|
Kho
báu của Mark
Mỹ
Hằng
Ngôi nhà của bác sĩ Mark Rapoport bên hồ Tây
(Hà Nội) giống như một bảo tàng
nhỏ. Vượt nửa ṿng trái đất,
tạm biệt thành phố New York lớn nhất,
ồn ào nhất nước Mỹ, ông đến
sống tại Việt Nam bởi 2 điều
đam mê: Nghệ thuật các dân tộc thiểu
số Việt Nam và Hà Nội.
 |
Mark
ở Sa Pa.
Ảnh: Tư liệu gia đ́nh. |
Người sưu tầm quá khứ
Thăm nhà Mark Rapoport - hay như mọi người
gọi thân mật là Mark, là lạc vào một
thế giới bí ẩn. Những gùi mây, nơm cá,
những mặt nạ gỗ xù x́ đáng sợ,
những bức tranh thờ huyền ảo,
những cung nỏ, những tấm thổ cẩm
sặc sỡ mà nhẫn nại... và vô số
những thứ mà người ngoại đạo
nh́n vào là chịu không thể đoán là ǵ. Nhà
của một ông Mỹ, nhưng lại đầy
những món đồ cũ kỹ màu thời gian
từ bản làng nào đó ở một vùng núi
xa xôi của Việt Nam.
Mark ch́a ra một đôi
hộp tre nhỏ màu vàng. Ông mở chiếc
hộp h́nh vuông có nắp khum khum: Mặt trong
nắp hộp có viết một vài chữ cái.
Rồi lại mở chiếc hộp dài như
một chiếc xúc xích: "Đây là đôi
hộp t́nh yêu của người Nùng. Chàng trai
tặng cho cô gái ḿnh thương nhớ đôi
hộp này, trong hộp vuông viết những
lời nhớ thương, trong hộp dài đựng
kim và suốt chỉ. Nếu ưng chàng, cô gái
sẽ lấy kim chỉ trong hộp thêu áo
tặng lại chàng trai. Chiếc áo bao giờ cũng
phải màu đen, trắng hoặc xanh chàm" -
Mark giải thích.
Ông lại lấy ra
một chiếc áo trắng, những dải
nẹp thổ cẩm màu sặc sỡ, và lật
bên trong nẹp áo: Lại là những kư tự t́nh
yêu. Một phong tục lăng mạn và đẹp.
Nghe ông nói, chợt thấy có lỗi - những
trầm tích văn hoá dân tộc Việt Nam c̣n quá
nhiều mà chính chúng ta nhiều khi cũng không
chịu hiểu.
Mark cao lênh khênh, rất nhiệt t́nh, hay chuyện
và kể chuyện rất hấp dẫn. Ai
hỏi đến bộ sưu tập nghệ
thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam
của ông, ông có thể nói tưng bừng hàng
giờ liền, thậm chí có phải vừa nói
vừa ... ngáp để rồi lại xin lỗi
rối rít v́ đêm qua đă thức quá
nhiều để làm công việc nghiên cứu
của một ông bác sĩ. "Tôi cố cân
bằng, nhưng lúc nào cũng thiếu thời
gian." - ông phàn nàn sau cú ngáp. Là bác sĩ, ông
từng tham gia xây dựng nghiên cứu chung Mỹ
- Việt về hậu quả của chất da
cam (mà gần đây đă bị huỷ
bỏ). C̣n là nhà sưu tập, th́ ông đă 40 năm
nay chuyên sưu tập nghệ thuật dân tộc
thiểu số ở Châu Phi và Việt Nam.
Duyên nợ với
Việt Nam bắt đầu từ năm 1969, nhưng
ông mới thực sự sưu tập từ
4 năm nay. Và kết quả là, bộ sưu
tập của ông th́ có lẽ đến Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam cũng phải
ghen tỵ: 15 ngh́n hiện vật! Từ đồ
thờ cúng, đồ dùng hàng ngày, các công
cụ sản xuất, săn bắn..., từ
thứ như cái thang gỗ to hơn cả
một người, đến món chỉ nhỏ
hơn cả một ngón tay. Mark nói thích sưu
tập những đồ vật trong đời
thường của người dân, chứ không
phải của vua chúa. Phải chăng v́ từng
tham dự vào một gia đ́nh nào đó, mỗi
đồ vật như có một đời
sống riêng, là vật chứng của thời
gian, nên chúng mới tạo nên không gian
huyền ảo ở nhà Mark?
Mark nói rằng Việt Nam là thiên đường
cho những nhà sưu tập như ông:
"Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số. Tôi
sưu tập trước hết v́ thích, nhưng
c̣n v́ muốn t́m hiểu một nền văn hoá
đa dạng". Thế nên Mark đă dành
rất nhiều thời gian ngược lên
miền núi để t́m hiểu tận cội
nguồn của phong tục tập quán, để
hiểu món đồ ông mua được là ǵ.
Mark bảo, ông đi như thế chủ yếu
là "đi học" chứ không phải đi
mua đồ, v́ những món đồ ấy
đă dần xuống Hà Nội hết rồi.
Mark mong ước: "C̣n rất nhiều vùng văn
hoá dân tộc ở Việt Nam chưa được
khám phá. Giá tôi có thời gian để viết sách,
sẽ là cuốn sách từ góc nh́n của
một nhà sưu tập. Tôi muốn kể về
cuộc sống của những người làm ra
một món đồ, họ sử dụng thế
nào, tại sao họ lại bán nó. Đó phải
chăng v́ họ thay đổi cách làm cũ, hay
v́ họ nghèo? Chẳng hạn tôi mua được
những đồ hút thuốc phiện của
họ, điều đó nói với tôi rằng,
ở một vùng nào đó việc xoá cây
thuốc phiện đă thành công. Hay v́ mùa màng
thất bát mà họ phải bán đi những
thứ ấy? Tôi biết Việt Nam đang
cố gắng cải thiện điều kiện
sống cho người thiểu số, nhưng cũng
phải làm thế nào để bảo tồn
được bản sắc của họ".
Những chuyến đi
kỳ lạ cũng đem lại cho Mark t́nh
cảm thân thiết với những người
đă làm ra món đồ khiến ông mê thích. Là
bác sĩ, nên ông hay mang thuốc men đến
tặng họ, ông thích giao lưu, chứ không
phải chỉ là cuộc mua bán. "Việc sưu
tầm cũng như sự trải nghiệm
cuộc sống vậy, mọi người cũng
rất vui v́ được giao lưu" - Mark nói.
Có một chuyện khá vui. Có lần, ông đến
một làng miền ngược. Các bà già ở
đó chưa bao giờ có kính lăo, nên họ
chẳng thể nh́n rơ điều ǵ. Ông cho
họ mượn kính của ḿnh. Ôè, thế
giới trở nên sáng sủa! Từ đó, Mark
thường gom kính lăo, mà bằng cách nào đó
ông kiếm được ở New York với giá
chỉ 1 USD một cái, để mỗi chuyến
đi, ông lại đem tặng cho các bà già
ở vùng núi. Trong nhà ông vẫn c̣n treo ảnh
một bà cụ người Dao đeo cái kính ông
tặng, nụ cười sáng rỡ trên môi.
Từ Đà Nẵng tới Hà Nội
Mark bắt đầu sưu tầm các đồ
của dân tộc ít người Việt Nam
từ khi ông đến Việt Nam lần đầu
tiên năm 1969, làm t́nh nguyện viên cho một
bệnh viện ở Đà Nẵng, khi cuộc
chiến tranh đang vô cùng khốc liệt. Mark
vẫn nhớ rơ tất cả: "Tôi đi khám
và phát thuốc cho những người sống
trong các làng bản ở vùng núi. Có lần,
họ tặng lại tôi một cái gùi nhỏ. Không
hiểu của dân tộc nào, chỉ thấy
cái gùi thật duyên dáng. Rồi tôi t́m mua thêm
một vài thứ nữa. Sau đó trở về
Mỹ, tôi t́m đọc sách để hiểu
về nó. Đó là lúc tôi bắt đầu vướng
vào niềm đam mê nghệ thuật dân tộc
thiểu số Việt Nam". Bệnh
viện ở Đà Nẵng nơi Mark làm việc
bị đánh bom, có một tổ chức ở
Mỹ đă mượn Mark một vài thứ
trong bộ sưu tập đồ Việt Nam
của ông để trưng bày quyên góp tiền
xây dựng lại bệnh viện...
Gần 40 năm, Mark vẫn giữ được
chiếc gùi đầu tiên cho tới tận bây
giờ. Đó là món đồ mà ông quư nhất.
Bộ sưu tập dao cắt lúa là thứ ông
tự hào không kém trong gia tài của ḿnh. Nh́n chúng,
người ta hẳn phải ngỡ ngàng về
sự phong phú và sức biểu đạt
của nghệ thuật dân tộc. Mỗi
chiếc cán gỗ đều là một h́nh cách
điệu, nhưng nếu quay ngược
lại th́ lại là sự biến hoá thú vị
để tượng h́nh theo các cách khác. Con cá
có thể hoá thành con voi, con chim có thể hoá thành
một dáng người...
Đến giờ, Mark đă đi gần như ṿng
quanh thế giới, có lúc ông đă giữ
chức Uỷ viên Hội đồng phụ trách
y tế thành phố New York. Nhưng rồi ông
quyết định dừng chân tại Việt
Nam từ năm 2001. "Lúc đó, các món đồ
của người thiểu số Việt Nam
vẫn chưa được mấy người
để ư đến" - Mark hài ḷng. Và bây
giờ, ông hoàn toàn có quyền tự hào về
bộ sưu tập khổng lồ của ḿnh,
phần lớn là đồ của người
miền núi phía bắc và cũng có những
món mà ông chưa biết của dân tộc nào,
cả những món đồ ông chưa bao giờ
thấy đến cái thứ hai.
Nhưng Việt Nam, đối với Mark, không
chỉ là bộ sưu tập đặc sắc
ông đang có. Mark cũng có thể nói măi về
đất nước nơi ông đang sống:
"Tôi đam mê tất cả những ǵ là
Việt Nam. Tôi đă đi khoảng 73 nước,
vợ tôi đă đến khoảng 50 nước.
C̣n bọn trẻ nhà tôi th́ h́nh như chúng đă
đến khoảng 20-30 nước th́ phải.
Nhưng mà chúng tôi chọn ở lại đây lâu
dài. Sưu tầm và hợp tác với bảo tàng
là một phần thú vị, nhưng tôi chưa
gặp ai đă từng đặt chân đến
Hà Nội mà không ca ngợi đây là một thành
phố tuyệt vời, rằng hăy sớm quay
lại hoặc sống hẳn nơi đây. Trong
tâm trí của tôi, điều tuyệt vời
nhất về Hà Nội là sự đan xen
của cuộc sống, là sự giao lưu, tương
tác giữa người và người. Ở
Mỹ, hay nhiều nơi khác, hết một ngày
làm việc, ta hầu như chẳng gặp ai ngoài
đường, đó là một cuộc sống
biệt lập. C̣n ở Hà Nội, những con
đường luôn sôi nổi người qua
lại, họ đi mua bán, ngồi uống chè, tán
chuyện, trẻ con đá bóng, cuộc
sống tràn ngập. Tôi có thể ở đây 5
năm, nhưng cũng có thể là cả 100 năm
nữa".
Thế nên Mark đă cùng với một cộng
sự người Việt Nam rất trẻ -
chị Nhung, mở một gallery trên phố Hàng Bún.
(Có điều, muốn đến thăm gallery
của ông th́ nhớ đội mũ bảo
hiểm. Đi xe máy đến gặp ông, mà không
có mũ bảo hiểm, thể nào ông cũng cho
một bài kiểu "Tôi yêu Việt Nam", và
thể nào ông cũng nhấn thử phanh xe để
kiểm tra). Mark cũng rất mê Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam và là người
bạn khá thân thiết của bảo tàng. Năm
2003, ông từng mở triển lăm một phần
bộ sưu tập của ḿnh ở đây. Mark
bảo: Nếu phải trở về Mỹ, tôi
sẽ chỉ giữ lại 1/3 bộ sưu
tập nghệ thuật Việt Nam cho ḿnh. 1/3 tôi
sẽ tặng các bảo tàng ở Mỹ . C̣n
1/3, tôi sẽ tặng các bảo tàng ở
Việt Nam.
(Lao động 8/6/2005)
|
|