Hồi tưởng những ngày đầu viết báo viết sách tại Nhật Bản
Trần Văn
Thọ (Bài này viết theo yêu cầu của một nhà báo trong nước, muốn qua kinh nghiệm của tôi cho độc giả Việt Nam biết t́nh h́nh làm báo, xuất bản sách tại một nước tiên tiến). V́ nghề nghiệp tôi viết cũng khá nhiều sách ở Nhật Bản và Việt Nam. Với tinh thần người nghiên cứu không ở trong tháp ngà mà nên dùng hiểu biết đóng góp vào việc phát triển xă hội nên tôi cũng tích cực viết báo. Ngày đầu năm gợi nhớ thời kỳ mới bắt đầu viết báo viết sách tại Nhật Bản. Học xong khóa tiến sĩ kinh tế tôi làm việc khoảng 5 năm tại một công ty tư vấn kinh tế ở Tokyo, từ năm 1984 mới chính thức theo đường nghiên cứu hàn lâm khi được nhận làm nghiên cứu viên cho Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER). JCER là viện nghiên cứu kinh tế uy tín tại Nhật Bản, các đời viện trưởng đều là những nhà kinh tế nổi tiếng, có ảnh hưởng tại Nhật. Lúc tôi vào làm việc, viện trưởng là Kanamori Hisao, vài năm sau là Yutaka Kosai, đều là những nhà kinh tế tiêu biểu hậu chiên Nhật Bản mà tôi có giới thiệu trong cuốn sách xuất bản gần đây Kinh tế Nhật Bản: Giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973 (NXB Đà Nẵng, 2022). Làm việc ở JCER được 5 năm tôi chuyển sang Đại học Obirin và từ năm 2000 chuyển đến Đại học Waseda. Bắt đầu viết báo và chuẩn bị xuất bản sách là từ giữa thập niên 1980 khi nghiên cứu ở JCER. Bài báo đầu tiên tại Nhật: Ở Nhật Bản tôi viết cho một số báo, tiếng Nhật và tiếng Anh, số bài cho đến nay không nhiều bằng viết cho báo ở Việt Nam nhưng cũng không ít so với trung b́nh của một giáo sư đại học. Về tiếng Nhật viết tương đối nhiều cho báo Nikkei (nhật báo khởi đầu chuyên về kinh tế nhưng dần dần có tính cách tổng hợp, tên đây đủ là Nihon Keizai Shinun -Nhật báo kinh tế Nhật Bản) và viết nhiều cho hăng thông tấn Kyodo. Báo tiếng Anh th́ viết cho Nikkei Weekly, Japan Times và một số báo khác. Đối với tôi bài báo đáng nhớ nhất và là kỷ niệm đáng quư nhất là bài bằng tiếng Nhật đăng ngày 8/5/1985 trên báo Nikkei. Đây là bài báo đầu tiên của tôi ở Nhật, không ngờ được đăng vào mục quan trọng nhất của một tờ báo danh giá. Đố là mục Keizai Kyositsu của báo Nikkei.. Keizai Kyositsu dịch nghĩa trực tiếp là "Lớp học kinh tế" nhưng đây là mục chuyên để phân tích sâu các vấn đề kinh tế Nhật Bản và thế giới mà nhiều người đang quan tâm. Đây là mục lớn nhất và quan trọng nhất của tờ báo, chiếm hơn nửa trang báo khổ lớn, Nhiều người gọi mục nầy là "vũ môn" của những nhà kinh tế trẻ. "Vũ môn" trong tiếng Nhật gọi là "Đăng long môn" (tức cửa sông mà cá chép phải vượt qua để hóa rồng). Đăng được ở mục đó là một vinh dự của các nhà kinh tế, nhất là những người c̣n trẻ. Tôi vẫn c̣n giữ cảm giác rộn ràng, hồi hộp khi sáng hôm 8/5/1985 thức dây là ra hộp thư ngoài cửa lấy báo Nikkei (tôi đặt báo hằng tháng tờ Nikkei và một tờ báo khác) và mở mục Keizai Kyositsu ra xem. Cả ngày hôm đó nhận nhiều điện thoại chúc mừng từ bạn bè và thầy cũ.
Phần đầu bài báo đầu tiên của tác giả đăng trên Nikkei ngày 8/5/1985
Toàn văn bài báo đầu tiên của Trần Văn Thọ trên báo Nikkei 8/5/21985. Như trên đă nói, tôi làm nghiên cứa viên cho JCER từ năm 1984. Ở đây tôi chủ yếu nghiên cứu về công nghiệp hóa ở Á châu và vai tṛ đầu tư, chuyển giao công nghệ của các công ty đa quốc gia Nhật Bản. Lúc đó Nhật rất quan tâm vấn đề này và nhiều người lo ngại là doanh nghiệp Nhật đầu tư nhiều sang Á châu sẽ đưa đến t́nh trạng các nước Á châu sản xuất hàng công nghiệp cạnh tranh với chính Nhật Bản. Bài báo của tôi phân tích cho thấy đầu tư và chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp Nhật sẽ mở ra một sự phân công mới giữa Nhật và Á châu và làm chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Nhật lên cao hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển lên giai đoạn mới.. JCER và báo Nikkei có quan hệ mật thiết nên những nghiên cứu của JCER được Nikkei quan tâm theo dơi. Đầu tháng 5/1085, một biên tập viên của mục Keizai kyositsu liên lạc và đề nghị tôi viết bài về đề tài đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật ở Đông Nam Á. Nhận đề nghị này tôi vô cùng vui mừng, tưởng như đang mơ. Theo số chữ quy định của mục này, tôi viết bản thảo. Phóng viên phụ trách biên tập tiếng Nhật, giữ nguyên nội dung nhưng tu chỉnh, thêm bớt để câu văn chính xác và dễ hiểu hơn. Họ làm như thế đối với bài của cả người Nhật chứ không riêng cho bài người nước ngoài như tôi. Bài biên tập xong họ gửi cho tôi xem lại và đồng ư trước khi đăng. Sau khi xuất hiện trên mục Keizai Kyositsu của báo Nikkei tôi được nhiều cơ quan nghiên cứu mời thuyết tŕnh, nhiều báo khác và tạp chí mời viết bài. Đúng là ra quân lần đầu trên mặt trận chính của một tờ báo lớn thật là thuận lợi. Cuốn sách đầu tiên xuất bản tại Nhật Tôi tiếp tục đi sâu vào vấn đề đầu tư trực tiếp, chuyển giao công nghệ và công nghiệp hóa ở Á châu. Rất may là năm 1986 tôi nhận được tài trợ nghiên cứu từ Quỹ Toyota (Toyota Foundation) mà chủ tịch lúc đó là ông Toyoda Eiji, nguyên Tổng Giám đốc Toyota và là một nhà kinh doanh tiêu biểu của hậu chiến Nhật Bản (tôi có giới thiệu trong cuốn sách Kinh tế Nhật Bản giai đoạn phát triển thần kỳ nói trên). Với tiền tài trợ này, tôi thực hiện các chuyến khảo sát tại Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Indonessia. Thành quả nghiên cứu lư luận và thực tiễn của tôi lần lượt phát biểu trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển, và kinh tế châu Á, và báo cáo ở Hội các nhà kinh tế quốc tế Nhật Bản. Lúc này tôi đă bắt đầu tham gia viết sách với thầy cũ, với đồng nghiệp, nhưng phải đợi đến năm 1992 mới xuất bản cuốn sách đầu tay tự ḿnh là tác giả duy nhất. Từ năm 1990 tôi bắt đầu thai nghén cuốn sách dựa trên thành quả nghiên cứu từ năm 1984 đến 1989. Rất may là Toyo-Keizai Shinposha, một nhà xuất bản lớn trong ngành kinh tế, đă đồng ư với đề cương cuốn sách và quyết định sẽ xuất bản. Họ cử một biên tập viên phụ trách. Tôi và biên tập viên gặp nhau rất nhiều lần trong năm 1991, thường là khi tôi viết xong một chương gửi biên tập viên đọc trước, sau đó gặp nhau trao đổi về văn phong, về cách diễn đạt sao cho dễ hiểu. Cũng như kinh nghiệm về các cuốn sách sau này, nhà xuất bản ở Nhật chuẩn bị rất công phu, biên tập viên phụ trách thường gặp tác giả nhiều lần để trao đổi. Do đó, hầu hết các cuốn sách xuất bản tại Nhật, trong lời nói đầu ở phần cuối thường dành để cám ơn nhà xuất bản và nhất là cảm ơn cá nhân biên tập viên phụ trách. Trong sách của tôi cũng vậy. Việc chữa bản in cũng rất công phu. Sau khi hoàn thành toàn bộ bản thảo, nhà xuất bản làm bản in thử và gửi cho tác giả đọc và hiệu đính lần đầu. Khâu nầy khá mất th́ giờ v́ đối với tác giả đây là lần đầu đọc toàn bộ cuốn sách của ḿnh, và thường phát hiện nhiều chỗ, nhiều từ ngữ ở phần sau chưa thống nhất với các phần trước. Có khi lúc nầy muốn bổ sung vài ư mà khi viết chưa nghĩ ra. Cũng có trường hợp muốn cập nhật số liệu. Do đó tập bản in đầy mực đỏ sau khi tác giả hiệu đính lần đầu. Khoảng một tháng sau khi chuyển bản hiệu đính cho nhà xuất bản, họ chuyển bản in lần thứ hai cho tác giả xem lại, kiểm tra xem những bổ sung sửa chữa của ḿnh đă được phản ảnh trên bản mới không. Thông thường tác giả phải hiệu đính bản in ít nhất hai lần trước khi sách in ra. Nói thêm là ở Nhật không phải xin giấy phép xuất bản. Ai cũng tự do viết sách, xuất bản sách và xă hội sẽ đánh giá nội dung và giá trị cuốn sách. Do đó sách xuất bản ở đây không mất th́ giờ cho khâu xin giấy phép, khâu kiểm duyệt, thay vào đó là mất nhiều th́ giờ cho khâu chuẩn bị và hiệu đính để nội dung và h́nh thức cuốn sách được hoàn hảo. Qua gần 2 năm chuẩn bị, ngày 12/11/1992 cuốn sách đầu tiên của tôi ra đời. Tên sách có thể dịch ra tiếng Việt là Phát triển công nghiệp trong tương quan với các công ty đa quốc gia: Kiểm chứng tính năng động của vùng châu Á Thái b́nh dương, sách dày 250 trang do Toyo-Keizai Shinposha phát hành. Tôi dùng tất cả tiền nhuận bút mua sách để gửi tặng thầy cũ, đồng nghiệp và bạn bè trong giới nghiên cứu. Ở Nhật muốn tặng sách th́ chỉ cần đưa địa chỉ cho nhà xuất bản họ sẽ gửi đến từng người được tặng. Nhà xuất bản chuẩn bị một tấm thẻ bằng giấy tương đối dày có in mấy chữ “Tác giả kính tặng” và kèm theo cuốn sách được gửi tặng. Rất mừng là sách được đón nhận tích cực. Thầy giáo cũ và bạn bè gửi thư cám ơn đă nhận sách kèm theo những lời b́nh và cảm tưởng sau khi đọc xong mấy chương chính. Thời đó chưa có emails nên thư cảm ơn nếu viết ngắn th́ dùng bưu thiếp, nếu viết dài th́ là thư bỏ vào phong b́ gửi bưu điện. Tôi vẫn c̣n giữ những tấm bưu thiếp và thư liên quan đến ư kiến của những người được tặng sách. Ngoài ra, nhiều tạp chí chuyên ngành, nhất là tạp chí về kinh tế Á châu và tạp chí khoa học của hội nghiên cứu kinh tế quốc tế đă nhờ chuyên gia viết b́nh luận, đánh giá ư nghĩa lư luận và thực tiễn của cuốn sách.
B́a cuốn sách đầu tiên của Trần Văn Thọ Một tin vui nữa là cuốn sách đă được trao giải Châu Á Thái b́nh dương năm 1993. Nhật báo Mainichi ngày 11/11/1993 cả bản tiếng Nhật và tiếng Anh đă dành cả một trang để đăng tin, đánh giá của ban giám khảo và h́nh ảnh lễ trao giải cho 4 cuốn sách được chọn. Tôi đă dùng tiền thưởng để lập quỹ học bổng cho một trường trung học đă học ngày xưa ở Quảng Nam. Sau đó nhân chuyến về Hà Nội và gặp Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Trần Hồng Quân tôi vui miệng kể chuyện sách được giải thưởng và tiền thưởng đă dùng để đóng góp cho giáo dục ở quê nhà. Không ngờ ông đưa thông tin này cho báo Nhân Dân. Ngày hôm sau rất ngạc nhiên thấy báo đăng tin ngay ở trang nhất.
Gia đ́nh tác giả trong buổi Lễ Giải thưởng Châu Á Thái B́nh Dương Bài báo đầu tiên cũng như cuốn sách xuất bản đầu tiên là bước khởi đầu đầy ư nghĩa trong quá tŕnh nghiên cứu của tôi ở Nhật Bản./. Tokyo, Xuân 2023 (Bài đă đăng trên Đặc san Khoa học và Phát triển thành phố Đà Nẵng, Xuân Quư Măo 2023. Tu chỉnh bổ sung lần cuối ngày 3/2/2023 trước khi đăng lên ERCT)
|