|
Có
một chữ Trần trong tháp Mỹ Sơn Tin đoàn chuyên gia khảo cổ Ư khi khảo sát tháp G1, Mỹ Sơn, phát hiện ra một chữ Trần bằng Hán tự đă gây xôn xao dư luận. Suốt 106 năm qua, kể từ ngày các nhà nghiên cứu Pháp khám phá ra Mỹ Sơn, đă có hàng trăm công tŕnh nghiên cứu về khu di tích này, cho rằng đây một khối văn hóa Chămpa thuần nhất, không có bất cứ một dấu vết văn hóa ngoại lai nào. Mặc cho bao cuộc chiến tranh, rồi ḥa hoăn - thân thiện trong suốt chiều dài lịch sử gần ngàn năm giữa hai dân tộc Chăm - Việt, Mỹ Sơn vẫn như là "của riêng" của người Chăm.
Tháp G1 xây dựng trong thế
kỷ 12-13, giai đoạn của cuộc hôn nhân
Chế Mân - Huyền Trân Công chúa. Giai đoạn
này, cả Chiêm Thành và Đại Việt của
nhà Trần đều đang trong thời kỳ
cực thịnh. Đây cũng là giai đoạn
dài nhất trong lịch sử giữa hai bên không
xảy ra chiến tranh. Một phần do hợp tác
đối phó với nhà Nguyên nên mối quan
hệ Việt - Chiêm khá tốt, thậm chí vua
Trần Nhân Tông đă đến thăm Chiêm Thành,
hứa gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là
Chế Mân. Vua Chiêm dâng hai châu Ô, Lư làm sính
lễ. Tháp G1 phải chăng đă phản ánh
giai đoạn ấy trong lịch sử của
hai dân tộc ? Tháp G1 Tất cả không chỉ có
vậy. Trong bài viết Con uyên ương lẻ
bạn và một số di vật của hoàng thành
Thăng Long trên tạp chí Tia Sáng số 5-2004, nhà
nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng đă
dẫn rất nhiều bằng chứng để
"mở rộng hướng tiếp
cận" các hiện vật t́m thấy ở Thăng
Long. Theo ông, con uyên ương trên các viên ngói Thăng
Long chính là con ngỗng thần Hamsa, do Phạm Thiên
Brahma cưỡi; cái đầu rồng thời Lư
có môi trên cong dài không khác mảy may loài thủy
quái Makara có rất nhiều trong Bảo tàng điêu
khắc Chămpa Đà Nẵng; chiếc mặt
nạ quỷ không có hàm dưới giống
hệt các Kala, thần Thời gian, nằm quanh chân
tháp G1... Trên dưới 500 năm đă trôi
qua kể từ khi Chămpa suy tàn. Thời gian là
quá dài, để bây giờ có thể hiểu
được hết Mỹ Sơn. Thời gian cũng
đă quá dài để có thể hiểu hết
các hiện vật t́m thấy trong Hoàng thành Thăng
Long xưa, từ mái ngói đến hoa văn trên
chén bát... Người Sài G̣n đă có ai
thắc mắc : Tại sao chợ B́nh Tây th́
ở bên Đông, c̣n bến B́nh Đông lại
ở bên Tây chưa ? Ở Quảng Nam cái
kiểu gọi địa danh Tây sang Đông,
Đông sang Tây như thế không thể kể
hết. Giáo sư Trần Quốc Vượng
bảo chỉ v́ ông bà ḿnh ngày xưa vào đây,
lạ nước lạ cái nên phải sử
dụng bản đồ của người Chăm.
Mà người Chăm lại dùng bản đồ
theo kiểu của người Ảrập là phương
Nam đặt lên trên. Chính v́ thế mà Tây
mới lộn sang Đông và ngược lại. Phải chăng cuộc "giao lưu"
văn hóa Việt - Chăm đă diễn ra
một cách phức tạp và để lại
dấu ấn đâu đó nơi người
Việt? Lịch sử đă diễn tiến ra
sao để dấu vết phương Nam
hiện diện trong ḷng đất Thăng Long và
trong tháp Mỹ Sơn lại có một chữ
Trần? Tất cả đang đặt ra cho các
nhà nghiên cứu những hướng tiếp
cận mới. Hồ Trung Tú
...... Nguồn : Thời báo Kinh Tế Sài G̣n http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=55&Sobao=713&SoTT=27 H́nh : L'Asie des Héritages - Le Royaume du Champa http://perso.club-internet.fr/gilkergu/champa/my_son/my_son.htm
[ Trở về ]
|