|
"Itoga
Việt Nam"
Nguyễn Bảy
Nghĩa
cử và việc làm của ông Năm Huỳnh
được ông Kiyoshi Takaya (*)
trân trọng viết thành sách, xuất bản
rộng răi trên khắp nước Nhật. Hăng
Truyền h́nh NHK, một kênh truyền h́nh nổi
tiếng của Nhật Bản đă cử đoàn
phóng viên bay sang Việt Nam thực hiện bộ
phim tài liệu về ông mang tên "Chân dung người
Châu Á". Ngay sau khi phim được công
chiếu trên sóng truyền h́nh quốc gia Nhật
Bản và truyền đi khắp thế giới,
h́nh ảnh về người đàn ông của
đất Bến Tre xa xôi được mọi
người cảm phục. Họ tôn vinh ông là
"Itoga Việt Nam".
 |
Ông Năm
Huỳnh và những đứa con
khuyết tật.
|
Ở đất
nước phù tang Nhật Bản có một người
đàn ông tên là Kazuo Itoga (*).
Cả cuộc đời ông dành hết cho người
tàn tật - những đớn đau bắt
nguồn từ sự tàn khốc của chiến
tranh. Khi Itoga qua đời, những người
kế tục sự nghiệp của ông lập ra
giải Itoga. Đây là giải thưởng có uy
tín khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương, trao cho
những ai có tấm ḷng từ tâm bác ái theo gương
người đàn ông của xứ mặt
trời mọc này. Và, ông Lê Huỳnh ở
xứ dừa Bến Tre là người Việt Nam
đầu tiên được vinh dự nhận
giải thưởng đó.
Người cha của
những số phận nghiệt ngă
Câu chuyện của
ông Năm Huỳnh thật dài. Mồ côi, đi làm
cách mạng, trúng bom vào cột sống, mất
khả năng sinh con, không lấy vợ, mà có...
cả ngàn đứa con. Lạ một điều,
con của ông chọn nuôi nấng là những
đứa trẻ què quặt, câm điếc,
đui mù, phế nhân da cam, lượm ngoài
đường, nhặt từ bệnh viện,
chết cha chết mẹ, trộm cắp, lưu
manh.
Một lần ông đă chứng kiến người
mẹ nghèo vượt cạn rồi chết
tại bệnh viện. Đám tang chỉ có
thằng nhóc 3 tuổi và đứa bé đỏ
hỏn đưa. Cho một mớ tiền chôn
cất người mẹ bạc phận, ông
đưa 2 đứa nhỏ vào trường nuôi
trẻ mồ côi. Tay bồng, miệng ông hỏi:
"Ba đâu?". Ngón tay trỏ của thằng
nhóc chỉ lên trán người bồng. Nước
mắt ông Năm chảy xuống, thay cho lời
nhận nó làm con. Đó là ngày ông nhớ
nhất trên đời, v́ được
thằng nhóc người dưng nước lă
gọi bằng ba.
Kể từ ngày được làm ba ấy, Năm
Huỳnh trở thành người đàn ông
"mắn đẻ". Cứ vài ba bữa,
lại đẻ ra mấy đứa. Càng đi
nhiều, càng đẻ nhiều. Con nít ở
đâu cùi què sứt móng, ai đó tạo ra
rồi bỏ rơi, hắt hủi, ông đều
nhận làm con. Con lành th́ ít, con tật nguyền
th́ nhiều. Chúng là những con rối, làm
rối ḷng người cha ấy trong những
đêm thức trắng. Ông thèm có một mái nhà,
để lùa hết mấy đứa con tội
nghiệp về ở với nhau.
Rồi Năm Huỳnh gặp được quư
nhân, một người đàn bà Nhật Bản
thuần hậu t́m đến Bến Tre. Xứ
sở hoa anh đào quê bà cũng có những người
mẹ khóc cho những đứa con bị
chiến tranh đẩy tới kiếp tật
nguyền như thế. Bà t́nh nguyện làm
"nhũ mẫu", chia sẻ phần nào
nỗi đau với những bà mẹ trên đất
nước phù tang. Những ngày đến
với đất dừa, bà cùng ông Năm
lặn lội khắp hang cùng ngơ tận. Nước
mắt của người đàn bà Nhật
cứ lă chă, bà khóc rưng rức bên những h́nh
hài quái dị, những con người không
giống người, nằm vật vờ, vô tri
vô giác trên khắp vùng quê Bến Tre. Trong số
trên 9.000 người bị khuyết tật, th́ có
đến hơn 2.000 trẻ em, phần lớn là
nạn nhân chất độc da cam. Trước
khi lên máy bay về Nhật, bà cười
buồn: "Tôi không có tiền, nhưng tôi
sẽ trở lại giúp ông".
Người đàn bà Nhật - Akemi Bando không
lỗi hẹn, bà đă chuyển cho ông số
tiền 3.000USD. Số tiền này, bà đi gơ
cửa từng nhà, vận động thành
lập Hội Trợ giúp trẻ em Việt Nam -
Nhật Bản, để giữ lời hứa
với người đàn ông ở tít mù bên kia
biển Đông. Ông Năm mừng ra nước
mắt, chọn trại lính cũ để
dựng nhà cho các con. Nghe tin đó, bà Bando
nghẹn ngào, lại đi xin tiền gửi
tiếp cho ông Năm 9.000USD. Ngôi nhà được
dựng lên, ông Năm và các cộng sự bèn
mời vị ân nhân đến từ nước
Nhật sang coi. Bà Bando lại khóc ngất, khi hơn
150 trẻ khuyết tật về đây đều
gọi bà bằng má.
Má Bando giúp ba Năm Huỳnh làm dự án,
chuyển ngôi nhà thành nơi ăn ở, học
tập cho các con. Gần 15 năm qua, ở bên
Nhật má Bando chạy tiền, ở bên này ba Năm
chăm sóc, tu bổ ngôi trường. Giờ
đây, nó đă trở thành ngôi trường dành
cho trẻ khuyết tật lớn nhất vùng
ĐBSCL, có công suất dạy chữ, dạy
nghề, phục hồi chức năng từ 150 -
170 em. Hết lứa này đi, đến lứa
kia vào. Trẻ khuyết tật, nhờ sự
đùm bọc của ông Năm mà nên vóc, nên h́nh.
Như thằng Khang,
tưởng suốt đời lê đôi chân
bằng nạng gỗ, gặp được ba Năm
từ ngôi trường này, Khang đă vào
được Đại học Cần Thơ.
Nhiều em tốt nghiệp THPT, vào được
các trường cao đẳng, trung học
dạy nghề. Như con Diễm quê ở Mỏ
Cày, liệt 2 chân và mồ côi cha mẹ. Ông Năm
lượm về lúc nó lếch ngoài đường
bán vé số nuôi thân. Diễm được
phẫu thuật sắp lại xương chân,
học nghề, lên Sài G̣n may gia công. Được
người ta thương, đi xe đ̣ về
nhờ ba Năm làm đám cưới. Giờ
Diễm sống hạnh phúc, vợ may vá,
chồng chạy xe thuê. Rồi bao đôi uyên
ương vợ điếc - chồng câm,
những cặp t́nh nhân trai khuyết - vợ
tật, nhờ sự cưu mang của Năm
Huỳnh mà gá nghĩa nên duyên, yên bề gia
thất. Hàng trăm số phận nghiệt ngă,
từ ngôi trường này mà đứng lên,
phục hồi chức năng, lận được
cái nghề, về với gia đ́nh và cộng
đồng.
Việc nghĩa, việc nghĩa
và việc nghĩa!
Tạm xong mối lo
này, ông Năm lại thêm mối lo khác. Đó là
hàng ngàn đứa trẻ sinh ra ở quê ông
bị sứt môi, không trọn vẹn nụ cười.
Một lần đi sang Nhật theo lời mời
của Hội Trợ giúp trẻ em Việt Nam -
Nhật Bản, ông đă thuyết phục và
mời được các bác sĩ nổi
tiếng của Hiệp hội Sứt môi - hở
hàm ếch Nhật Bản sang phẫu thuật
miễn phí. Ban đầu chỉ phẫu thuật
vài ca hữu nghị, dần dà cảm kích
tấm ḷng của ông Năm, họ không nỡ
từ chối gắn bó lâu dài. Từ ấy
đến nay đă 12 năm, bàn tay thiện
nguyện của các bác sĩ Nhật Bản đă
mang lại nụ cười hồn nhiên cho hơn
1.000 trẻ em bị sứt môi, hở hàm ếch
nặng. Ông Năm ứa nước mắt,
thầm cảm ơn những bàn tay "nhiệm
màu" đă vá lành nỗi mặc cảm, mà
nếu không chúng sẽ phải mang theo đến
trọn cuộc đời.
Vừa trả lại nụ cười cho trẻ
em xong, ông Năm quyết ḷng mang lại ánh sáng
cho người mù nghèo. Dù đă qua cái tuổi
60, người đàn ông này vẫn nay đây mai
đó, vận động các mạnh thường
quân gây quỹ mổ mắt đục thuỷ
tinh thể miễn phí, xoá bóng đêm cho người
mù. Từ ánh sáng toát ra trong con người ông
đă làm sáng bừng hơn 1.200 đôi mắt.
Họ đều là người nghèo, miếng cơm
manh áo c̣n chật vật, lấy đâu ra 1,2
triệu đồng để "mua" ánh sáng.
Bà Tư Đời ở Ba Tri nước
mắt lưng tṛng: "Tôi mù đă mười
mấy năm. Sắp xuống lỗ rồi
giờ mới thấy đường. Thấy
mặt được con cháu, có phải phải
chết liền tôi cũng thấy măn nguyện.
Người tốt như chú Năm trên đời
này thiệt khó kiếm".
Điều mà ông Năm Huỳnh trăn trở
nhất hiện nay là ranh giới mỏng manh
giữa sự sống và cái chết, đang ŕnh
rập hàng ngày trong lồng ngực trẻ em. Hơn
300 đứa trẻ đau tim bẩm sinh, nếu
không phẫu thuật và điều trị
kịp thời, tuổi thọ của chúng
chỉ kéo dài thêm được vài năm. Nh́n
những bé gái xanh xao gượng sống trong
những ngôi nhà xơ xác, những cậu nhóc
gầy c̣m sống bằng công thức "không
buồn, không vui", ông Năm ước ḿnh là
Tạo Hoá để có thể ban cho chúng sự lành
lặn tỉnh táo mà sống. Mỗi ca phẫu
thuật phải mất hơn 2.000USD, chừng
ấy những trái tim, kiếm đâu ra gần 10
tỉ đồng để các em không là
những đôi môi tím tái trong cơn thở
dồn. C̣n nước c̣n tát, ông không nghĩ
rằng trên đời này thiếu những bàn
tay "tạo hoá". Thế là đi vận
động, kêu gọi tinh thần "từ trái
tim đến trái tim". Đầu tiên, 15 em
được đưa đi Viện Tim,
Bệnh viện Triều An (TPHCM) phẫu thuật
thành công, bằng tiền tài trợ của các
mạnh thường quân. Trong đó, Viện Tim
TPHCM ủng hộ 30% chi phí. Anh Ly, một nông dân
nghèo ở B́nh Đại, kể chuyện mà người
cứ thừ ra: "Tôi chỉ biết ôm con
chờ chết. Nợ nần chạy chữa
ngập đầu. Nay mổ xong, bác Năm là người
đẻ con tôi lần thứ hai. Bác là ba
của nó".
Không chỉ quan tâm đến người tàn
tật, ông Năm c̣n vận động sự giúp
đỡ của bà Ingrid Sperling thuộc Tổ
chức Hy vọng trẻ em Việt Nam - Đức
(Hope Foundation of Vietnam - German) và Tổ chức
Redbanet, Tere De Homes (Thụy Sĩ) thành lập Trường
nuôi trẻ mồ côi, trẻ vào đời
sớm, lang thang cơ nhỡ. Ông đứng ra thành
lập Quỹ bảo trợ trẻ em, cấp
học bổng thường xuyên cho học sinh nghèo
hiếu học. Thành lập Hội Bảo trợ
bệnh nhân nghèo và người tàn tật,
tổ chức đi khám và cấp thuốc
miễn phí hàng năm cho trên 20.000 bệnh nhân nghèo...
Điều đáng
quư ở ông là không màng tiền tài, danh vọng.
Một người Nhật quư ông, tặng cho
chiếc xe gắn máy để đi vận động
từ thiện, ông nhường cho Trường
nuôi dạy trẻ em khuyết tật. Một công
ty nước Nhật tặng riêng ông 50.000 yen, ông
lại dành tất cả cho trẻ em. Nhận
giải thưởng Itoga 10.000USD, ông tiếp
tục giúp đỡ trẻ mồ côi, khuyết
tật...
Lao Động
2/4/2005
( *
)
Kazuo Itoga : Trang
tiếng Nhật - Trang
tiếng Anh
Kiyoshi Takaya
: Trang
web tiếng Nhật - "Chân
dung một người châu Á"
|
|