Trong bài viết này,
người viết xin tŕnh bày một cách tổng quát cấu trúc và thiết kế của
hệ thống chụp h́nh cộng hưởng từ MRI trong bệnh viện.
1. Thiết kế tổng quát của các vùng
an toàn trong hệ thống máy chụp MRI
Hội
Phóng Xạ Học Mỹ (The American College of Radiology hay thường được gọi
tắt là ACR) đă chỉ định tiêu chuẩn việc thiết lập bốn vùng
an toàn của hệ thống máy quét MRI như được
biểu hiện ở H́nh 1. Bốn vùng này được xếp theo
thứ tự từ vùng I đến vùng IV tương đương với độ gia tăng phơi nhiễm từ
trường (magnetic field exposure).

H́nh 1.
Bốn vùng an toàn của hệ thống chụp cộng hưởng từ
MRI theo tiêu chuẩn của ACR (The
American College of Radiology)
[1].

H́nh 2: Bốn vùng an toàn
trong hệ thống máy chụp MRI [1]. Vùng I là khu dành cho tất cả mọi
người muốn vào ra hệ thống MRI; vùng II dùng để kiểm chứng và xác nhận
với bệnh nhân những thông tin liên quan đến điều kiện sức khỏe; bệnh
nhân sẽ thay quần áo và cất giữ dụng cụ cá nhân trong một hộc tủ có
ch́a khóa ở đây. Vùng III chỉ dành riêng cho bệnh nhân và nhân viên
pḥng chụp MRI; và sau cùng, vùng IV là khu vực hạn chế chỉ có bệnh
nhân và kỹ thuật viên chụp h́nh MRI mới được vào.Trong khi chụp h́nh
MRI, nhân viên phụ trách công tác chụp h́nh MRI sẽ điều khiển máy từ
một pḥng nhỏ bên cạnh.
H́nh 2 dùng để cắt nghĩa chi
tiết hơn bốn vùng an toàn trong H́nh 1 theo tiêu chuẩn của ACR:
Vùng I (MRI Zone I): mọi
người có thể ra vào mà không cần sự quản lư của nhân viên bệnh viện.
Độ biên từ (magnetic fringe fields) trong vùng này ít hơn 5 Gauss (0.5
mTesla; 1 Tesla= 10,000 Gauss), gần bằng từ trường của trái đất, nên
độ an toàn cao, không nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Vùng II (MRI Zone II): vẫn c̣n
được xem như khu công cọng; tuy nhiên được đặt dưới sự kiểm soát của
nhân viên pḥng chụp MRI v́ đây là vùng ranh giới giữa vùng I không
cần kiểm soát (unregulated zone I) và vùng III và vùng I, nơi cần có
sự kiểm soát chặt chẽ. Bệnh nhân thay quần áo và để những vật dụng
như điện thoại, thẻ tín dụng và những linh kiện điện tử khác ở đây.
Vùng III (MRI Zone III): vùng
này gần pḥng có thỏi nam châm chính (magnet room) nơi có biên tần số
vô tuyến (fringe RF), cuộn xoắn tạo građiên, và những thiết bị có từ
trường RF khác. Những từ trường này đủ mạnh để có thể gây nguy hiểm
đến cơ thể những người chung quanh.
Vùng IV (MRI
Zone IV): Pḥng thỏi từ MR (MR magnet room) nơi có từ trường máy mạnh
nhất. Tất cả những vật có tính sắt từ
(ferromagnetic objects) không được mang vào khu vực này.
Mục
đích chính trong việc thiết kế với bốn vùng an
toàn là để giảm thiểu độ nguy hiểm đến bệnh nhân và những nhân viên có
công tác liên quan đến pḥng chụp MRI. Nên ghi nhận ở đây là sức mạnh
của từ trường máy có thể gây nguy hiểm đến
người đứng gần do vật bị bắn tung ra (projectile accidents) bởi sức
hút của từ trường máy và cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ hoạt động và
kiểm soát của những linh kiện được cấy vào (implanted devices) trong
cơ thể bệnh nhân.
Thiết kế với bốn vùng này của ACR đă và
đang được phổ biến ở nhiều bệnh viện trên thế giới.
2. Ba pḥng chính trong hệ thống chụp
h́nh MRI
Nói
một cách nôm na, bốn vùng an toàn của toàn
hệ thống MR nói trên có thể chia thành ba vùng chính: (1) pḥng có
thỏi nam châm (magnet room) nơi có bàn di động bệnh nhân, (ii) pḥng
chứa dụng cụ /thiết bị và (iii) pḥng điều khiển.
Pḥng
có thỏi nam châm nằm xen giữa pḥng dụng cụ/thiết bị và pḥng điều
khiển các hoạt động của toàn hệ thống MRI. Tùy
theo sự lựa chọn, những thành phần và những
vật liệu khác như ṿng xoắn, khăn trải giường và những hàng lưu kho
khác có thể được lưu trữ chung pḥng với pḥng có thỏi nam châm hay
cũng có thể được cất giữ ở một pḥng khác [2].
2.1 Pḥng
chứa thỏi nam châm (magnet room)
Gồm
có ngăn chứa, chân móng yểm trợ ( support
footings) và bàn di động bệnh nhân. Dây cáp, lỗ
thông hơi khí, và đường dây thường được luồn vào ở phía trên bộ phận
lắp ráp thỏi nam châm. Một số đường dây và ống luồn ở phía dưới
dọc theo những cái rănh có sẵn dưới sàn.
Tường của pḥng này có nhiều lớp; mỗi lớp được sử dụng cho mỗi chức
năng khác nhau: màn chắn từ để hạn chế độ biên từ
; màn chắn âm nhằm hạn chế sự truyền nhiễu âm đến pḥng điều
khiển và những pḥng nằm xa hơn; và màn chắn sóng radio nhằm ngăn
chận nhiễu điện từ len vào hay rời pḥng có máy quét (scanner).
Sàn phải được thiết bị để đủ sức chịu
đựng một trọng lượng lớn của thỏi nam châm, bàn di động bệnh nhân và
những bộ phận liên hệ. Chẳng
hạn sức nặng của máy quét dùng thỏi nam châm siêu dẫn của máy chụp
cộng hưởng từ 1.5 Tesla thường nặng vào khoảng 10,000 lbs (4,500 kg)
trong khi trọng lượng của một máy quét với 3.0 Tesla có thể nặng tới
17,000 lbs (7,500 kg). Trọng lượng của thỏi nam
châm siêu đẫn tương đối nhẹ nhất. Để tham khảo và để so sánh
sự khác nhau về trọng lượng của thỏi nam châm thuộc các thể loại khác
nhau, chúng tôi xin đơn cử một thí dụ sau: trọng lượng của một thỏi
nam châm vĩnh cửu với từ trường thấp hơn thỏi nam châm siêu dẫn 1.5
Tesla, có trọng lượng 35,000 lbs (16,000 kg); nặng gấp ba lần thỏi nam
châm siêu dẫn 1.5 Tesla (4,500 kg).
Pḥng chứa thỏi nam châm thường có pḥng đơn vị nhỏ (subset) dành để
chứa một số lớn thiết bị và dụng cụ liên quan đến máy MR kể cả
phantoms (dụng cụ đặc biệt dùng để kiểm soát/ điều chỉnh chất lượng
h́nh ảnh), lớp đệm, vật sốp và hút nước (sponges), đai cột bệnh nhân,
nêm (wedges) thường có h́nh tam giác lăng trụ (prism), dây nối vào
tim (cardiac leads) từ những linh kiện điện tử như máy tạo nhịp tim
(pacemakers), linh kiện đo xung chung quanh (peripheral pulse gating
devices) trong việc thu nhận h́nh ảnh và thông tin trong chu kỳ của
nhịp đập tim, và ống dùng để đo chuyển động thổi hay hổ trợ hô hấp
(respiratory bellows).
Những thành phần khác cũng được giữ trong pḥng subset này: chẳng hạn
như máy oxy hay máy hút (oxygen and suction equipment), dụng cụ tiêm
chất tương phản và những vật liệu phụ dùng trong việc tiêm chất tương
phản như ống tiêm, ống dẫn IV và băng keo.
Thêm vào đó, hệ thống đèn ánh sáng trong pḥng có thể điều chỉnh bằng
cách sử dụng ḍng điện một chiều với độ gợn sóng 5% (5% ripple) và
công xuất có thể điều chỉnh từ bên ngoài pḥng có thỏi nam châm. Dùng
đèn LED hay bóng đèn có sợi dây đèn ngắn nhằm tránh sự chấn động và
t́nh trạng mau cháy bóng. Không nên dùng đèn huỳnh
quang (fluorescent) v́ khả năng có thể gây sự nhiễu với tần số vô
tuyến RF của loại đèn này.
Ngoài ra, tùy theo sự chọn lựa, cửa sổ cũng có thể
được thiết lập ở các pḥng trang bị với hệ thống giám sát bằng
video.
2.2. Pḥng thiết bị (equipment room)
Nằm
ngay
ở trong
pḥng hay ngoài pḥng
chứa thỏi nam châm. Ba hay bốn ngăn chứa của pḥng đơn vị subset cũng
chứa nhiều dụng cụ dùng để kiểm soát và hổ trợ việc vận hành thỏi nam
châm.
Dụng cụ liên quan đến máy quét MR gồm có: gra-đien và sóng vô tuyến RF,
nguồn cung cấp điện tổng quát, máy bơm nước/bộ phận làm lạnh và máy
bơm heli (helium pump). Về phía điện có buồng điện lực để điều chỉnh
và phân phối, buồng gra- điên để gửi ḍng điện nhằm tạo gra-điên và
buồng RF để kiểm soát sự chuyển tải xung RF và lập lại tín hiệu NMR.
Một số hệ thống MRI c̣n có thêm những dụng
cụ dùng cho những kỹ thuật đặc biệt như đa quang phổ nguyên tử
(multi-nuclear spectroscopy) hay cộng hưởng từ chức năng (functional
MRI) mà chúng tôi dự định sẽ thảo luận chi tiết hơn ở những bài viết
kế tiếp trong tương lai.
2.3. Pḥng điều khiển (control room)
Nằm
ngay bên ngoài pḥng chứa thỏi nam châm. Pḥng này gồm những bộ
phận cơ bản dùng trong việc kiểm soát và điều hành hệ thống MRI như
bàn của người điều hành, bàn phím (keyboard), linh kiện truyền thông,
máy điện năo đồ EKG (hay electrocardiography) và máy kiểm soát lượng
o-xy (oxygen monitors) và những máy tính để điều khiển bộ phận quét.
3. Biên từ (fringe field)
3.1 Trục Z
Trục Z song song với bàn bệnh nhân chỉ
định phương hướng di chuyển bệnh nhân;
tương tự như trục Z trong máy cắt lát CT
trong h́nh 3 mà chúng tôi đă
tŕnh bày ở những bài viết trước [3].
H́nh 3.
Các trục của máy chụp cắt lớp CT: Bàn bệnh nhân di chuyển
theo trục Z; trong khi đó trục Y và trục X
nằm thẳng góc với trục Z [3].
3.2 Isocenter
Điểm nằm ở trung tâm của thỏi nam châm
máy nơi tọa độ (x,y,z) =0,0,0 ở được gọi
là isocenter của thỏi nam châm (H́nh 4a). Từ
trường ở isocenter là Bo.

H́nh 4.
(a): Isocenter và (b): Phân phối của độ
biên từ chung quanh thỏi nam châm siêu dẫn 1.5 Tesla.
3.2 Độ biên từ (Fringe field)
Độ biên từ là từ trường nằm ngoài lơi từ
(magnet core peripheral magnetic field) và có thể gây sự nhiễu đến
những linh kiện điện tử kể cả máy tạo nhịp
tim. Tùy thuộc vào thiết kế của thỏi nam châm và pḥng chứa, một lượng
biên từ tường đối lớn có thể lan rộng đến khoảng cách nhiều mét chung
quanh, trên và dưới máy quét MR.
Đồ thị phân phối trường (field plots) tương tự như H́nh 4b trên
được cung cấp bởi hăng chế tạo. Đối với máy quét h́nh trụ dựa vào chất
siêu dẫn (cylindrical superconducting scanners), biên từ nhiều nhất
nằm dọc theo hướng của trục bánh rán dọc
theo trục Z hay hướng Bo (H́nh 3).
Trên lư thuyết, độ biên từ tỷ lệ nghịch với lũy thừa bậc ba của khoảng
cách từ isocenter ( (1/r³, r là khoảng cách).
Thế có nghĩa là, ở một khoảng cách gấp hai
lần khoảng cách ban đầu sẽ giảm biên từ (fringe field) bởi một tỉ lệ
1:8 hay 1/2³ = 1/8. [5].
4. Kết từ
Từ trường của hầu hết các máy chụp cộng
hưởng từ MRI nằm trong khoàng từ 1 Tesla (T) đến 3 Tesla (T).
Con số này lớn hơn từ trường của trái đất rất nhiều. Chẳng hạn như một
từ trường 3T mạnh gấp 50,000 lần từ trường
trái đất (khoảng 0.00006 Tesla). Sức mạnh này quá lớn đủ để hút những
chất c̣ tính sắt từ chung quanh. Đây là một
điều đă gây ra một số tai nạn vào cuối thập niên 90’s và đầu thập niên
2000’s và là mối quan tâm lớn đối với người sử dụng và bệnh viện. Thế
nên việc thiết kế và kiểm soát các bộ phận liên quan đến máy chụp MRI
luôn luôn đóng một vai tṛ rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe
và sự an toàn của bệnh nhân và nhân viên
pḥng chụp nơi bệnh viện.
Mặc
dầu hệ thống bốn vùng của ACR tŕnh bày ở trên được chấp nhận và thực
hiện ở nhiều bệnh viện trên thế giới, một vài sửa đổi cũng được thực
thi: chẳng hạn ở Anh, Hội Điều Hành Sản Phẩm Y Khoa và Chăm Sóc Sức
Khỏe (the Medicines and Healthcare Products Regulatory Agency hay MHRA)
đă thiết đặt hệ thống MRI theo 3 vùng : vùng kiểm soát lối ra vào MR (MR
controlled access area), tương đương với vùng III của ACR; vùng môi
trường MR (MR environment), tương đương với vùng IV của ACR; và vùng
MR Projectile - một vùng subset của môi trường MR environment với
biên từ nằm trong ṿng 3 mT. Ở Hà Lan (the Netherlands), Hội MRI
Working Group cũng sử dụng sự thiết đặt với ba vùng tương tự như ở
Anh : vùng có máy quét với thỏi nam châm
siêu dẫn; vùng kiểm soát sự ra vào MR (controlled access area) nơi mà
độ biên từ vượt qua 0.5 mT; và và vùng nằm xa vùng kiểm soát), nơi độ
biên từ nhỏ hơn 0.5 mT.
5. Tài liệu tham khảo
[1]
ACR Committee on MR Safety.
ACR Manual on
MR Safety, version 1.0.
American College of Radiology, 2020.
[2]
Department
of Veterans Affairs MRI Design Guide, 2008. An
official document to assist VA Hospitals in designing the layout for
clinical MRI systems. Contains many useful
recommendations applicable to all sites.
[3]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Technology%20in%20Medicine-%20Part%209-05302021.htm
[4]
https://www.cis.rit.edu/htbooks/mri/chap-6/chap-6-h5.htm
[5]
Turner BD. Shielding
issues for medical products. Conformity, May 2007, pp
48-53.
June 13, 2022
|