|
Một
quốc gia muốn phát triển mạnh về kinh tế cần phải có một nền công
nghệ vi
mạch điện tử vững mạnh, và v́ thế cần thiết phải xây dựng một
“Silicon Valley”. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, nên chăng
chúng ta hăy hướng đến việc sản xuất những con chip liên quan đến
việc hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước, từ đó tạo nền tảng
cho những bước đi xa hơn trong tương lai? |
|
Sự thành h́nh và lớn mạnh của Silicon
Valley
Silicon
Valley là một trung tâm công nghệ cao thuộc hàng đầu của thế giới
với 225.300 công việc làm với đồng lương trung b́nh hàng năm mỗi
người khoảng 144.880 USD [1]
. Trung tâm này
trải rộng từ phía
đông vịnh San Francisco, qua phía tây của Santa Cruz Mountains và
nằm về phía đông nam của Coast Range.
Vào đầu thế kỷ XX, đây là một vùng trồng trái
cây như mơ, mận và anh đào đỏ, được biết với cái tên “The Valley of
Heart’s Delight”.
Sự thành công và lớn mạnh của một trung tâm công nghệ
lớn như Silicon Valley không phải do một người, trong một sớm một
chiều làm nên; mà do sự đóng góp của rất nhiều người, qua nhiều giai
đoạn khác nhau.
Tuy nhiên,
theo
thiển ư của người viết th́ Stanford Industrial Park do GS Fred
Terman của Đại học Stanford thành lập đă xây nền tảng để phát triển
công nghệ cao ở thung lũng Santa Clara. Sau đó, Silicon Valley thực
sự “bành trướng” kể từ khi TS William Shockley và nhóm “Fairchild
Eight” mang silicon đến vùng Santa Clara và thành lập hăng Shockley
Semiconductor. Có hơn 400
hăng đă “spin off” từ hăng này.
GS Fred Terman và Stanford
Industrial Park
Sau khi tốt nghiệp đại
học về hóa học và lấy bằng master về điện ở Đại học
Stanford.,
GS Terman tiếp tục nghiên cứu cùng GS Vannevar Bush ở Viện Công nghệ
Massachusetts (MIT) và nhận bằng tiến sĩ về điện.
GS Terman dạy ở MIT một thời gian ngắn.
Trong một lần về California thăm nhà, ông bị bệnh
lao và quyết
định ở lại đây v́ khí hậu miền bắc California thích hợp hơn cho việc
dưỡng bệnh của ông. Ông bắt đầu làm việc
ở Stanford vào năm 1925. GS
Terman cảm thấy “tiếc” v́ những sinh viên ưu tú ngay sau khi lấy
bằng Master và PhD đă đi làm việc ở vùng East coast v́ điều kiện làm
việc ở đó tốt hơn. Năm
1950, Đại học Stanford gặp phải vấn đề về tài chính trong kế hoạch
phát triển nên đă quyết định chuyển nhượng một phần đất của trường
cho những hăng xưởng.
Từ đó manh nha ra “Stanford Industrial Park” hay gọi tắt là “Park”
[2]. Mục đích chính là thiết lập một trung tâm kỹ nghệ cao và
tạo cơ hội để những hăng xưởng làm việc với trường
theo chủ
trương của GS Terman. Khách hàng đầu tiên
là Varian Associates (do hai anh em
Russel và Sigurd Varian sáng lập)
và Hewlett-Packard (do William Hewlett và Dave Packard sáng lập).
Tất cả những người này là học tṛ của
Terman ở Stanford.
Vào cuối những
năm 80, Stanford Industrial Park lan rộng đến 660 mẫu Anh (acres) và
được đổi tên là Stanford Research Park với hơn 100 hăng, lợi tức
trên 6 triệu USD mỗi năm từ tiền cho thuê và đầu tư ban đầu. Nhiều
hăng xưởng đóng góp cả trăm triệu mỗi năm, điển h́nh là Terman
Engineering Building do hăng Hewlett-Packard xây nên.
Hiện tại Park có 150 hăng với 162
ṭa nhà và 23.000 nhân viên.
Các hăng nghiên cứu nhiều
lĩnh vực, từ điện tử, công nghệ sinh học, phần mềm đến tư vấn.
GS Terman nhận thấy tầm quan
trọng của việc chính phủ đầu tư và việc liên kết với doanh nghiệp để
phát triển mạnh mẽ (như MIT đă từng thành công).
GS Terman muốn học tập mô
h́nh của MIT nhưng khổ nỗi là xung quanh Stanford lúc đó chỉ có các
nông trại trồng hoa quả. Để thay
đổi, Terman chú trọng phát triển một số ngành “mũi nhọn” như điện,
khoa học thống kê, kỹ thuật... để có thể xin được nhiều tiền tài trợ
từ Bộ Quốc pḥng, góp phần vào sự lớn mạnh của Stanford sau này.
Ông đề nghị một thể chế gọi là “tách đồng
lương/salary splitting”. Cán bộ
giảng dạy bắt buộc phải t́m hăng hỗ trợ, nhất là chính phủ, để cung
cấp 50% tiền lương của họ.
Bộ Quốc pḥng hỗ trợ nhiều nghiên cứu dẫn đến hệ
thống vũ khí tiên tiến, v́ lúc đó cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô
cũng đang bắt đầu.
Các nghiên cứu trong trường đại
học đều có liên quan trực tiếp đến sản phẩm thương mại cho những
hăng xung quanh Park.
Để thu
hút những hăng có R&D vào Park, ông xây dựng Chương tŕnh hợp tác
danh dự (HCP). Trong chương tŕnh này, nhân viên của những hăng nằm
trong Park có thể học ở Stanford để lấy bằng Master
và PhD, với
học phí do hăng tài trợ “gấp đôi”. Việc này đă giúp gia tăng kinh
phí cho các khoa. Chương tŕnh này vẫn
được tiếp tục cho đến ngày nay.
Một điểm hấp dẫn nữa là Park và trường
rất gần nhau về địa lư, nhân viên giảng dạy được dành một ngày mỗi
tuần làm công tác cố vấn. Điều
này vừa tạo thêm thu
nhập cho giảng viên, vừa tăng cơ hội hiểu biết giữa giảng viên với
các hăng sản xuất để sau này có thể giới thiệu sinh viên đến làm
việc. Nội dung lớp học cũng thay đổi và nhiều khoa mới được thành
lập để thích ứng với những nhu cầu mới
Vào thập niên 50 của thế
kỷ XX, nhận thức được tầm quan trọng của ngành vật lư chất rắn
(solid state physics) sau phát minh transistors của Bell Labs, ông
tập hợp các nhà khoa học trong ngành về làm việc cho trường và thành
lập các nhóm nghiên cứu xuất sắc.
Ông cũng lập nên các chương tŕnh liên kết trong
lĩnh vực điện tử chất rắn. Vào
cuối thập niên 50, ông mời 22 hăng tham gia chương tŕnh này, mỗi
hăng đóng góp tiền hội phí hàng năm là 5.000 USD; tiền này được trừ
vào tiền thuế. Chương tŕnh lan
rộng đến những khoa khác và sau này có cái tên chung là Chương tŕnh
liên kết công nghiệp. Cho đến nay, có
khoảng 40 chương tŕnh tương tự như vậy ở Stanford, mang về khoản
tiền đóng góp trên 10 triệu USD/năm.
Một trong những khách hàng có ảnh hưởng rất lớn tới Park trong việc
bành trướng Silicon Valley sau này là Shockley Semiconductor do
Shockley sáng lập vào 1957. GS Terman lúc
đó liên lạc với TS Shockley tŕnh bày những ưu điểm khi dời hăng về
gần Stanford và mời TS Shockley dạy ở Stanford.
Shockley mang silicon đến Silicon Valley
Vào đầu thập niên 50, TS William
Shockley (một trong ba người phát minh ra linh kiện bán đẫn
transistor (hai người khác là John Bardeen và Walter Brattain) đă
quyết định mang công nghệ này về vùng bắc California, nơi ông sống
suốt thời thơ ấu.
Với sự giúp đỡ tài chính của Arnold Beckman (người
sáng lập và là Tổng giám đốc Beckman Instruments) và sự đồng ư về kỹ
thuật của Bell Labs, ông cùng với 8 chuyên gia (sau này được biết
với cái tên The Fairchild Eight) thành lập hăng Shockley
Semiconductor. Hăng này mặc dù không thành công về phương diện kinh
tế v́ lối quản lư xấu và cá tính “kỳ cục” làm nhiều người bất măn
của Shockley, nhưng là cái “mầm” sản sinh hơn 400 hăng liên quan đến
công nghệ vi mạch sau này, trong số đó có Fairchild Semiconductor,
Intel, AMD và National Semicondutor.
H́nh 1 giới thiệu một số hăng
tượng trưng trong số những hăng này [3].

H́nh 1: Một số hăng tượng
trưng trong số hơn 400 hăng đă bắt nguồn từ Shockley Semiconductor
và
Fairchild Semiconductor [3]
Sở hữu trí tuệ, cấp bản
quyền và spinoffs trong các trường đại học ở Mỹ
Ngay
trước và sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, một số trường đại học ở
Mỹ đă có những hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên sau khi Quốc hội Mỹ thông qua Luật
Bayh-Dole (1980) cho
phép trường đại học có quyền sở hữu những phát minh đối với các
nghiên cứu bằng tiền của Chính phủ Mỹ [4], các hoạt động này mới
tăng lên nhanh chóng. Những trường đại học lớn như MIT, Stanford, UC
Berkeley đều có cơ quan phụ trách việc cấp bản quyền sáng chế và
nhiều spinoffs được thành lập bởi cán bộ và sinh viên của trường.
Mỗi trường đều có
thu nhập hàng
trăm triệu USD/năm tiền bản quyền (bảng 1) [5]. Trong khoảng thời
gian 1980-2001, số hăng spinoffs của MIT và Stanford theo thứ tự là
218 và 101; ngay cả Đại học Minnesota nơi người viết đang làm việc,
con số spinoffs cũng lên đến 85, đứng hàng thứ 5 trong số các trường
đại học ở Mỹ.
Trường đại học |
Số lượng spinoffs (1980-2001) |
Xếp hạng (1980-1994) |
Massachusetts Institute of Technology |
218 |
1 |
University of California
System |
148 |
7 |
Stanford University |
101 |
8 |
California institute of technology |
69 |
82 |
University of Washington |
74 |
12 |
University of Minnesota |
85 |
5 |
University of Michigan |
60 |
15 |
University of Georgia |
65 |
11 |
University of Utah |
102 |
2 |
Johns Hopkins University |
48 |
27 |
State University of New York |
48 |
23 |
University of South California |
34 |
82 |
Penn State University |
49 |
18 |
University of Pennsylvania |
48 |
18 |
Purdue Research Foundation |
33 |
64 |
North Carolina State University |
32 |
72 |
Columbia
university |
37 |
38 |
University of Virginia |
38 |
35 |
Georgia Institute of Technology |
42 |
25 |
Iowa State |
45 |
18 |
Bảng 1: danh sách 20 đại học với con số spinoffs
nhiều nhất tại Mỹ trong khoảng thời gian 1980-2001
[5]
Việt Nam có thể học ǵ?
Qua
những thông tin trên, chúng ta có thể rút ra được những điểm chính
sau đây: (a) những phát minh chính trong công nghệ cơ bản xuất phát
từ nghiên cứu do tiền chính phủ Mỹ tài trợ; b) Chính phủ có những
chương tŕnh rơ rệt để theo đuổi và mọi nghiên cứu từ tiền của chính
phủ đều đi theo chiều hướng này; (c) Trường đại học cần phối hợp
chặt chẽ với doanh nghiệp và xây dựng một danh mục đầu tư lớn về sở
hữu trí tuệ và dùng tiền thu được đầu tư cho công tác nghiên cứu và
huấn luyện sinh viên; số hăng xưởng tăng lên rất nhanh đóng góp hiệu
quả vào nền kinh tế Mỹ và nâng cao đời sống của người dân.
Trở lại trường hợp của Việt Nam, những bước đầu tiên
trong việc phát triển nền công nghệ
vi mạch sẽ
gặp phải nhiều khó khăn. Khó khăn lớn
nhất mà chúng ta phải đối diện là kỹ thuật, giá thành và thị trường.
V́ thiếu kiến thức, kinh nghiệm ngành
nghề và không đủ thiết bị, những sản phẩm sẽ có số lượng thấp; giá
thành v́ thế cao và khó có thể cạnh tranh trên thị trường.
Chúng ta phải bắt đầu từ những lĩnh vực
mà chúng ta có ưu thế.
Nông nghiệp là một lĩnh
vực Việt
Nam có thế mạnh và triển
vọng tốt trong tương lai.
Lồng công nghệ vi
mạch trong việc sản xuất những linh kiện điện tử dùng trong việc
kiểm soát, điều hành để tăng năng suất, chất lượng trong nông nghiệp
sẽ giúp ngành này có thị trường tốt trong nước. Theo hướng này,
người viết xin mạo muội đề nghị những vấn đề cần được quan tâm sau:
Công nghiệp hóa nông nghiệp
Việt Nam nên công nghiệp hóa nông nghiệp bằng cách
chế tạo những con chip dùng trong các ứng dụng trong lĩnh vực canh
nông và môi trường nhằm gia tăng hiệu suất và giảm thiểu
lao
động. Có rất nhiều ứng dụng và sau đây là vài ví dụ tiêu biểu: các
bộ cảm biến để đo độ ẩm, nồng độ, pH; Arsenic meter để đo độ ô nhiễm
arsen trong đất và nước; TDS (total dissolved solids) để đo lượng
ions, khoáng chất, muối và kim loại trong nước; chip vi sinh dùng
trong việc phát hiện các bệnh lư thực vật; các bộ phận cảm biến dùng
trong thiết bị cơ khí hay năng lượng xanh; hệ thống GPS dùng tia
laser để đo lượng phân bón trong đất; bộ phận phân tích các thành
phần trong hạt lúa; bộ phận dùng trong máy quét siêu âm; bộ cảm biến
NIR (NIR sensors) để định chất lượng của hạt gạo, trái cây và rau
quả; mũi, lưỡi và mắt điện tử đo mùi vị, nhận dạng màu sắc và phát
hiện các bệnh lư của thực vật.
Vai tṛ của chính phủ
Dù muốn hay không, chúng ta phải thấy là mọi kế hoạch
hay đề án
sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia và can thiệp
của chính phủ. Chính phủ sẽ giúp tài trợ
những nghiên cứu trong kế hoạch dài hạn về nông nghiệp.
Những ưu đăi về thuế, tài chính sẽ giúp công nghệ vi mạch “sống được”
trong khoảng thời gian đầu khi “mới tập tễnh biết đi”. Ngoài ra, để
khuyến khích việc xin bằng sáng chế và thành lập các spinoffs, chính
phủ phải có những chính sách thưởng phạt nghiêm túc liên quan đến sở
hữu trí tuệ. Chính phủ cũng sẽ thiết lập những trung tâm công nghệ
giống như Stanford Industrial Park gần các trường đại học để cán bộ
giảng dạy, sinh viên và nhân viên hăng có thể làm việc với nhau.
Vai tṛ của đại học và công nghiệp
Bằng tiền tài trợ từ doanh nghiệp và Chính phủ, đại
học nghiên cứu những đề tài thực tiễn về công nghiệp hóa nông nghiệp
và xây dựng một danh mục đầu tư về bằng sáng chế. Các trường đại học
có thể cấp bản quyền sáng chế cho những hăng công nghệ hay có thể để
những giáo viên và sinh viên dùng trong những spinoffs của họ. Qua
đó, vừa tăng thêm
thu nhập phục vụ
việc nghiên cứu và đào tạo sinh viên, vừa giúp các nghiên cứu có
hướng đi rơ rệt và thiết thực hơn. Ngoài ra, khi làm việc với các
doanh nghiệp, trường đại học cũng thấy rơ hơn nhu cầu thực tiễn và
có thể điều chỉnh nội dung giảng dạy cho phù họp với thực tế; sinh
viên có cơ hội cọ xát thực tế, nâng cao kiến thức, khuyến khích niềm
đam mê thành lập doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu.
Kết luận
Chú trọng các nghiên cứu ứng dụng gắn liền với phát
triển nền nông nghiệp nên được xác định là “những bước đi đầu tiên
và quan trọng” trong kế hoạch phát triển nền công nghệ vi mạch c̣n
non trẻ của Việt Nam. Cùng với kế hoạch đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa
chính phủ, doanh nghiệp và trường đại học sẽ tạo cơ sở vững chắc
trong việc phát triển công nghiệp
vi
mạch vào những ứng dụng khác trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
[1]
Thống kê vào năm 2009,
http://en.wikipedia.org/wiki/Silicon_Valley
[2]
Carolyn Tainai, “Fred
Terman,The
father of
Silicon Valley”, 1995.
[3] Business Week,
Agust 25, 1997.
[4] http://en.wikipedia.org/wiki/Bayh%E2%80%93Dole_Act
[5]
R.P. O’shea et al, Research Policy, 34 (2005), 994-1009.
*) Một
phần của bài viết này đă đăng trong Tạp Chí Khoa Học Công Nghệ Việt
Nam, số 5, năm 2015, trang 82-85.