trường c̣n có nhiều nguồn
ion khác.
- Loại ḷ vi
ba cộng hưởng xyclotron (ECR reactor): dùng nguồn ECR (2,45
GHz ) để tạo plasma với mật độ plasma cao. Plasma được tạo ra do sự
cộng hưởng của vi ba và hạt electron trong từ trường. Ưu điểm của hệ
thống này là có thể tạo màng mỏng với tốc độ lắng đọng cao ở nhiệt độ
thấp. Kỹ thuật này c̣n dùng để đắp những khe hở có tỷ lệ co cao. Sự
kiện xảy ra bằng cách cân bằng tốc độ lắng đọng với tốc độ khắc
(etching rate) trong lúc tạo phản ứng các chất khí liên hệ, đồng thời
tạo và khắc ṃn màng mỏng bằng phún xạ
cùng một lúc. Điểm yếu của hệ thống này là do phụ tải nhiệt cao nên
ứng suất cao. H́nh 5 diễn tả nguyên tắc vận hành của hiện tượng này.
Trong hệ thống này,
plasma được tạo ra ở một buồng riêng biệt nằm trên buồng tạo màng mỏng
và nguồn plasma này được dẫn đến buồng phản ứng do hệ thống từ trường.
V́ mật độ plasma cao vào khoảng 1011-1013 ion/cm3
ở áp suất 1-10 milliTorr, tấm wafer thường được làm lạnh với helium.
Nhược điểm của loại máy này là độ đồng đều thấp, dễ tạo các phiến vật
chất trong pḥng phản ứng và giá thành cao.

H́nh 5 - Quy tŕnh bao phủ/khắc
màng mỏng trong hệ thống cao mật độ PECVD (HDPECVD)
PECVD dùng trong việc chế tạo
các chất điện môi (dielectrics)
Silicon
nitride
Thực ra silicon
nitride tạo ra bởi hệ thống này có dạng SixNxHy.
Màng mỏng được tạo ra ở nhiệt độ 250-4000C do sự hỗn hợp
của SiH4 và NH3 hay SiH4 với N2.
Màng mỏng tạo thành từ SiH4 và N2 có sức mạnh
đánh thủng thấp (low breakdown strength) và độ bao phủ step thấp, có
lượng N2 cao và lượng H2 thấp hơn là màng mỏng
được tạo từ hỗn hợp của SiH4 với NH3 [1,2]. Độ
lắng đọng từ phản ứng của SiH4 với NH3 nằm
trong khoảng 200-500 A/min. Ở áp suất chất khí khoảng 0.2-3 Torr. ,
silicon nitride cũng có thể tạo thành bằng cách dùng phản ứng
gas của SiH4-NH3-N2 ở nhiệt độ 3000C
[3,4]. Bảng đối chiếu 1 kê khai những đặc tính tiêu biểu của màng mỏng
silicon nitride chế tạo bằng phương pháp PECVD và phương pháp APCVD.
Những con số này chỉ dùng trong việc tham khảo tổng quát mà thôi bởi
v́ đặc tính của màng mỏng tùy thuộc nhiều vào lưu lượng gas, h́nh dạng
của buồng phản ứng, áp suất gas, độ bao phủ và nhiều yếu tố khác nữa.
Đặc tính của màng mỏng
|
APCVD ở 900C |
PECVD ở 3000C |
Thành phần hóa học |
Si3N4 |
SixNyHz |
Tỷ số Si/N |
0.75 |
0,8-1,0 |
Hệ số khúc xạ |
2.0-2.1 |
2,0-2,1 |
Ứng suất điện môi |
1x107 V/cm |
6x106 V/cm |
Điện trở suất |
1015- 1017ohm-cm |
1015ohm-cm |
Độ dăn nở nhiệt |
4x 10-6/C |
4-7x 10-6/C |
Độ bao phủ step |
fair |
conformal |
Tính thẩm thấu nước |
zero |
low |
Hằng số điện môi |
6-7 |
6-9 |
Bảng 1 - Đối chiếu các đặc
tính của silicon nitride chế tạo bằng hai quy tŕnh PECVD và APCVD
dùng hỗn hợp SiH4 -NH3-N2
Silicon oxide
Loại màng mỏng này
được chế tạo ở nhiệt độ của tấm nền nằm trong khoảng 200-3000C
từ phản ứng của các chất khí hoặc SiH4 với N2O
hoặc NO với CO2. Silane được pha loăng với argon. Hệ số
khúc xạ của silicon oxide thường thấp hơn silicon nitride.
Tetraethylorthosilicate (TEOS) hiện được ứng dụng nhiều gần đây như
nguồn chất khí trong việc tạo ra silicon nitride. Nhiệt độ vào khoảng
260-4200C, ở áp suất 360 milliTorr.
Silicon
oxynitride
Loại oxide này tổng
hợp các ưu điểm của màng mỏng silicon oxide và silicon nitride. Sự
hiện diện của oxygen làm giảm ứng suất (stress), hằng số điện môi, và
hệ số khúc xạ, trong khi đó nitrogen làm tăng độ phản kháng đối với sự
khuyếch tán của sodium ions, độ ẩm và những tạp chất khác.
PECVD trong việc chế
tạo
amorphous
silicon và polycrystalline silicon
Vô tinh thể silic
được tạo ở nhiệt độ của tấm nền nằm trong khoảng 200-3000C
từ các chất khí như monosilane, disilane, hoặc chlorosilane. Đa tinh
thể silic thường được dùng với vai tṛ gate điện cực hay emitter trong
linh kiện điện tử MOS. Ưu điểm ở màng mỏng silic tạo bằng PECVD có thể
liệt kê như sau: (i) Nhiệt độ tạo màng mỏng thấp; (ii) Ít cảm biến với
nhiệt độ tạo màng mỏng, (iii) Khả năng dùng nhiều dopant species mà
không ảnh hưởng đến độ lắng đọng chất khí và (iv) Độ lắng đọng cao.
Bảng 2 biểu hiện sự
so sánh giữa màng mỏng chế tạo bằng hai phương pháp APCVD và PECVD.
Nhưng con số này chỉ đưa ra khuynh hướng chung của hai hệ thống mà
thôi, v́ chi tiết c̣n tùy thuộc vào nhiều biến số khác dùng trong việc
chế tạo màng mỏng.
Các thông số |
APCVD |
PECVD |
Độ lắng đọng |
1.000-3.000 A/min (SiH4 based)
1.000-2.000 A/min
(TEOS based) |
5.000-6.000A/min. (SiH4 based)
5.000-7.000 A/min.
(TEOS based) |
Lượng hydrogen |
9-12 at.% |
3-5 at.% |
Ứng suất của màng mỏng |
Ứng suất căng |
Ứng suất căng (tensile) và ứng suất dồn nén
(compressive) |
Hệ thống chân không |
Không |
Có |
Bảng 2 - Bảng so sánh giữa
màng mỏng silicon chế tạo từ hai phương pháp APCVD và PECVD
PECVD trong việc chế tạo màng
mỏng tungsten
Thông thường, màng
mỏng tungsten (W) được tạo thành độ phản ứng của chất khí tungsten
hexafluoride (WF6) với hydrogen ở nhiệt độ tấm nền 3500C
có thể diễn tả như sau:

Với tần số 4.5 MHz trong hệ thống PECVD với hai điện cực song song,
tungsten với độ lắng đọng khoảng 40 A/min có thể đạt được. Ngoài ra,
người ta c̣n t́m thấy điện trở suất của màng mỏng giảm với sự gia tăng
của tỷ số H2/WF6. Màng mỏng W có độ bao phủ
step rất tốt, nhất là trong trường hợp các h́nh dạng có tỷ lệ co
(aspect ratio) cao. PECVD tungsten c̣n có độ kháng mạnh đối với hiện
tượng di chuyển electron.
PECVD
trong việc chế tạo màng mỏng kim loại đồng
Có hai phân tử khí chính trong việc tạo màng mỏng đồng trong hệ thống
PECVD: phân tử khí thứ nhất được biết là Cu(I) có một tich điện
dương, trong khi phân tử khí thứ hai được biết là Cu(II) với hai tích
điện dương.
Phản ứng hóa học xảy ra như sau :

Kết luận
(1) PECVD là một
phương pháp chế tạo màng mỏng được dùng rất nhiều trong công nghệ điện
tử để cung cấp silicon oxide, silicon nitride ở nhiệt độ thấp thường
khoảng 200-3000C. Đây là ưu điểm rất cần thiết trong việc
tạo màng mỏng silicon oxide trên aluminum hay lớp phủ (capping layer)
trên GaAs; (2) PECVD hiện đang được dùng để chế tạo vô định h́nh silic
dùng trong pin mặt trời và các hiển thị có diện tích lớn; (3) Về cơ
bản có 4 loại PECVD: PECVD tường lạnh với điện cực song song, PECVD
tường nóng với điện cực song song, PECVD với nguồn ion và PECVD trang
bị với ECR. Tuy nhiên trong việc chế tạo IC với tấm wafer lớn, tường
nóng PECVD thích hợp hơn; (4) Màng mỏng chế tạo bằng hệ thống PECVD có
độ dính tốt và độ bao phủ step tốt và ít pin holes. Không giống như
nhiệt CVD, màng mỏng silicon oxide và silicon nitride chế tạo dùng
PECVD không đạt được hóa học lượng pháp và có chứa khoảng 3-10 at.%
hydrogen, v́ PECVD vận chuyển ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt CVD. Về chất
khí, tetraethylorthosilicate (TEOS) bắt đầu đóng vai tṛ quan trọng
trong công nghệ IC v́ màng mỏng h́nh thành từ chất khí này có độ bao
phủ step và độ lấp lỗ trống rất cao. Nhược điểm của PECVD là plasma có
thể gây thiệt hại cho màng mỏng, v́ thế màng mỏng và linh kiện điện tử
dùng loại màng mỏng này có thể bị thoái hóa.
Tài liệu tham khảo
-
D.W. Hecks, J. Vac. Sci. Technology, A2, 244 (1984).
-
D.S. Smith, J. Vac. Sci. Technology, B8(3), 551
(1990).
-
W. Kern et al. J. Vac. Sci.
Technology , B4(5), 1082 (1977).
-
K. Seshan, Handbook of Thin Film Deposition, 2nd
Edition, Noyes Publications.
-
G. Samuelson and K. Mar , J. Electrochem. Soc. 129
(1982) 1773.
-
A.K. Sinha and T.E. Smith, J. Appl. Phys. 49 (1978)
2756.
-
Nang Tran, Thin Film Technologies, University of
Sciences, 2010.
ERCT : Bài nhận được ngày 26/7/2013
|