A series of articles on
“Microelectronics and Silicon Valley” –Part 5
William Shockley
Trần
Trí Năng
(University of Minnesota & Ecosolar International)
GS William Shockley là người đă mang silicon đến
Silicon Valley [1].
Shockley - một trong nhóm “transistor trio”- đă
nhận giải Nobel về vật lư và năm 1956 cùng với Bardeen và Brattain về
phát minh transistors. Ông c̣n là một người nói chuyện hay, nhà giáo dục giỏi, thích khôi hài , có
tài làm ảo thuật và là một người leo núi đá thuộc loại “nhà nghề”.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu GS William Shockley và
những đóng góp lớn của ông trong lănh vực khoa học và kỹ thuật của thế
giới. Shockley chẳng những là một trong những nhà ly luận về vật ly
bán dẫn nổi tiếng, ông c̣n là người đă tiên phong
trong những lănh vực như microscale photoresist processing,
ion implantation và robots. Với phương pháp ứng dụng thống kê trong
quân sự, Shockley cũng đă giảm rất nhiều sự hy sinh của các chiến sĩ trong
Quân Đội Đồng Minh và đă giúp gia tăng hiệu xuất dội bom B-29 một cách
đáng kể trong Thế Chiến Thứ Hai.
Từ
khóa: Silicon wafer, diffusion process, photoresist processing, ion
implantation, robot, transistor-trio, feedback control, visual
sensors, self-guided smart bomb, intercontinental ballistic missile,
photographic images, light sensitive vacuum tubes.
Thay
lời tựa
Greater Honolulu nằm trên đảo O’ahu bao
bọc chung quanh bởi Peal Harbor về phía tây, Kaahala
ở hướng đông,
Nu’uanu hướng bắc và Ala Moana về hướng nam. V́ chỗ chúng tôi ở nằm
giữa Nu’uanu và Ala Moana, chúng tôi có
thể đi bộ đến ‘Iolanic Palace , nơi vua Kalaakaua và hoàng hậu Lili’uokalani
ở lúc trước. Ở ngay cổng vào có dấu
ấn với hàng chữ “Ua mau ke ea o ka’aaina I
ka pono” ( The life of the land is perpetuated in righteousness) ghi lại một vài nét lịch sử “vang bóng một thời” của người bản xứ
Hawai’i. Chúng tôi có thói quen là mỗi khi đi đến đâu, chúng tôi đều
đi t́m Vietnamese Town hay China Town.
Chúng tôi thường mua thức ăn và rau cải ở
khu chợ ngoài trời ở China Town gần nhà. China
Town ở đây tuy nhỏ nhưng có vẻ sạch sẽ và ngăn nắp. Thấy bức
tượng bằng đồng của Dr. Sun Yat-sen, hơi ṭ ṃ nên tôi hỏi một ông
cụ gốc Á Châu đứng bên cạnh và được biết Dr. Sun Yat-sen ngày xưa có
học ở ‘Iolani và Punahou schools ở Honolulu. Mặc dù
ở đây không thấy
Vietnamese Town, nhưng tiệm phở th́ nhan nhản khắp nơi; ngay cả những
khu du lịch đắt tiền như Waikiki, chúng tôi cũng thấy những tiệm phở
như Pho One, Pho SaiGon nằm trên đại lộ Paoakalani.
Hôm nay là thứ bảy. Tiếng nhạc, lời rao
hàng và tiếng cười nói tạo thành một thứ âm thanh “quen quen” của
những China Town chúng tôi đă đi qua. Sau khi ăn “dim sum” xong (dim
sum ở đây có mỗi ngày từ sáng đến chiều), chúng tôi lái xe đi đến
Makapu’u light house. Light house này nằm
trên đỉnh núi Makapu’u nh́n xuống Makapu’u
beach . Ở đây tập nập với người đi/chạy bộ; có người dẫn theo cả chó;
c̣n lại là khách du lịch từ khắp nơi về ;
đi thư thả và nói cười vui vẻ. Mọi người có vẻ
thân thiện, và thường trao nhau lời chào hỏi.
Tôi và nhà tôi đi thư thả lên dốc núi (có
ǵ đâu mà vôi vàng?!). Hai bên đường có những chú robin nhảy nhót
kiếm mồi và nhiều loại hoa rực rỡ sắc màu.
Cũng có những loại cây khá đặc biệt như hoa ilima papa màu vàng [H́nh
1 (a) ] và Aloe medicine plant [H́nh 1 (b)
]. Đối với người bản xứ, loại cây Aloe này thường
được dùng để trị những vết thương. Tôi được bảo là khi có vết trầy với
coral reef, dùng loại Aloe này xức vào, sẽ không để lại vết sẹo sau
này.

[H́nh 1] (a) Hoa Ilima
papa và
(b) Aloe medicine plant (H́nh do tác giả chụp)
…Hoa vàng
nhụy đỏ cười tươi cạnh sườn đồi
Khoe sắc thắm bên cánh lá xanh ứ tṛn hy
vọng
Thanh thản, ung dung trên những ḥn đá sỏi
Với vẻ đẹp tự nhiên và mặn mà
Rộn ră, mơn man dưới màu nắng mới thênh thang.
Hoa vàng
dại mang sức sống mênh mang
Thấm nét dịu dàng, đoan trang, hiền hậu
Như những cô gái quê tuổi vừa mới lớn
Đậm thắm mùi dừa, hoa bưởi, hương cau
Với ước mơ giản dị , không hào nhoáng sắc màu.
Không dám đ̣i ḅng cao sang , giàu có
Chỉ muốn một bữa cơm no
Một mái nhà hai buổi đi về, ấm nồng cởi mở
Bao bọc bởi t́nh người thật ḷng muốn sống, biết yêu thương…
Nắng
càng lúc càng gắt.
Chúng tôi tiếp tục đi. Thỉnh thoảng dừng lại
nh́n những con đường xe chạy quanh rặng
núi phía dưới và nh́n biển xanh rực rỡ dưới ánh mặt trời.
… Con
đường hai lane ngoằn ngoèo quanh sườn núi
Với những chiếc xe qua lại, đi về
Cỏ cây xanh . Hàng cây xanh ngủ mê
Theo điệu gió mơn man trong một ngày nắng
ấm...
Makapu’u
hôm nay biển xanh màu nét đậm
Bọt trắng đua nhau từng đợt sóng vào bờ
Âm điệu nhỏ to như tiếng ru mộc mạc nên thơ
Cho con ngủ mơ say những buổi trưa trắng màu giữa hạ…
Khoảng 15
phút sau, chúng tôi đến khoảng giữa đoạn
đường, và nghỉ chân ở địa điểm người ta thường đứng nh́n cá
humpback whales trở về (thường th́ từ tháng 12 đến tháng năm).
Tôi cố nh́n về phía xa xem thử có “may mắn” nào
không; nhưng thay v́ thấy cá voi tôi chỉ thấy vài con thuyền nhỏ trôi
bồng bềnh về phía chân trời. Người bộ hành đứng nghỉ cùng chỗ
với tôi cho biết là khi trời đẹp và trong,
người ta có thể thấy những đảo khác ở Hawai’i như Molokai , Maui và
Lanai. Một lúc sau chúng tôi lại tiếp tục đi và lên đến light house- đứng sừng sững ở một góc đồi với màu đỏ
chói. Từ trên cao nh́n xuống, con đường dốc
chúng tôi đi qua chạy quanh co như con rắn uốn ḿnh quanh sườn núi;
sóng trắng từng đợt lại từng đợt đua nhau vỗ vào gềnh đá màu đen để
lại những bọt trắng đùa chơi với ngàn tia nắng rớt.
Đỉnh dốc nơi Makapu’u light house tọa lạc
cũng là nơi nghỉ chân của khách bộ hành trước khi xuống núi. Những
người đến từ nhiều nơi nói cười , trao
nhau những mẫu chuyện bên lề. Không khí thật thân
thiện và vui vẻ. Trong khi người lớn bận rộn nói chuyện, tranh
cải với nhiều đế tài khác nhau, một cậu bé con má hồng như trái táo,
lẩm đẩm chạy theo chơi với con chó màu nâu
cao tới đầu cậu. Thỉnh thoảng con chó dừng lại chờ cậu bé gần
đến rồi lại tiếp tục chạy như muốn thử
thách cậu bé “ you can’t catch me!”.
Sau khi rời Makapu’u light house, chúng
tôi tiếp tục lái xe đến Hanauma cách light house khỏang nửa mile. Địa
thế vùng này rất đặc biệt với băi biển bao
bọc bởi rặng núi h́nh cung [H́nh 2 ].

H́nh 2
. Hanauma Bay nh́n từ trên cao [2]
Băi biển Hanauma đẹp với mặt biển có
những màu xanh khác nhau . Hanauma c̣n là một nơi tốt cho
snorkeling.. Du khách mới đến Hanauma lần đầu như chúng tôi bắt buộc
phải dự một lớp hướng dẫn kéo dài khoảng 15 phút. Người phụ trách giới
thiệu vài nét về Hanauma Beach và cho chúng tôi xem video về sinh thái
ở đây. Sau đó chúng tôi mang masks, snorkeling kids đi về hướng biển
để snorkeling. Mới đầu tôi nghĩ môn thể thao này có vẻ đơn giản,
nhưng khi snorkeling , tôi mới thấy “ḿnh tệ quá!”: nước biển cứ từ từ
vào cái mask và v́ thế tôi thấy khó thở và tôi không thể lặn lâu được;
một điều nữa là không thể đứng lại ngay được v́ có thể tôi sẽ
dẫm trên coral reef – một điều không nên - . Phải mất tôi một
thời gian mới quen dần dần. Coral reef ở đây sinh sống
tốt v́ địa thế của Hanauma lư tưởng , thế nên có rất nhiều loại
cá sinh sống ở đây. Coral reef mới nh́n tưởng là những tảng đá, nhưng
thực sự đây là sinh vật để cung cấp thức ăn cho các loại thủy sản. V́
Hanauma beach nằm trong cái vịnh nên ít gió, sóng cũng thấp v́
băi biển h́nh ṿng cung và nước cạn thuận tiện cho việc hấp thụ ánh
sáng mặt trời tốt cho việc sinh trưởng của coral reef.
Nhiều loại cá đủ màu trông rất ngoạn mục. Có một loại cá được
chọn là biểu tượng của tiểu bang Hawai’i có tên rất dài
humuhumunukunukuapua’a . (trigger fish with a snout like a pig)
, đôi khi c̣n gọi là humuhumu (trigger fish) [H́nh 3 ].

H́nh 3.
Hawai’i trigger fish [2] .
Ngày cũng sắp tàn.
Mặt trời từ từ lặn dần ở cuối chân trời
tỏa ra một màu đỏ ối. Nh́n những em bé đùa
chơi thật hồn nhiên làm tôi chạnh nhớ lại những ngày ấu thơ của ḿnh ở
băi biển Quy Nhơn:
…Lăng đăng
cuối cụm mây vũng mặt trời đỏ ối
Mặt nước đổi màu theo.
Ngoan ngoăn ngọn hải triều.
Bầy trẻ nhỏ chạy nhảy tung tăng đùa chơi
trên cát mịn
Bóng đổ theo ḍng triều mến một ngày qua…
Tôi tiếp
tục đi bộ dọc theo bờ biển, hít thở không khí mát
dịu cuối ngày và để đầu óc đi hoang theo ḍng tâm sự ngổn
ngang:
…Bao lần
ngă, đứng lên mới lớn thành người
Bao lần sóng vỗ cao mới thấm mùi nước mặn
Những đoạn đường đi qua bao biển sóng
Những băi cát vàng vàng, trắng trắng, nầu nâu.
Cũng bước
chân này chiều nay lúc chậm, lúc mau
Theo dấu biển đi về hướng mặt trời lặn
Một vùng đỏ ối thênh thang vùng chân trời tím mịn
Hứa hẹn đất trời sáng mai ánh dương lên…
1.Vài quotations
liên quan đến Shockley và Shockley Semiconductor
-“Had
Shockley followed Beckman by setting up his Lab in Southern
California, Silicon Valley could be in the South of California.)
David Brook
(Chemical Heritage Foundation)
-“It was
like picking up the phone and talking to God…He was absolutely the
most important person in semiconductor electronics. Getting that job
meant you would definitely be playing in the big leagues.”
Robert
Noyce (Intel, recalling speaking to William Shockley)
- “Shockley
deserves credit for starting the entrepreneurial chain- reaction that launched the semiconductor industry in Silicon Valley….Shockley
put the last stone in place in the construction of Silicon Valley>.”
M. Malone
(a scientist in Silicon Valley)
- "I called
him the Moses of Silicon Valley. He led his people there, but he never
made it himself into the promised land…”
Fred Seitz
(A boyhood friend who himself grew up into an eminent scientist at
MIT)
- "He
brought the silicon to Silicon Valley"
Gordon
Moore (Intel)
-“What made
our departure from Shockley important was the idea of companies
spinning off from other companies. That really developed from
Shockley."
Gordon
Moore (Intel)
- “Shockley
was brilliant, inspirational but
impatient.
He called me at home in the evening,
suggesting his idea on multi-layered solar cells and asked me at 8:30 in the morning next day : “ Have you done with the experiment yet?”
Hans
Queisser (former scientist at Shockly
Semiconductor & later in Bell Labs).
- “Shockley
made you think analytically.” Harry Sello
(Former
scientist at Shockley Semiconductor & Fairchild)
2. Vài nét chính về William Bradford
Shockley, Jr.
Nhiều
Nobel laureates xuất thân từ nhiều nơi ở Mỹ đă góp phần rất lớn trong việc phát triễn nền khoa học và kỹ thuật
của tiểu bang California. Chẳng hạn như Robert Millikan [Columbia,
ref. 2], lănh giải Nobel về vật lư vào năm 1923 về việc xác định
thành công diện tích của hạt electron (charge of the electron), đă
biến California Institute of Technology (Caltech) từ một trường học
nghề nhỏ thành một trường khoa học và kỹ thuật với tầm cỡ hàng đầu thế
giới; Ernest O. Lawrence (University of Minnesota, Yale) , được giải
Nobel về vật lư về phát minh xyclôtron (cyclotron) - máy gia tốc hạt
nhân đầu tiên - đă biến Berkeley thành trung tâm nghiên cứu về vật
lư hạt nhân (particle physics) nói riêng và hệ thống University of
California thành trung tâm nghiên cứu cơ bản và ứng dụng cho chính
phủ Mỹ, điển h́nh là Lawrence Livermore Laboratory. Riêng về Shockley
(Caltech, MIT) , như đă tŕnh bày ở số
trước [ 3] , ông đă góp phần rất lớn trong việc biến Santa Clara Valley thành trung tâm nghiên cứu vi mạch Silicon Valley nổi tiếng của
thế giới và cũng là nơi phát sinh nhiều tỉ phú và triệu phú của Mỹ.
Shockley [H́nh 5] sinh ở London với cha mẹ người Mỹ và lớn lên ở
California. Ông nhận BS ở Caltech vào tháng 8 ,
1932 và PhD từ MIT vào năm 1936 (ba ông cũng tốt nghiệp ở MIT và mẹ
ông cũng đă từng học ở Stanford). Nhan đề của PhD thesis của ông
là “Electronic Bands in Sodium Chloride” ;
thesis advisor là John C. Slater. Sau khi nhận Ph.D.,
ông làm việc cho nhóm của Clinton
Davisson ở Bell Labs ở New Jersey.
Trong cuối thập niên 40’s và và đầu thập niên 50’s
, Shockley là một trong những nhà lư thuyết về vật lư
chất rắn (solid state physics) hàng đầu trong ngành. Shockley c̣n là
một người nói chuyện hay, nhà giáo dục
giỏi, thích khôi hài , có tài làm ảo thuật và là một người leo núi đá
thuộc loại “nhà nghề”.

H́nh 4. TS Shockley (h́nh bên trái) (Photo:
Robert W. Kelley/Time & Life Pictures/Getty Images) và quyển sách ông
viết về electrons and holes (h́nh bên phải)
2.
Những đóng góp lớn của Shokley trong khoa học và kỹ thuật của thế giới
2-1
Về mặt quân sự
Khi Thế
Giới Đai Chiến Thứ Hai bùng nổ, Shockley làm công tác nghiên cứu về
ra-đa tại Whippany, New Jersey. Vào tháng 5, 1942, ông “took leave of
absence” từ Bell Labs về làm việc
ở Anti- submarine Warefare Operation Group tại Columbia University với chức
vị là giám đốc nghiên cứu. Trong nhiệm vụ này,
Shockley thường viếng thăm nhiều nhân vật cao cấp của
Pentagon và
Washington để thảo luận những hoạt động quân sự. Shockley đă góp phần
lớn trong việc dùng thống kê để giúp cơ
quan không quân tối đa hóa hiệu xuất dội bom (maximize
bombing efficiency) ; hướng dẫn Bộ hải quân phá hủy U- boats hữu hiệu hơn và
cải thiện cách xử dụng ra-đa ở trên không (airborne radar). Công
tác này
đă
cứu
sinh mạng của hàng ngàn người lính ở North Atlantic.
Shockley cũng đă tổ chức những chương tŕnh huấn
luyện thường xuyên cho cả không quân và hải quân. Năm 1944,
Shockley tổ chức một chương tŕnh huấn luyện đặc biệt cho phi công thả
bom B-29 về cách dùng hệ thống “radar bomb sights” mới. Vào cuối chiến tranh ở Thái B́nh Dương, với sự tập luyện bằng phương pháp của
Shockley, các phi công Mỹ đă bắn trúng xuyên qua lớp mây 95% mục
tiêu. Cuối năm 1944, Shockley làm chuyến công du dài ba tháng đi thăm
viếng những căn cứ quân sự của Mỹ trên thế giới để thẩm định kết quả
của công tŕnh nghiên cứu của nhóm ông.
Với sự thành công của chương tŕnh nghiên cứu và thực hành
này , bộ trưởng chiến tranh
Robert Patterson của Mỹ trao cho Shockley Medal of Merit vào ngày 17, tháng
10, năm 1946 [4].
2-2 Transistors
Đèn chân không
ba cực có hiệu ứng khuếch đại (amplification) nên được dùng để khuyếch
đại tín hiệu trong hệ thống điện thoại.
Thành phần chính của những loại đèn này là dây tóc nung
nóng (heated filament). Những dây tóc này vận hành dưa
theo
nguyên lư nhiệt phát xạ (thermionic emission) đ̣i hỏi nhiều năng lượng;
những dây tóc này v́ thế dễ cháy.
Thêm vào đó với giá thành cao, tính dễ bể và độ kềnh
càng của bóng đèn khiến một số nhà lănh đạo ở Bell Labs muốn thay thế
đèn chân không bằng bộ khuếch đại điện tử (electronic amplifier).
V́ thế nên giám đốc Marvin
Kelly giao Schockley phụ trách nghiên cứu về đề tài này vào cuối thập
niên 30’s.
Lúc đó,
Shockley và Brattain dùng o-xít đồng để làm bộ khuyếch đại
nhằm thay thế đèn chân không; nhưng kết quả không mấy khả quan. Sau
chiến tranh, vào tháng 7 năm 1945, một nhóm vật ly chất rắn được
thành lập dưới sự lănh đạo của Shockley
nhằm tiếp tục nghiên cứu về linh kiện bán dẫn có hiệu ứng khuếch đại
này.
Trong quyển sách nổi tiếng “Electrons and Holes in
Semiconductors” dày hơn trên 500 trang của Shockley [H́nh
4], ông
dành “credit” về sự phát minh transistors cho Bardeen and Brattain.
Bardeen đă đề nghị cơ cấu căn bản cho việc khuếch đại (amplification)
của transistors: minority carrier injection; và Brattain
đă làm thí nghiệm để chứng tỏ cơ cấu hoạt động này. Shockley
đă phát minh junction transistor (hay
bipolar junction transistor) nhưng thực sự th́ junction transistor
này của Schockley cũng chỉ là triển khai từ khái niệm và cơ cấu hoạt
động về transistor của Bardeen. Một mặt khác, nếu không có sự phát
khởi nghiên cứu về transistors và sự lănh đạo của Shockley, sự phát minh transistors có thể sẽ bị tŕ trệ hoặc có thể sẽ
không xảy ra ở Bell Labs. Thêm vào đó, junction
transistors của Shockley trở nên rất thịnh hành vào năm 50’s và 60’s.
Pocket radios đầu tiên và tên lửa đạn đạo liên lục địa
(intercontinental ballistic missiles) ợ giai đoạn đầu của Chiến tranh
lạnh (Cold War) đều dùng junction transistors. Thế nên, việc chọn
Shockley trong giải Nobel về transistors,
cùng với hai ông Bardeen và Brattain rất là hợp lư.
Ngoài sự
cống hiến về transistors (số trước) và phương
pháp dùng thống kê trong công tác liên quan đến quân sự như nhiều người trong cộng đồng đă biết, Shockley c̣n có những đóng góp không
kém quan trọng mà măi cho đến sau này người ta mới biết đến:
2-3
Photoresist processing
Theo GS
Warner của University of Minnesota [5], vào 1954, Shockley góp phần
rất lớn trong hai lănh vực liên quan đến việc chế tạo các linh kiện
bán dẫn. Lănh vực đầu tiên là photoresist
processing, một phương pháp căn bản trong công nghệ vi mạch. Lúc đó,
Shockley tuyển dụng một người phụ tá tên là Jules Andrus về sự khéo
tay trong cách dùng “one- bristle brush” của người này. Andrus- một
nghệ gia chuyên nghiệp- sống cách căn hộ của
Warner khoảng vài trăm yards. Nhiều năm,
Andrus đi “carpool” với Warner và một người bạn đến Bell Labs
làm việc. Rồi một ngày vào năm 1954, Julius nói với
Warner : ” ngày mai, tôi sẽ không đi
carpool với hai anh “; rồi anh ta tiếp tục “ .
boss của tôi (i.e Shockley) có vài “crazy idea” về việc
dùng photoresist để tạo patterns trên tấm germanium; thế nên ông ta
bảo tôi đến Eastman Kodak ở Rochester để lấy một lọ photoresist và
học cách dùng vật liệu này”. Lúc đó photoresist được dùng rộng răi
trong phạm vi “macro-scale” etching process như cắt các tấm bảng bằng
nhôm để dùng trong kỹ nghệ chế tạo phi cơ. Việc chuyển từ macro-
scale sang micro-scale cần nhiều trí tưởng tượng. Sau khi Shockley rời
Bell Labs không lâu th́ thí nghiệm photoresist etching quan trọng
này được thực hiện và sau đó Andrus patent về kỹ thuật này xuất hiện
khoảng 10 năm sau vào 1964. Ông Warner không rơ là Shockley đă cho
Andrus phát minh này hay cơ quan phụ trách bằng sáng chế ở Bell
Labs đă quyết định để một ḿnh tên Andrus thôi v́ việc nghỉ việc của
Shockley ở Bell Labs.
2-4
Ion implantation
Cũng theo
ông Warner, lănh vực thứ hai mà Shockley đă góp
phần đáng kể là ion implantation. Một phần lớn gây
nên sự quên lăng về người đă đề nghị về y tưởng này là do
khoảng cách thời gian quá lâu từ lúc Shockley có khái niệm đến lúc trở
thành hiện thực; và một phần v́ Shockley rất “gung ho” về việc yêu cầu
giới khoa học và kỹ thuật nên để y đến phương pháp ion implantation
khiến một số người có vẻ “ngại” nên lánh xa. Vào giữa thập niên 50’s,
v́ c̣n mới chập chững bước vào ngành bán dẫn nên Warner thường thảo
luận và thăm ḍ ư kiến của đồng nghiệp hoặc ở hăng hoặc bạn bè ông
quen ở trường hay ở các hội nghị khoa học. Có lần tại hội nghị của
Hội Vật Lư Mỹ (American Physical Society ) ở Ohio , ông E.F. Shrader,
GS hướng dẫn luận văn của Warner ở Case Institute of Technology (bây
giờ là Case Western Reserve University) hỏi Warner về quy tŕnh
khuếch tán (diffusion process) mà Bell Labs vừa mới khám phá ra. Ông
Warner tŕnh bày với ông Shrader một cách
tổng quát về quy tŕnh này. Nghe xong ông Shrader
hỏi “tại sao ḿnh không bắn nguyên tử vào tấm bán dẫn” (why don’t we
shoot them in?). Về lại New Jersey, ông t́m kiếm tài liệu ở
Bell Labs xem thử có ai đă có
ư tưởng này
chưa và t́nh cờ ông t́m được bản copy “Shockley 84” (the eighty-
fourth invention disclosure của Shockley “ viết vào năm 1954
; trong
đó Shockley cắt nghĩa chi tiết quy tŕnh về ion implantation dùng
trong việc chế tạo bipolar junction transitor. Warner báo cáo ngay sự
khám phá tài liệu “Skockley 84” đến James Early, supervisor của ông
lúc đó; nhưng Early tỏ ra ít quan tâm và không muốn t́m hiểu hay
nghiên cứu thêm về khái niệm “ion implantation” này của Shockley.
2-5
Robot
Vào cuối
thập niên 40’s, Shockley c̣n là một “
robot dreamer” với ư nghĩ chỉ có thể xảy ra trong truyện khoa học dă
tưởng. Ông đề nghị dùng robots để thay thế người
làm việc trong công trường sản xuất và làm chuyện nhà. Vào 19
tháng 3 năm 1948 ông viết patent application về “a
smart bomb” với
sơ đồ biểu hiện ở H́nh 5 . Không lâu sau đó, chính phủ Mỹ liệt kê phát
minh này vào loại bí mật quân sự; măi hơn 10 năm sau cho đến giữa
thập niên 50’s Shockley mới được phép gửi xin patent và bằng sáng chế
với tựa đề “ radiant energy control system” được công bố vài năm sau
đó [6]. Hệ thống này dựa trên phương pháp
điều khiển có phản hồi (feedback control) dùng bộ cảm biến thị giác
(visual sensors). Shockley đề nghị nhiều ứng dụng cho hệ thống điều
khiển này, trong số đó có cả self- guided bomb. Phát
minh này của Shockley dựa vào kinh
nghiệm trong những năm ông làm việc với các
cơ quan quân sự Mỹ trong
Đại Chiến Thứ Hai.

H́nh
5 . Mô h́nh một self-guided smart
bomb đang thả trên một công trường. Nằm ở
đầu mũi của cái bôm là một hệ thống
hướng dẫn (guidance system) dùng để so sánh một loạt những h́nh
ảnh chụp (photographic images) –nằm trên chẳng hạn một cuộn phim- với h́nh ảnh thực sự chụp được. Ánh sáng vào máy
ảnh sẽ đi xuyên qua một cái khung của phim trước khi đi vào
những đèn chân không cảm quan (light-sensitive vacuum
tubes). Sự ăn
khớp (matching) giữa h́nh ảnh chụp được và khung
ảnh (photographic frame) càng tốt bao nhiêu th́ tín hiệu điện
(electrical signal) lại càng cao bấy nhiêu. Tín hiệu
này sẽ điều khiển
servomotors dùng để di
động những cái cánh (fins) của trái bom qua ṿng hồi tiếp
(feedback loop). Trong thí dụ này, hệ
thống phim gồm có một loạt h́nh chụp những mục tiêu quân sự ở những
độ cao khác nhau.
Trước khi
rời Bell Labs, Shockley đề nghị với ông Kelly, giám đốc của
Bell Labs về việc Bell Labs nghiên cứu về robots nhưng bị ông này từ chối.
Một phần của bức thư Shockley gửi cho Kelly
được biểu hiện ở H́nh 6.

H́nh 6.
Một phần của lá thư Shockley gửi cho Kelly.
[Photo: Stanford Special Collections & University Archives]
2-6
Silicon và diffusion process
Ở hăng
Shockley Semiconductor, Shockley đă có hai quyết định kỹ thuật quan
trọng đă ảnh hưởng nhiều đến tương lai của công nghệ vi mạch ở Silicon
Valley sau này: (i) quyết định thứ nhất là việc chọn silicon thay v́
germanium trong việc chế tạo transistors.
Mặc dù nhiệt độ nóng chảy của silicon cao,
dễ sinh ra phản ứng hơn germanium; silicon là nguyên liệu trù phú
thứ hai trên địa cầu và ít “leaking” ở nhiệt độ cao , hoặc ở độ ẩm
cao ; thêm vào đó linh kiện bán dẫn dựa trên silicon hoạt động với
độ tin cậy cao (high reliability) ; (ii) quyết định thứ hai là việc
chọn quy tŕnh khuếch tán (diffusion process) của Bell Labs trong việc
chế tạo transistors. Quy tŕnh này đối với
ông quan trọng đến nỗi ông đă gửi Robert Noyce và Gordon Moore đến
Bell Labs để học tập kỹ thuật này. (Noyce và Moore sau này sáng lập
Intel).
3- Lời kết
Một số đồng nghiệp ở Bell Labs cho rằng trong nhóm “transistor trio”,
Bardeen là một thinker, Brattain một tinker và Shockley là môt
visionary [7] . Về phương diện khoa
học và kỹ thuật*) , Shockley đúng thực đă
cống hiến nhiều cho nhân loại. Shockley chẳng những là một nhà ly luận
vật lư chất rắn có tài mà c̣n là người có rất nhiều ư tưởng mới đóng
vai tṛ quan trọng trong công nghệ vi mạch
và những kỹ nghệ khác sau này.
*) Một điểm
mà chúng tôi không thảo luận ở đây là quan điểm của Shockley về chủng
tộc, trí thông minh và eugenics trong khoảng thời
gian cuối đời của ông. Quan điểm này gây rất nhiều
chỉ trích từ nhiều người và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sông của ông.
Ông đă sống gần như biệt lập. Bạn bè ngày
xưa, ngay cả một số thân quyến trong gia đ́nh ông
cũng t́m cách xa lánh ông.
Tài liệu tham khảo
[1]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Silicon-Valley-Part-4.htm
[2]
http://en.wikipedia.org/wiki/Hanauma_Bay
[3]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Silicon-Valley-2-Bell-Labs.htm
[4]
Joel N.
Shurkin :Broken genius: the rise & fall of William Shockley,
creator of the electronic age, Macmillian Science, 2006
[5]
Raymond M. Warner, Jr., IEEE Trans.
On Electron Devices, vol. 48, No. 11, November,
2001, 2457.
[6] US
2884540
[7]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Silicon-Valley-1-Bell-Labs.htm
|