A series of articles on “Technology in Medicine” - Part 38

 

Hạch hạnh nhân: trung tâm của sự sợ hăi và lo lắng

 

Trần Trí Năng
 

 

Trong cuộc sống mỗi ngày từ chuyện học hành, thi cử, công ăn việc làm đến những sự việc trong gia đ́nh, mọi người trong chúng ta ai cũng đều đă từng trải qua những cảm giác bồn chồn lo lắng đôi khi c̣n sợ hăi với những  mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Một phần của sự sợ hăi và lo lắng xuất phát từ hạch hạnh nhân (amygdala), một bộ phận quan trọng nằm ngay trong năo bộ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và có khi c̣n đưa đến những chứng bệnh rối loạn thần kinh như căng thằng sau chấn thương PTSD (post-taumatic stress disorder) và chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức (compulsive obsessive disorder hay c̣n gọi tắt là COD).

1. Sự sợ hăi và lo lắng

Cả hai đều xảy ra trong quá tŕnh liên kết của các bộ phận trong năo bộ nhằm giúp chúng ta đáp ứng với những t́nh trạng nguy hiểm hay có thể gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên, có một sự khác nhau giữa hai phàm trù này: sợ hăi kết hợp với sự kiện đă và đang xảy ra; trong khi đó, lo lắng liên quan đến sự kiện có thể chưa xảy ra.  

2. Vị trí của hạch hạnh nhân trong năo bộ

Hạch hạnh nhân là một phần của hệ viền (limbic system) - một nhóm các cơ quan có những cấu trúc phức tạp, liên kết với nhau trong năo; và ảnh hưởng đến việc điều động các phản ứng liên quan đến cảm xúc và hành vi của con người. Hạch này khá nhỏ, chỉ chiếm vỏn vẹn khoảng 0.3% thể tích của toàn bộ năo.

Hạch hạnh nhân xử lư sự sợ hăi. Khi chúng ta ở trạng thái căng thẳng  hay cảm xúc, hệ viền gia tăng hoạt động để giúp cơ thể chúng ta xử lư nhanh hầu đáp ứng kịp thời những cảm giác thu nhận. Bởi v́ cảm xúc và kư ức liên kết mật thiết với nhau trong năo bộ, hệ viền đóng vai tṛ quan trọng trong những hoạt động của năo.

 

H́nh 1. Hạch hạnh nhân (amygdala) trong năo bộ.

H́nh bên trái: vị trí của hạch hạnh nhân. Hạch này nằm ở thùy thái dương (temporal lobe).

H́nh bên phải: Hạch hạnh nhân là một bộ phận thuộc hệ viền. Hệ này c̣n gồm có hồi hải mă (hippocampus), đồi thị (thalamus) và vùng hạ đồi (hypothalamus). Phần vỏ năo trước trán (prefrontal cortex) và vỏ năo tiếp hợp (conjugate cortex) có liên quan đến hạch hạnh nhân trong việc quản lư và đáp ứng đối với sự sợ hăi và lo lắng (Google Images). 

Có hai hạch hạnh nhân; mỗi hạch nằm ở mỗi bán cầu năo. Hạch hạnh nhân nằm ở mỗi bên của thùy thái dương (temporal lobe),  phía trên lỗ tai ngay trước hồi hải mă (hippocampus) và ở phần dưới của thùy trán (frontal lobe) (H́nh 1). Mạch dẫn của hạch hạnh nhân dựa vào hai cụm thần kinh ( clusters of nerves) có  kích cỡ của  hạt hạnh nhân, nằm gần phần nền của năo (H́nh 2). Chúng ta có thể ước đoán vị trí của hạch hạnh nhân bên phải bằng cách chỉ ngón tay trỏ bên trái vào mắt phải và ngón tay trỏ bên phải vào ống tai của tai bên phải. Giao điểm của hai hướng đường từ hai ngón tay trỏ chỉ định vị trí của hạch hạnh nhân bên phải trong năo. Cùng nguyên tắc có thể áp dụng cho vị trí của hạch hạnh nhân bên trái bằng cách hoán đổi hướng trái phải của ngón tay trỏ, mắt và ống tai. 

Cơ cấu hoạt động của hạch hạnh nhân trong năo bộ con người tương tự với hạch hạnh nhân của những sinh vật khác. Cũng chính v́ lợi điểm này, nghiên cứu về hạch hạnh nhân đă và đang tiến bộ một cách khả quan, dựa vào những thí nghiệm được thực hiện trên nhiều sinh vật như chuột và chó. Trở về trường hợp của con người, khi vừa mới sinh ra, hạch hạnh nhân của đứa bé đă bắt đầu hoạt động để đối ứng với sự lo lắng và sợ hăi. Hạch hạnh nhân biến đổi liên tục dựa vào kinh nghiệm con người gặp phải hàng ngày. Một khi hiểu rơ “ngôn ngữ của hạch hạnh nhân” rồi, chúng ta có thể kiểm soát và kiềm chế hạch này để đối phó với sự âu lo và sợ hăi một cách tốt hơn.

H́nh 2. Hạch hạnh nhân nằm ở mỗi bên của thùy thái dương ( Getty Images).  

3. Cơ cấu hoạt động của hạch hạnh nhân

Khi các giác quan phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, năo bộ sẽ kích hoạt một loạt phản ứng và “ra chỉ thị” hành động cho các cơ quan trong cơ thể. Những lúc như thế, cộng hưởng từ chức năng (fMRI) sẽ cho thấy vùng có phản ứng sẽ hoạt động mạnh hơn và phát sáng trên h́nh ảnh ở bất cứ nơi nào cảm giác sợ hăi xuất hiện.

Hạch hạnh nhân giúp chúng ta đối ứng với  những đe dọa từ bên ngoài bằng phản ứng đối kháng hay trốn chạy (fight- or- flight response) và có trách nhiệm thu thập, ghi nhận, và mă số hóa những sự kiện đạt được thành kư ức. Hạch hạnh nhân vừa đóng vai tṛ như bộ kết nối và vừa như cơ cấu truyền đạt. Hạch này cắt nghĩa những kích thích từ bên ngoài, ghi nhận những điều nghe thấy có khả năng gây nguy hiểm và gửi những thông tin này đến hồi hải mă. Tiếp theo, cơ quan hồi hải mă sẽ truyền tải thông tin nhận được đến những vùng khác trong năo, kể cả vùng hạ  đồi, đồi thị, vỏ đại năo và tiết ra kích thích tố. Kết quả là năo bộ có thể ghi nhớ được sự sợ hăi vừa xảy ra. Những tế bào thần kinh mới chịu tác động của hạch hạnh nhân sẽ tạo nên một “vùng trắng” lưu trữ thông tin liên quan đến cảm giác sợ hăi này.  

4. Con đường của hạch hạnh nhân (amygdala pathway)

Hạch hạnh nhân tạo thành và gợi lại những kư ức về cảm xúc (emotional memories). V́ vị trí đặc biệt của hạch hạnh nhân trong năo, hạch này liên kết với hầu hết các cơ quan khác trong năo, kiểm soát và điều hành nhanh chóng việc tiết ra chất kích thích tố. 

Hạch hạnh nhân được chia thành nhiều vùng, nhưng hai vùng đóng vai tṛ quan trọng  trong việc  tạo nên sự đáp ứng đối với cảm xúc, kể cả sợ hăi và lo âu là: hạt nhân phần bên (lateral nucleus) và hạt nhân trung ương (central nucleus) (H́nh 3). 

H́nh 3. Hạt hạnh nhân phần bên (lateral nucleus)
và hạch hạnh nhân trung ương (central nucleus) của hạch hạnh nhân
[1].
 

4.1 Hạt nhân phần bên (lateral nucleus)

Nhận tin tức từ giác quan. Luôn theo dơi và sẵn sáng đáp ứng với bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào có thể xảy ra. Giống như một hệ thống an toàn với chuông báo động, nhiệm vụ của hạt nhân này là nhận dạng bất cứ sự đe dọa nào chúng ta có thể thấy, nghe, ngửi hay cảm xúc. 

Khi mắt, tai, mũi hay đầu ngón tay nhận thông tin, thông tin sẽ di chuyển từ những giác quan này đến vùng đồi thị; vùng này tiếp theo sẽ gửi thông tin trực tiếp đến hạt nhân phần bên (lateral nucleus) của  hạch hạnh nhân. Một điều đáng ghi nhớ ở đây là hạch hạnh nhân nhận thông tin này trước vỏ năo. Lư do hạt nhân phần bên nhận thông tin nhanh như vậy là bởi v́ tuyến đường của hạch hạnh nhân (amygdala pathway) nằm ngay ở trên tuyến đường kết nối trực tiếp với giác quan. Hạch hạnh nhân nối mạch với những giác quan nhận được ngơ hầu có thể  đáp ứng kịp thời để bảo vệ cơ thể chúng ta tránh khỏi nguy hiểm ngay khi trước cả vỏ năo ư thức được khả năng xảy ra. Điều này rất quan trọng và có thể cứu được sinh mạng bằng cách giúp chúng ta đối ứng kịp thời  những lúc như sắp đụng xe hay khi một con chó chạy tới tấn công bất ngờ. Nếu chờ cho đến khi vỏ năo ư thức được và đưa ra quyết định th́ có lẽ đă muộn rồi! 

Đồng thời, đồi thị cũng gửi thông tin  đến những vùng thích hợp của vỏ năo  để được xử lư ở mức độ chính xác và có thể “hợp lư” hơn. 

Phương hướng thông tin tín hiệu đến hạch hạnh nhân và đến vỏ năo có thể tóm lược như sau:    

(a) Qua hạch hạnh nhân:  thông tin về cảm giác (sensory information) đồi  thị (thalamus)  hạch hạnh nhân (amygdala)  đáp ứng đối với sự lo âu (anxiety response). 

(b) Qua vỏ năo: thông tin về cảm giác (sensory information)  đồi thị (thalamus) vỏ năo (cortex)  →  hạch hạnh nhân (amygdala)  đáp ứng đối với sự lo âu (anxiety response). 

4.2 Hạt nhân trung ương  (central nucleus)

Hạch hạnh nhân có thể hoàn thành sự đáp ứng nhanh bởi v́ tính chất đặc biệt của một hạt nhân khác: hạt nhân trung ương (the central nucleus). Cụm tế bào nhỏ nhưng đầy sức mạnh này kết nối với một số cơ cấu có ảnh hưởng lớn trong năo, kể cả vùng hạ đồi và thân năo.

Mạch nối này có thể gửi tín hiệu đến hệ giao cảm (sympathetic system) để kích hoạt sự phóng thích kích thích tố vào mạch máu, gia tăng nhịp thở và kích hoạt bắp thịt- tất cả xảy ra trong ṿng một giây hay ngắn hơn.  

Sự kết hợp kín (the close connection) của hạt nhân với những yếu tố của hệ thần kinh giao cảm  (the sympathetic nervous system -SNS) giúp  hạch hạnh nhân có thể tạo một ảnh hưởng lớn trong những hoạt động trên toàn cơ thể.  

5. Sự sợ hăi

Sợ hăi là một cơ chế của sự sinh tồn. Đây là phản ứng có tính cách “lâu đời”: có từ thời cổ xưa từ nhiều ngàn năm trước khi tổ tiên chúng ta c̣n ở thời kỳ “ăn lông ở lỗ”. Ngay cả đứa trẻ mới sinh cũng đă bắt đầu có sự sợ hăi.  Khi sợ hăi, những hiện tượng vật lư sẽ xảy ra trong con người như đổ mồ hôi, tim đập nhanh, run sợ, hụt hơi, ớn lạnh ,buồn nôn hay khóc (như trường họp đưa trẻ). Đôi khi kích thích tố được tiết ra nhiều hơn.  

Sợ hăi cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm thần như rối loạn thần kinh, hoảng sợ, lo âu và căng thẳng sau chấn thương PTSD (post traumatic stress disorder). 

6. Phản ứng của hạch hạnh nhân khi bị kích thích quá độ

Phản ứng của sự sợ hăi là "chiến đấu hoặc bỏ chạy". Cũng có khi quá sợ, đứng khựng lại một chỗ (freeze), nên cũng có lên chung là “phản ứng “chiến đấu , bỏ chạy hay bất động (fight- flight- freeze)”.  

Đôi khi hạch hạnh nhân phản ứng quá trớn, cho rằng một số sự kiện có thể đe dọa đến sinh mạng, đưa đến hiện tượng không tặc hạch hạnh nhân (amygdala hijack) [2].  

Hạch hạnh nhân kết hợp với hồi hải mă, tạo nên những hoạt động liên quan đến khả năng kiểm soát trí nhớ và nhận thức của con người. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết là nỗi sợ dần dần h́nh thành khi những kư ức sợ hăi in sâu vào năo. Có khi phản ứng xảy ra theo trực giác  trước khi chúng ta có thời gian ư thức được điều ḿnh đang phản ứng. Những trải nghiệm này mới thoạt nh́n có vẻ hoàn toàn b́nh thường mặc dù sự lo lắng liên tục như thế không phải là b́nh thường.

Đôi khi không có một kích thích cụ thể nào cả, mà chúng ta vẫn có thể cảm thấy một nỗi lo âu thường trực mà không thể nào giải thích được. Những t́nh trạng tâm lư học như ám ảnh, rối loạn v́ sự căng thẳng hay lo âu có thể ảnh hưởng không tốt đến đến sức khỏe, tinh thần và khả năng làm việc của chúng ta.

7. Lời kết

Chúng ta biết rằng hạch hạnh nhân có thể cảm nhận những thông tin chung quanh một cách nhanh chóng. Cơ quan này phát hiện những nguy cơ và các mối đe dọa- có thể là sự thật mà cũng có thể là tưởng tượng- đưa đến một cảm giác sợ hăi, cảnh giác, chạy trốn hay muốn tự vệ.

Những cảm giác này cũng sẽ truyền tải đến vỏ năo phía trước nằm ở thùy trán. Bộ phận này khuếch đại cảm giác sợ hăi và đôi khi giữ chặt những suy nghĩ có thể là phi lư nhất. Kết quả đưa đến sự lo âu. Để bảo vệ t́nh huống ổn định của năo bộ, chúng ta có thể phải t́m cách ngăn chặn sự bành trướng của cảm xúc này và kiểm soát hoạt động của hạch hạnh nhân. Phản ứng dựa vào hạch hạnh nhân và phản ứng dựa vào vỏ năo giúp con người đáp ứng đối với sự sợ hăi và lo lắng một cách hữu hiệu hơn [3-4].

Trong những bài kế tiếp, chúng tôi sẽ lần lượt tŕnh bày chi tiết hơn những đế tài liên quan đến hạch hạch nhân chẳng hạn như phản ứng đối kháng- trốn chạy hay bất động (fight- flight- freeze), không tặc hạch hạnh nhân (amygdala hijack), ngôn ngữ của hạch hạnh nhân, ngôn ngữ của vỏ năo và những bệnh lư liên quan đến hạch hạnh nhân và vỏ năo.

 

8.  Tài liệu tham khảo

[1] https://thebrain.mcgill.ca/flash/i/i_04/i_04_cl/i_04_cl_peu/i_04_cl_peu.html

[2] Sẽ được thảo luận chi tiết trong những bài viết kế tiếp.

[3] A series of articles on “Technology in Medicine” - Part 35  - Các thùy trong năo bộ

[4] https://biologydictionary.net/sympathetic-nervous-system/

November 11, 2023