|
Dương
Tấn Nhựt- Tiến sĩ hoa
< Nguồn : www.vysa.com
>

Chắc hẳn những ai đă
ở Kansai vào những năm 1998~2003 đều
biết đến tên của anh Dương
Tấn Nhựt, NCS Tiến sĩ tại
Đại học Kagawa - Shikoko. Không chỉ
là một người say mê nghiên cứu
khoa học, anh c̣n là một người anh
quan tâm đến các em, và nổi tiếng
về cả tài nấu ăn bậc
thầy, và tính hiếu khách ấm áp. VYSA
xin giới thiệu bài viết của báo
Tuổi trẻ về anh và các công tŕnh khoa
học của anh. Chúc anh ngày càng thành công
hơn nữa trên con đường nghiên
cứu của ḿnh.
|
Gơ vào Internet “Nhut
Duong Tan”, có không dưới 50 trang web viết
về anh. Anh vừa được trang trọng
ghi tên vào danh sách những người có ảnh
hưởng đến lịch sử 100 năm
của Đại học Kagawa Shikoku, Nhật.
37 tuổi, hiện anh đă có trên 40 công tŕnh
nghiên cứu khoa học cấp quốc tế. Hơn
thế anh là chủ biên quyển sách giáo khoa dùng
để gối đầu dành cho những ai yêu
thích ngành tế bào học.
Chỉ v́ hai chữ Việt Nam!
Từ thuở nhỏ ở miền biển Nha
Trang, cậu bé Dương Tấn Nhựt suy nghĩ:
“Sao người ta lại có thể viết
được sách cho ḿnh học? Mai này ḿnh cũng
cần làm một cái ǵ đó, để phía sau
dấu phẩy tên ḿnh là hai chữ Việt Nam”.
Lên Đà Lạt học ĐH ngành sinh học. Và
yêu Đà Lạt say đắm v́ những cánh hoa
anh đào nở thắm bên những đồi thông.
Để rồi cuộc đời người
phân viện phó Phân viện Sinh học Đà
Lạt này không thể tách rời cùng hoa.
Từ những hội nghị quốc tế
về công nghệ sinh học, một số giáo sư
nổi tiếng của Nhật đă giới
thiệu cho anh nhận một học bổng
học tại một trung tâm lớn thu hút
nhiều nhà khoa học các nước ở ḥn
đảo Ikanawa, Nhật. Một học bổng
khác cũng từ Nhật (dành cho tiến sĩ)
mời đặc cách Nhựt dù anh mới
chỉ có bằng cử nhân. Nhựt đă
chọn ḥn đảo Ikasawa.
Trên 40 công tŕnh khoa học của TS Dương
Tấn Nhựt đều bắt đầu
từ những cái mới, về những loài hoa.
Và khi nó được đăng trên những
tạp chí khoa học quốc tế, “sau dấu
phẩy” cái tên Dương Tấn Nhựt đă
thêm hai chữ Việt Nam như khát vọng
thuở thiếu niên của anh. Để
được đăng trên những tạp chí
này, công tŕnh phải được kiểm
chứng bởi những nhà khoa học tên
tuổi cùng lĩnh vực trong thời gian rất
lâu, sáu tháng, một năm, có khi cả hai năm
từ sau khi công tŕnh được gửi.
Cho hoa lại là hoa
Cuộc hành tŕnh hoa của anh bắt đầu
từ hoa lyly. Loài hoa có nguồn gốc phương
Tây này vốn không được trân trọng
sau mấy mươi năm đă biến dị,
trở nên quê mùa, xấu xí. Nh́n màu trắng
của lyly mọc dại ngoài tường rào
thật tội nghiệp. Và từ đó, 15 công
tŕnh nghiên cứu quanh loài hoa này ra đời
trong suốt hơn 10 năm trời lao động.
Nghiên cứu “Lyly: quá tŕnh h́nh thành củ
giả trên đoạn thân" đă đánh
dấu mốc trong giới khoa học về cái tên
Dương Tấn Nhựt. Đến giờ,
mỗi khi có công tŕnh nào liên quan đến loài
hoa trắng này, ban biên tập tạp chí Tế Bào
Thực Vật (Plant Cell Reports) uy tín nhất
của Mỹ lại chuyển cho anh thẩm định...
“Nhân bản vô tính lan hài đỏ” là một
dấu ấn khác. Đây là giống hoa đặc
trưng và có nguồn gốc từ VN, chính TS
Nhựt là người tham gia dự án đi t́m
giống lan này nơi rừng thiêng nước
độc vùng Khánh Vĩnh (giáp ranh giữa Lâm
Đồng và Ninh Thuận). Việc nhân giống
được loài hoa hiếm hoi này đặc
biệt mang ư nghĩa với ngành sinh vật
học trong nước, v́ đây là loại hoa
của riêng VN, vốn thuộc loại khó
sống, khó sinh sản.
Nhắc đến Nhựt c̣n có “Nhân giống
huệ tây bằng tách lấy vảy chống
lại việc thoái hóa giống”, “Thực
nghiệm cho hoa salem nở trong ống nghiệm”
cùng những chuyến điền dă t́m thông lá
đỏ, sâm ngọc linh...
Anh trở thành đồng tác giả tập sách
Hệ thống nuôi cấy lớp mỏng tế bào:
sự tái sinh và ứng dụng trong chuyển gen
thực vật (Thin cell layer culture system: regeneration
and transformation applications). Đó là một tập
giáo khoa thư dành cho nghiên cứu sinh bậc
thạc sĩ và tiến sĩ về tế bào
học, được Nhà xuất bản khoa
học Kluwer Academic Publishers ấn hành. “Cuốn sách
đó có cô Vân (vợ GS vật lư Trần Thanh Vân)
đứng tên cùng” - TS Nhựt cho biết.
Nhựt là một trong số ít người VN du
học ở nước ngoài trở về VN khi
nhiều nơi trên thế giới mời anh làm
trưởng những nhóm nghiên cứu tại nước
họ. Quan điểm của anh thật lạ:
“Tôi đă quá ớn cuộc sống ở nước
ngoài. Nói cho cùng ḿnh chỉ là người ăn
bám. Trong mắt của họ v́ sao “mày” tài năng
như vậy mà không về quê hương để
đóng góp lại làm việc ở đây.
Vậy ra “mày” cũng là “thằng” thích
vật chất”.
...Trong căn pḥng lạnh ngắt lỉnh kỉnh
ống nghiệm, chậu hoa và nhiều thứ
linh tinh khác thuộc phạm trù khoa học, lâu lâu
lại nườm nượp sinh viên vào ra, điện
thoại và khách liên tục. Luôn luôn trong Phân
viện Sinh học Đà Lạt có cả chục
SV từ TP.HCM về theo TS Nhựt để nghiên
cứu.
Tôi cố gắng hướng các bạn trẻ
sự tự tin vào khả năng và tâm huyết
với đất nước. Sống đạo
đức và có khả năng chắc chắn ra
đời sẽ trưởng thành - anh nói chân thành
- Tôi thích làm việc với các bạn SV. Trong
niềm đam mê của các em, tôi luôn nh́n
thấy h́nh ảnh của ḿnh nhiều năm
về trước”.
Và anh kể rất nhiều điều về các
SV của ḿnh, chuyện chàng trai làm hoa hồng
nở trong ống nghiệm, chuyện cô nàng làm
khoai tây mọc rễ mà không cần chút đất
nào... Gương mặt người thầy ánh lên
vẻ hạnh phúc và hănh diện. Anh bảo,
với học tṛ, anh chẳng giấu chút bí
quyết riêng nào, bởi đó là triết lư
của câu hát mà anh thường ngân nga
“sống trong đời sống cần có
một tấm ḷng...”.
Theo báo Tuổi Trẻ.
|
|