Thỉnh thoảng chúng ta nghe tin một người
bị chấn thương đầu khi chơi thể thao hay bị té.
Kết quả là máu bị đọng trong năo. Bệnh trạng này gây nên bởi
nhiều nguyên do; và một trong những nguyên do thường được biết dưới
tên
khối tụ máu dưới màng cứng (subdural
hematoma).
Hiện tượng
này được biểu hiện bằng vùng màu đỏ ở H́nh 1.
Nếu không cứu chửa kịp thời có thể trở
nên nguy hiểm đến tính mạng
Gần đây,
trên báo chí hay trong những trang thông tin khoa học và kỹ thuật, có
thể chúng ta cũng có nghe nhắc đến một số kỹ thuật liên quan đến việc
trị liệu những bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh như bệnh
Alzheimer, bệnh động kinh, bệnh Parkinson hay thậm chí bệnh nghiện
hút. Các chuyên gia dùng phương tiện điện tử gọi là “deep brain
stimulation” để kích
thích những điểm nằm sâu trong năo. Với kỹ thuật
này, bác sĩ sẽ phải dùng phẫu thuật để đặt điện cực trong năo bộ con
người gần vùng cần trị liệu; và dùng ḍng điện để kích hoạt những điểm
liên quan đến căn bệnh. Một trong những thử
thách của kỹ thuật này làm làm thế nào đưa điện cực xuyên qua vỏ năo
chỉ có độ dày từ 0.5 – 5mm để cấy ghép một cách chính xác mà không ảnh
hưởng đến những vùng lận cận?
Trong hai trường hợp nêu trên, thông tin
về cấu trúc của hộp sọ, màng năo và vỏ năo trở nên rất hữu ích và cần
thiết.

H́nh 1.
Hiện tượng máu đọng giữa hộp sọ và năo bộ
thường xảy ra những lúc năo va chạm với sự vật bên ngoài.
Điển h́nh là lúc té va chạm vào vật cứng
hay lúc tham gia các vận động thể thao (Cleveland
Clinic).
Trong bài viết này, chúng ta hăy cùng
quan sát và thảo luận các cấu trúc của hộp sọ, màng năo và vỏ năo,
dùng H́nh 2 dưới đây để tham khảo.
1.
Hộp sọ
Mục đích của hộp sọ là để bảo vệ năo
khỏi bị chấn thương.
Xương sọ kết hợp với các xương vùng mặt tạo thành
hộp sọ. Bên trong hộp sọ có ba khu vực riêng biệt: phần trước,
phần giữa và phần sau.
Tương tự như dây cáp dẫn ra phía sau máy
tính, tất cả các động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh thoát ra khỏi
đáy hộp sọ thông qua các lỗ, được gọi là lỗ hổng Lỗ hở lớn ở giữa là
nơi tủy sống thoát ra bên ngoài [1].
2. Màng năo
Màng năo nằm giữa hộp sọ và vỏ năo.
Từ bên ngoài nh́n vào theo thứ tự có lớp
màng cứng (dura matter), lớp màng nhện (arachnoid matter) ở giữa, và
trong cùng là lớp màng mềm (pia matter).
2.1 Màng cứng (dura matter)
Được tạo thành từ hai lớp màng màu trắng,
không đàn hồi.
Lớp ngoài được gọi là màng xương.
Lớp bên trong là màng cứng, lót bên trong toàn bộ
hộp sọ, và tạo ra các nếp gấp có dạng ngăn nhỏ; nhờ đó các thành phần
của năo được bảo vệ và giữ chặt.
2.2 Màng nhện (arachnoid matter)
Lớp thứ hai của màng năo là màng nhện.
Lớp màng này mỏng và bao phủ toàn bộ năo.
Có một khoảng trống giữa màng cứng và màng nhện
được gọi là khoảng dưới màng cứng (subdural space).
Màng nhện được tạo thành từ các mô đàn hồi và các
mạch máu có kích thước khác nhau.
2.3 Màng nuôi hay mạng mềm (pia matter)
Là lớp trong cùng sát bề mặt năo bộ và
có nhiều mạch máu đi sâu vào trong năo. Màng nuôi bao phủ toàn bộ bề
mặt của năo, theo các nếp gấp của năo.

H́nh 2.
Cấu trúc của hộp sọ, màng năo và vỏ năo. Đại năo
(cerebrum), thân năo (brain stem), tiểu năo (cerebellum) và dây cột
sống được bao phủ bởi ba lớp màng năo (meninges).
Lớp màng cứng (dura matter) ở ngoài; lớp màng nhện
(arachnoid matter) ở giữa; và trong cùng là lớp màng mềm (pia matter).
Giữa màng nhện và màng mềm là khoảng dưới nhện (subarachnoid
space) có chứa dịch tủy năo (cerebrospinal fluid) [2].
3. Vỏ năo
Phần bên ngoài của đại năo được gọi là
vỏ năo (cerebral cortex), được gấp lại thành đồi (gyrus)
và thung lũng (sulcus). Đồi và thung lũng thường được đặt tên
theo vị trí của chúng.
Chẳng hạn như đồi ở gần trán th́ gọi là đồi trán (frontal gyrus), và
thung lũng ở trung tâm th́ được đặt tên là thung lũng trung tâm
(central sulcus). Sự gấp lại của vỏ năo nhằm tăng diện tích bề
mặt của năo đủ để cho một lượng lớn các tế bào thần kinh có thể nằm
gọn bên trong hộp sọ.
Một lớp mỏng gồm có các tế bào thần kinh
bao phủ trên bề mặt của tất cả các nếp cuộn năo.
Lớp mỏng này chỉ dày vỏn vẹn từ 0.5 đến 5 mm, với tổng diện tích
khoảng một phần tư mét vuông. Vỏ năo chứa tổng
cộng khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh.
Đại năo
được bao bọc bởi vỏ năo.
Lớp này co màu xám nên thường gọi là “chất xám hay
grey matter” gồm có các tế bào thần kinh.
Ngay phía dưới của vỏ năo có một vùng màu trắng gồm có nhiều tế bào
thần kinh dài liên kết các vùng năo với nhau.
Vùng này c̣n được gọi là vùng “chất trắng
hay white matter”. Năo thất nằm bên trong đại năo.
Hầu hết các tế bào thần kinh thuộc ba
loại: tế bào h́nh sao (stellate/ granular cells) ,
tế bào fusiform (spindle-shaped, rods/cigars), và tế bào h́nh tháp (H́nh
3).
Trong số đó, tế bào h́nh kim tự tháp với
những kích cỡ khác nhau chiếm khoảng 75% của các tế bào (cells) và là
tế bào thần kinh đầu ra (output neurons) chính của vỏ năo (cerebral
cortex).

H́nh 3.
Cấu tạo của vỏ năo, thể hiện các lớp sau: lớp phân tử (lớp I) ; lớp
hạt bên ngoài (lớp II) ; lớp tế bào tháp ngoài (lớp III); lớp hạt bên
trong (lớp IV); lớp tế bào h́nh tháp lớn (lớp V); và lớp tế bào
fusiform hoặc lớp đa h́nh (lớp VI) [3].
Lớp phân tử (molecular layer, lớp I):
Là lớp ngoài cùng, gồm một số ít tế bào h́nh hạt nhỏ.
Nằm ngay dưới mạng mềm của màng năo (pia matter of
the meninges). Gồm những sợi trục ngắn (dendrites) từ những tế
bào h́nh kim tự tháp hay fusiform cells;
Lớp dạng hạt bên ngoài (outer granular
layer, lớp II): hầu hết các tế bào h́nh sao nhỏ (stellate cells),
trông giống như một lớp hạt (granularlayer);
Lớp tế bào tháp ngoài (outer
pyramidal layer ,
lớp III): gồm có các tế bào h́nh kim tự tháp nhỏ;
Lớp dạng hạt bên trong (inner granular
layer, lớp IV): hầu hết những tế bào h́nh sao (stellate) và một số tế
bào h́nh kim tự tháp;
Lớp tế bào tháp bên trong (inner
pyramidal layer, lớp V):
gồm những tế bào h́nh kim tự tháp có kích cỡ trung b́nh hay lớn hơn;
Lớp tế bào fusiform (fusiform cells) hay
lớp đa h́nh (polymorphic
layer ,
lớp VI): tế bào với một số ít tế bào h́nh kim tự tháp.
Nằm trên chất trắng.
Bảng 1 nhằm cắt nghĩa chi tiết hơn sáu
lớp tế bào nêu trên.

Bảng 1.
Các tế bào thần kinh dạng hạt thường có sợi trục ngắn, và do đó,
chức năng chủ yếu là dẫn truyền tín hiệu thần kinh trong một quăng
đường ngắn. Các khu vực cảm giác của vỏ năo, cũng như các khu vực liên
kết giữa cảm giác và vận động thường có sự hiện diện của một số lớn
các tế bào thần kinh dạng hạt [3].
4. Lời kết
Nhiệm vụ của vỏ năo, hộp sọ và màng năo
là để bảo vệ năo bộ tránh chấn thương trong lúc va chạm với môi trường
bên ngoài. Thông tin về
cấu trúc của những thành phần này giúp chuyên viên y tế và kỹ thuật
tầm soát và trị liệu những bệnh lư liên quan đến năo. Những kỹ thuật
điện tử y khoa như cộng hưởng từ chức năng (fMRI), chụp cắt lớp vi
tính CT, chụp cắt lớp positron PET, deep-brain stimulation có thể
giúp nhân viên y tế trong việc tầm soát, thu thập, phân tích và trị
liệu những bệnh lư liên quan đến hoạt động của năo một cách hữu hiệu
hơn.
5. Tài liệu tham khảo
[1]
https://www.simplypsychology.org/forebrain-midbrain-hindbrain.html
[2]
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/22266-meninges
[3]
www.kenhub.com
October 11, 2023
|