Giai
đoạn mới của quan hệ Việt
Nhật: Chuyển từ ODA sang FDI Trần
Văn Thọ (bài
đă được đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài G̣n số ra
ngày 18/9/2003) Nếu
kể từ khi các thương thuyền Nhật
Bản cập bến Hội An và để
lại dấu ấn sâu đậm tại đô
thị cổ nầy th́ quan hệ kinh tế
Việt Nhật đă có một lịch sử hơn
400 năm. Nhưng sau nhiều thăng trầm
của thời thế, hai nước mới
lập lại quan hệ b́nh thường năm
1973 và trên thực tế quan hệ nầy mới
phát triển đáng kể từ khoảng 10 năm
nay. Tuy nhiên tiềm năng phát triển quan hệ
kinh tế của hai nước rất lớn,
đặc biệt Việt Nam c̣n rất nhiều
dư địa tận dụng, phát huy quan hệ
nầy để đẩy nhanh chiến lược
công nghiệp hoá. Năm
1992 đánh
dấu một kỷ nguyên mới trong quan hệ
hai nước: Chính phủ Nhật bắt đầu
cung cấp vốn vay ưu đăi và viện
trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam, các công ty
Nhật bắt đầu xem VN là một trong
những thị trường đầu tư có
nhiều tiềm năng, và kim ngạch ngoại thương
hai chiều bắt đầu tăng nhanh. Trong 3 kênh
quan hệ đó, cho đến nay ODA đóng vai tṛ
chủ đạo. Từ 47 tỉ yen năm 1992,
ODA của Nhật dành cho VN tăng liên tục và
đạt đỉnh cao ở 112 tỉ yen vào năm
1999. Do kinh tế tŕ trệ nhiều năm,
ngân sách dành cho ODA nói chung bị cắt
giảm, nhưng Nhật vẫn chủ trương
dành ưu tiên cho VN. ODA cung cấp cho VN trong
những năm gần đây là 92 tỉ yen, có
giảm so với những năm truớc nhưng
đây là do phía VN tiến hành giải ngân quá
chậm những cam kết trước làm ảnh
hưởng đến quyết định
của ODA ở những năm sau. Tuy nhiên, hiện
nay Nhật vẫn
giữ vị trí áp đảo trong những nước
cung cấp ODA cho VN và ngươic lại VN đă
trở thành
một trong 3 nước nhận ODA của
Nhật nhiều nhất. ODA Nhật đă
giúp xây dựng nhà máy phát điện, xây
dựng cầu đường, sửa sang bến
cảng, những cơ sở hạ tầng
cần thiết cho kinh tế phát triển. Vấn
đề đáng quan tâm hiện nay là quan hệ
hai nước có chuyển dịch được
trọng tâm từ ODA sang FDI (đầu tư
trực tiếp) hay không. Truớc đây, từ
thập niên 1960, Thái Lan và Phi-li-pin đều
được Nhật chú trọng cung cấp ODA
nhưng từ thập niên 1970, nhất là từ
những năm 1980, Thái đă thành công chuyển
địa vị chủ đạo từ ODA sang
FDI trong quan hệ với Nhật nên đă phát
triển mạnh mẽ c̣n Phi-li-pin th́ thất
bại nên bị tụt hậu suốt mấy
thập kỷ. Cho
đến nay, tại Việt Nam, FDI của
Nhật chỉ tương đương với
Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc, mặc dù
Nhật vượt xa các nền kinh tế nầy
về tất cả mọi phương diện như
qui mô kinh tế, FDI trên thế giới, xuất
khẩu, v.v… Tính đến ngày 20/8/2003, tổng
vốn đầu tư đăng kư của
Nhật tại VN là 4,45 tỉ USD (403 dự án)
trong khi của Singapore là 7,35 tỉ USD (281 dự án),
Đài Loan là 5,57 tỉ (1026 dự án) và Hàn
Quốc là 3,93 tỉ USD (596 dự án). Về
vốn đầu tư đă thực hiện,
Nhật xếp thứ nhất với 3,83 tỉ
USD, nhưng cũng không cách xa lắm so với
Singapore (2,77 tỉ), Đài Loan (2,52 tỉ) và Hàn
Quốc (2,82 tỉUSD). Xét
về các phương diện khác ta cũng
thấy ngay là Nhật Bản đầu tư
ở VN c̣n quá ít. Hiện nay số công nhân viên
VN làm việc trong các công ty có vốn Nhật
Bản chỉ độ 39.000 người trong khi
tại Thái Lan con số đó lên tới gần
400.000 người. Một thí dụ về quy mô
sản xuất tại một ngành công nghiệp:
Số lượng các công ty sản xuất
phụ tùng xe hơi của Nhật tại Thái là
162 trong khi tại VN chỉ có 14. Thái
Lan có một lịch sử tiếp nhận FDI
của Nhật dài hơn VN nhiều nên có sự
chênh lệch lớn như vậy. Tuy nhiên ḍng
chảy FDI từ Nhật trong mấy năm
gần đây cũng cho thấy khuynh hướng
là Nhật Bản đầu tư ở VN quá ít.
Trong 3 năm gần đây nhất (2000-2002), b́nh
quân mỗi năm Nhật đầu tư tại
Thái Lan 1,8 tỉ trong khi tại VN chỉ có 121
triệu USD! Ngay
cả Phi-li-pin một nước mà tiềm năng
không được Nhật đánh giá cao
bằng VN, Nhật cũng đầu tư 415
triệu b́nh quân năm trong thời gian đó. Đối
với VN, một nước đang đặt
vấn đề công nghiệp hoá làm chiến lược
hàng đầu, FDI của Nhật có một ư nghĩa
đặc biệt quan trọng. Thứ nhất,
Nhật đă xác lập được thế
mạnh trong ngành công nghiệp, hàng công nghiệp
của Nhật có chất lượng cao, tŕnh
đô kỹ thuật, công nghệ, năng lực
quản lư trong sản xuất đă và c̣n đang
đi đầu thế giới. FDI của
Nhật do đó có tác dụng đẩy nhanh quá
tŕnh công nghiệp hoá tại những nước
họ đầu tư nhiều. Thái, Malaixia, Trung
Quốc, v.v.. đă chứng minh điều đó.
Thứ hai, Nhật có đặc
tính là trước khi quyết định các
dự án FDI, họ điều tra và tính toán
kỹ nhưng khi đă quyết định và
được cấp giấy phép, họ
triển khai nhanh và đặt kế hoạch bén
rễ lâu dài tại nơi họ đầu tư.
Thứ ba, so với những nền kinh tế
nhỏ và mới phát triển như Hàn Quốc,
Singapore, Đài Loan,.. , hầu hết các công ty
đa quốc gia của Nhật đều có
mạng lưới tiếp thị và thu tập thông
tin rộng khắp thế giới. Cấc công ty
chế tạo lại có quan hệ hợp tác có
hiệu quả với những công ty thuơng
mại tổng hợp (general trading companies) như
Mitsui, Mitsubishi, C. Ito, Marubeni, v.v.., những tác nhân
(agent) có năng lực phát hiện lợi thế
so sánh của các nước, năng lực huy
động vốn, tiếp thị, thu tập thông
tin và tổ chức sản xuất, lưu thông phân
phối qui mô toàn cầu. Do đó, FDI từ
Nhật có khuynh huớng tăng sức cạnh
tranh quốc tế, tăng năng lực hội
nhập của nước sở tại. Từ
nhận định nầy ta thấy rất
tiếc là FDI của Nhật tại VN c̣n quá ít.
Thật ra, Nhật đánh giá cao tiềm năng
VN (chính trị, xă hội ổn định, dân
số và lực lượng lao động có qui
mô lớn và được tiếng thông minh,
vị trí địa lư thuận lợi, …) và nh́n
chung nguời Nhật rất thích làm việc
tại VN, nhiều nguời cho biết là rất
dễ thích nghi với văn hoá, với cuộc
sống thường nhật tại VN. Điều
tra hằng năm của Ngân hàng hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho thấy VN
thuờng xếp hạng thứ tư hoặc
thứ năm trong những nước mà các công
ty lớn của Nhật đánh gía là thị
truờng đầu tư họ sẽ chú
trọng trong tương lai gần. Nhưng
do những yếu sẽ nói dưới đây, người
Nhật chưa đầu tư nhiều ở VN.
Thay vào đó, số du khách Nhật Bản sang thăm
VN ngày càng tăng với tốc độ cao.
Chỉ có 4 năm, từ 1998 đến 2002,
số du khách Nhật đến VN tăng hơn 4
lần, từ 40.000 đến 170.000 (kể cả
những người đến VN với mục
đích khác th́ những con số đó là 90.000 và
280.000 người). FDI
của Nhật tại VN c̣n quá ít v́ phí tổn
đầu tư c̣n quá cao và môi truờng đầu
tư c̣n nhiều rủi ro về mặt chính sách.
Hành lang pháp lư đă được cải
thiện đáng kể vào năm 2000 với
Luật đầu tư nước ngoài sửa
đổi nhưng vấn đề là các phí
tổn đầu tư như tiền thuê đất,
thuế lợi tức cá nhân của người
nước ngoài, các chi phí đầu vào như cước
phí bưu chính viễn thông, v.v.. c̣n quá cao. Nhưng
yếu tố trở ngại lớn nhất
hiện nay là VN chưa có một chiến lược
phát triển công nghiệp nhất quán, chính sách
hay thay đổi làm tăng rủi ro của các
dự án đầu tư. Chính sách thuế và
bộ máy hành chánh kém hiệu suất cũng làm
nản chí những nhà đầu tư Nhật
Bản.
Nhân kỷ niệm 30 năm nối lại
quan hệ hai nước, Việt Nam ta cần
hiểu rơ ư nghĩa và tiềm năng của FDI
Nhật Bản đối với quá tŕnh công
nghiệp hoá và hội nhập sắp tới
để có chiến lược thu hút FDI từ
nước nầy. Quan hệ Việt Nhật nên
được chuyển nhanh từ ODA làm
trọng tâm sang giai đoạn mà FDI nắm vai tṛ
chủ đạo.
(Hà Nội và Tokyo, tháng Nhật Bản
tại VN và tháng Việt Nam tại NB)
|