Kể từ những
năm 1890, người ta đã biết rằng những thay đổi trong lưu lượng máu và
quá trình ôxy hóa máu trong não (gọi chung
là huyết động học) có mối liên hệ chặt
chẽ với với các hoạt động thần kinh [1].
Để quan
sát những gì xảy ra trong lúc đo tín hiệu
cộng hưởng từ chức năng fMRI, trong suốt thời gian thu nhập dữ liệu,
trình tự thay phiên nhau tạo nên sự gia tăng và suy giảm mức độ huyết
sắc tố ở một vùng đặc thù nào đó trong não sẽ được thực hiện. Để làm
điều này, kỹ thuật viên vận hành máy MRI yêu cầu bệnh nhân làm một số
công tác trong lúc người này nằm trong máy chụp cộng hưởng từ MRI như
ra dấu hiệu bằng cách gõ ngón tay mỗi khi
đòi hỏi hay khi thấy biến đổi trong những hiển thị được cung cấp. Sư
gia tăng và giảm thiểu tín hiệu theo dạng
thức này được biết trong cộng động khoa học là chức năng đáp ứng huyết
động học (hemodynamic response function) hay thường gọi tắt là HRF.
1.
Chức năng đáp ứng huyết động học hay HRF
Vì tế bào
thần kinh (neurons) không có nguồn năng lượng nội bộ thuộc dạng
glucose và oxygen, nên sự kích hoạt đòi hỏi nhiều năng lượng để chuyển
tải theo một quá trình gọi là đáp ứng
huyết động lực học (hemodynamic response). Ở quá
trình này, máu phân phối ôxy đến tế bào thần kinh đang hoạt động ở một
tỉ xuất lớn hơn so với lượng máu đến tế bào thần kinh không hoạt động.
Lưu lượng máu trong não (cerebral blood
flow hay CBF) và tỉ suất chuyển hóa của lượng oxy tiêu thụ (cerebral
metabolic rate of oxygen consumption hay CMRO2) đóng vai trò then chốt.
Mạch máu giãn nở rộng hơn; lưu
lượng máu ở não CBF cũng sẽ gia tăng nhiều hơn. Với
lượng ôxy cung cấp nhiều hơn lượng ôxy cần thiết, lượng ôxy sẽ gia
tăng. Kết quả là tín hiệu BOLD tăng lên do sự gia tăng
lượng huyết cầu tố được ôxy hóa (oxygenated hemoglobin hay oxy-Hb)
[2].
Chức năng
đáp ứng huyết động học HRF (hemodynamic response function) ở Hình 1 biểu
hiện sự thay đổi của tín hiệu cộng hưởng từ chức năng fMRI gây nên bởi
hoạt động thần kinh qua sự biến đổi của tín hiệu BOLD với thời gian
[3].
Khi các tế bào thần kinh hoạt động,
lượng máu lưu trữ cục bộ đến vùng não tăng lên; và huyết sắc tố được
ôxy hóa (oxygenated Hb hay oxy-Hb) sẽ thay thế huyết sắc tố khử ôxy
(deoxygenated hemoglobin hay deoxy-Hb) khoảng 2 giây sau đó (Hình 1).
Sự thay đổi tín hiệu MR từ hoạt động của tế bào
thần kinh chậm vài giây sau khi tế bào thần kinh được kích hoạt, vì
phải mất một lúc để hệ thống mạch máu đáp ứng nhu cầu glucose của não
(được gọi là phản ứng huyết động học). Điều này tiếp tục tăng
lên đến đỉnh điểm trong vòng 4–6 giây đưa đến sự gia tăng tín hiệu
BOLD, trước khi giảm trở lại mức độ ban đầu (và thường là giảm cường
độ một chút so với lúc mới bắt đầu).
Như có thể
nhận thấy ở Hình 1, chức năng đáp ứng huyết đông mạch HRF có ba phần:
phần hạ xuống lúc ban đầu (initial dip), đỉnh lúc nửa chừng
(overcompensation) và phần giảm xuống dưới
mức chuẩn sau khi bị kích thích (post- stimulus undershoot).
Khi hoạt động thần kinh gia tăng, đòi hỏi sự
chuyển hóa của ôxy và chất dinh dưỡng cũng tăng. Ôxy
được vận chuyển bởi huyết sắc tố phân tử trong hồng cầu.
Hemoglobin
được khử ôxy (deoxy-dHb) có tính thuận từ (paramagnetic) hay nói nôm
na hơn là có tính từ dựa vào cấu trúc với 4
điện tử không ghép cặp ở mỗi trung tâm của nguyên tử sắt.
Điều này tạo nên sự biến dạng trong từ trường, gây
nên sự giảm thiểu của T2* (i.e.tín hiệu suy giảm nhanh hơn).
Sự gia tăng lúc ban đầu trong huyết sắc tố khử ôxy
deoxy-Hb có thể dẫn đến sự suy giảm tín hiệu BOLD (“initial dip”).
Sự bồi trừ quá mức (overcompensation) trong lưu lượng máu pha loãng
nồng độ của huyết sắc tố khử ôxy và lật ngươc thăng bằng về phía huyết
sắc tố được ôxy hóa (oxy-Hb, có tính nghịch từ) ; đưa đến đỉnh cao
nhất trong tín hiệu BOLD vào khoảng 4-7 giây sau khi khởi động
(activation). Nên nhớ là huyết sắc tố được ôxy hóa không có điện tử
không ghép cặp; vì thế có tính nghịch từ (diamagnetic, hầu như không
có tính từ ). Hiệu ứng
BOLD liên hệ trực tiếp đến nồng độ của huyết sắc tố khử ôxy
[4].
Hình 1.
Chức năng đáp ứng huyết động học HRF biểu hiện sự thay đổi của tín
hiệu fMRI với hoạt động thần kinh từ lúc bắt đầu hoạt động não (onset
of neural activity) đến giai đoạn hoạt động (activated state)[3].
Tóm lại,
chức năng đáp ứng huyết động học HRF gồm có ba giai đoạn [4]:
(i) Giai
đoạn khởi đầu: số huyết sắc tố khử ôxy (deoxy- Hb)
được xem như bằng số huyết sắc tố được ôxy hóa (oxy- Hb);
(ii) Giai
đoạn bắt đầu hoạt động: lượng deoxy- Hb gia tăng và kết quả là tín
hiệu BOLD giảm;
(iii) Giai
đoạn hoạt động: lưu lượng máu cục bộ gia tăng, lượng deoxy-Hb giảm đưa
đến sự gia tăng tín hiệu BOLD.
BOLD trong
fMRI lợi dụng sự khác nhau của T2* giữa huyết sắc tố được ôxy hóa và
huyết sắc tố khử ôxy. Huyết sắc tố khử ôxy triệt
khử tín hiệu MR; và khi nồng độ của huyết sắc tố khử ôxy giảm,
tín hiệu của fMRI tăng lên.
Biến đổi
của độ cảm từ (magnetic susceptibility) bởi
sứ gia tăng ôxy hóa trong một vùng cục bộ (localized area) rất nhỏ,
dẫn đến sự gia tăng SNR, mặc dù nhỏ. Phản ứng sinh lý của lưu
lượng máu quyết định phần lớn độ nhạy với
thời gian. Và đây là cách chúng ta có thể đo lường chính xác khi các
tế bào thần kinh hoạt động; như được biểu hiện bởi tín
hiệu BOLD trong fMRI.
Tham số phân giải thời gian cơ bản (thời
gian lấy mẫu) là thời kích TR. TR quyết định thời gian cho phép một
lát não bị kích thích cho đến khi mất từ tính.
TR có thể biến đổi từ một thời gian rất ngắn (500
mili giây) đến một thời gian rất dài (3 giây). Phản ứng huyết
động học của fMRI có thể tăng lên đến đỉnh
điểm trong vòng 4–7 giây sau khi sự kích thích xảy ra, trước khi giảm
trở lại mức ban đầu. Những thay đổi tùy vào hệ
thống lưu lượng máu, hệ thống mạch máu, tích hợp các phản ứng đối với
hoạt động của tế bào thần kinh theo thời gian.
Sau khi
hoạt động thần kinh dừng lại, tín hiệu BOLD giảm xuống dưới mức độ ban
đầu hay mức cơ bản (baseline), một hiện tượng được gọi là vùng dưới.
Theo thời gian, tín hiệu phục hồi trở lại mức cơ
bản. Ôxy được vận chuyển bởi huyết sắc tố
phân tử trong tế bào máu đỏ.
2.
fMRI được sử dụng như thế nào?
Có hai
phương cách dùng fMRI để khảo sát chức năng não:
Một phương pháp là tập trung vào việc
tìm kiếm các khu vực cụ thể của bộ não đáp ứng một số nhiệm vụ hoặc
kích thích.
Ví dụ, người nằm trong máy quét MRI có thể thấy
một bảng kiểm tra nhấp nháy hiển thị tại một số điểm, và ở lần khác
trên một màn hình trống. Nhân viên xử lý
máy có thể yêu cầu họ nhấn nút bất cứ khi nào họ nhìn thấy bàn cờ chớp.
Các tín hiệu trong nhiệm vụ sau đó sẽ được so sánh với tín hiệu khi
nhiệm vụ không được thực hiện (hay kích hoạt), và kết quả là một
số hình ảnh của những gì vùng não đã cung
cấp khi nhìn thấy bàn cờ nhấp nháy này sẽ được thu thập.
Cũng có
thể sử dụng fMRI khác để đánh giá mạng nơron.
Điều này liên quan đến việc tìm ra những khu vực nào trong não đang
nói chuyện với nhau.
Nếu một vùng não thường sáng lên cùng lúc với một vùng não khác, hai
vùng này của não có thể được kết nối. Thậm chí
bệnh nhân không cần phải thi hành nhiệm vụ kích thích nào để thực hiện
loại nghiên cứu này. Dạng nghiên cứu này vì
thế đôi khi được gọi là chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng ở trạng thái
nghỉ ngơi.
3.
Những đặc điểm khác của HRF
Chức năng
đáp ứng huyết động học HRF còn có những đặc điểm khác
như :
(i) Biến
đổi của chức năng đáp ứng huyết động học (HRF) rất nhỏ. Thường vào
khoảng 1-3% ở từ trường máy 1.5 Tesla;
(ii) Sự
biến đổi của HRF tương đối ổn định ở cùng một vùng quan sát trên cùng
một bệnh nhân;
(iii) Sự
biến đổi của HRF tương đối không ổn định ở cùng vùng quan sát ở một
bệnh nhân khác hay cùng một bệnh nhân nhưng khác vùng quan sát;
(iv) Độ
phân giải thời gian (temporal resolution) thấp; 1-2 giây;
(v) Độ phân
giải không gian cao: thông thường vào khoảng 2-5 mm; nhưng có thể nhỏ
hơn 1mm ở từ trường máy 7 Tesla [5].
4. Kết từ
Chức năng
đáp ứng huyết động học HRF cung cấp một dạng thức gia tăng và giảm sút
mức độ huyết sắc tố được ôxy hóa (oxy-Hb).
Ôxy được
chuyển tải đến tế bào thần kinh bởi huyết cầu tố trong tế bào hồng cầu
mao mạch (capillary red blood cells).
Sự gia tăng hoạt động thần kinh sẽ đòi hỏi một mức
độ gia tăng lượng oxy cung cấp. Và đáp ứng cục bộ
là lưu lượng máu đến những vùng hoạt động thần kinh sẽ gia tăng.
Huyết cầu tố có tính nghịch từ khi được
ôxy hóa và có tính thuận từ khi bị khử ôxy.
Sự khác nhau về tính từ này đưa đến một sự khác
nhau nhỏ về tín hiệu MR, dựa vào độ oxy hóa.
Vì sự ôxy hóa của máu biến đổi tùy thuộc vào mức
độ hoạt động của thần kinh, những sự khác nhau này có thể được sử dụng
để phát hiện những hoạt động của não.
5, Tài liệu tham khảo
[1]
https://en.wikipedia.org/wiki/Functional_magnetic_resonance_imaging
[2]
http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Technology%20in%20Medicine-%20Part%2030-Taisao.htm
[3] http://www.erct.com/2-ThoVan/TTriNang/Technology%20in%20Medicine-%20Part%2028-Hieu-Ung-BOLD.htm
[4]
Nguồn: Feldmann- Wustefeld Lab.
[5]
https://radiologykey.com/blood-oxygen-level-dependent-bold-imaging-applications/
April 1,
2023
|