|
http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(70,116471)
Đi xem người
Nhật đóng tàu
Bích Liên Tôi đă chạy
bằng đôi chân nhỏ nhắn của một
phụ nữ Việt Nam suốt dọc chiều dài
chiếc đốc lớn nhất ở Nhà máy
đóng tàu Ariake thuộc Tập đoàn Universal
Nhật Bản, để cố thu vào ống kính
máy ảnh h́nh dáng con tàu 30 vạn tấn đang
được đóng trong đốc. Một trăm
mét, hai trăm mét... rồi sáu trăm mét, hơi
thở dập dồn ra cả đằng tai mà
vẫn chưa đi đến tận cùng. "Quá
lớn!" - tôi đă thốt lên đầy thán
phục với những chủ nhân Nhật
đang cúi ḿnh hết sức khiêm nhường trước
lời khen.
Sự choáng ngợp đă thường trực trong cảm giác khi Nhà máy đóng tàu Ariake (Ariake shipyard) và Tsu (Tsu shipyard) của Tập đoàn đóng tàu Universal Nhật Bản (Universal Shipbuilding Corporation) hiện dần ra trước mắt tôi... Đây là hai nhà máy có quan hệ hợp tác về lao động và sản xuất các chi tiết tàu với Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ (Vinashin) hơn 10 năm qua. Khoảng một ngh́n lượt tu nghiệp sinh của Vinashin đă đến học tập và làm việc tại đây. Ariake và Tsu từng sinh ra
con tàu lớn nhất đến nửa triệu
tấn và có thể đóng tàu đến 70
vạn tấn nên tất cả các thiết
bị đóng tàu đều có dáng vóc
của khủng long. Ariake có tới hai cần
cẩu sức nâng 700 tấn, hai đốc kích thước
650mx75m và 450mx75m, c̣n Tsu cũng không chịu thua kém
với cơ man nào là cần cẩu, chiếc
lớn nhất có sức nâng tới 800 tấn và
hai đốc kích thước 500mx70m. Mỗi năm
b́nh quân một nhà máy xuất xưởng 6 đến
10 chiếc tàu 30 vạn tấn (gồm cả
loại tàu hàng khô lẫn tàu dầu), đạt
từ 2 đến 3 triệu tấn tàu, có
khoảng 50% xuất khẩu. Làm một phép so sánh,
một năm, Vinashin chỉ đóng mới
được gần 1 triệu tấn tàu và
chiếc tàu có trọng tải lớn nhất
đang được đóng mới là 2,2
vạn tấn, mới thấy hết được
tầm cỡ của "người khổng
lồ" đóng tàu Nhật Bản. Nơi cảng nhập nguyên liệu, từng lớp tôn, mỗi tấm rộng khoảng 5m, dài 25m, dày 2-3cm, xếp chồng lên nhau ngay ngắn như một thếp giấy khổng lồ, được xe chuyên dụng chở từ sà lan lên băng tải chuyển vào phân xưởng cắt. Cả một không gian nhà xưởng ngút tầm mắt với chiều dài 300m, rộng 140m và cao 25m, toàn các thiết bị tự động được bố trí hết sức hợp lư. Hệ thống cần cẩu giàn chạy dọc theo phân xưởng trên các đường ray, nhấc từng tấm tôn nặng hàng tấn, rộng hơn trăm mét vuông nhẹ nhàng như chiếc lá đặt vào các điểm đă được định vị. Mười loại máy cắt plasma hoàn toàn tự động bắt đầu làm việc. Những nhát cắt vào lớp tôn dày 2-3cm ngọt như dao xén vào đất sét. Tia hồ quang loé sáng như pháo hoa. H́nh tam giác, h́nh vuông, h́nh tṛn, những đường uốn lượn dích dắc... dần dần hiện ra theo đúng ư muốn của con người. Mỗi tháng, phân xưởng cắt "xơi gọn" 1,8 vạn tấn tôn, chiếm 1/2 năng lực của toàn tập đoàn vậy mà chỉ do khoảng hơn chục công nhân điều khiển. Trong căn pḥng điều
khiển được ngăn bằng kính trong
suốt, trông họ thật nhàn nhă v́ dường
như chỉ làm việc bằng mấy ngón tay trên
các nút, phím. Không thấy những giọt mồ
hôi, không thấy cuồn cuộn sức căng
của cơ bắp, nhưng ánh mắt họ
tập trung đến mức thôi miên. Nỗi
vất vả hằn sâu trên từng nếp nhăn
nơi vầng trán. Ở đây, họ không
được sai, dù chỉ một ly. Những
cỗ máy khổng lồ kia sẽ lập tức
phản thùng nếu họ lơ đăng bấm
nhầm nút.
Tu
nghiệp sinh Trần Ngọc Lư cười Chính Giám đốc Nhà máy
đóng tàu Bạch Đằng Chu Thế Hưng
khẳng định: Tu nghiệp sinh Nhật
Bản đă là ṇng cốt tiếp nhận công
nghệ mới khi trở về nhà máy. Họ
"xài" ngay được các thiết bị
mới và là "cầu nối chuyển
tải" công nghệ hiện đại cho công
nhân của nhà máy. Nhờ thế vừa qua, nhà máy
đă đóng tàu xuất khẩu cho Nhật
Bản và đang đóng mới tàu 2,2 vạn
tấn. Hôm nay, Vinashin đă gieo những hạt
giống tốt ở đất Nhật, thắp
sáng hy vọng về một mùa vàng bội thu nơi
đất Việt. Với tay nghề cao, tự
tin làm chủ công nghệ mới, với tác
phong công nghiệp học từ một nền công
nghiệp lớn, những tu nghiệp sinh hôm nay
sẽ là cơ hội nhân lên đông đảo
đội ngũ thợ hoàn hảo cho Vinashin ngày
mai. Trong dây chuyền đóng
tàu hiện đại của nền đại công
nghiệp Nhật Bản, hơn một trăm tám
mươi thợ ở Tsu và hai tám thợ tiên
phong khai phá "mảnh đất mới"
Ariake của Vinashin, đă có được
chỗ đứng bên các công nhân Nhật. Họ
cùng góp trí tuệ, cùng đổ mồ hôi, để
những con tàu mau nên vóc, nên h́nh.
[ Trở về ]
|