|
LO
ÂU VÀ MẤT NGỦ
Bs
Nguyễn Trần Hoàng
HỎI: Dạo này, tôi có
nhiều chuyện phải lo lắng, nhiều khi
cũng không biết là ḿnh lo cái ǵ nữa. Lo
lắng làm cho tôi mất ngủ, thế nhưng
sao uống thuốc giảm lo mà vẫn ngủ
không được. Tôi mua thêm thuốc ngủ
bán tự do th́ ngủ cũng được
một chút nhưng không ngon giấc và cứ
sật sừ cả ngày. Có cách nào chữa
tốt hơn không? (bà Ḥa - Garden Grove, bà Thơm,
Thanh, ông Bính, Du - câu hỏi tương tự)
ĐÁP: Lo âu và mất ngủ
là vấn đề rất thường gặp.
Khoảng 50 phần trăm người Hoa Kỳ
bị mất ngủ và khoảng 25 phần trăm
bị bệnh lo âu vào một lúc nào đó trong
cuộc đời của họ. Khoa học
hiện nay có những cách trị các vấn
đề này tương đối rất công
hiệu. Tuy nhiên, ta phải dùng đúng
thuốc, chữa đúng bệnh và phải
kết hợp các biện pháp không dùng thuốc
bên cạnh các thuốc thích hợp được
kê toa bởi bác sĩ sau khi thăm khám cẩn
thận.
Đầu tiên, muốn
trị khỏi bệnh, cần phải có
chẩn đoán chính xác. Trong câu hỏi, có hai
vấn đề tưởng như một nhưng
không phải là một, đó là lo âu, và
mất ngủ.
Lo âu là một nguyên nhân gây
ra mất ngủ. Tuy nhiên, nó không phải luôn luôn
là nguyên nhân của chứng mất ngủ.
Nếu chỉ bị mất ngủ nhưng không
bị bệnh lo âu, ta chỉ cần trị
mất ngủ. C̣n nếu bị lo âu mà chỉ
dùng thuốc trị mất ngủ thôi, th́
sẽ không đủ, v́ nguyên nhân đă không
được giải quyết. Đôi khi thuốc
trị lo âu khi làm giảm lo âu có thể
trị luôn chứng mất ngủ; tuy nhiên
một số thuốc trị lo âu có thể làm
khó ngủ, và khi đó cần kết hợp
với thuốc ngủ thích hợp. Trong giai
đoạn đầu dùng thuốc trị lo âu,
dù cho thuốc đó không làm khó ngủ, trong lúc
chờ cho thuốc phát huy tác dụng giảm lo,
nếu bệnh nhân vẫn chưa ngủ
được, nhiều khi, bác sĩ cũng
phải tạm thời cho thuốc giúp ngủ
để trị triệu chứng mất
ngủ này.
Do đó, nếu bị
mất ngủ kéo dài, ta nên đến bác sĩ
để được chẩn đoán chính xác,
cho thuốc thích hợp. Cho tới nay, các
thuốc bán không cần toa bác sĩ không
phải là các thuốc tốt và có thể có
nhiều tác dụng phụ.
Đầu tiên, để tránh
và chữa mất ngủ, ta cần áp dụng các
nguyên tắc vệ sinh về giấc ngủ sau
đây:
- Tránh nằm trên giường
quá nhiều;
- Giữ một giờ
thức dậy đều đặn;
- Tiếp xúc với ánh sáng
(bright light) trong khi thức;
- Chỉ dùng giường
để ngủ và sinh hoạt t́nh dục, không
dùng giường ngủ để coi ti vi, đọc
sách báo hay làm chuyện khác;
- Tránh các giấc ngủ
phụ ngoài giấc ngủ chính (naps), trừ trường
hợp các người đi làm đổi ca
hoặc người lớn tuổi;
- Tránh thuốc lá, các
chất có caffeine (trà, cà phê, vân vân), và rượu
bia;
- Tập thể dục
đều đặn vào buổi sớm;
- Làm những việc nào
đó thư giăn trước giờ ngủ;
- Đừng canh đồng
hồ khi nằm trên giường; và
- Nếu đói th́ ăn
một chút ǵ nhẹ nhàng trước khi
ngủ.
- Nếu không ngủ
được trong ṿng 20-30 phút, nên đi sang pḥng
khác, làm chuyện khác và chỉ trở lại
giường khi buồn ngủ.
Nếu áp dụng các
biện pháp trên mà vẫn không ngủ được,
nên đến thăm bác sĩ. Bác sĩ sẽ
hỏi bệnh tỉ mỉ để xem có
vấn đề nào có thể là nguyên nhân
của mất ngủ hay không. Các vấn đề
này có thể là vấn đề thể lực
hoặc tâm thần. Thí dụ, viêm khớp làm
cho đau nhức, dù ít ít, cũng có thể là
một nguyên nhân. Về mặt tâm thần, bên
cạnh bệnh lo âu, rất nhiều bệnh khác
như trầm cảm, bệnh cuồng (mania), vân
vân, cũng gây ra mất ngủ. Và khi đó,
trị bệnh chính là quan trọng bên cạnh
thuốc ngủ tạm thời nếu cần
thiết.
Trong câu hỏi, bác Ḥa có dùng
một thuốc nào đó mua không cần toa bác
sĩ. Có nhiều “thuốc” thường
được dùng để giúp ngủ, nhưng
thực sự có thể ảnh hưởng
xấu đến giấc ngủ. Vài ví dụ:
- Chất alcohol: Bia rượu
là chất được những người
mất ngủ dùng thường nhất v́ nó làm
cho buồn ngủ và đi vào giấc ngủ
nhanh hơn. Tuy nhiên, nó làm thay đổi
chất lượng của giấc ngủ.
Alcohol c̣n có thể làm tổn hại đến
hô hấp trong khi ngủ, đặc biệt là
ở những người bị hội
chứng những cơn ngưng thở trong khi
ngủ do tắt nghẽn (obstructive sleep apnea
syndrome).
- Các thuốc antihistamines bán
không cần toa bác sĩ như doxylamine (Unisome), cũng
làm cho buồn ngủ. Tuy nhiên, chúng có nhiều
tác dụng phụ như làm cho ngật ngừ lúc
ban ngày, lú lẫn - đặc biệt là ở
người cao tuổi - và các tác dụng lên
hệ thần kinh phó giao cảm (anticholinergic
effects) có thể làm cho khô môi, khô miệng, vân
vân.
- Melatonin, được bán
như một chất phụ trợ cho thực
phẩm, có thể có hiệu quả trong một
số trường hợp như ở những
người mất ngủ do thay đổi
giờ đi ngủ (như những người
đổi ca làm việc, và thay đổi múi
giờ - như đi du lịch Việt Nam, cách
nhau đến 13 tiếng múi giờ khiến ngày
thành đêm, đêm thành ngày). Tuy nhiên, hiệu
quả của chất này như là chất gây
ngủ vẫn c̣n chưa rơ ràng. Hơn nữa,
sự tinh khiết của chất này (không
được coi là thuốc) cũng như các
tác dụng phụ của nó trên động
mạch tim (đă thấy trên súc vật)
vẫn c̣n đang được xem xét.
Ngay cả thuốc ngủ kê
bởi bác sĩ cũng có nhiều loại khác
nhau. Người bị khó dỗ giấc ngủ
sẽ dùng loại thuốc khác với người
nửa đêm thức giấc rồi không
ngủ lại được hoặc bị
thức giấc quá sớm. Các thuốc cũng có
thể tương tác với các thuốc khác
hoặc không nên dùng trong một số bệnh nào
đó. Do đó, như đa số các bệnh
tật khác, ta không nên mượn thuốc
của người khác.
Khi cần dùng thuốc, bác
sĩ sẽ cố gắng cho liều thấp
nhất và dùng trong thời gian ngắn nhất có
thể được. Khi ngưng thuốc cũng
thường phải giảm liều từ
từ chứ không ngưng đột ngột.
Tóm lại, lo âu và mất
ngủ là hai vấn đề có liên quan với
nhau, nhưng cách trị sẽ khác nhau. Ngoài lo âu,
nhiều bệnh khác về thể chất cũng
như tâm thần, cũng gây mất ngủ. Bác
sĩ sẽ phải thăm khám bệnh cặn
kẽ để biết đâu là vấn chính
để cho thuốc thích hợp.
Bên cạnh thuốc men, cũng
như nhiều bệnh khác, các biện pháp không
dùng thuốc chiếm vai tṛ rất quan trọng
và có thể giảm bớt việc dùng
thuốc không cần thiết.
Thân mến,
Bác Sĩ Nguyễn
Trần Hoàng
(*) Bài post lại với sự đồng ư của Diễn Đàn Y Khoa :
|