“But Fred Terman didn't
start Silicon Valley; the beginning of Silicon Valley was
a supernova.”
(William Hewlett)
1. Câu chuyện
bên lề thay lời tựa: “Mặt trái của một thiên đường”
Theo thống kê của
pḥng thương mại, tiểu bang Hawaii, th́ vào năm 2012, có khoảng 8
triệu du khách đến viếng thăm Hawaii, nhiều
nhất là Oahu và đă xài trên 14 tỉ đô-la. Trong sáu tháng đầu của năm
2013, có 1.200 du khách thăm viếng và số tiền tiêu dùng 2.6 triệu đô-la
mỗi ngày; riêng tháng sáu năm 2013, đă có hơn 700.000 người đến viếng
Hawaii và đă góp phần 1.3 tỉ đô-la cho nền kinh tế bản xứ.
Trong câu chuyện bên lề số này, người
viết muốn đưa tŕnh bày một bộ mặt khác của “thiên đường du lịch”
Hawaii [1]. Khi mới đến
thăm Oahu, chúng tôi được cho biết rằng West Shore không được nhiều
người thăm viếng như ở North Shore hay South Shore của Oahu.
Câu chuyện chấm dứt ở đó; nhưng rồi khoảng vài
tuần sau, v́ óc hiếu kỳ, chúng tôi đi
West Shore một lần
xem thử vùng này có ǵ khác lạ mà it khách du lịch đến thăm.
Chúng tôi lái xe trên H1 Highway đi về hướng phi trường; sau khi đi
ngang qua vùng Ko Olina Resort nổi tiếng với
những khu ngôi nhà đắc tiền và Makaha
Resort & Golf Club mà chúng tôi đă tŕnh bày trong số trước
[2]. Chúng tôi theo
highway 93 đi về hướng
West
Shore [H́nh 1, bên trái] . 9:30 sáng mà
ḍng xe bị kẹt cứng! Thấy có vẻ lạ v́ chúng
tôi đi ngược hướng về thành phố, làm sao giao thông lại có thể tệ như
thế này!? Nh́n kỹ một hồi, chúng tôi mới nhận ra
là đường 93 mỗi bên chỉ có một làn đường (lane) và công tác sửa đường
khắp nơi. Tệ hơn nữa là ở đây có nhiều đèn giao thông nên
xe chạy cứ 20 mét lại ngừng. Vă lại,
đường tương đối gồ ghề
với những miếng kim loại nhô lên làm bánh
xe dễ bị hư nếu chạy nhanh.
Tốc
độ c̣n chậm hơn rùa! V́ chúng tôi có hẹn ở thành
phố
Honolulu lúc 1:30 chiều nên nếu cứ tiếp tục với cái đà này, chắc khó
mà trở về thành phố kịp giờ.
Mà quay về bây giờ cũng khó v́ đường hai bên đều bị kẹt
xe. Thật là “tiến thoái lưỡng nan”, nên tôi
và nhà tôi quyết đinh ghé lại tiệm Mc Donald bên đường nghỉ giải
lao một hồi rồi sẽ trở về khi ḍng xe trở
nên dễ chịu hơn. Sau đó, chúng tôi đi t́m bưu điện để gửi bức
thư gửi trả tiền phạt đậu xe ở University
of Hawaii tôi mang theo mà quên bỏ vào thùng thơ bưu điện lúc c̣n ở
thành phố. Lúc đó vào khoảng 10 giờ sáng, bưu điện có mở cửa mà không
thấy nhân viên; tôi chỉ thấy tấm bảng ghi mở cửa từ 11:30 đến 2 giờ
chiếu. Tôi bỏ thư vào hộp thơ; nhưng khi trở lại xe, cứ phập phồng lo
sợ là không biết lá thư đóng tiến phạt có đến tay cơ quan đúng hạn
không v́ không biết đây người ta có làm việc không hay chỉ để tấm bảng
cho vui thôi!.. Biết là ḿnh nghĩ quẩn,
nhưng cũng hơi lo!! Ghé tiệm bán thực phẩm để mua
nước uống; chúng tôi thấy tiệm có phần sập sệ.
và phần lớn người ở đây có nước da ngâm đen
và một số người có nét Á Châu. Hỏi ra th́ được
biết chúng tôi đang ở thành phố tên là Waianae; nơi nhiều người bản xứ
sống.
11:00
sáng: bến xe bus có khoảng 7, 8 người . Họ
đi lại qua như đang nóng ḷng chờ xe đến.
“…Người đứng
cạnh người sắp hàng đợi bus :
Cụ già da mặt
nhăn nheo, chiếc lưng c̣ng uốn tṛn theo cây gậy ,
lê bước nặng nề kẽo kẹt đống lon.
Một người đàn bà
tuổi trạc 40 (có lẽ trẻ hơn nhưng thời gian làm gia hơn tuổi?!); nét
mặt ngâm đen và tóc cũng bắt đầu lóm đóm vài điểm trắng; chiếc răng
vàng khè nhom nhẹm nhai kẹo “chewing gum”.
Em bé nhỏ đứng
bên lấm lét mỉm cười.
Buổi sáng đă về;
chậm răi thảnh thơi …”
Chẳng
những Waianae nằm gần Ko Olina, mà c̣n nằm cách 2 miles từ sân golf
thuộc tầm cỡ thế giới.
Biển ở đây dơ, có một mùi hắt ra khó chịu v́ không người săn sóc; và
số người mang rác bỏ nhiều [H́nh 1, bên phải] .
Nh́n quanh thấy nhiều người “homeless” đi dọc theo
đường phố, đẩy chiếc “shopping
cart” kẻo kẹt; cồng kềnh chất đầy quần áo, chiếu mền và lọ chai.
“…V́ sao? Tôi tự
hỏi v́ sao có những con người tóc đă hai màu vẫn c̣n
lang thang từng góc đường con phố?
V́ sao?
Tôi tự hỏi v́ sao trong cuộc sống muôn màu sặc sỡ, phung phí xa hoa,
có những bà mẹ quần áo rách dơ cùng đứa con đứng tḥm thèm trước cửa
nhà hàng với tiếng nhạc rầm rộ loa vang?
V́ sao?
Tôi tự hỏi v́ sao dưới cùng một bầu trời trong xanh và màu nắng ấm dịu
dàng, băi biển nơi này đen thui, lấm tấm mảnh chai, rác rến, c̣n băi
biển ở Ala Moana cát mềm mát rượi gót chân?...”

H́nh
[1 ]
Con đường highway 93 chúng tôi lái xe đi ngang qua.(h́nh bên trái);
và băi biển dơ với nhiều rác rưới (bên phải) . (Robert
Johnson , Yahoo images).
Những người “homeless” này đi về đâu?
Khí hậu
Hawaii tốt nên người ta có thể sống
ngoài trời suốt năm; nhưng ai lại không muốn có một mái nhà “che nắng,
che mưa”!?
Riêng ở Honolulu với dân số 337.256, người bản xứ Hawaii chiếm 12.4%,
tức vào khoảng 41.781 người [3]
“…Nói ǵ cho hôm
nay
Với những người đang sống kiếp “lưu đày”?
Trên mảnh đất cha ông họ để lại
Quá khứ đâu rồi?
Hiện tại? tương
lai?...”
11:30 sáng: ḍng
xe vẫn c̣n “ứ nghẹn”; chúng tôi đi bộ dọc
theo con đường chạy song song với highway 93, qua những căn nhà sập sệ
ít ai săn sóc. Tiếng trẻ cười đùa át cả tiếng chó
sủa vang.
“…Em đi trên lề
đường; nhặt mót t́nh thương c̣n sót lại
Của người bộ hành vừa dẫm bước chân qua.
Em bé đi bên em. Hai chị em vừa nhảy nhót, vừa ca.
Những bước nhỏ. Đôi
tay thon vương lên cao hốt từng ngụm nắng…”
Một em bé ngồi trên
chiếc xe đẩy cũng muốn tham dự cuộc chơi
của những em bé lớn:
“…Em ngồi nh́n
nắng qua song
Trời xanh, nắng đổ ấm ḷng tuổi thơ
Ngày lên vài nốt nhạc thừa
Người chơi điệu cuối đong đưa gió buồn…”
Về lại thành phố, tôi “google” về
Waianae và được biết đây là nơi có nhiều “homeless” và phần lớn những
người này là dân bản xứ.
Vào năm 2013, để giải quyết vấn đề homeless ở Hawaii, thống đốc của
tiểu bang này đưa ra đề nghị cung cấp “vé phi cơ một ṿng”
( one-way tickets) cho những người homeless
này để gửi họ vào nội địa [4]. Nhưng h́nh như
không ai nhận cái “đề
nghị” này của ông thống đốc
Hawaii v́ đối với họ, đây là nhà của ho mặc dù họ có nhà thực hay
không. Những người “homeless” này thuộc đủ lứa tuổi từ những em bé [H́nh
2] , đến người lớn và những cụ già.Trên băi biển hay cách băi biển một
con đường , có cả làng người bản xứ gọi là “ Tent Village” [H́nh 3].

[H́nh
2] Các em bé có thể đi bộ đến trường và dong chơi ngoài biển sau khi
tan học.
Một số em đi đến các khu du lịch bán những ṿng cổ làm bằng vỏ ṣ để
kiếm tiến thêm (Robert Johnson, Yahoo images).

[H́nh
3] Tent Village (Robert Johnson, Yahoo images)
“…Tent Village
Cũng tên một thành phố biển.
Với những đống rác màu xanh,
Đầy ruồi nhặn bay quanh.
Tent Village
Dưới ṿm trời
cao xanh
Sóng vỗ trắng cuốn quanh
Những chiếc lon Coca
Những lọ chai màu trắng.
Tent Village
Đàn bé chạy nhảy
đùa quanh
Nhặt những vỏ ṣ đủ sắc màu
Kết thành những ṿng đeo cổ
Đuổi xô nhau đi t́m những khách hàng…
Tiếng cười lên
cao
Chót vót, ngân vang …”
2. Frederick Terman
2-1 Vài nét về GS Terman
Terman được sinh ra
đời vào ngày 7 tháng 6, năm 1900 tại thành phố English, tiểu bang
Indiana; và mất tại Palo Alto, California vào 19 tháng 12 năm 1982.
Ba ông, Lewis Terman, là một GS của
Stanford University.
Terman học cấp đại học về hóa học; sau đó lấy bằng Master về điện
(electrical engineering) ở Stanford University.
Rồi Teman tiếp tục nghiên cứu với GS Vannevar Bush ở Massachusetts
Institute of Technology và nhận bằng Doctor of Sciences về điện.
Terman dạy ở MIT một thời gian ngắn . Rồi
một dịp ông về California thăm nhà, ông bị bện lao
và quyết định ở lại đây v́ khí hậu miền bắc Cali.
thích hợp hơn cho việc dưỡng bệnh của ông.
Ông bắt đầu làm việc ở Stanford vào năm 1925. Từ 1925 đến 1941
ông dạy và nghiên cứu về đèn chân không (vacuum tubes), mạch điện và
thiết bị điện (instrumentation). Những sinh viên của ông kể cả Russel
và Sigurd Varian của Varian Associates, William Hewlett và David
Packard của HP.
Ông làm provost của Stanford từ 1955 đến 1965. Trong thời gan này, ông
bành trướng mạnh các khoa về khoa học, thống kê (statistics) và kỹ
thuật (engineering) để có thể xin được nhiều tiền tài trợ (grants) từ
Bộ Quốc Pḥng, góp phần vào sự lớn mạnh vào việc biến Stanford thành
đại học thuộc hàng đầu của thế giới. Terman cũng là hội viên sáng lập
ra Hàn Lâm Viện Kỹ Thuật Quốc Gia (National Academy of Engineering)
. Ông cũng góp công lớn trong việc giúp đở
tổng thống Park Chung-hee thành lập the Korea Advanced Institute of
Science sau này trở thành KAIST.

H́nh 4 : (h́nh bên trái) GS Federic Terman của Đại học Stanford (BS,
MS Stanford , Ph.D, MIT 1924) ; (h́nh bên phải): Leyland Stanford, cựu
thống đốc của tiểu bang California.
Ông này c̣n là một nhà kinh doanh về đường xe lửa, và mang lao động từ
Trung Hoa sang. Ông cũng là người sáng lập ra Stanford University.
2-2
Stanford Industrial Park
Theo tài liệu của Carolyn Tainai [5],
th́ vào năm 1950, Stanford University gặp phải vấn đề về tài chánh
trong kế hoạch phát triển nhanh chóng trường để đáp ứng nhu cầu đ̣i
hỏi sau chiến tranh, ban lănh đạo của trường quyết định chuyển nhượng
môt phần đất trong số 8.000 acres của trường -do Leland Stanford [H́nh
4, bên phải], thống đốc của tiểu bang California và là người sáng lập
ra Stanford University [H́nh 5] chuyển nhượng lúc trước- cho những
hăng xưởng trong ṿng 99 năm. Từ đó manh nha ra “Stanford Industrial
Park hay gọi tắc là Park hay SIP vào thập niên 50’s [H́nh 6]. Mục đích
chính là thiết lập một trung tâm kỹ nghệ cao và tạo cơ hội để những
hăng xưởng này làm việc với trường theo chủ trương của GS Fred Terman,
thuộc phân khoa điện của đai học [H́nh 4, bên trái
, ref.1],. Vào năm 1951,
209 acres của
Stanford được chấp thuận dùng để xây Stanford Industrial Park. Khách
hàng đầu tiên là Varian Associates, có liên hệ mật thiết với Stanford.
Ư tưởng thành lập SIP là kết quả sau cuộc viếng thăm Denver, Colorado
của Al Brandin, phó giám đốc ngoại vụ của trường. Stanford Industrial
Park này cũng được dùng để thực hiện kế hoạch chính của Frederik
Terman: ông này muốn biến Stanford University từ một đại học địa
phương với khó khăn kinh tế sang một đai
học có tầm cỡ quốc tế như MIT, nơi ông tốt nghiệp PhD.
H́nh 5.
Stanford
University vào đầu thế kỷ hai mươi.

H́nh 6: Stanford Industrial Park vào
thập niên 50’s.
Vaneevar Bush- GS hướng
dẫn của Terman- là một nhân vật có nhiều uy tin và ảnh hưởng đến chính
sách của chính phủ Mỹ trong thời gian chiến tranh.
Chính ông Bush là người đă đứng sau việc thiết lập
kế hoạch cho chính phủ Mỹ đầu tư nhiều đại học kể cả Stanford sau
chiến tranh. Terman nhận thấy tận mắt tầm
quan trọng của việc chính phủ Mỹ đầu tư và cũng đă nhận thấy mô h́nh
MIT thành đại học có tầm cỡ quốc tế dựa trên sự cộng tác của MIT với
những hăng xưởng nằm lân cận. Terman muốn thực hiện mô h́nh
giống như vậy ở Stanford, nhưng khổ nỗi là chung
quanh Stanford lúc đó vào năm 1946 chỉ có các nông trại trồng hoa quả.
Về việc này, theo ông, cần phải thay đổi!
Terman lập tức thiết lập ngay khả năng nghiên cứu
của Khoa Điện vào năm 1946 và ông được đề cử làm Dean. Ông đề
nghị một thể chế gọi là “salary splitting”; i.e., cán bộ giảng huấn
bắt buộc t́m hăng hổ trợ, chính nhất là chính phủ, để cung cấp cho đến
50% tiền lương của họ. Bộ Quốc Pḥng hổ trợ nhiều nghiên cứu dẫn đến
hệ thống vũ khí tiên tiến (advanced weapons systems) v́ lúc đó chiến
tranh lạnh với Liên Xô cũng đang bắt đầu.
Terman muốn cán bộ giảng huấn xin những funding này. Terman rất áy náy
lúc đó v́ những sinh viên ưu tú ngay sau khi xong cấp Maters và PhDs
phải đi làm việc ở vùng East coast, v́ nơi có công ăn việc làm tốt.
Thế nên ông bắt chước mô h́nh của MIT , ở
đó nghiên cứu của đại học có liên hệ trực tiếp đến sản phẩm thương mại
cho những hăng chung quanh Park. Và những sinh
viên làm việc ở những hăng này sẽ tạo những mối dây quan hệ tốt giữa
đại học Stanford và kỹ nghệ trong
Stanford Industrial Park.
Để thu hấp những hăng có R&D vào Park, ông
tạo “Honors Cooperative Program (HCP). Trong chương tŕnh này, nhân
viên của những hăng nằm trong Park có thể lấy lớp ở Stanford để học
cấp Masters và PhDs. Hăng trả “double
tuition” và việc này gia tăng lợi tức cho khoa.
Chương tŕnh này vẫn c̣n tiếp tục cho đến ngày hôm này qua các chương
tŕnh trên Internet. Một hấp dẫn nữa của
SIP là v́ Park và trường rất gần nhau về địa ly, nhân viên giảng dạy
được dành một ngày mỗi tuần làm công tác cố vấn; tạo ra lợi tức thêm
cho cá nhân họ. Đây cũng cho cán bộ giảng huấn cơ hội biết về
nhưng hăng này và công việc của họ để giới thiệu sinh viên đến làm sau
khi tốt nghiệp. Nội dung lớp học cũng thay đổi và nhiều khoa
(department) mới cũng được thành lập để thích ưng với những nhu cầu
mới.
Vào
thập niên 50s, nhận thức được sự quan trọng của ngành vật ly chất rắn
(solid state physics) sau sự phát minh transistors của Bell Labs, ông
mộ tập những khoa học gia trong ngành về làm việc cho trường và mở
“Steeple of Excellence”.Ông cũng lập nên “Industrial Associates
Program” trong lănh vực điện tử chất rắn (solid state electronics).
Vào cuối thập niên 50’s, ông nhắm vào 22 hăng mời
vào chương tŕnh này và mỗi hăng đóng góp tiền hội phí hàng năm được
trừ thuế (an annual tax-deductible gift) là $5,000. Chương
tŕnh này lan rộng đến những khoa khác; và
sau này có cái tên chung là Industrial Affiliate Programs. Ngày hôm
nay, có khoảng 40 programs như thế này ở Stanford, mang vào một số
tiền đóng góp hàng năm trên 10 triệu đô-la.
Varian Associates là khách hàng đầu tiên của Park.
Hăng này được thành lập bởi
Russel & Sigurd Varian
do kết quả nghiên
cứu từ Stanford vào năm 1948 dựa vào tiền tài trợ của chính phủ. Lúc
đầu hăng nằm ở một”garage” nhỏ ; nhưng v́
hăng bành trướng rộng và cần thêm “space” nên vào năm 1950, hăng dời
về SIP. Một phần lớn ảnh hưởng đến quyết định này là do Terman, lúc đó
nằm trong Board of Directors của Varian. Tháng 10, 1951, một khế ước
được ky chuyển nhượng 10 acres trong ṿng 99 năm cho Varian. Varian
trả $41,000 . Sau đó Eastman Kodak cũng
ky họp đồng tương tự trả $120,000 cho 10
acres vào tháng 11 năm 1952. Một điều kiện của
những khế ước này là khi 99 năm măn hạn tất cả ṭa nhà sẽ phải trả lại
cho
Stanford Park.
Năm 1955, với vai tṛ là provost của trường,
Terman khuếch trương rộng “Steeples of Excellence” đến những khoa khác
trong trường. Năm 1956, HP chọn SIP làm headquarter.
David Packard là thành viên của the Stanford Board
of Trustee, làm việc với Terman trong công tác bành trướng hoạt động
của SIP. Năm 1960, Park có 40 hăng ;
và Terman và Packard đề nghị và thành công trong việc bành trướng Park
đến 450 acres. SIP giờ có một “cái nh́n mới” với băi cỏ mới, cỏ cây
xanh tươi và khu giải trí – nhằm tạo một nơi thoải mái cho nhân viên
trong lúc làm việc. Đây là một “hallmark” của vùng Silicon
Valley
.
Một trong những khách hàng (tenants) có ảnh hưởng rất lớn trong Park
trong việc bành trướng Silicon Valley sau này là Shockley
Semiconductor do Shockley sáng lập vào 1957. Terman lúc đó liên lạc
với Shockley tŕnh bày những lợi điểm của việc dời hăng về gần
Stanford và mời Shockley dạy ở Stanford
2-3 Một thí
dụ điễn h́nh
Sau khi tốt nghiệp
cả hai sinh viên của Terman, Bill Hewlett và Dave Packard đi làm việc
ở vùng East Coast; nhưng rồi Terman kêu gọi hai ông này trở về bằng
cách t́m tài trợ tài chánh cho việc nghiên cứu của họ.
Vào năm 1938, Terman giúp Bill và Dave, biến đổi
từ y tưởng thành hiện thực. Terman biết
được một bộ phận điện (device) gọi là “resistance-turned oscillator”
mà ông nghĩ có thể biến thành sản phẩm tốt.
Ông cắt nghĩa y tưởng này cho Hewlett, xong Hewlett truyền đạt lại cho
Packard; rồi hai người này thay đổi những ǵ cần thiết để bộ phận này
hoạt động hữu hiệu hơn. Không lâu sau đó,
“audio oscillator” prototype được sinh ra đời. Đối với ba người,
prototype này sẽ là sản phậm tốt khi tung
ra thị trường. Terman xin được một số tiền trợ cấp
$1.000 đô-la và Bill và Dave chế tạo nhiều oscillators dựa vào mô h́nh
ban đầu. Shop đầu tiên là nhà xe nằm
phía sau nhà mướn của Bill và Dave ở Palo Alto. Khi Walt Disney mua
tám audio oscillators dùng như bộ phận thử nghiệm âm thanh (sound
testing equipment ) cho phim Fantasia và
khi có nhiều phiếu đặt hàng, giấc mơ thương mại của hai Hewlett và
Packard trở thành hiện thực.
3. Lời kết
GS Terman đă đóng
vai tṛ rất quan trọng trong việc tạo nền tảng cho Silicon Valley và
việc biến Stanford University từ một đại học địa phương thành một đại
học hàng đầu trên thế giới. Terman cũng là người chủ chốt trong việc
thành lập hai hăng lớn ở vùng Silicon Valley: Varian Associates và
Hewlett Packard và việc thành lập và phát triễn Stanford Industrial
Park, một mô h́nh mà nhiều nước trên thế giới đang mô phỏng
theo.
Tài liệu tham khảo
[1] Robert Johnson:
http://www.businessinsider.com/what-homelessness-looks-like-in-hawaii-photos-2013-8?op=1
[2] Ko Olina
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Part-7-The-Fairchild-Semiconductor.htm
[3]
State of Hawaii
[4] V́ khí hậu của Hawaii ly tưởng cho những người sống ngoài trời,
nên khi mới đến Oahu, tôi nghe một số người nói ngược với bản thông
cáo này, rằng „... chính phủ một số tiểu bang ở nội địa đề nghị mua
„one-way tickets” để gửi những người homeless sang sống ở Hawaii.
[5] Carolyn Tainai: “Fred
Terman,The father of
Silicon Valley”,
1995.
|