|
A series of articles on
“Microelectronics and Silicon Valley” –Part 6
The Fairchild Eight
Trần
Trí Năng
(University of Minnesota & Ecosolar International)
“What made our
departure from Shockley important was the idea of companies spinning
off from other companies.
That really developed from Shockley."
(Gordon Moore,
Co-founder of Intel)
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tŕnh
bày nhóm “The Fairchild Eight” hay thường được biết với cái tên “The
Traitoreous Eight” tùy theo góc cạnh nh́n hoặc từ phía ông Fairchild
hay từ ông Shockley dùng để ám chỉ tám chuyên gia đă rời Shockley
Semiconductor để mở hăng Fairchild Semiconductor vào ngày 18 tháng
9 năm 1957. Đối với nhiều người trong cộng đồng vi
mạch, đây cũng là ngày sinh nhật của Silicon Valley. Danh từ “The
Farchild Eight” hay “The Traitorous Eight” thực sự không phát ra từ
miệng của Fairchild hay Shockley mà do giới báo chí đặt ra khoảng mười
năm sau khi Fairchild Semiconductor được thành lập.
Tám chuyên gia này thực ra là những “accidental
entrepreneur” đă thành công chẳng những trong lănh vực kỹ thuật mà c̣n
trong lănh vực kinh doanh và venture capital nữa.
“Bad
leadership” của Shockley đă làm họ rời Shockley Semiconductor
để thành lập Fairchild Semiconductor; rồi
“bad leadership” ở Fairchild trong việc từ chối cung cấp “investment
options” như là h́nh thức để công nhận sự góp phần của nhân viên vào
sự thành công của hăng đă khiến nhiều người rời Fairchild; trong số đó
Robert Noyce, Gordon Moore sáng lập ra Intel và Jerry Sanders thành
lập hăng Advanced Micro Devices. Chu kỳ
“bad leadership” cộng thêm tham vọng muốn làm giàu và muốn trở thành
“your own boss” này cứ tiếp diễn liên tục, đưa đến hàng trăm hăng đủ
loại được sinh sôi, nẩy nở ở vùng Silicon Valley.
Nếu Shockley là một trong những
“grandfather” của Silicon Valley, th́ có hơn 400 hăng đă bắt nguồn một
cách trực tiếp hay gián tiếp từ những “ founding fathers/Fairchild
Eight” này.
Từ khóa: The Farchild Eight, The traitorous
Eight, the California Group, Arnold Beckman, Emmy Shockley, Hayden &
Stone, Arthur Rock, Afred Cpyle, Sherman Fairchild, Fairchild
Aircraft, Fairchild Camera.
Câu chuyện bên lề thay lời tựa
Waikiki nằm ở South Shore
của đảo O’ahu với Waikiki Beach nổi tiếng thế giới qua phim ảnh của
Hollywood và rất nhiều tài liệu quảng cáo. Từ băi
biển này, du khách có thể trông thấy núi
Diamond Head đứng sừng
sửng trước mặt.
Waikiki Beach tương đối
ngắn v́ một đoạn dành riêng cho những surfers.
Nước ở đây cạn và có nhiều đá. Nên đối với
những người không bơi xa như tôi, Ala Moana Beach (cũng nằm gần
Waikiki Beach) thích
hợp hơn. Thành phố Waikiki có ba con đường chính :
Kalakaua Avenue dọc theo Waikiki Beach từ makai (hướng nam) đến mauka
(hướng bắc), Kuhio Avenue và Ala Wai Boulevard dọc theo con kênh Ala
Wai. Ở đây người bản xứ thường dùng "mauka", "makai", "ewa", và
"diamond/koko head" để nói về phương hướng. V́
Waikiki tọa lạc ở bờ
biển phía nam (South Shore) của đảo O’ahu, “mauka” có nghĩa là về
hướng núi (hương bắc); “makai” chỉ về hướng biển (hướng nam) ; trong
khi đó “Ewa” là hướng về Ewa Beach, hay nói đại khái hơn là về hướng
tây và Diamond/Koko chỉ về hướng núi Diamond Head –hướng đông..
Tôi thường chạy/đi bộ về thành phố
Waikiki vào những ngày
cuối tuần. Buổi sáng ở đây
yên lặng, ít có tiếng xe chạy ồn ào như ở
những thành phố nổi tiếng khác. Đôi lúc mệt, tôi đi thư thả trên những
con đường lót cobblestone, qua vài quán cà phê mở
cửa sớm. Thỉnh thoảng bắt gặp vài khuôn mặt Á Châu
cũng chạy bộ như tôi. Một điều khác là mấy người
này ăn mặc có vẻ “dân chạy chuyên nghiệp”
chớ không phải “dân lơ mơ” như tôi. Tôi đoán có lẽ họ về đây để tham
dự Honolulu Marathon do thành phố Honolulu và hăng Japan Airlines
(JAL) tổ chức mỗi năm vào ngày chủ nhật 8 tháng 12 (một ngày sau ngày
kỷ niệm Nhật tấn công Pearl Harbor).
Đi một hồi lâu cũng mỏi chân.
Tôi ghé lại quán Starbucks mua môt ly “regular
coffee” loại trung, ngồi nhấm nháp và nh́n khách bộ hành lại qua.
Nh́n để quan sát hay nh́n để t́m về một cái ǵ mà tôi cũng không biết
rơ nữa…
“…Ngồi trong quán Starbucks nh́n về hướng Diamond Head
Tôi nhắp từng ngụm cà phê để thấm thía những lên xuống trong đời
Đôi mắt lim dim, nghe tiếng cưới bên tai
nhí nhảnh
Cảm nhận một điều ǵ rất gần gũi, rất thân
quen.
Khúc nhạc thời 70’s đưa tôi trở về
Những năm tháng lang thang của quăng đời du
học
Vạt nắng đong đưa, lạc loài một góc
Tôi nh́n quanh như muốn t́m lại những kỷ niệm qua …”
Một điều tôi nhận thấy là O’ahu có nhiều
nét “rất Việt Nam” và cũng “rất Nhật”. “Rất Việt Nam” về khung cảnh thiên nhiên với núi đồi, và những hàng
dừa xanh dọc theo băi biển; núi và biển cách nhau không xa và h́nh như
quyện vào nhau trong những bức tranh mộc
mạc, thân thương. “Rất Nhật” về số du khách người Nhật và các tiệm
quán bán buôn; ngay cả có vài Waikiki Trolley quảng cáo hoàn toàn bằng
tiếng Nhật [H́nh 2].
Mùa này cũng là mùa
cưới với giới trẻ Nhật đến đây hàng loạt để hưởng tuần trăng mật.
Từ Waikiki Beach đến băi biển
Ala Moana Beach; đi đâu
tôi cũng thấy những cô cậu trẻ trịnh trọng trong bộ áo cưới ra băi
biển chụp h́nh.
Người thợ chụp h́nh bắt họ thay đổi cách đứng,
dáng đi “đủ cách, đủ kiểu”. Đôi khi tôi nghe cô dâu than
mệt dưới ánh nắng gay gắt cuối tháng 11 ở
đây.
“…Tôi nh́n trên sóng biển điểm vết sẹo
thời gian trở về hôm nay
Ngàn giọt nắng thênh thang trên bờ cát mịn hằn bao ngày
Bầy trẻ nhỏ đùa chơi, ướp mộng đời trong tiếng cười vui nhộn
Gịn tan theo từng lời nói, hăng hắt từng
âm điệu ngân vang.
Tôi đi theo gót cũ ngàn năm chồng chất lên
nhau mang số kiếp dă tràng
Điệu nhạc theo tiếng chim chiều xa bay về
hướng mặt trời
Đỏ rực rỡ như niềm tin, lẽ sống bồng bềnh theo
năm tháng nổi trôi
Kiếp đời- kiếp người chiều nay lang thang
dọc theo bờ sóng vỗ.
Nh́n ngày trôi…”
Buổi sáng ở Waikiki yên lặng bao nhiêu, th́
buổi tôi lại ồn ào bấy nhiêu. Người đông như ngày hội trên đại lộ
Kalakaua, Kuhio hay đại lộ Ala Wai; có vài nét giống như khu phố
Shinjuku ở Nhật vào cuối tuần hay đại lộ Michigan ở Chicago vào mùa
Giáng Sinh. Điểm khác nhau là ở đây, người
ta nói rất nhiều ngôn ngữ khác nhau - không khí có vẻ “quốc tế” lắm!
Một điểm khác nữa là ở một thành phố du
lịch nổi tiếng như Waikiki, theo lối nghĩ
thông thường th́ thức ăn phải đắt đỏ; điều này có thể đúng với những
tiệm thuộc loại sang, chớ đối với một số tiệm trung b́nh th́ tôi thấy
giá cả không khác nhau bao nhiêu và đôi khi c̣n rẻ hơn là khác. Chẳng
hạn như tiệm ăn buffet tên là Todai (the Lighthouse); đây là tiệm mà
chúng tôi “rất ghiền”; v́ thế thường t́m đến mỗi khi đến một thành phố
mới. Tiệm Todai nằm trên đại lộ Ala Moana [H́nh 2]
với thức ăn ngon, phong phú mà giá lại rẻ hơn Todai ở Chicago
(giờ đóng cửa) hay Westminter hay San Diego. Có lẽ một phần là do
khách du lịch đông và họ thường đến ăn theo từng đoàn nên giá hạ đi cũng không chừng. Chúng tôi vào tiệm lúc
11:30 sáng; lúc đó khách tương đối ít; nhưng đến 12:00
trưa th́ bỗng nhiên từng đoàn người vào
tập nập; tiệm trở nên đông nghẹt: người người ăn uống, nói chuyện ồn
ào như “cái chợ”. “Rồi đùng một cái” vào lúc một
giờ chiều họ biến mất không kèn không trống. Ở đây chúng tôi
cũng t́m thấy dăm ba tiệm phở như Pho One,
Pho Saigon, [H́nh 1] và vài tiệm sushi với các dĩa để trên conveyor
và khách
tư
lựa chọn món ḿnh thích; mỗi dĩa tương đối rẻ với giá khoảng $1.50 như tiệm SushiSan, nằm ở góc giữa đại lộ Kapiolani và trường Pikoi.
Thức ăn tương đối cũng vừa miệng và vừa túi
tiền.

H́nh 1: Tiệm Pho One và Pho Sai
Gon trên đường Kuhio (h́nh do tác giả chụp)
“…Phở ngon. Pho One.
Phở thơm. Pho Saigon.
Đi xa một góc đường mà vẫn c̣n ngửi thấy
Mùi thơm của sả, thịt nướng, tỏi hành.
Tôi tiếp tục bước chân đi
Lúc chậm, lúc nhanh
Những vạt nắng
Cứ theo chân tôi rảo bước.
Rồi cứ thế
Trước mắt tôi lần lượt
Những tiệm SushiSan, Genki Sushi
Kuru Kuru
Tiếng nói, tiếng cười
Todai Buffet
Rộn ră xanh màu tươi
Ḥa hợp thắm với màu xanh biển nước.
Bầu trời trong xanh
Ôm ấp màu cây xanh rất mướt
Khách vào ra
Từ góc đường Hilton Village
Lúc tấp nấp
Lúc thớt thưa, ít người lui tới.
Một ngày mới
Hoa bàng trắng màu nắng mới
Gió biển nhè nhẹ vuốt ve
Thấm mát rộn ḷng người…”

H́nh 2. Waikiki Trolley với tên các trạm
bằng tiếng Nhật (bên trái)
và tiệm Todai ở
đại lộ Ala Moana (bên phải)- H́nh do tác giả chụp.
The Fairchild Eight
Bắt đầu từ đầu thập niên 50’s, Shockley ít c̣n làm việc ở Bell
Labs. Ông đi nhiều nơi để t́m cơ hội mới.
Ông xin “leave of absence” ở Bell Labs vào năm 1953 để đi dạy ở
Caltech (California Institute of Technology) khoảng 4 tháng và sau đó
làm cố vấn cho Weapons Systems Evaluation Group của Pentagon.
Vào mùa đông 1954-1955, trong lúc dạy ở Stanford,
ông t́m cách thiết lập cơ cấu để sản xuất hàng loạt transistors và
Shockley diodes. Ông t́m được đối tác Raytheon quan tâm đến đề
án của ông nhưng rồi kế hoạch này cũng kết
thúc một tháng sau đó.
Không t́m được hướng đi thỏa măn; Shockley cuối cùng may mắn được cơ
hội gặp và nói chuyện với Arnold Beckman (cũng học ở Caltech ngày xưa),
người sáng lập và tổng giám đốc Beckman Instruments.
Vào đầu tháng 9, hai người gặp nhau tại Newport
Beach, California. Shockley và Beckman đồng
y tạo nên một division mới trong Beckman Instruments để sản xuất
“diffused-base transistors”. Beckman mặc dù biết rằng Shockley
không thể thành công trong thế giới kinh doanh, nhưng ông không muốn
kỹ thuật mới về transistors này lại lọt vào tay
những hăng cạnh tranh với hăng ông. Beckman đồng y hổ trợ tài chánh
cho Shockley với điều kiện là trong hai năm phải có mass production về
transistors ; và phí tổn năm đầu tiên vào
khoảng 300.000 USD. Vào năm 1955, Shockley và Beckman
ky hợp đồng. Beckman
muốn Shockley mở hăng tại vùng Nam California gần Beckman Instruments;
nhưng Shockley muốn về vùng gần Palo Alto nơi mẹ ông đang sống và nơi
ông đă lớn lên [1].
Shockley bắt đầu chiêu mộ nhân viên cho hăng mới của ông: bước đầu
tiên là ông nói chuyện với Tanenbaum và Morgan
Sparks ; hai người này đă thành công trong việc chế tạo a
working junction transistor nhưng cả hai từ chối v́ lư do là gia đ́nh
họ sống quen với vùng New Jersey rồi nên không muốn đi xa. Sau đó, ông
tiếp xúc với những chuyên gia khác ở Bell Labs nhưng tất cả đều từ
chối với cùng một lư do như Taunebaum và Sparks. Lư do chính là mọi
người đều “ngán “ và “sợ” cái lối quản lư của Shockley. Hết cách,
Shockley “ criss-cross” nhiều nơi khác để
tuyển dụng nhân viên có tài ngoài Bell Labs. Kết cuộc, những người sau
đây đồng ư theo ông về vùng bắc California
làm việc: Julius Blank, Victor Grinich, Eugene Kleiner, Jean Hoerni,
Jay Last, Gordon Moore,
Robert Noyce, Vic Jones and Sheldon Roberts.
Hoerni, sinh ở Thụy Sĩ, a physicist với double PhD từ Caltech;
Jay Last (MIT), a physicist chuyên về photo-optics từ Corning Glass; ;
Sheldon Roberts, a metallurgist từ Down Chemical ; Victor Grinich (Ph.D,
Stanford),an electrical engineer từ Stanford Reseach Institute ;
Julius Blank, a mechanical engineer từ City College of New York; Vic
Jones, a PhD từ Berkeley; Robert Noyce (MIT), a physicist từ Philco và
Gordon Moore, a physical chemist từ Johns Hopkins Applied Physics
Laboratory. Trừ Kleiner (33 tuổi) và Shockley (46
tuổi); những người c̣n lại đều dưới 30 tuổi.
Tất cả đều có PhDs chỉ trừ Kleiner và Blank.
Trong số những người này, có lẽ Noyce là người độc
nhất với nhiều kinh nghiệm về germanium semiconductor.
Trong quá khứ, Noyce có tham dự seminars ở Bell
Labs về những kỹ thuật mới về semiconductors, nhất là kỹ thuật
diffusion mới khám phá thành công tại hăng này. V́ Beckman có
xin license với AT&T- hăng mẹ của Bell Labs (trả $25,000 USD mỗi năm),
nên Shockley và những nhân viên mới của ông được quyền “access” vào
những kỹ thuật về semiconductors tại Bell Labs kể cả những báo cáo
khoa học trước khi xuất bản.
2. Lư do chính khiến “the Fairchild
Eight” rời hăng Shockley Semiconductor
2-1. Micromanagement style và cá tính kỳ cục của Shockley
Theo một số người cộng tác với Shockley cho biết Shockley rất
thông minh ; tuy nhiên rất dễ nóng tính,
hay cáu, thường tấn công mănh liệt đối phương, “paranoid” và khó làm
việc chung. Ở một hăng nhỏ vừa mới thành lập không lâu như Shockley
Semiconductor, ông c̣n có những project “bí mật” riêng mà chỉ những
người ông muốn cho biết mới được biết thôi. Nhất là sau khi ông nhận
được giải Nobel, ông thường đi công tác nhiều và cứ mỗi lần đi đâu về
ông thường thay đổi hướng nghiên cứu nên những người làm việc cho ông
trong pḥng thí nghiệm khó hoàn thành đề án nghiên cứu theo đúng thời
hạn như ông mong muốn và v́ thế dễ làm ông
giận [2]. “Vấn đề chính là Shockley không biết
quản lư nhân viên. Ông thường làm những người làm việc cho
ông dễ bực ḿnh” như Moore có lần đă nói.”.
Shockley cũng bắt mọi người trắc nghiệm
tâm lư để xem thử họ có thể làm việc với nhau có được không. Shockley c̣n cạnh tranh ngay cả đối với những người làm việc cho ông
[3]. Ở Shockley Semiconductor,
tất cả nói chuyện điện thoại đều bị thu âm; nhân viên không được chia
xẻ kết quả nghiên cứu với nhau. Ông không tin nhân
viên ông và thường gửi bản báo cáo và kết quả nghiên cứu của họ đền
Bell Labs để kiểm tra thêm [3].
2-2 Thay đổi đường hướng nghiên cứu
Sau khi mọi chuyện tạm ổn định ở hăng,
Shockley không chịu làm về việc sản xuất junction
transistors như quyết định ban đầu khi thành lập hăng và như ông đă
hứa với ông Beckman. Thay v́ thế, Shockley
cùng vài nhân viên chú tâm nghiên cứu về “đề án bí mật” nhằm vào
việc sản xuất Shockley diodes; chỉ c̣n lại năm nhân viên trong số đó
có Noyce và Moore th́ nghiên cứu về junction transistors cho Beckman Instruments. Đây là một sai lầm
như được chứng minh sau này v́ chế tạo loại p-n-p-n diodes này phức
tạp hơn nhiều và không thích họp với việc sản xuất hàng loạt. Lư do
thực sự của quyết định này th́ không rơ nhưng theo một số người liên
quan cho rằng Shockley muốn làm đề án mới do ông sáng tạo
ra (v́ thực sự Shockley chưa bao giờ chế
tạo một junction transistor nào cả) và ông nghĩ diodes này có nhiều
ứng dụng trong điện thoại và có thể nhận nhiều họp đồng R&D từ các
cơ quan quân sự.
2-3 Một vài sự kiện khác
Thêm vào đó, hai sự kiện xảy ra càng làm cho những người cộng tác với
ông lại càng muốn ra đi hơn:
- Sự kiện thứ nhất xảy ra ở trong pḥng nghiên cứu của hăng ở 391 San
Antonio Rd. khi một người thư kư của
Shockley bị cắt tay bởi a
“push-pin/ kim gắn tường”. Chỉ một việc nhỏ như thế này mà Shockley
làm lớn chuyện ra! Ông thuê thám tử điều
tra xem thử có ai trong hăng muốn phá đám công việc làm của hăng không;
và tất cả mọi người trong hăng phải qua “lie detector tests”; nhưng
một số đông từ chối nên không thực hiện được.
- Sự kiện thứ hai là sự xung đột giữa Shockley, Beckman và nhân viên
trong buổi họp giữa nhân viên của hăng với ông Beckman người đứng tài
trơ cho hăng Shockley Semiconductor; khi Beckman thảo luận về phương
sách để kiểm soát sự gia tăng tiền phí tổn nghiên cứu.
3. Sự thành lập Fairchild Semiconductor
3-1 Tiến tŕnh đưa đếm sự h́nh thành hăng Fairchild Semiconductor
3-1-1 The “Fairchild Eight” đến gặp thẳng Beckman
Trong buổi họp đề cập ở phần 2-3 trên, Shockley đứng
dậy và nói với Beckman “ Arnold, nếu anh không thích cách làm việc của
chúng tôi, tôi có thể mang nhóm này đi t́m hổ trợ ở một nơi khác
(Arnold, if you don’t like what we’re doing up here I can take
this group and get support any place else)”. Rồi
ông rời pḥng họp để lại mọi người nh́n nhau “ngạc nhiên” và “làm bẽ
mặt” ông Beckman. Beckman t́m cách rời
pḥng họp một cách lễ phép và bay về Los Angeles ngay sau đó. Sáng
hôm sau, bảy chuyên viên (lúc đó Noyce
chưa gia nhập vào nhóm một phần v́ Noyce có liên hệ khá gần với
Shockley!) quyết định đă đến thời cơ cho
Beckman biết mọi chuyện xảy ra trong hăng. Mọi người đề cử Moore làm
người đại diện để đi gọi điện thoại cho
Beckman. Khi biết chuyện này, Beckman t́nh nguyện đi lên vùng bắc Cali. để gặp những
nhân viên bất măn này. Beckman đi ăn tối với họ
vào ngày 29 tháng 5 năm 1957. Họ c̣n gặp thêm ba
hay bốn lần nữa mà không cho Shockley
biết.
Đề nghị của những người này đơn giản:
Shockley phải rời hăng (Shockley had to go!). Nếu không
th́ nhóm sẽ nghỉ hăng cùng một lượt và
Shockley Semiconductor sẽ không có những chuyên viên có tay nghề giỏi.
Beckman có thể t́m một chỗ cho Shockley đi dạy chẳng hạn như ở
Stanford; và đồng thời Shockley cũng có thể làm cố
vấn cho hăng. Beckman sẽ t́m một người khác
trong hăng của Beckman lên thay thế
Shockley. Mọi quyết định về chuyên môn sẽ do những người trong nhóm
đảm nhiệm.
3-1-2 Beckman tŕnh bày với Shockley đề nghị của nhóm
Beckman nghĩ không nên tiếp tục gặp gỡ sau
lưng Shockley như thế này, nên sau cùng ông quyết định cho Shockley
biết quyết định của nhóm. Vào tháng sáu, Beckman
điện thoại mời Shockley và vợ ông - bà Emmy đi ăn tối ở Jack Tar Hotel, San Francisco. Sau khi Beckman tŕnh bày những chuyện xảy ra
với sự ngạc nhiên của Shockley và bà Emmy, buổi ăn tối trở nên lạnh
nhạc với vài câu trao đổi qua loa và mọi người
theo đuổi những y nghĩ riêng tư của ḿnh.
Sáng hôm sau, Shockley đến hăng và bắt đầu t́m manh mối những ai là
người chống đối. Ông bắt đầu với những
người mà ông nghĩ trung thành với ông.
Người đầu tiên là C.T. Sah, một thành viên trẻ nhưng rất có tài về lư
thuyết vật lư chất rắn. Sah cho biết là hoàn toàn ông không
biết ǵ về chuyện này và không có tham dự vào những buổi
ăn tối với Beckman.
Người kế tiếp là Gordon Moore. Moore thú nhận
rằng ông là một trong những người trong
nhóm này.
Sau đó một cách gián tiếp Shockley chia hăng Shockley Semiconductor ra
làm hai nhóm: một nhóm đặt dưới sự lănh đạo của Horsley; nhóm này rời
rời ṭa nhà ở San Antonio Rd. và chuyển cơ sở đến Stanford
Industrial Park, tiếp tục công tác chế tạo Shockley diodes. Tuần đầu
tiên, nhóm sản xuất được 72 diodes và
200 diodes vào tuần tiếp theo. Kế hoạch của nhóm là
sản xuất 1,000 diodes mỗi tuần. Ở lại ṭa
nhà ở San Antonio là nhóm thứ hai do Noyce trách nhiệm và tiếp
tục nghiên cứu về sản xuất silicon junction transistors. Sự nghiên
cứu về transistors là do nhóm này quyết định mà không được sự chấp
thuận của Shockley v́ lúc đó Shockley vẫn
c̣n là giám đốc của hăng. T́nh trạng phân chia hăng nhỏ như Shockley
Semiconductor ra hai nhóm như thế này rất khó thành công trong việc
sản xuất transistors và v́ thế rất khó chấp nhận đối với
nhóm và họ quyết định rời hăng.
Như là một phương sách sau cùng, vào ngày 29 tháng 5 năm 1957, nhóm
do Moore cầm đầu tŕnh cho Arnold Beckman một tối hậu thư (ultimatum)
: giải quyết “Shockley problem” hay nhóm sẽ từ chức cùng một lúc. Moore đề nghị Beckman t́m một professorship cho
Shockley và thay thế Shockley với một người quản lư chuyên
nghiệp. Beckman từ chối, tin tưởng rằng Shockley có thể cải thiện
được t́nh trạng đang gặp nhưng sau này
Beckman hối hận về quyết định này. Vào tháng 6 năm 1957, Beckman ủy nhiệm một người quản lư năm trung gian giữa nhóm và
Shockley; nhưng quyết định này đă đến qua trễ rồi!
3-1-3 T́m người hổ trợ tài chánh để thành lập hăng
Trước khi rời hăng, “the Farchild Eight” đă chuẩn bị trước nên lúc
quyết định rời hăng họ đă có cái ǵ để chống lưng
“ a fallback”. Nhóm
lúc đầu có bảy người nhưng sau một thời gian “bị thuyết phục”, Noyce
gia nhập vào nhóm và nhóm giờ có tám người “The Fairchild Eight” [H́nh
3& 4]. Nhóm làm việc với nhau dưới sự lănh đạo của
Noyce v́ Noyce có nhiều kinh nghiệm về transistors và nhóm thích cách
quản lư của Noyce. Với sự hổ trợ
của Blank, Grinich, Last, Robert, Hoerni và Moore.
vào tháng 3 năm 1957, không bị nghi ngờ,
Kleiner xin phép Shockley đi dự exhibition ở Los Angeles. Thay v́ đi
LA, Kleiner bay đi New York để t́m người
đầu tư cho hăng mà nhóm muốn thành lập. Trước tiên Kleiner gặp ba mẹ
ông để tŕnh bày về dự định của nhóm và ba mẹ ông có quen biết từ trước với Hayden Stone- một investment firm
ở New York. Hayden, Stone & Co. đồng ư xúc tiến giúp đỡ Kleiner và
đề cử Arthur Rock và Alfred Coyle lo công
tác này. Cả Rock và Coyle đều quan tâm đến đề án của nhóm và tin rằng nhóm người này sẽ thành công.
Coyle (boss của Rock) và Rock, một MBA
trẻ từ Harvard bay đến California để gặp nhóm rebels này. Sau một
hồi nói chuyện, Rock và Coyle đă có thể thuyết phục những người này nên mở một hăng riêng thay v́ đi t́m việc
riêng từng cá nhân một.
Mọi người đều đồng với đề
nghị của Coyle và Rock v́ gia đ́nh của họ hiện đang ở
Cali.
Mục đích của họ là thực hiện mục tiêu ban
đầu của Shockley: sản xuất silicon junction transistors.
T́m người đầu tư trở nên khó khăn. Hầu hết
kỹ nghệ điện tử của Mỹ nằm ở miền đông, trong khi đó “the Fairchild Eight” muốn ở vùng Palo Alto. Rock và
Coyle đi gặp 35 hăng có triển vọng trong
việc hổ trợ tài chánh nhưng tất cả đều từ chối. Cuối cùng, vào tháng
8, năm 1957, Rock và Coyle t́nh cờ gặp
được Sherman Fairchild- người sáng lập ra hăng Fairchild Aircraft và
Fairchild Camera.
Fairchild là một “tinker” với hàng chục
bằng sáng chế trong nhiều lănh vực khác nhau.
Fairchild gửi Rock đến gặp Richard Hodgson, người phụ tá của ông.
Hodgson chấp thuận đề án của nhóm và hoàn thành thủ tục giấy tờ cần thiết trong vài tuần. Hăng có tên mới
là Fairchild Semiconductor với tiền vốn gồm
1,325 cổ phần (shares). Mỗi thành viên của
“the Fairchild Eight” mỗi
người nhận 100 cổ phần ; 225 dành cho Hayden, Stone & Co và 300 cổ
phần để dành dự trữ. Fairchild cho mượn $1.38
triệu. Để bảo đảm cho số tiền nợ
này, tám người trong nhóm trao quyền bầu phiếu (voting rights) và
quyền mua những cổ phần của họ cho cho Fairchild với một giá nhất
định 3 triệu đô la. Nên nhớ đây là một số tiền
lớn ở thời điểm này. Cũng theo hợp
đồng th́ nếu nhóm thất bại sau hai năm, hăng Fairchild sẽ mất tất cả
số tiền đầu tư. C̣n nếu ngược lại, hăng
thành công, ông Fairchild có quyến mua với giá $300,000 mỗi phần.
Trong ṿng một tháng sau đó, hăng mới dời
về
South
Charleston Road nằm cách hăng Shockley Semiconductor khoảng vài
miles. Nhóm gồm có tám người cộng thêm Rock và
Coyle, tất cả là 10 người với cái tên là “the California
Group” và mười người này trở nên thành phần cốt lơi của hăng mới.
Trong buổi họp của nhóm tại Clift Hotel ở
California, Coyle lấy ra 10 tờ $1 đô la mới và để trên bàn. “Mỗi
chúng ta phải kư tên ḿnh trên những tờ giấy bạc này/Each of
us should sign every bill” Coyle nói. Những tờ một đồng với chữ kư của mọi người
[H́nh 5] này được xem là hợp đồng giữa những người trong nhóm.
Riêng về Shockley Semiconductor, Vào năm 1960, với thành phần nhân
viên mới, Shockley đưa diodes của ông đến gần giai đoạn sản xuất,
nhưng thời gian đă mất quá nhiều và phần lớn những hăng khác đang đi
vào giai đoạn phát triển IC.
Beckman bán hăng Shockley Semiconductors cho một số
người đầu tư ở
Cleveland,
Ohio.
Thêm vào đó, vào ngày 23 tháng 7, Shockley bị
thương nặng trong một tai nạn xe hơi; và sau khi b́nh phục
ông này cũng rời hăng về đi dạy ở
Stanford. Vào năm 1969, IT&T, chủ mới của
Shockley Semiconductor quyết định dời hăng về
Florida. Nhân viên từ chối không chịu đi và hăng đóng cửa không lâu sau đó.

H́nh
3 : “The Fairchild Eight” nh́n từ trái
sang phải:
Gordon Moore, C. Sheldon Roberts, Eugene Kleiner, Robert Noyce, Victor Grinich,
Julius Blank, Jean Hoerni and
Jay Last. (California
Historical Society/Wayne Miller/Magnum Photo).

H́nh 4 :
H́nh chụp sau này với “the Fairchild Eight”
và một số đồng nghiệp khác.
(California Historical Society/Wayne Miller/Magnum Photo)

Hinh 5 : Tờ một đồng đô-la dùng làm hợp
đồng cam kết giữa những người trong nhóm “the California Group”.
3-2 Ngày 18 tháng 9, 1957 là ngày birthday của
Silicon Valley
Vào 18 tháng 9, năm 1957, Blank, Kleiner, Last,, Moore, Noyce,
Roberts, Grinich và Hoerni từ chức với hăng Shockley Semiconductor.
"Sept. 18 was the birth date of Silicon Valley, of the electronics
industry and of the entire digital age," theo Joel Shurkin [3]. Giữa tháng 10, họ
mở hăng tại 844 East Charleston Road, Mountain View, nằm ở phía bắc
khoảng vài miles từ hăng Shockley Semiconductor.
Và cái tên “Fairchild Eight” cũng bắt đầu từ đó.
Hăng thực sự không có
“real boss”. Noyce lo phần
quản lư và khuyến khích mọi người họp tác – một phương cách quản lư hoàn toàn trái ngược với Shockley và trở
thành mô h́nh cho kỹ nghệ sau này. Không chức vị,
không chỗ đậu xe dành riêng cho cán bộ quản lư và không có cán
bộ quản lư trung gian. Vào thời điểm thành lập, Noyce và
Last lo phần step-and –repeat camera; Hoerni lo quy tŕnh khuếch tán (diffusion process) và lư thuyết về
chất bán dẫn. Moore cũng lo phần khuếch tán cộng thêm phương pháp chế
tạo màng mỏng kim loại bằng phương pháp hơi bốc
nhiệt (metal evaporation). V́ Moore biết thuật thổi thủy tinh
(glass blowing), ông ta chế tạo hầu hết
các dụng cụ thủy tinh dùng trong quy tŕnh khuếch tán. Roberts lo phần
thành trưởng đơn tinh thể silít (silicon crystal); Grinich lo phần testing facilities; Kleiner lo công tác lắp ráp các thiết bị liên quan v́ ông này có tay nghề giỏi về cơ khí [2]. Fairchild
Semiconductor được thành lập đúng lúc “in the right place at the right
time”. Lúc đó dân số California gia tăng rất nhanh
ngay sau đại chiến thứ hai. Hơn thế nữa,
đây cũng là thời điểm Liên Xô (Soviet
Union) phóng vệ tinh Sputnik
đầu tiên; sự kiện này đă gây rất nhiều xôn xao trong dư luận và chính
quyền Mỹ và Mỹ bắt đầu “space race” với Liên Xô. Và v́ thế chính phủ
Mỹ cần nhiều về transistors. Mục đích
chung của nhóm là sản xuất sản phẩm đầu
tiên, a double diffused silicon mesa transistor, dùng kỹ thuật ở
Bell Labs và Shockley Semiconductor. Tất cả tám
người trong nhóm tương đối khá gần nhau; họ thường gặp gỡ nhau ngoài
giờ làm việc. Noyce đảm nhiệm tổng quát về nghiên cứu
và
Moore
lo phần sản xuất. Vào 1 tháng 12 năm 1957,
Hoerni phát triển the planar technology- một kỹ thuật quan trong
trong công nghệ vi mạch. . Và vào mùa xuân 1958, Hoerni và Last đă
chế tạo thành công the planar transistor
đầu tiên. Với kết quả này, Fairchild chính thức chuyển từ mesa
technology sang planar technology vào tháng 10 năm 1960.
3-3 The letter that changed the world
Kèm theo đây [H́nh 6] là lá thư ba trang giấy do Eugene
Kleiner viết gửi cho the Hayden Stone investment firm ở New York vào
năm 1957 (trích dẫn từ tạp chí Forbes vào tháng năm, 2000). Lá thư
có tựa đề là “Declaration of Independence
of the Digital World”. Lá thư này đă xác
nhận ước vọng của nhóm là muốn thành lập công ty để sản xuất silicon-
diffused transistors. Theo tạp chí Forbes “Nếu lá thư này không gửi
đi hay không được trả lời- th́ thế giới chúng ta sống hôm
nay sẽ khác hẳn một cách sâu xa/ Had these
pages not been sent- and responded to, the world we live in today
would be profoundly different”. ”

H́nh 6: Lá thư do Eugene Kleiner viết gửi cho the
Hayden Stone investment firm
ở New York vào năm 1957 (trích
dẫn từ tạp chí Forbes vào tháng năm, 2000).
4. Vài nét chính về nhân vật trong nhóm “The Fairchild
Eight”
H́nh [7] liệt kê danh sách nhóm “the
Farchild Eight” đă theo Shockley về vùng bắc California làm việc tại
hăng Shockley Semiconductor: Julius Blank, Victor Grinich, Eugene
Kleiner, Jean Hoerni, Jay Last, Gordon Moore, Robert Noyce, và Sheldon
Roberts.

H́nh 7: The Fairchild Eight
Chi tiếc hơn về những nhân vật này có thể tŕnh bày như
sau:
Robert Norton Noyce
Robert Norton Noyce sinh ra ở Burlington, Iowa vào ngày
12, tháng 12 năm 1927 và mất vào ngày 3 tháng 6 tại Austin, Texas. Là
con của một mục sư, ông lớn lên
ở Grinnell, Iowa, tốt nghiệp bậc đại học ở Grinnell College và nhận
Ph.D. từ MIT. Sau một thời gian ngắn làm việc ở Philco về transistors,
ông theo Shockley về làm việc ở Shockley
Semiconductor. Ông phát minh integrated circuits (đồng thời với Jack
Kirby của Texas Instruments), tunneling diodes (đồng thời với Leo
Esaki, Japan) và triễn khai một
“management style” mà nhiều hăng ở Silicon Valley đă theo sau này. Ông
mất đi hai cơ hội để nhận giải Nobel về vật lư: lần thứ nhất về
tunneling diodes (Esaki nhận giải này năm nào 1973; tài liệu
về phát minh của Noyce được công bố nhiều
năm sau Esaki) và về integrated circuits (Jack Kirby nhận giải Nobel
năm 2000 v́ lúc đó Noyce đă qua đời). Ngoài hăng Fairchild
Semiconductor, ông cùng với Gordon Moore
sáng lập ra hăng Intel.
(Sẽ viết nhiều hơn về nhân vật này ở những số tới)
Gordon Earle Moore
Sinh ngày 3 tháng giêng, năm 1929 tại San Francisco, và lớn lên ở
Pescadero, California. Nhận BS về hóa học, University of
California, Berkeley, 1950 và Ph.D. về hóa học, California Institute
of Technology (Caltech) vào năm 1954. Làm postdoc ở Applied
Physics Lab., John Hopkins University cho đến 1956 trước khi gia nhập vào nhóm của Shockley.
Cofounder của Farichild và Intel. Nổi tiếng
với Moore’s Law, tiên đoán khuynh hướng phát triển của công nghệ vi
mạch vào năm 1965 ngay cả trước khi thành lập hăng Intel. Hơn 50 năm
đă trôi qua mà Moore’s Law vẫn c̣n đúng
cho đến ngày hôm nay.
(Sẽ viết nhiều hơn về nhân vật ở những số tới)
Jay T. Last
Sinh ra ờ
Western
Pennsylvania vào năm 1929. Tốt nghiệp đại học ở University of
Rochester về optics năm 1951 và Ph.D. từ MIT về physics vào năm 1956.
Liên quan đến luận văn Ph.D., Last có cơ
hội làm việc với Beckman Instruments
spectrophotometer lúc đó không
vận hành tốt. Đó cũng là lư do mà Beckman biết Last và muốn Last làm
việc cho ông ta sau khi xong Ph.D. Qua Beckman, Shockley liên lạc với
Last vài tháng trước khi Last tốt nghiệp. Last nhận lá thư từ
Shockley lúc Shockley viếng thăm Beckman
headquarters vào tháng 11 năm 1955. Sau khi rời Fairchild, Last thiết lập Amelko division (Teledyne) với
chức vị phó tổng giám đốc kỹ thuật.
Eugene Kleiner
Sinh ngày 12 tháng 5 năm 1923 tại Vienna, Austria.
Mất vào 20 tháng 11, năm 2003. Theo gia
đ́nh sang Mỹ trong thời gian Nazi đàn áp người Do Thái. Đi lính Mỹ
và tốt nghiêp BS về cơ khí, Polytechnic
University of New York, 1948 và MS in industrial engineering, New
York University. Sau khi rời Fairchild, Eugene
Kleiner thành lập Kleiner, Perkins Caufield & Byers, một trong những
hăng venture capital đầu tiên ở vùng Silicon Valley. Hăng này đă đầu
tư cho hơn 300 hăng về kỹ thuật và công
nghệ sinh học kể cả Amazon,
AOL. Google. LSI
Logic,
Netscape, Sun Microsystems và Tandem Computers.
Kleiner cũng đầu tư nhiều
vào hăng Intel.
Victor Henry Grinich
Cha mẹ ông di dân sang Mỹ từ
Croatia.
Ông sinh ở Aberdeen, Washington vào ngày 26 tháng 11 năm 1924 và mất
ngày 5 tháng 11 năm 2000 tại Mountain View, CA. Ông phục vụ trong binh
chủng Hải quân Mỹ trong Đại chiến thứ hai. Tên thật của ông là Victor
Grgurinović; nhưng để cho dễ đọc ông chính
thức đổi họ của ông thành Grinich. Nhận BS từ University of
Washington vào năm 1945, MS vào 1950 và
Ph.D. vào năm 1953 từ Stanford University.
Sau khi rời Fairchild vào năm 1968,
Grinich về dạy ở UC Berkeley và sau đó ở Stanford.
Sheldon C.
Roberts
Sinh năm 1926.
Tốt nghiệp BS về ngành công nghệ kim thuộc, Rensselaer Polytechnic
Institute vào năm 1948, MS và Ph.D. lần lượt từ MIT vào 1949 và 1952.
Làm việc ở Naval Research Lab và Dow Chemical Company trước khi tham
gia vào nhóm của Shockley.
Sáng lập hăng Amelko (hiện tại là Teledyne) với Jean Hoerni và Jay
Last.
Julius Blank
Sinh 2 tháng 6, 1925, lớn lên ở Lower East Side, Manhattan và mất vào ngày 17 tháng 9 năm 2011, tại
Los Altos Hills, CA. Một trong ba người con của cha mẹ gốc Do Thái di dân sang
Mỹ. Phục vụ trong Lục quân Mỹ trong Đại chiến thứ hai. Tốt nghiệp đại
học về ngành cơ khí ở City College of New York
Jean Hoerni
Sinh 26 tháng 9, 1924 tại Geneva, Thụy Sĩ. Hoerni nhận hai Ph.D. : một từ
University of Cambridge và một từ University of Geneva.
Sang Mỹ làm việc tại Caltech vào năm 1952 và quen biết Shockley lúc ở
đó. Phát minh the planar process.
Sáng lập Amelco (giờ là Teledyne) cùng với Jay
Last và Sheldon Roberts. Thêm vào đó, ông c̣n sáng lập Union
Carbide Electronics năm 1964 và Intersil năm 1967.
5. Thay lời kết
Vào thời
điểm 1957, vùng Santa Clara Valley chưa có
venture capital. Là những “accidental entrepreneurs”, “ the Fairchild
Eight” đă đóng vai tṛ rất quan trọng trong việc phát triển công nghệ
vi mạch tại Silicon Valley sau này từ kỹ thuật, kinh doanh đến
venture capitalist. Có khoảng 400 hăng trong số đó hăng nổi tiếng nhất là
Intel do Robert Noyce & Gordon Moore thành lập vào năm 1968. Advanced
Micro Devices Inc. do Jerry Sanders thành
lập vào năm 1969. Việc mở hăng theo “ lối
dây chuyền” và “chain reaction” bằng cách bắt đầu từ một nhóm mở hăng
; rồi một số người trong nhóm đi ra mở hăng riêng đă và đang bành
trướng Silicon Valley với nhiều kỹ thuật mới và nhiều triệu/tỷ phú mới.
Theo chiều hướng này, Silicon Valley bắt đầu từ
Bill Hewlett- Dave Packard (HP), Federick Terman (Stanford), William Shockley (Shockley
Semiconductor) ; những người đă trao “baton” cho “the Fairchild
Eight”; rồi những người này trao “baton” cho thế hệ sau như Bill
Gates (Microsoft), Steve Jobs (Apple), Larry Page/ Sergey Brin (Google)
and Jerry Yang/ David Filo (Yahoo) trong việc phát triển PC và
Internet và cuộc chạy relay race này (lời của Steve Jobs) sẽ tiếp tục
qua nhiều thế hệ và biến Silicon Valley thành trung tâm điện tử của
thế giới.
Tài liệu tham khảo
[1]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Silicon-Valley-1-Bell-Labs.htm
[2] Jay Last:
Trong phần trả lời phỏng vấn của Craig Addison, SEMI,
2000.
[3] Joel N. Shurkin :Broken genius: the
rise & fall of William Shockley, creator of the electronic age,
Macmillian Science, 2006
|
|