Phụ nữ Nhật lại đứng đầu thế giới về tuổi
thọ
Theo số liệu gần đây nhất của Bộ Sức khỏe, Lao động
và Phúc lợi xă hội (năm 2002), nam giới Nhật bản có
tuổi thọ trung b́nh là 78.32 năm, và nữ giới là
85.23. Điều đó có nghĩa là nam giới đă được tăng lên
0.25 năm và nữ giới là 0.30 năm so với năm 2001 và
là lần đầu tiên tuổi thọ của nữ giới vượt qua 85
tuổi. So sánh trên thế giới, đàn ông Hong Kong có
tuổi thọ cao nhất thế giới (78.4), tiếp theo là
Nhật, và Iceland (78.1) (số liệu năm 2001). Phụ nữ
Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới, tiếp theo là
Hong Kong (84.6) và Switzerland (82.6) (số liệu năm
2000).
Theo kết quả nghiên cứu về di truyền, th́ người Nhật
không hề có điều ǵ đặc biệt khác với mọi người trên
thế giới. Tuổi thọ của người Nhật tăng cao nhờ có
mức sống tốt, pḥng chống bệnh tật hiệu quả, có
những tiến bộ vượt bậc trong y học, sự giảm bớt tai
nạn và không có chiến tranh. Những nước kinh tế đă
phát triển có tuổi thọ gấp đôi tuổi thọ của họ trong
thế kỉ 18, khi mà mọi người có tuổi thọ trung b́nh
từ 35-40. Người Nhật không hề vượt ngưỡng tuổi thọ
quá 50 tuổi cho đến tận sau khi Chiến tranh Thế giới
II kết thúc. Cho đến năm 1980, đàn ông Nhật đứng thứ
hai sau Iceland về tuổi thọ, và phụ nữ Nhật có tuổi
thọ cao nhất thế giới.
Tuổi thọ của cả nam giới và nữ giới Nhật tăng đều
trong tất cả 47 tỉnh của Nhật tính từ năm 1975-2000.
Trong thời gian đó, các tỉnh Nagano, Fukui,
Kanagawa, Shizuoka và Gifu có tuổi thọ nam giới cao
nhất. Tỉnh Okinawa có tuổi thọ nữ giới cao nhất Nhật
bản trong suốt thời ḱ trên. Từ 1975-1995, tuổi thọ
nam giới ở Okinawa chiếm vị trí số 1, nhưng đến năm
2000 đă bị sụt giảm đi 0.42 tuổi và đă bị rớt hạng.
Chất khoáng, cá, và kiểu sống là ch́a khóa
của tuổi thọ
Tại đảo Amami, mọi người đều biết đến bà Hongo
Kamato, người đă thọ 116 tuổi và đă được ghi và cuốn
sổ Guinness là người sống lâu nhất thế giới hiện
đang c̣n sống, trước đó là Izumu Shigechiyo, người
đă mất năm 1986 và thọ 120 năm 237 ngày. Trung b́nh
có 10.7 người thọ trên 100 tuổi trong 100,000 dân
Nhật, th́ ở tỉnh Kagoshima có 21.52 người, ở tỉnh
Okinawa là 31.9 người, và ở ḥn đảo Amami là 56.7
người (số liệu thống kê tính từ năm 1998-2002).
Năm ngoái (2003), tỉnh Kagoshima đă tiến hành một
cuộc nghiên cứu về các nhân tố dẫn đến tuổi thọ cao
của người dân trong tỉnh. Những yếu tố về môi trường
thiên nhiên như bờ biển và lượng nắng, các kiểu sống
khác nhau của con người như chế độ dinh dưỡng, và
môi trường xă hội gồm nghiên cứu về vai tṛ của
người già trong cộng đồng địa phương.
Nghiên cứu trên đă khám phá ra rằng, ḥn đảo Amami
đă có những điều kiện đặc biệt liên quan đến tuổi
thọ cao nhất trong Nhật: (1) v́ Amami bao quanh bởi
đại dương và có gió rất mạnh, tại đây lại có một số
ngọn núi cao đă ngăn gió lại khiến cho rất nhiều
chất khoáng từ biển đă được đưa vào không khí ở mọi
vùng của ḥn đảo, (2) người dân hàng ngày tiêu thụ
97.1 g hải sản, trên mức trung b́nh của người Nhật
trên toàn quốc là 92g, trong đó phần lớn mọi người ở
đây lại tiêu thụ một lượng lớn rong biển và đường
nâu và cả hai loại này đều rất giàu các chất khoáng,
(3) nước uống trên đảo có hàm lượng khoáng cao,
trung b́nh là 92g / lít so với mức trung b́nh trên
toàn Nhật là 52.8 g. Ngoài ra người dân ở Amami luôn
có ḷng yêu thương chăm sóc con cháu rât đặc biệt,
người cao tuổi thường chăm chỉ vận động, đi bộ
nhiều, với nhiều hoạt động khác trong cuộc sống dẫn
đến tuổi thọ cao.
Đến tận trước khi mất, bà Hongo ở đảo Amami có một
kiểu sống rất lạ. Bà ngủ liền trong 2 ngày và sau đó
thức không ngủ trong 2 ngày. Bà thường uống loại
rượu Shochu (loại rượu truyền thống của Nhật làm từ
đường nâu, loại đường được biết đến giảm xơ cứng
mạch máu), cũng như hay ăn đường nâu. Những người
dân ở đảo Amami cũng hay sử dụng đồ uống giống như
bà. Trong những năm tới, có lẽ người dân ở Amami
lại chiếm kỉ lục về số người cao tuổi nhiều nhất
Nhật bản.
Bkduan
(Dịch và tổng hợp)