|
Bệnh
Cao Máu Lặng Lẽ Giết Người B.S. Vũ Quý
Đài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng
Y Khoa Ðại Học SàiGòn Người Việt cũng
giống như người Mỹ, thích nói nôm na.
Áp suất của mạch máu bị cao, thì ta nói
là cao máu cho gọn, ít người muốn dùng
tới danh từ cao huyết áp. Mỹ cũng
vậy, sách Y học gọi là hypertension nhưng
người dân thường, ai cũng nói high
blood pressure, thật dễ hiểu . Trái với người
Pháp bao giờ cũng nói hypertension một cách
rất thông thái ( cũng do đó mà các cụ ta
mới có câu: tôi bị " tăng xông" ) Khi nào gọi là
cao máu? Khi ta dùng vòi nước tưới
vườn, nếu ống nước có một
lỗ nhỏ thì sẽ có tia nước phọt
ra. Đó là do có sức ép của nước
ở trong ống nước. Trái tim của ta, như
một máy bơm, đẩy máu theo động
mạch đi khắp cơ thể. Máu cũng có
sức ép vào thành ống động mạch, và
cái sức ép của máu đó gọi là áp
suất máu nói gọn lại là huyết áp. Khi bác
sĩ đo huyết áp, hay là khi ta đo lấy
bằng máy tự động ở nhà, thì
kết quả là hai con số , thí dụ 120/72,
đọc là 120 trên 72. Con số 120 là sức ép
của mạch máu lúc mạnh, là lúc tim bóp
mạnh để đẩy máu đi . Số này
tiếng Anh chuyên môn gọi là systolic pressure (
systole là lúc tim bóp vào) trong bài này ta gọi là
số trên cho đơn giản. Con số 72 là
sức ép lúc nhẹ nhất, khi tim nở ra "
nghỉ lấùy hơi" để sửa
soạn bóp lại nữa. Con số dưới này,
danh từ y khoa tiếng Anh là diastolic pressure (
diastole là lúc tim nở ra để nghỉ) và ta
sẽ gọi là số dưới .Trái tim bình thường
bóp khoảng 70 lần một phút. Nếu bạn
ghé ép sát tai vào bên trái ngực của người
khác thì sẽ nghe tim đập "tom chát"
" tom chát" dều đều. Tiếng
"tom" là khi tim bóp đẩy máu đi,
tiếng chát ngắn ngủi là khi tim nghỉ. Nếu ta rảnh rỗi mà có
một cái máy đo tự động rồi
cứ lẩn thẩn đo cả ngày, thì ta
sẽ thấy là huyết áp luôn luôn thay đổi
ít nhiều, tùy theo lúc nghỉ ngơi hay là làm
việc mệt nhọc và cũng tùy theo tâm
hồn thoải mái hay lo âu sợ hãi cùng là
một số yếu tố khác nữa. Vì vậy
khi nói một người bị cao máu, người
ta phải định nghĩa kỹ càng là
huyết áp được đo nhiều lần
lấy trung bình và phải đo lúc người
bệnh nghỉ ngơi thoải mái . Ở trong
những điều kiện như vậy, thì
nếu con số trên từ 140 trở lên, hoặc
là nếu con số dưới từ 90 trở lên
thì kể như là có bị bệnh cao máu (
tức là cao huyết áp) . Nhân đây cũng nên
nói thêm , ở Việt nam ,theo kiểu Pháp , tính
huyết áp bằng cen-ti-met thủy ngân , còn
ở Mỹ thì tính bằng mi-li-met . Vì vậy ta
nhớ là hồi xưa ở Việt nam thường
nghe thí dụ hưyết áp 12 trên 7, còn ở
đây thì nói là 120 trên 70 Cao máu lặng
lẽ giết người như thế nào Bệnh cao máu là một bệnh
rất thông thường. Thống kê ở Mỹ
cho thấy tỉ số có khác nhau phần nào tùy
sắc dân, nhưng nói chung thì cứ bốn người
lớn có một người bị cao máu. Trong
số những người có bệnh, thì có
tới một phần ba không được định
bệnh, nghĩa là có bệnh đó mà không
biết. Hơn nữa, những người có
đi khám bệnh và được chữa
trị, thì chỉ có khoảng phân nửa
được chữa trị và theo dõi thật
đầy đủ. Đây là một chứng
bệnh gọi là lặng lẽ, vì người
cao máu không có triệu chứng gì . Có người
hay bị nhức đầu, chảy máu cam, chóng
mặt, hay là chợt đỏ phừng mặt.
Nhưng người bình thường không cao máu
cũng lại có thể có những triệu
chứng như vậy. Chỉ có nhưng người
đã có huyết áp cao lâu ngày không chữa
trị, làm hư tới tim, thận, mắt hay là
óc, thì mới sinh triệu chứng liên quan
tới các biến chúng đó như mệt
nhọc, khó thở, mờ mắt , nhức đầu
v.v..., mà khi đó thì đã quá trễ rồi. Bệnh cao máu thường bắt
đầu khoảng trên dưới bốn mươi
tuổi và kéo dài cả chục năm âm thầm
không có triệu chứng gì. Nhưng trong khi đó
thì nó cứ lặng lẽ làm hư các mạch máu
nhiều nơi. Ở tim, làm tim bị bại, hay
là sinh bệnh động mạch vành (là động
mạch nhỏ nuôi trái tim) đưa đến cơn
đứng tim chết người. Ở thận,
làm bại thận, nghĩa là làm hư những
bộ phận li ti chuyên gạn lọc các
chất độc từ máu cho thoát ra đường
tiểu , khi nặng quá sẽ phải chữa
bằng lọc thận nhân tạo hay là mổ ghép
thận. Ở óc, mạch máu bị hư sinh tai
biến mạch máu não (trúng gió) may mà không
chết thì cũng có thể bị liệt, hay là
bị trúng gió tái lại ngày càng nặng. Chữa trị Bệnh cao máu không trị dứt
được, nhưng viẹc chữa trị
mục đích là giữ cho máu đừng lên cao
, như vậy sẽ không bị các biến chưng
như kể ở phần trên. Trước khi dùng thuốc Sau khi đã định bệnh là
có bị chứng cao máu, thì việc đầu tiên
bác sĩ khuyên người nặng quá ký là
cố cho xuống ký tơi mức vừa
phải. Đồ ăn thì ăn nhạt tối
đa. Có khi người ta nói không được
ăn quá 2 gram Nat-ri hay là 6 gram muối một ngày,
nhưng thực tế thì cũng không cần
nhớ những con số này làm chi, cốt là
đừng thêm ùmắm muối xì dầu gì vào
đồ ăn, mà đồ ăn cho người
cao máu thì soạn riêng một phần thật là
nhạt.Ăn nhạt quá như vậy thì cũng
có khi làm thiếu lây một số chất như
Cal-ci, Ka-li, nhưng vụ này bác sĩ sẽ
thấy khi thử máu thường lệ và õ
điều chỉnh nếu cần. Năng
hoạt động và tập thể dục
thể thao. Sắm một cái máy đo , theo dõãi
huyết áp chừng một hai tuần một
lần xen kẽ giữa những buổi đi khám
bác sĩ. Có những người bị cao máu
nhẹ, chỉ kiêng cữ hoạt dộng như
vậy mà giữ được máu khỏi cao, và
không cần uống thuốc. Gần đây báo chí có đề
cập đến cái lợi của rượu
vang đỏ ( red wine) . Thực ra thì không cần
gì phải rượu vang, mà ngay cả nước
nho ( grape juice) cũng làm cho huyết áp xuống
bớt và làm giảm thiểu những trường
hợp bị đứng tim vì nghẹt động
mạch vành . Chất flavonoids ở vỏ quả
nho làm cho tiểu cầu trong máu khó tụ lại
, mà tiểu cầu tụ lại có thể làm
nghẹt động mạch nhỏ như động
mạch vành ( tác dụng cũng giống như
Aspirin vậy ). Có điều cần nhớ là rượu
có cái hại riêng của nó ( hại gan, hại
bao tử chẳng hạn ), vì vậy có lấy
cớ là uống wine cho hạ bớt huyết áp,
thì cũng chỉ đượ c mỗi ngày
một ly nhỏ. Người nghiện thuốc lá
thì phải bỏ . Khi bác sĩ cho uống thuốc Khi cần dùng thuốc thì phải
nhất thiết uống theo đúng chỉ
dẫn , và uống đều đều, không
phải là thấy dễ chịu thì ngưng. Thường
thì bác sĩ hẹn độ một tháng khám
lại một lần và thêm bớt hay thay đổi
thuốc nếu cần. Có nhiều loại
thuốc hạ huyết áp khác nhau ( đánh
bằng nhiều mặt khác nhau), mỗi người
đáp ứng với một thứ thuốc có khác
nhau phần nào. Ngoài ra còn vấn đề
hiệu quả phụ của thuốc . Thí dụ
có thứ làm hạ huyết áp rất tốt, nhưng
lại làm tăng cholesterol, có thứ làm tăng lượng
đường trong máu, có thứ làm đàn ông
yếu sinh lý v. v.... Vì vậy bác sĩ phải
lựa chọn thuốc cho mỗi người tùy
thuộc vào tuổi tác, phái tính , điều
kiện bệnh nặng nhẹ, và điều
kiện sức khỏe cùng là những bệnh khác
của mỗi bệnh nhân. Bs Vũ Quý Ðài, M.D., Ph.D.
(*) Bài đã đăng trên Diễn Đàn Y Khoa # , post lại với sự đồng ý của Diễn Ðàn Y Khoa :
|