|
Giáo sĩ Đắc Lộ và
việc h́nh thành chữ quốc ngữ
Có một điều mọi người
đều công nhận, chữ quốc ngữ là
một sự nghiệp tập thể của
một số người, thuộc nhiều
quốc gia khác nhau, trong đó có người Ư,
người Pháp, người Bồ Đào Nha.
Thế nhưng v́ những tác phẩm in để
lại cho chúng ta ngày nay đều là những sách
do Đắc Lộ đă soạn và cho ấn hành
tại Roma 1651, cho nên có một số người
nói hơi quá đáng với những từ
ngữ vang rền: Đắc Lộ là ông tổ
chữ quốc ngữ, Đắc Lộ thủy
tổ chữ quốc ngữ, Đắc Lộ sáng
tạo ra chữ quốc ngữ, mặc dầu
trong lời tựa của cuốn Từ điển
Việt Bồ La, ông viết bằng tiếng
Latinh và cho biết: sở dĩ ông soạn
được Từ điển này là nhờ vào
ba sự việc: thứ nhất là ông đă
được học tiếng Việt với giáo
sĩ De Pina là một người rất tinh thông
tiếng Việt, người Bồ thứ
nhất giảng mà không cần thông dịch viên,
thứ hai ông đă sử dụng hai tác phẩm
viết tay, một Từ điển Việt
Bồ của Gaspar d’Amaral và một Từ điển
Bồ Việt của Barbosa, hai ông này đă
mất sớm, thứ ba ông đă lưu trú
tại Việt Nam cả thảy 12 năm. Thực ra nếu trừ những
cuộc hành tŕnh đi đi về về hoặc
tạm trú ngụ tại Phi Luật Tân hay Macao, th́
thời gian ông sống ở cả Đàng Trong
lẫn Đàng Ngoài chừng tám năm rưỡi.
V́ năm 1651 là năm phát hành ba tác phẩm
quốc ngữ của Đắc Lộ, trước
đây và sau đây không có tác phẩm in nào, cho
nên người ta đă lấy năm 1651 làm cái
mốc để kháo cứu về chữ
quốc ngữ và phân chia các thời ḱ thành
lập: tiền Đắc Lộ và hậu Đắc
Lộ. Chúng tôi không nói tới những
biên khảo của nhiều tác giả Pháp cũng
như Việt từ trước cho tới
những năm 1960. Chúng tôi phải để ư
tới công tŕnh sáng lạn của Đỗ Quang
Chính, năm 1972 đă cho phát hành cuốn Lịch
sử chữ quốc ngữ ở Sàig̣n. Theo
Đỗ quân th́ có thể Gaspar d’Amaral giỏi
hơn Đắc Lộ, Đỗ quân c̣n
khẳng định là khác. Điều này làm cho chúng tôi suy
nghĩ t́m ṭi thêm, nhất là suy nghĩ. Và chúng
tôi thấy phải đặt lại vấn đề
và sau đây là lai lịch những sự kiện
và những chứng cớ chúng tôi sẽ
đưa ra khi nói sơ lược về
những tác phẩm của Đắc Lộ
về chữ quốc ngữ. I. Tiếng Đàng Trong và tiếng
Đàng Ngoài Nước Việt Nam chỉ là
một, và tiếng Việt Nam cũng chỉ là
một, chung cho cả Nam Bắc. Thế nhưng vào
thế kỉ 17, Đất Nước bị chia
đôi do hai nhà họ Trịnh và họ Nguyễn
tranh giành nhau, viện cớ pḥ nhà Lê. Đó là
một, nhưng về ngôn ngữ th́ có hai cách phát
âm khác nhau, giọng Đàng Trong và giọng Đàng
Ngoài, đó là hai. V́ thế chúng tôi tạm dùng
"tiếng Đàng Trong, tiếng Đàng Ngoài"
cho dễ diễn giải. Lớp giáo sĩ Ḍng Tên đầu
tiên tới xứ ta th́ đă đến Đàng
Trong dưới thời Nguyễn Phúc Nguyên năm
1615, Nguyễn Hoàng mất năm 1613. Cha Buzomi người
Ư cùng đi với một thày trợ sĩ người
Nhật. Cha đă học rất tinh thông tiếng
Nhật chủ ư đi truyền giáo ở
Nhật, nhưng v́ có cấm đạo rất
ngặt nên cha mới được phái tới
Đàng Trong. Cũng phải nói là ở Macao Ḍng
Tên đă nghiên cứu tiếng Nhật và cũng
đă dùng tự mẫu Latinh để phiên âm
tiếng Nhậtm tiếng Nhật. Các sách
viết bằách viết bằng thứ tiếng
này được ng này được gọi là
"romaji", vi"romaji", viết bằng
chữ "Roma", cuốn Yếu lí cơ
bản in năm 1592. Như thế có nghĩa là cha
Buzomi và thày trợ sĩ người Nhật
đă biết tới cách dùng chữ Latinh để
phiên âm tiếng Nhật. V́ tuổi tác đă cao,
nên cha Buzomi không học được tiếng
Việt đến nơi đến chốn, cha
vẫn phải dùng tới thông dịch viên để
giảng. Mà thông dịch viên người Việt
lúc đó cũng chỉ biết qua loa vài ba
tiếng Bồ mà thôi. Cho nên mới có câu
ngộ nghĩnh hỏi người ta có muốn
theo đạo Kitô thế này: "con nhỏ
muốn vào trong ḷng Hoa Lan chăng?". Thấy
vậy, Bề trên ở Macao phái lớp giáo sĩ
trẻ tuổi hơn. Năm 1617 De Pina được
phái tới Đàng Trong. De Pina cũng đă tinh thông
tiếng Nhật, nhưng v́ c̣n trẻ nên học
rất nhanh và đă giảng mà không cần thông
dịch viên. Năm 1618 khi cha Borri tới th́ đă
thấy De Pina giảng trực tiếp cho người
Việt. Borri rất thán phục và nhắc
tới sự việc này. C̣n Borri biết
tiếng Việt, nhưng khi phải dạy giáo lí,
th́ vẫn c̣n lúng túng. Borri cũng là người
đầu tiên viết về những nhận xét
về tiếng Việt Theo Tường Tŕnh
của Gaspar Luis viết từ Macao năm 1621 th́
người ta được biết ở Đàng
Trong đă có một cuốn toát yếu giáo lí
soạn bằng tiếng Đàng Trong. Hẳn
cuốn này được viết bằng chữ
nôm và hẳn cũng có bản quốc ngữ
tiện cho các giáo sĩ ngoại quốc. Chắc
chắn là De Pina đă làm việc này v́ ngoài ông
ra không ai thông thạo bằng. Năm 1624 khi Đắc
Lộ tới Đàng Trong th́ cũng nhận
thấy De Pina rất giỏi tiếng Việt.
Đắc Lộ rất ca ngợi người
đồng nghiệp này và công nhận De Pina là
người Bồ đầu tiên, người
ngoại quốc đầu tiên giảng mà không
cần thông dịch viên. Chính De Pina dạy
tiếng Việt cho Đắc Lộ (chứ làm ǵ
có trường như bây giờ, kẻ đi trước
dạy người đi sau mà thôi). Đắc
Lộ cũng học với một cậu bé người
Đàng Trong sau này theo đạo lấy tên là
Raphael Rhode (chính là tên Đắc Lộ). Đắc
Lộ vừa là thày dạy tiếng Latinh và
tiếng Bồ cho Raphael, vừa là học tṛ
học tiếng Việt với Raphael. Đắc
Lộ có kể rơ trong Hành Tŕnh và Truyền Giáo.
Cũng năm 1624 (hoặc 1625) có giáo sĩ Gaspar
Luis, người đă soạn Tường Tŕnh
khi ở Macao như đă nói ở trên. Có một nghi vấn chúng tôi đặt
ra, khi Maracci viết Tường Tŕnh năm 1649
kể việc truyền giáo Đàng Ngoài mà
lại nói: "Cha Gaspar Luis người Bồ
đă lâu năm ở trong khu truyền giáo này,
cha đă soạn một cuốn ngữ vựng
rất đầy đủ về ngôn ngữ này,
nhưng cuốn sách đă mất trong một
vụ đắm tàu v́ người ta gửi sách
đó từ Xứ Đàng Ngoài về Macao, và nay
không c̣n bản nào đầy đủ hơn".
Điều nghi vấn là Gaspar Luis
không ở Đàng Ngoài. Ông tới Đàng Trong năm
1625 và bỏ Đàng Trong năm 1639. Vậy th́
cứ nhận là ở Đàng Trong với De Pina,
với Gaspar Luis sau này, đă có cuốn từ
vựng Đàng Trong kể từ thời ḱ này
rồi. Năm 1626 khi Đắc Lộ được
gọi ra Đàng Ngoài th́ ông đă rất thông
thạo tiếng Đàng Trong và ngày 19 tháng 3 năm
1627 khi cập bến cửa Bạng ở Thanh Hóa,
lần đầu tiên, ngày hôm ấy, ông đă dùng
tiếng Đàng Trong giảng cho người Đàng
Ngoài. Rồi từ 1627 tới 1630 Đắc
Lộ vừa được tiếp xúc với
Kẻ Chợ và học hỏi thêm, vừa dùng
tiếng Đàng Trong để giảng cho người
Đàng Ngoài. Người ta không dễ dàng
một sớm một chiều thay được
giọng nói, nhất là đối với một
người ngoại quốc. Cuối năm 1629 khi Đắc
Lộ bị Trịnh Tráng ra lệnh trục
xuất th́ có giáo sĩ Gaspar d’Amaral tới
"cứu viện" nhưng để rồi
cả hai cùng về Macao năm 1630. Cho tới năm
1631 Gaspar d’Amaral mới chính thức tới
Kẻ Chợ và hoạt động cho tới năm
1638 th́ về Macao. D’Amaral đă mất trong
vụ đắm tàu, tàu chở đoàn giáo sĩ
từ Macao tới Đàng Ngoài: đó là ngày
23-12-1645. Như vậy Gaspar d’Amaral đă có
hai cái thuận lợi, một là được hưởng
cái vốn liếng học hỏi tiếng Đàng
Trong từ 15 năm trước đây ở Đàng
Trong với những Buzomi, Borri, De Pina, Đắc
Lộ, Gaspar Luis..., hai là được học
trực tiếp ở Kẻ Chợ thủ đô.
Tiếng nói ở đây không phải như
tiếng nói (đúng hơn giọng nói), miền
Quảng B́nh, Quảng Nam và B́nh Định. Cho nên
cách ghi âm, phiên âm phần nào cũng dễ dàng hơn,
dứt khoát hơn. Cho nên khi cho người này
giỏi hơn người kia hoặc Gaspar
d’Amaral giỏi hơn Đắc Lộ th́ chưa
xác đáng. Nếu xem ra bản viết tay của
D’Amaral năm 1632 khá hơn bản viết tay
của Đắc Lộ năm 1636, th́ cũng không
thể khẳng định là D’Amaral giỏi hơn
Đắc Lộ, bởi v́ Đắc Lộ
đă học tiếng Đàng Trong với lớp
người đă học tiếng Đàng Trong
từ 1615 như Buzomi (1615), De Pina (1617), Borri (1618),
với một cậu bé Đàng Trong là Raphael
(1624). Cuốn Từ điển Bồ Việt
của Gaspar d’Amaral đă thất lạc, thủ
bút của D’Amaral c̣n quá ít ỏi, không cho phép
chúng ta khẳng định như thế. Chúng tôi
nói "thất lạc", chứ nếu nói
"tiêu diệt" th́ lên án một ư đồ
mà không có bằng chứng. Dẫu sao, cũng c̣n
phải có trong tay tác phẩm của D’Amaral đă,
để ghi nhận sự đóng góp không
nhỏ của ông, c̣n về việc cho ông
giỏi hơn Đắc Lộ th́ cũng chưa
có bằng cớ xác đáng. Bởi v́ không
những Đắc Lộ soạn Từ điển
nhờ vào tác phẩm của D’Amaral, mà c̣n
viết một cuốn Ngữ pháp tiếng
Việt và một Phép giảng tám ngày nữa, chúng
tôi sẽ vắn tắt bàn giải sau đây. II. Khái luận Việt ngữ hay
Ngữ pháp tiếng Việt (1651) Trên đây chúng tôi đă nói
tới Borri; Borri đă viết mấy trang sách nói
về tiếng Việt và ngữ pháp tiếng
Việt. Nhưng lần đầu tiên, tiếng
Việt được phân tích và học hỏi
dựa vào ngữ pháp tiếng Latinh và viết
bằng tiếng Latinh. Nói dựa vào ngữ pháp
tiếng Latinh, nhưng thực ra người ta cũng
chưa thể làm khác đi được. Hơn
một ngh́n năm, chúng ta học chữ Hán, hơn
một ngh́n năm có giao thiệp thông thương
với Trung quốc, nhưng cả họ cả
ta, không nghĩ ra cách học hỏi tiếng nước
ḿnh. Đi học là học chữ nho, chứ
tiếng mẹ đẻ cần ǵ phải
học, ta học từ lúc lọt ḷng mẹ
rồi cơ mà. Khái luận của Đắc
Lộ có những chương nói về các
loại từ như danh từ, động
từ, trạng từ, phó từ như ngữ pháp
tiếng Latinh đă bàn tới. Về điểm
này, chúng tôi thấy, không những chúng tôi
biết thêm về tiếng nước tôi mà c̣n
hiểu thêm về tiếng Latinh nữa. Nhất
nhất về bất cứ ǵ trong ngữ pháp,
Đắc Lộ đều đưa La ngữ ra
làm "tiêu chuẩn", thí dụ tiếng
Việt không có những biến cách của danh
từ (déclinaison), không có biến ngôi của
động từ (conjugaison), nhưng ông cũng
đưa La ngữ ra làm thí dụ (4). Thành
thử, như đă nói, chúng ta học tiếng
Latinh hơn là học tiếng Việt. Buồn cười
nhất là ở một chương gần chót,
Đắc Lộ bàn tới các "tiếng
bất biến" trong Việt ngữ. Tiếng
Việt tất cả đều bất biến
rồi cơ mà, thế nhưng "bất
biến" ở đây là những đại
từ, phó từ, liên từ, thán từ, trong La
ngữ, chúng đều là những từ bất
biến. Chúng tôi đă xem lại một sách
Mẹo tiếng Latinh và thấy Khái luận
Việt ngữ của Đắc Lộ rập
theo ngữ pháp tiếng Latinh với những chương
nói về: các danh từ, tính từ, đại
từ, động từ, giới từ, liên
từ, thán từ... Nhưng Khái luận được
viết bằng tiếng Latinh cho người
ngoại quốc học, các giáo sĩ thuộc
nhiều quốc gia khác nhau, nhưng tất cả
đều tinh thông La ngữ. Dầu sao, cách
học tiếng Việt này sẽ c̣n được
duy tŕ và tiếp tục với những sửa
đổi, khi nước ta tiếp xúc với nước
Pháp vào cuối thế kỉ 19. Cái đặc sắc và độc
đáo hơn cả là ở hai chương đầu,
một chương bàn về tự mẫu Latinh dùng
trong vần "quốc ngữ" và một chương
nói về các thanh hay các dấu trong Việt
ngữ. Chúng tôi cũng phải nói ở đây
rằng, ở Trung quốc trước năm 1589,
vào những năm 1584-1588 đă có một
cuốn Từ vựng Bồ Hoa ba cột, một
cột tiếng Bồ, một cột chữ nho và
một cột chữ Hoa phiên âm với tự
mẫu Latinh, nhưng chưa có dấu để
ghi các thanh. Phải chờ tới cuối năm
1605 mới phát hiện các kí hiệu để
ghi. Năm 1604, tại Phi Luật Tân cũng đă
có cuốn từ vựng Hán Tây Ban Nha viết theo
tự mẫu Tây Ban Nha và có các dấu để
chỉ các thanh. Về Khái luận của Đắc
Lộ, chúng ta thấy có đủ các chữ
trong vần mẫu tự Latinh, trừ chữ F
được thay thế bằng chữ PH,
trừ chữ J v́ thực ra vần Latinh thời
này chữ J được dùng lẫn với I,
nhưng lại thêm chữ Bêta Hylạp để
phiên âm giọng nói chữ V người Đàng
Trong (vui vẻ = bzui bzẽ), thêm chữ D có ngang
thành Đ. Đắc Lộ nói đọc PH
như Phi của Hylạp (); KH như Khi của
Hylạp (X); TH như Têta của Hylạp (); NG như
Ngain () của Dothái, như thể để cho các
người ngoại quốc t́m cách phát âm cho
đúng. Một số khác đọc như
tiếng Ư thí dụ như cha, che, c̣n CH ở
cuối th́ như tiếng Bồ hoặc NH ở
đầu cũng như tiếng Bồ, bởi v́
đă quen dùng như thế rồi... Nói chung
Đắc Lộ xử dụng hết khả năng
có trong các tiếng để làm thành vần
chữ quốc ngữ. Bởi v́ Đắc
Lộ biết nhiều thứ tiếng, tổng
cộng tới hơn một tá: Pháp, Ư, Tây,
Bồ, Anh, một thổ ngữ Ấn độ,
Tàu, Nhật, Việt, Ba tư, thêm vào đó c̣n có
Hêbrêu (Dothái), Hylạp, Latinh. Về các nguyên âm, ngoài a, e, i, o, u
c̣n thêm hai dấu mũ ngửa và sấp để
thành ă, â, ê, ô, thêm tí râu để thành
ơ và ư. Nói chung vần quốc ngữ
gần vần Latinh và Ư, Bồ, hơn Pháp. Nhưng
tới các thanh mà Đắc Lộ coi như
"hồn của vần" chúng ta thấy nói
tới đủ năm dấu để chỉ năm
trong sáu thanh của tiếng Việt. Khái luận
không cho biết lư do t́m các dấu, nhưng trong
một chương của Lịch sử Đàng
Ngoài, ông nói đă dùng dấu huyền trong
tiếng Hylạp, như ḍ, dấu chấm
Hylạp iota để làm dấu nặng, như
rẹ, dấu uốn nằm để làm dấu
ngă, đấu bằng không dấu th́ để
nguyên như pha, dấu hỏi Latinh để làm
dấu hỏi, như sổ, và dấu sắc
Hylạp để chỉ dấu sắc, như lá.
Thế là chúng ta có sáu nốt nhạc là ḍ,
rẹ, mĩ, pha, sổ, lá. Đắc Lộ giải thích
một vài chi tiết khác, chủ ư để phiên
âm đích xác các cung giọng khá phức tạp
của tiếng nói Đàng Trong. Và chúng ta để
ư c̣n có mấy phụ âm kép thông dụng trong
một vài địa phương thời đó
(và có khi cả ngày nay) như BL (blời =
trời), ML (mlời = lời, nhời), TL (tla = tla,
tlăng = trăng). Như chúng tôi đă nói, ở bên
Tàu, trước chúng ta, người ta đă t́m
được các kí hiệu để ghi năm
thanh trong tiếng Tàu; tiếng Việt có sáu thanh.
Từ năm 1615 và 1617 với De Pina, hẳn người
ta cũng đă xử dụng các kí hiệu đă
nói trên để viết tiếng Việt, nhưng
chưa có tài liệu in nào để lại cho chúng
ta. Cho nên Khái luận Việt ngữ của Đắc
Lộ tuy rất vắn tắt, chỉ gồm ba mươi
mốt trang, làm thành cuốn ngữ pháp tiếng
Việt đầu tiên của chúng ta. Dầu
D’Amaral đă được hưởng
những thành quả các lớp người đi
trước ở Đàng Trong, nhưng không để
lại một thứ ngữ pháp nào, cũng như
không soạn một tác phẩm trường hơi
như Phép giảng của Đắc Lộ. Và chúng
ta bàn tới cuốn sách quốc ngữ đầu
tiên này. III. Phép Giảng Tám Ngày Sách song ngữ, hai cột, một
cột La ngữ, một cột Việt ngữ,
tất cả gồm 319 trang. Sách do Bộ
Truyền Bá Đức Tin ấn hành tại nhà in
riêng của thánh bộ và do tài trợ của thánh
bộ. Chúng tôi đă t́m được ở Văn
Khố Bộ Truyền Bá Đức Tin mấy văn
kiện: Năm 1650 Đắc Lộ xin thánh
bộ cho in cuốn Lịch sử Đàng Ngoài,
bằng tiếng Ư, năm 1651 xin tái bản, v́
cuốn sách bán rất chạy và nay đă
hết, năm 1651 xin in ba cuốn, cuốn Khái
luận Việt ngữ, cuốn Từ điển
Việt Bồ La, và cuốn Phép giảng. Năm
1652 Đắc Lộ xin thánh bộ viện
trợ cho một số tiền để đủ
sống cho ḿnh và cho một người phụ tá
đem từ Macao về đây, đó là một
người Trung Hoa, có thể là một thày
giảng Trung Hoa đầu tiên được
đưa về Âu châu. Chắc chắn là nhà in của
Bộ Truyền Bá Đức Tin phải t́m cách dùng
các chuyên viên và kĩ thuật riêng đúc
chữ riêng để in sách tiếng Việt. Hơn
nữa việc sắp xếp chữ cũng không
dễ: Đắc Lộ và hẳn cả người
Trung Hoa Đắc Lộ đem theo đă phải
sửa chữa bản ráp. Nói chung c̣n một ít
phải đính chính, nhưng chỉ là thiểu
số. Cũng nên nhắc, khi trở về Âu châu,
từ Macao, Đắc Lộ đă xin đem theo
ba người, một người Tàu, một người
Đàng Trong và một người Đàng Ngoài,
nhưng sau Bề trên chỉ cho đem đi có
một người tiêu biểu cho cả vùng Á châu
là người Tàu mà thôi. Chúng tôi nghĩ Phép
giảng đă được soạn trước
bằng La ngữ, sau đó Đắc Lộ (và
hẳn với một số thày giảng) đă
dịch ra chữ quốc ngữ. Chúng tôi không bàn
giải hết về chi tiết nội dung v́
mỗi chi tiết có thể là một đề tài
và với thời gian, có thể lại khám phá ra
nhiều điều mới. Chúng tôi sẽ nói
tới tiếng Đàng Trong trong Phép giảng,
những lời lẽ ngây ngô, cách đối
thoại và tài hùng biện của tác giả
để kết thúc. 1. Tiếng Đàng Trong trong Phép
Giảng Như chúng tôi đă nói, Đắc
Lộ học tiếng Đàng Trong với thầy
dạy giỏi tiếng Đàng Trong, với
cậu bé người Đàng Trong, rồi khi ra
Đàng Ngoài đă dùng tiếng Đàng Trong để
truyền giáo. Trong Phép giảng chúng tôi bỡ
ngỡ thấy có khá nhiều tiếng Đàng
Trong. Và trước hết có mấy từ
rất rơ rệt là tiếng Đàng Trong. Đắc Lộ viết chên,
kể cả chân cẳng, kể cả chân lí (20
lần): "Thiên địa vạn hữu
chi chên Chúa". Rồi có đóng chên, dấu chên,
xuấng chên, nghỉ chên, đi chên, theo chên, chên
áo, què chên, chên tay, rửa chên. Cũng viết dên, tuy có mấy
chữ lại viết là dân (30 lần): cùng các dên,
hỗn hào trong dên, tiểu dên, trước
mặt dên, các dên, có dên, công dên, cứu dên, dên
Đức Chúa blời, kẻ mọn trong dên,
dạy dỗ dên nước ấy, cho nên dên th́
kính Đức Chúa blời, song le dên mờng
bội phần, một người chết thay v́
dên, dên ta, kẻo các dên hư, dên có lấy lá tươi,
dỗ dên Judeo dại, ta chào bua chúa dên Judaeo, dên
Judaeo càng ra ḷng dữ tợn, ḷng dữ tợn dên
Judaeo, khi dên Judaeo nghe ông thánh Pedro nói, kẻ đă
chối đi chẳng nên dên Người, dên này
đánh dên khác, lại khiến ông Moise dạy dên
Judeo, khi ấy đến đức Chúa bl ih oygđle
v́ dên ấy những yêu xác... Tới chữ đất th́ cũng
thế, Đắc Lộ viết đết (tuy cũng
có một ít nơi viết đất): blời
che ta, đết chở ta, sự blời đết
th́ cũng vậy, hóa nên và giữ ǵn blời
đết muôn vật; khi chưa có blời chưa
có đết; chẳng khá lạy đết v́
đết làm nên chẳng có hồn nào, đức
Chúa blời đết là Chúa cả sinh ra
blời đết, Chúa làm nên blời đết,
thật Chúa blời đết, thật là thien
địa vạn hữu chi chên Chúa mà làm nên
blời đết mọi sự, v́ vậy
ngọc hoàng chẳng phải thật chúa blời
đết, sự bàn cổ mà khién sinh ra blời
đết th́ dối vậy, dù mà trong kinh
bụt suy sự blời đết th́ nên trước,
sự bàn cổ mà khiến sinh ra blời đết
th́ dối vậy, lấy âm dương là
blời đết, mọi sự ở trong
blời đết, đức thợ cả làm nên
blời đết, như blời cùng đết,
nước, gió, lửa; như thể blời
đết cùng các ḱ sự hư nát, đức
Chúa blời đết là phép nhít, khi nước
làm cho đết hóa ra, khi đết sinh ra
của ǵ, v́ vậy khi chưa có blời chưa
có đết, chưa có làm nên blời đết,
lại sinh ra đết c̣n hỗn độn, ḥn
đết, rốn đết, che cả và ḥn
đết, đết th́ chẳng nên cho người
ta ở được..., blời mới đết
mới như ông thánh Pedro bảo, mặt đết,
khi ấy th́ đết mở ra, lỗ mlớn
đết th́ lớp lại, hóa nên blời đết,
tay ḿnh có mọi phép, dầu tiên blời, dầu
dưới đết... Chúng tôi tuy đă viết
nhiều, nhưng chưa hết, bởi v́ chúng tôi
đếm được chừng 70 lần
viết đết và chừng 20 lần ghi đất.
Nhật được viết là
nhệt khi Đắc Lộ dài gịng giảng
về nhật thực đă xảy ra vào lúc Chúa
tắt thở trên thánh giá. Đắc Lộ
đă lợi dụng sự việc lạ lùng này
để đem khoa học thiên văn nói cho người
ta hiểu thế nào là nhật thực và
nhật thực thường xảy ra vào quăng nào
trong thời gian: "th́ phải hay, mạt
blời có nhệt thực" (22); "nhệt
thực có đến ngày ba mươi hay mồng
một mà thôi" (228), "nhệt thực
ấy một giờ rưỡi là tối mặt
blời" (229). Nhân được viết là nhin,
tất cả chừng 54 lần: nhin v́ sự
ấy, rất nhin, nhin đức bổn sức ḿnh,
nhin đức đầu, nhin thể, nhin đức,
nhin lành, rứt nhin nghĩa, ḷng nhin lành, nhin nghĩa.
Nhất được ghi là nhít:
ngày thứ nhít, thứ nhít, việc nhít, của
nhít, loài thứ nhít, nhà nhít, phép nhít, khéo nhít,
thực nhít, nhít ḷng lành, đứng nhít, nhít
về sự linh hồn, nhít là, nhít là khi, nhít
thật thà, nhít v́, làm thày nhít, người nhít,
đạo sinh nhít, nhít sinh nhị..., làm nhít,
hiền nhít, v́ sự nhít, hai phép nhít..., chúng tôi
t́m ra chừng 70 lần. C̣n có một số
tiếng Đàng Trong, chúng tôi kê khai ngắn
gọn như sau: 1. A = Ă: ví bàng, bàng an, bác tội, bát
kẻ dữ, mạt blang, chảng, chan chien,
chạt, đáng, đạt tên, giạc, hàng
sống, h nê, óg ạá,,hđnn ốạng,
mạc áo, mạt, ba nam bú mướm, ngày
thứ nam, nàm, nang, náng, nhám, ngám, phép tác, ràng, sám
sửa, săn, tối tam mù mịt, tát đi, thàng,
tlam nam (trăm năm). 2. A = Â: hàu làm sao, hàu hạ, trị
nhạm, thạt, vô mău (vô mẫu). 3. A = E: đam, đam đàng (đem, đem
đàng). 4. A = Ơ: đàm (đờm). 5. Â = A: đần bà đần ông (đàn
bà đàn ông). 6. Â = Ê: tháng gyâng (tháng giêng). 7. Â = Ô: buân bán, buậc lại, thiên trúc
coấc, ngoài coấc, huấng lọ, muân
viẹc, muâng chim, ruật, tlần tluầng
(trần truồng), uấng, xuấng. 8. Â = Ơ: đại tây dưâng, âm dưâng,
nhuầng nào, nấu nuấng, phưâng đông,
thờ phuậng, sưấng, thuâng, thuẩng
phạt, tỏ tưầng, xuâng thịt (xương
thịt). 9. Â = Ư: mầng (mừng); cũng c̣n ghi
mờng. 10. E = Ê: biét, biẻn, chùa trièn, lửa
diem, hièn lành, khién, khuien, kiém, cái kién, lien, lien
lien, nhien, thien, thieng lieng, thiéu, tièn, viẹc, yen
ổn (yên ổn). 11. E = Â: quéi quá (quấy quá). 12. Ê = Â: chệt hẹp, ếy, gện máng,
nhệp vào, hàng mùa xoên (xuân), coết mạt
(khuất mặt), cuên tử, coên tử, lếm
(lấm), lền (lần), loên hồi (luân
hồi), loện lẽ (luận lẽ), nuôi
nếng (nuôi nấng), trến thủ (trấn
thủ). đây dĩ nhiên phải kể
tới chên, dên, đết, nhệt. 13. Ê = I: mềnh (ḿnh), tuy thường
viết ḿnh. 14. Ê = Ô: tuểi (tuổi), cũng ghi
tuổi. 15. I = A: thinh nhàn (thanh nhàn). 16. O = Ô: Khong (Không), Khỏng (Khổng). 17. O = U: thoận (thuận); như Hóa
(Huế). 18. Ô = U: cồm trang (cùm trang). 19. Ơ = Â: bợc thang, nuei nớng, chảng
lợp, lợp địa (tạo thiên lập
địa). 20. Ơ = Ư: Kớu thế, ngởi của thơm,
ngơu giác (ngưu giác). 21. Ư = Â: ba đứng cha, rứt vui vẻ,
rứt cả, rứt khôn, rứt công bằng,
rứt lành (rất lành). Sau cùng c̣n một số nữa như:
lè loẹt (lề luật), khoở xưa
(thuở xưa), yêu đang (yêu đương),
chuậc tội (chuộc tội), lá chuếy (lá
chuối), aóc (óc), căóc biét (cóc biết), cái tăóc
(cái tóc), đạo nhu (đạo nho), khí giái (khí
giới), hạ giái (hạ giới), giuấng sáng,
giuấng sức ḿnh (giáng, xuống), gưởi
(gửi), chướp (ch,p)... (5).(c̣n tiếp) 2. Lời lẽ vụng về, ngây
ngô Như chúng tôi đă nói, hẳn là
Đắc Lộ soạn bằng tiếng Latinh trước,
rồi mới dịch và cũng nhờ các thày
ủng hộ. Cho nên câu văn lời nói c̣n
rất nhiều vụng về, ngây ngô khó
hiểu. Chúng ta hăy thưởng thức một vài
câu: Khi hội đồng nhóm họp
để t́m cách giết Chúa Giêsu th́ họ nói
với nhau thế này: "Ta toan sự người
này sao làm nhiều phép lạ thể ấy"
(quid facimus, quia hic homo multa signa facit?). Thật là khó
hiểu, nếu dịch bản La ngữ th́ là: chúng
ta làm ǵ đây, v́ người này làm nhiều phép
lạ (205). Cũng thế, ai hiểu được
lời Đắc Lộ viết: "Hăy làm phúc
cho đáng việc lo tội" (177). (Facite fructus
dignos paenitentiae). Phải dịch là: hăy làm
việc phúc đức (làm thành hoa trái) xứng
đáng với sự thống hối. C̣n câu khó hiểu nữa: "Đă
chọn để sự dữ mà bởi đấy
làm sự lành, lấy làm hơn chẳng để
ai làm sự dữ" (68) (maluit ex malis bona facere,
quam nulla esse permittere), thà bởi sự dữ mà làm
sự lành, hơn là không có sự lành nào. Và cuối cùng, nên đọc thêm
câu này: "Nào có ai vào cầm trong ấy,
muốn làm sao th́ được làm vậy
ru?". Cầm ở đây là giam cầm, bị
tù tội (Qui ibi detinentur, num quid possunt facere quod
libuerit). Kẻ bị giam trong đó th́ liệu có
thể làm được điều ḿnh muốn
không? Dầu sao cũng có câu ngây ngô nhưng
gây hứng thú cho người thời nay không ít.
Thí dụ: "V́ tối mạt th́ cho sáng,
kẻ nạng tai cũng cho sáng, kẻ què chên th́
cho đi ngay, kẻ đau nạng th́ đă,
rồi cũng cho sống lại" (179). Cái thích
thú thứ nhất là mấy tiếng Đàng Trong
như mạt (mặt), nạng (nặng), chên (chân);
thứ hai là có tiếng đă là khỏi, và
thứ ba là đúng tiếng nói dân gian khi
viết: sáng mắt, sáng tai. Để kết luận về
điều này, hăy đọc thêm: "Khi mạt blời làm sáng th́
đức Chúa blời làm cùng. Khi lửa làm nóng th́ cùng làm nóng
bvối. Khi gió rỗng làm mát th́ làm mát
bvối. Khi nước làm đết hóa ra
th́ cũng làm hóa ra bvối. Khi đết sinh nên của ǵ th́
cũng sinh nên bvối. V́ có giúp mọi sự mà làm
mọi viẹc lien bvối" (41). Ngoài những chữ mạt
blời (mặt trời), đết (đất),
lien (liên), c̣n có bvối (với), gió rỗng
(viết với dấu hỏi rổng) có nghĩa
là không khí (aer, aeris). 3. Lời đối thoại Lời đối thoại khá
phức tạp, nhất là trong tiếng Việt,
khi phải giữ đúng tôn ti đẳng
cấp trong xă hội cũng như nơi gia đ́nh,
đại gia đ́nh. C̣n phức tạp hơn
khi là những nhân vật như nhân vật trong
Phúc âm, trong Kinh Thánh. Hơn nữa chúng ta đă
dùng tiếng Việt, tiếng nói dân gian để
viết truyện nôm bao giờ đâu. Các nhà nho
của ta chỉ dùng nôm để làm thơ ngâm
vịnh măi cho tới thế kỉ 17 mới có
một bản tường tŕnh vắn tắt
bằng chữ nôm. Thế cho nên câu văn đối
thoại thấy trong Đắc Lộ là một tài
liệu rất quí, mặc dầu c̣n vụng
về ngây ngô, cũng nên nhớ trong Khái
luận, Đắc Lộ nói khá nhiều về cách
xưng hô trong tiếng Việt, cách xử
dụng các đại từ chỉ ngôi. Khi Thiên
Chúa đă lấy xương sườn cụt
Adong để làm thành thân xác Eva th́ Adong đă
nhận ngay ra và nói như thế này: "Xưâng
nầy bây giờ là xưâng tao, và thịt
nầy là thịt tao" (76. 77). Lời đối
thoại giữa con rắn và Evà: "Blái nầy
tốt lành, sao bà chẳng ăn? mà bà ếy thưa
mlời dại ràng: "đức Chúa blời có
cấm, mà ăn phải dái chết chang? nào có
chết đâu, v́ chưng đức Chúa blời
đă hay, ngày nào bay ăn phải blái nầy, th́
mở con mắt bay ra, được chịu bàng
đức Chúa blời mà biết sự lành
sự dữ" (84). C̣n lời Chúa nói với
Adong th́ được Đắc Lộ viết
ra tiếng Việt như thế này: Mầy ở đâu? Tôi lạy đức Chúa blời,
tôi đă nghe tiếng đức Chúa blời,
tlong vườn bvui bvẻ, mà tôi sợ hăy, v́ tôi
tlền tluầng, th́ tôi ẩn mềnh. Ai bảo mầy, cho mầy hay,
mầy ở tlền tluầng? Thật bởi
mầy ăn phải blái tao đă cấm mà
chớ. Tôi lạy đức Chúa blời,
đần bà đức Chúa blời cho tôi làm
bạn cùng, th́ cho tôi blái mà tôi đă ăn. Sao mầy làm thể ếy gái kia?
Tôi lạy đức Chúa blời,
con rắn đă dối tôi, mà tôi đă ăn
(90-92). Những câu đối thoại
giữa mẹ và con: Lạy đức Chúa Con sao làm
thể ếy cùng mẹ? Lạy đức Mẹ mà sao
đức Mẹ có t́m Con làm bvậy? (174) Ta có ǵ cùng Bà (181) [phép lạ
ở Cana]. Đối thạ ạiởa
đức Kitô và người bệnh: Mày muấn đă cho lành chang? Tôi lạy ông, tôi chảng có ai giúp
tôi, cho đến khi nước động, tôi
xuấng cho chóng, v́ chưng khi tôi blạt chên tay
làm bvệy, kẻ khác th́ xuấng tlước, mà
tôi bấy lâu năm chảng được lành.
Mày dệy, vác lếy giưầng
mày mà về (192-193). Đối thoại giữa đức
Kitô và quân dữ, trong vườn Giệt: Hở bay có t́m ai? Ta t́m Jesu Nazarenô. Jesu là tao (211). Lời dạy đi truyền giáo:
Tao đă chịu mọi phép
blọn và tlên blời và dưới đết,
bay hăy đi deạy dẽỗ kháp người
thế mà rửa tội, khi lếy một phép và
một danh đức Cha, cùng đức Con cùng
đức Spirito Sancto, mà dẽạy nó giữ
mọi sự tao đă khién bay giữ (248). Ở đây, nên nhắc lại là
Đắc Lộ khá bướng bỉnh khi không
nhận dùng chữ "nhơn danh" trong công
thức làm phép rửa tội v́ Đắc
Lộ thấy trong từ này có ngụ ư ba đức
Chúa trời chứ không phải là một. Cho nên
nếu dùng từ Hán Việt này th́ phải nói
"nhơn nhít danh". V́ thế ở đây
Đắc Lộ dùng chữ nôm rơ ràng là
"lấy một phép và một danh". Nếu
nói: "vấ ộh pavh. ấN uanhi hl yipuél àấl
y"danp"ựth́ hbể
danh" chỉ ba đức Chúa blời không c̣n
là một nữa. Cuộc tranh luận này đă
xảy ra năm 1645 và trong Từ điển,
Đắc Lộ c̣n viết: "nhin danh Cha",
hồ nghi chưa hẳn cùng nghĩa với
tiếng Latinh "in nomine Patris". Kết
luận về những lời đối
thoại, chúng ta thấy Đắc Lộ đă
vận dụng được những đại
từ để chỉ rơ liên hệ giữa hai
người nói chuyện với nhau, liên hệ
rất khác nhau v́ có tôi, tao, ta, chúng tôi, lại có
mầy, bay, nó, nhưng những đại từ
đó không thể dùng trong tất cả các trường
hợp như: mẹ/con, cha/con, chủ/tớ, trên/dưới,
bạn/thù, quen/lạ, quan/dân. V́ thế nếu có
tôi/ông, tôi/chúa th́ cũng có tao/bay, tao/mầy, có
ông/tôi, tôi/ông th́ cũng có tao/mầy, ta/bay; c̣n
giữa mẹ con th́ mẹ/con, giữa cha con th́
cha/con. Chữ "tớ" cũng được
dùng với "người" trong lời người
kẻ trộm lành thưa với Chúa: "Ví bằng người là
Christô th́ chữa ḿnh và chữa tớ" (226).
(c̣n tiếp) 4. Tài hùng biện của Đắc
Lộ Chúng tôi không quá lời khi nói
tới tài hùng biện của Đắc Lộ,
Phép giảng không phải chỉ là một
cuốn giáo lí đại cương, với câu
hỏi và lời thưa, nhưng là những bài
rao giảng, thuyết tŕn,,rdoễg ảăg dài
hơn với những lí lẽ, chứng cớ và
lập luận. Lịch sử của chúng ta không
thiếu nhà hùng biện, nhưng họ không
viết tiếng Việt, họ dùng chữ Hán.
Một Lí Thái Tổ, một Lí Thường
Kiệt, hẳn đă có những lời lẽ
thuyết phục nhân dân, cũng như một Lê
Lợi, một Nguyễn Trăi, nhưng các ông không
viết chữ nôm. Cũng không quá lời khi nói
đây là những bản văn hùng biện tiên
khởi trong văn học Việt ngữ.
Nhiều lúc chúng tôi có cảm tưởng như
được nghe những bài giảng hùng
biện danh tiếng của Bossuet ở nhà thờ
Meaux hoặc của Bourdaloue, hay Lacordaire ở nhà
thờ Đức Bà Paris. Chúng ta hăy đọc bài giảng
trong ngày thứ nhất, Đắc Lộ đứng
lên hàng đầu dơng dạc ném vào đầu
những người nghe những lí lẽ
khuất phục này: "Ai giảng đạo
cho, th́ như sai viên rao lệnh đức Chúa
blời sai cho, mà làm cho được khỏi
phải phạt khốn nạn vô cùng, lại cho
được chịu hưởng bvui bvẻ vô
cùng bvệy. Chớ có nói, đạo nầy là
đạo Pha-lang, v́ chưng đạo thánh đức
Chúa blời là sáng, tlước và mlớn hơn
mặt blời: Nói thí dụ mạt blời soi
đến nước nào, th́ làm ngày sáng nước
ếy; dù là nước khác chưa thấy
mặt blời maọc lên, hăy c̣n chịu tối
đêm.... .. ếy là đạo thánh Đức
Chúa Blời đă sáng soi đến nước
An nam nầy. Chớ có ai đóng con mắt thieng
lieng ở tlong linh hồn và tlong ḷng ta: mà lại
chịu lấy đạo chính phải mlẽ,
hết ḷng hết sức, lại ghét mà bỏ
đi những tối tăm mù mịt tội
lỗi đă phạm xưa nay" (25-26). Trong Lịch Sử Đàng Ngoài,
ở bài giảng đầu tiên trên bến
Cửa Bạng ngày 19-03-1627, chính ngày lễ kính
Thánh Giuse, Đắc Lộ đă cho biết ông
rất trịnh trọng nói đến tên Thiên Chúa
một cách vô cùng long trọng. Ông không dùng
"Thiên Chúa", cũng không dùng "Chúa
Trời" mà nói "đức Chúa trời
đất", v́ chữ đức này làm tôn giá
trị tuyệt đối của "Chúa
trời đất", v́ trong cung điện,
trong phủ, người ta vẫn phải nói
đức vua, đức chúa, đức ông,
đức bà. Th́ nay Đắc Lộ rót vào tai
người Đàng Ngoài thánh danh Thiên Chúa là
đức Chúa trời đất. Hơn nữa,
v́ chúng ta đă có nhiều đạo như:
đạo Phật, đạo Lăo, đạo
Khổng, đạo tổ tiên... nhưng đây là
đạo thánh, thánh giáo chứ không phải
đạo thường, thông thường. Cho nên
Phép giảng là phép giảng cho kẻ muốn
chịu phép rửa tội mà bvào đạo thánh
đức Chúa Blời. Đắc Lộ c̣n
viết rơ rệt: viết chữ nhỏ ở
đức và blời, và chỉ viết chữ
lớn, chữ hoa ở Chúa mà thôi, v́ chúng ta không
thờ trời, không thờ đất mà thờ
đức Chúa blời đết. Và sau đây là bài giảng hùng
hồn, Đắc Lộ đưa ra để thúc
giục người nghe động ḷng thương
mến và thờ lạy đấng đă v́ loài
người chúng ta mà chịu trần truồng
nằm chết trên cây thập tự. Là v́, như
Đắc Lộ đă nói trong phương pháp
giáo lí, người Đông Phương, nhất
là người Việt Nam đă phân biệt
trời là trời, người là người, thượng
đế là thượng đế xa vời cao
xa. Như thế họ khó công nhận một Thiên
Chúa chết ô nhục, như một kẻ
trọng tội. Khổng, Lăo, Phật là những
nhà hiền triết đáng kính, trong bộ y
phục nho nhă, cao cả. Cho nên họ khó nhận
Đấng Thiên Chúa chịu đóng đanh. Đắc
Lộ đă nói v́ thế phải nhấn
mạnh tới những sự lạ khi xảy ra
cái chết dữ dằn trên thập tự và
rồi phải lấy ảnh, đốt nến và
cho người ta cung kính một cách sốt
sắng. Trong bài diễn giảng này, Đắc
Lộ đem hết tài hùng biện vừa để
thuyết phục vừa để gây ḷng sốt
mến. Đắc Lộ bắt đầu
như dẫn ta đến và ba lần chỉ vào
người ấy và ba lần nói: "này là người",
rồi Đắc Lộ tha thiết và thân
thiết nói với "bạu", sáu lần
Đắc Lộ bảo: 1. bạu hăy xem đức Chúa
blời chuộc tội cho bạu, 2. hăy coi tay thánh, 3. hăy xem chên rứt thánh, 4. hăy coi sườn đức Chúa
blời, 5. hăy ngắm mặt xưa gồm
mọi sự tốt lành, 6. hăy suy, hăy xét... "Bạu là kẻ biết
mlẽ... đức Chúa Jesu đă kớu
bạu..." Tất cả những dồn
dập trực tiếp đánh vào lí trí và tâm t́nh
"bạu" làm thành một thứ thôi miên,
bạu không sao, không thể từ chối, thoát
khỏi được, để rồi tới
đợt cuối cùng Đắc Lộ đưa
bạu tới chân thánh giá, qú đó mà thờ
lạy. Thật là những trang sách vô song trong văn
học công giáo Việt Nam, nếu không là văn
học Việt Nam, như những tác phẩm hùng
biệt của Bossuet, Bourdaloue, Lacordaire, trong Văn
học Pháp, dĩ nhiên là tương đối
thôi: "Ai nấy có í đây, hăy ngửa con
mắt linh hồn lên, mà ngắm đức Chúa
Jesu, như bàng c̣n tlước mạt ta, đóng
đanh tlên cây Crux mà chuộc tội chịu
chết làm bvậy. Nầy là người, đức
Chúa blời đă phán nói hứa đời tlước,
sẽ mở ra cửa thiên đàng, tổ tung ta
khoở xưa đă đóng lại. Nầy là người, đức
Chúa blời đă truyền cho thánh đời xưa
có chịu sấm truyền, ngày sau đến
kớu loài người ta. Nầy là người, thạt là
đức Chúa blời, tự nhyen chảng
chịu được đí ǵ, v́ chúng tôi đă
chọn làm Con người, mà chịu nạn làm
bvậy, khi đă mở đàng cho ta được
bvui bvẻ vô cùng... ... Ấy vậy mà nếu bạu
hay suy nghĩ, nếu có nghe mlời giảng,
từ tlước đến nay, mà chảng tai
điếc, th́ nh́n lệy nhin lành vô cùng đức
Chúa Jesu, kớu bạu, dầu người
chảng có dùng ǵ loài người ta... ... Hăy xem đức Chúa blời
chuộc tội cho bạu, mà bêo tlên cây Crux.
cả và ḿnh nát. Hăy coi tay thánh, chảng hay làm
sự ǵ lỗy, mà hay làm phép nhều, bây
giờ chảy máu rạng rạng. Hăy xem chên rứt thánh, khi t́m
bạu, cho được rỗi vô cùng, th́
nhaọc, mà bây giờ chịu đaóng đanh
khốn lắm. Hăy coi sườn đức Chúa
blời, có lưỡi đạng dữ đâm bvào. Hăy ngắm mạt xưa gồm
mọi sự tốt lành, mà bây giờ máu, cùng
đàm giổ th́ che hết: và tlán xưa rất
vui, những gai thâu bvào, cho nên chảy máu ra. Hăy
suy, hăy xét Chúa rứt sang, rứt traọng. Khi
đang th́ nên người, coi có xưâng đâu,
mà chịu chết rứt xấu hổ v́
bạu. Khi bạu chảng hay blả ơn
cả lạm bhận ha êl, ín cà nà́ vếy caonn
nứ thlà nh́n lếy lạng đức Chúa Jêsu yêu
bạu chảng cùng, mà khi bạu hhynn ớù
gắ, àbkiilḅugclả ắước mắt,
bởi la ng lo lắm, th́ làm dyuơn bvậy.
Ấy là kẻ tlước đă hủy báng
đức Ch bạu... Mà bạu là kẻ biết
mlẽ, mà đức Jesu kớu bạu ở bêu
tlên cây. Sao bạu kứng lạng bàng sắt
bvậy, mà chảng chảy nước mắt rạng
rạng, sao chảng khaóc laóc, mà thưâng xót, kính
mến, cám ơn đức Chúa Jesu hết lạng
hết sức bvậy. Nhin v́ sự ếy, bạu th́
phải lếy mlời làm bvậy mà cầu cùng
đức Chúa Jesu, rứt nhin rứt yêu và
kớu thế, ở bêu tlên Crux v́ bạu..."
(233-236). Có một vài chữ cần phải
giải thích: sấm truyền là lời tiên tri, dùng
là cần dùng, cần tới; "coi có xưâng
đâu", La ngữ là "cervice deflexa",
đầu gục xuống, rũ xuống. Từ
bạu cũng chỉ có trong Từ điển
Việt Bồ La (1651) với nghĩa là socius,
bạn, không có trong Taberd, Theurel, Huỳnh Tịnh
Của, Khai Trí Tiến Đức. Bài giảng hùng biện cuối cùng
là bài giảng vắn tắt Đắc Lộ
chuẩn bị cho người nghe học biết
về mưgiờđ ềg eăh chbêế
hềam ờà iần cuối ngày thứ tám.
Đắc Lộ lại xưng ḿnh là Thày. V́
chữ thày được dùng trong dân gian để
chỉ các "nghề tự do" được
mọi người quí trọng kể từ thày
đồ, thày thuốc, thày đạo tới thày
phù thủy, thày pháp, thày bói. Đắc Lộ cũng
cho thủ trưởng nhóm các thày giảng
được chức và được gọi
bằng thày. Đắc Lộ giảng: "Thày bvưng lệnh đức
Chúa Jesu, là bvua chúa tlên hết mọi bvua chúa, mà
đến đây, đem tin lành cho bay, mà thay v́
đức Chúa Jesu, mời cho bay được
chịu bvui bvẻ cả ếy, cùng các thánh, và
đem đàng cho, ví bàng có toan noi giữ đàng
ếy, và khỏi được h́nh khốn
nạn vô cùng, lo chảng đến, nhưng h́nh
địa ngục, kẻ dữ th́ phải
chịu, cùng ma quỉ đời đời, mà
lại chịu được bvui bvẻ thanh nhàn
vô cùng đời đời, mlời nói chảng
hết; v́ chưng tlong hai sự nầy, thạt
mỗi một ta, ai là ai chảng khỏi
được một, v́ có mlời đức Chúa
blời, thạt thà vô cùng, chảng sai, có phán làm
bvậy..." (277). Đắc Lộ lại nhắc
tới tư tưởng chủ yếu: đạo
là đàng, t́m đàng sống. Chúng tôi xin kết thúc ở đây
v́ c̣n nókttểtbún g ảâ h́ềc nơc
ữh ềàd ni itn ihuầhơn nữa về danh
từ thần học, p ụég Giảng, về
những từ vẫn c̣n được dùng
bằng tiếng Latinh, về những bản văn
Kinh tin Kính, Kinh lạy Cha, Kinh kính mừng, kinh mười
điều răn đă được ghi trong Phép
Giảng. Nhiều kinh, ngày nay chúng ta đọc
đă được bắt nguồn từ
thời Đắc Lộ. Về ngữ pháp cũng
c̣n có thể nói về những từ cổ,
những từ dịch từ La ngữ v.v... Và chúng
ta bước sang cuốn Từ Điển
Việt Bồ Nguyễn Khắc Xuyên |