Nói thẳng: người Việt ta chưa
có thói quen cảm ơn nhau (cảm ơn chưa
trở thành phổ cập), mặc dù
biết câu cảm ơn đúng lúc, đúng
chỗ sẽ làm cho kẻ đối
diện cảm thấy vui vẻ, hài lòng
thậm chí cảm thấy dễ dãi, độ
lượng hơn. Khổ nỗi mỗi khi
phải bật miệng để nói
lời cảm ơn, đại để:
cảm ơn ông, bà, cô, bác đã có lòng
tốt; hảo tâm; đã giúp đỡ tôi
(chúng tôi) trong chuyện A; B chẳng hạn
thì ai cũng cảm thấy mồm miệng
cứ như bị trúng phong. Chưa kể
ối kẻ nghĩ: Vẽ chuyện, đã
là thân bằng quyến thuc còn khách khí,
ơn với huệ, kẻ khác lại
bảo: cảm ơn cũng tốt thôi, nhưng
tôi thấy nó cứ thế nào ấy; khách
khí bỏ mẹ. Đấy là chuyện
cảm ơn đối với những người
lớn tuổi. Với những kẻ ngang
phân (đồng tuế), những kẻ dưới
chiếu thì chuyện cảm ơn của người
Việt lại càng được hạn
chế tới mức keo kiệt. Đơn
giản: đã là bạn, ngang vai; ít
tuổi hơn cần đếch gì phải
ơn với huệ. Không lẽ lại
bảo: cảm ơn bạn; cậu đã
giúp tớ? hay cảm ơn em (cháu) đã giúp
anh/chị/cô/chú? v.v... vậy là chỉ vì
muốn đơn giản hóa trong quan hệ
xã giao, người Việt ta đã dần
dần đánh mất đi một đức
tính đáng quí nên có, cần phải có, dùng
nó để đáp lại những tấm
thịnh tình của người đối
diện. Đương nhiên những ai làm
ngược lại đức tính đó,
tất sẽ bị thiên hạ liệt vào
dạng "cheng cheng"; "không bình thường";
"lịch sự đểu"...
Cảm ơn nhiều thế?
Bạn tôi, ngày đầu về phép đã
bị liệt vào dạng dở hơi đó.
Anh kể: mình bên này quen mồm rồi.
Cảm ơn là câu cửa miệng trong giao
tiếp. Lần đầu về phép,
cả nhà săn sóc như cậu ấm.
Vậy là mỗi một cử chỉ săn
sóc lại được anh đáp lại
bằng một câu: cảm ơn. Lần
đầu, mẹ anh mắng yêu: bố anh,
mẹ anh chứ ai mà cũng phải luôn
miệng cảm ơn mẹ. Hiểu sâu xa câu
nói của bà mẹ, chắc bà muốn nói:
Tôi là mẹ anh, có còn điều gì tôi không
làm được để anh hài lòng mà
anh còn phải cảm ơn tôi? Bị
mẹ mắng, bạn tôi chỉ nhe răng
cười. Với bố, anh bạn tôi cũng
bị sửa gáy. Đơn cử, ông quí
con, lâu ngày mới đoàn tụ, nên
bữa nào ông cũng lo bia, rượu
thịnh soạn. Mỗi lần ông rót rượu,
bia cho con lại được cậu
"ấm" cảm ơn. Cô em gái cũng
vì quí anh, lâu ngày gặp lại, trong
bữa cũng tiếp vô hồi kỳ
trận, tất nhiên ông bạn tôi cũng
luôn miệng cảm ơn. Vậy là ông
bố hơi phật lòng, tất nhiên ông không
nói ra mà thủng thẳng: các anh Tây hóa quá.
Một câu cảm ơn. Hai câu cảm ơn.
Đi ăn cỗ, người ta tiếp
tới sáng anh cũng cảm ơn tới sáng
chắc? - Dĩ nhiên! - bạn tôi nhìn ông
bố đáp như đinh đóng cột.
Ông bố cười, giọng mắng
mỏ: Bố anh! Đáp ơn cũng
chỉ một lần là đủ, anh
cứ luôn mồm, người giúp cũng
cảm thấy ngượng. Cô em gái
bạn tôi cũng chanh chua: Ở nhà không
sao. Ra đường anh phải rút ngắn
công đoạn, chứ cứ đà đó
là bọn nó bảo anh từ "Ba Thá"
(1) mới ra đó. Và sự cố đúng
như cô em bạn tôi ráo trước.
Chả là bạn tôi ra chợ hóng hớt.
Người đông như nêm cối.
Ấy vậy mà có một đám choai choai,
cỡ tuổi cô em gái người bạn tôi,
kính dâm đen kịt mắt, chẳng kiêng
nể ai, xô mọi người ra hai bên
để lách lên phía trước. Tất
nhiên bạn tôi bị dính "chưởng".
Chẳng hiểu sao lúc ấy thay vì anh
phải sửng cồ, miệng phải văng
đủ thứ tục tĩu nhất, tay
chân phải khua đông, múa tây, mắt cũng
phải trợn ngược toàn lòng
trắng để chửi kẻ đã va vào
mình như dân ở nhà thường làm, thì
anh lại bật miệng: Không sao. Cảm
ơn. Vậy là cả đám người
bu lại nhìn anh như muốn nuốt tươi.
Kẻ chót va vào anh cũng đột nhiên
quay lại. Gã gỡ kính nhìn nhấc nháo
bạn tôi, cười đểu: Lịch
sự thế? Đây đâm vào người
lại còn cảm ơn? Bạn tôi bảo:
may bữa đó có con em nó ứng cứu,
chứ không tình huống đó cũng
dở hơi thật. Anh dặn dò tôi: ông có
về phép, nghe tôi, cảm ơn ít thôi.
Thậm chí thô thiển một chút càng
tốt, càng đỡ bị lừ, đỡ
bị bắt nạt. Chứ ra đường,
quán xá, chợ búa mà cứ luôn miệng
cảm ơn là bỏ mẹ. Gặp bọn
thô bỉ, sỗ miệng, nó chửi đểu:
Cảm với chả cúm. Nẫu hết
cả ruột. Anh dặn dò: nhớ đấy,
phải đúc kết kinh nghiệm từ tôi.
Bụi bụi một chút, găng - tơ
một chú, nói năng đéo lắt một
chút; ăn uống phải đầu
gối quá mang tai, phải xụp xoạp như
heo xục cám; nhai xương cũng
phải rau ráu như chó gặm; uống rượu
bia đừng có nốc ừng ực như
bên này, nó chửi đấy, mà phải
khề khà, nâng nên hạ xuống, nhấp
nháp, rồi lau mép, xúc miệng vài câu
chửi thề rồi mới khà một
tiếng... vậy mới là dân nhậu,
tứ chiếng. Dân ở nhà nó mới thích
và ông cũng dễ hòa nhập. Chứ ông
cứ quần áo, dầy dép láng cóng, nó
bảo mình là mấy thằng cả
ngẫn, chả thằng mẹ nào nó
tiếp đâu...
Ném rác ra đường - Nét đẹp
nơi công cộng
Bạn tôi kể: ngồi xe buýt, cô em gái
mời kẹo cao su. Ừ thì nhai. Chiều lòng
em gái, anh rút một thanh, bóc giấy, cho vào
mồm. Tay còn đang vân vê, tính nhét vỏ
kẹo vào túi áo thì bị cô em gái phát
hiện. Cô nhỏm dậy nói như ra
lệnh:
-Anh, đưa đây.
- Đưa gì? - Bạn tôi hỏi em.
- Đưa tờ giấy trên tay cho em.
Nói xong, cô bé giật béng tờ giấy
từ tay ông anh, khẽ vo viên cùng vỏ
kẹo của mình và đống vỏ
hạt dưa, hạt ô mai, kế đó cô
ném vù qua cửa sổ xe. Bạn tôi
nhổm dậy, tính cản em nhưng
bọc rác thập cẩm đã tơi
tả dưới lòng đường. Cô nhìn
ông anh, mặt tỉnh bơ, dặn:
-Anh phải bình thường hóa mọi
sự ở Việt Nam thì mới sống
nổi ở đất này. Mọi khuôn phép,
lễ giáo chỉ còn là "bản cửu
chương". Học cho vui, còn nhập
gia phải tùy tục.
Cô lý sự: họ ném rác qua cửa
sổ xe mà anh lại vo viên cho vào túi là
bị coi là đại hâm; họ hỉ mũi,
khạc đờm, rãi xuống lòng
đường, ở nơi công cộng mà
anh lại rút khăn tay, hỉ, khạc vào
đó rồi nhét túi sẽ bị liệt vào
dạng mất vệ sinh đấy. Cũng
như hồi nãy, anh định nhường
chỗ cho một cụ già, ý tưởng
tốt, phù hợp với truyền thống
về nguồn và mặc dù ông cụ
mở cờ trong bụng, nhưng vẫn
cố làm vẻ thản nhiên để
từ chối. Chẳng phải vì gân
cốt ông cụ tốt hơn anh em mình, mà
cụ ta đi vé nhà nước, phải
chấp nhận. Đó là luật. Tính thương
người của anh rất quí, nhưng
chỉ nên duy trì trong nhà, gia đình.
Nếu anh đem áp dụng nó ngoài nơi công
cộng, xã hội, anh sẽ bị trục
lợi tới không còn quần lót để
mặc. Khi anh trên răng, dưới dép
sẽ chẳng còn thằng nào nhòm ngó
tới anh đâu. Đó là bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam hiện nay. Anh
phải nhớ đấy. Cô nói nhỏ:
đường còn dài, anh sẽ được
xem nhiều cảnh ngoạn mục hơn em
thể hiện nhiều. Người ta không
chỉ ném rác xuống đường,
thậm chí nếu mót quá còn tụt
quần, vẽ rồng rắn ngay cửa xe
cơ. Bạn tôi bảo: Rác rưởi
để một chỗ, xuống xe, ném vào
thùng rác không được à? Cô em cười,
tậc tậc lưỡi: Anh hâm thế
nhỉ. Nếu ai cũng như anh thì
mấy ông bà ở "Công Trình Đô
Thị" (2) sẽ thất nghiệp
hết. Nhiều người còn bóng gió,
mong cho thiên hạ đổ thật
nhiều rác ra đường để có
việc làm. Kinh Tế Thị Trường,
không làm không hưởng mà lị. Bạn
tôi nói: vì thế mọi người sả
láng ném rác ra đường để người
khác có việc! - Cũng gần đúng. Cô
em gái cười tủm rồi tóp tép nhai
kẹo cau su. - sự tăng trưởng rác
rưởi trong xã hội phản ánh
phần nào mức sống và văn hóa
của cộng đồng. Ngày xưa, anh em
mình tối ngày nốc hạt bo bo, chưa
kịp thải đã có tới 3-4 thế
hệ (người-chó-gà-chim chóc) chầu
chực để tái sản xuất
rồi. Khâu thải được khép kín
như vậy, thử hỏi rác đếch
đâu mà vứt. Lý sự một hồi, cô
quay ra cùng mấy hành khách choai choai khác, cùng
chuyến, chả ai bảo ai, thi nhau dẩu
mỏ, rồi cứ thế tụp,
tọp... để thổi bóng bằng
kẹo. Cô em gái bạn tôi khoe: Nhai kẹo
cao su làmột cái thú, nhưng thổi
kẹo còn thú hơn nhiều. Anh biết không
tụi nó quảng cáo: kẹo cao su không
chỉ làm thơm miệng, khỏe răng,
mà còn làm cho lồng ngực thêm căng và
bổ phổi nữa. Thời bao cấp, dân
tình nhá hạt lúa mì của lợn, đói
thối cả mồm, trong khi đó báo chí
lại đăng bài, quảng bá ầm
ĩ, rằng ăn thịt nhiều sẽ
mắc bệnh mỡ trong máu và sơ
cứng động mạch... chắc
mấy tay nhà báo lúc đó đang mơ
được ăn thịt nhưng không có,
đành bày trò viết ngược. Thổi
bóng kẹo cao su nơi công cộng, tại
VN, ối nơi đang trở thành dạng
"Top Ten" đấy.
Sạch sẽ chỉ có trong lăng
Bác
Bạn tôi kể: sáng sớm ông già và
con em hay đi ăn phở. Ăn phở sáng
cũng la ømột cái thú của mọi
lứa. Vậy là cứ 6-7 giờ sáng,
bạn tôi lại cùng bố, em gái tiến
vào quán phở "ngầu" nhất
để điểm tâm. Người ăn
phở đủ mọi thành phần. Dân
chợ búa có; doanh nhân có; chích choác có; bán
vé số dạo có; bơm vá, rửa ô tô,
xe máy, chạy honda ôm... đều có
cả. Nhưng họ có một nét tương
đồng là già, trẻ đều
khật khà uống rượu ngay lúc sáng
sớm, khi dùng phở. Nhận ra bố và cô
em gái người bạn, chủ quán đon
đả mời:hai bố con vẫn bò béo
(phở bò, nước béo) nhỉ?
Cô em chanh chua: 3 bò béo đấy. Nói xong cô
kéo ông anh ngồi xuống chờ ăn
phở. Bàn ghế sạch sẽ, có chỗ
để đồ dư thừa, nhưng
chả hiểu sao, mọi thứ đều
được tương hết xuống sàn
nhà. Còn đang loay hoay kiếm chỗ
ngồi, bạn tôi bị cô em kéo tụt
xuống một cái ghế, xung quanh, giấy
lau mồm, rau, xương, rau, đồ
ăn thừa... ngổn ngang như gặp bão.
Cô nói đủ nghe: Anh phải làm quen đi.
Ngồi trên rác vừa ăn, vừa nghe
tiếng ruồi nhặng kéo nhạc vi vu bên
tai mới là một cái thú đi ăn quán
của dân Việt mình. Chưa quen, chưa
phải là dân sịn. Kế đó cô quay
sang hỏi anh, giọng sành sỏi như
một bợm nhậu: tráng mép cùng bố
một cút cho có khí thế đi anh? Bạn
tôi chối: mở mắt đã rượu?
Chưa hết câu đã bị cô em đá
chân. Ở VN phải thế. Đã vào quán
phở trẻ già đều phải "chích"
cả. Người không nhừa nhựa là
lao động không năng xuất. Trước
lúc anh về có vụ công an bắt phạt
lái xe vì tội uống rượu, vượt
quá tốc độ. Xuống xe, tài xế
cũng phát hiện đồng chí công an
mồm cũng nồng nặc hơi men. Cãi
vã một hồi, hai bên tự nguyện
giải tán. Cô em vừa so đũa vừa
quảng cáo: quán này thuộc dạng
sịn và có văn hóa đấy. Hôm nào em
dẫn anh đi các quán khác ăn cho
biết, dân tình còn phải ngồi trên rác
để ăn cơ. Rác với người
VN là đôi bạn đồng hành. Tụi
bạn em bảo: đó là nền văn minh
rác rưởi của người Việt.
Bằng không, sạch sẽ quá mọi người
lại ngỡ mình nằm trong lăng Bác. Mà
như thế thì khác chó gì mình đã
"thăng" anh nhỉ? Cô rủ rỉ:
Từ hôm anh về là mọi người
được "quán triệt" kỹ
rồi đấy. Còn không, hàng xóm qua chơi,
ăn trầu, hút thuốc, gạt tàn có trên
bàn đấy mà có ma nào chịu gạt tàn
thuốc vào đó đâu. Bạn tôi
hỏi: thế gạt xuống nền nhà à?
- Dĩ nhiên. Cô em gái hồn nhiên đáp:
cứ tàn đài là đập đập ngón
tay cho rơi xuống sàn nhà. Tóp thuốc cũng
vậy, khi thì dụi vào thành ghế, khi thì
bóp nát trên tay, rồi kế đó ném
tọt vào xó nhà hay ngoài cửa. Nhưng tàn
thuốc không ghê bằng nước bã
trầu. Nhà mình cũng bị mấy pha, các
bà đến chơi, ống nhổ em
chuẩn bị sẵn, mấy bà bỏm
bẻm nhai, tới lúc nước trầu lúng
búng trong miệng thì vuốt tay quanh
miệng rồi nhổ toẹt xuống
nền nhà. Nhìn nước trầu đỏ
loe loét trên nền gạch hoa trắng mà rùng
hết người. Giận đấy mà không
dám nói. Có nói họ bảo: tại nhà cô
gạch men trắng mới nhìn rõ, chứ nhà
tôi nền đất, ngấm ngay, có
thấy gì đâu. Có người còn
chửi mình là trưởng giả rồi làm
mặt giận không thèm tới nữa. Dân
mình có thói quen thích dỡ nhà người
khác về làm chuồng xí nhà mình hoặc
thích được phẹtmột bãi vào
giữa nhà người ta mới thấy mát
đít, anh ạ. Nhưng hễ bị
sửa gáy là họ sửng cồ, rồi
tuyên bố: Bà dí l... vào sang nhà mày nữa.
Người Việt mình lại thích
cảnh bán họ hàng xa mua láng giềng
gần mới khổ. Vậy là nhiều khi
cũng phải gắng nhịn để cho
láng giềng ỉa đái vào nhà mình. Đó
gọi là nền văn minh gì nhỉ? - cô
em gái khẽ gõ gõ tay vào trán, vẻ suy tư
rồi thốt lên, giọng tinh nghịch:
Nền văn minh thích ỉa đái vào nhau
anh ạ...
Lời kết
Bạn tôi còn kể nhiều chuyện
lắm, nhưng nếu kể hết ra tôi
thành kẻ dẫn chuyện, nói xấu quê
nhà. Mà đảng và nhà nước ta
lại đang không ngừng và nỗ
lực đổi mới để hòa cùng
xu thế chung, tiến bộ của nhân
loại... Nghĩ vậy, nên tôi quyết
định chấm dứt câu chuyện
của người bạn ở đây,
để kể nốt đôi dòng về
chuyến đi tàu Thống Nhất xuyên
Việt của anh. Chả là cô em gái anh khuyên:
Anh nghe em đi. Làm bộ quần áo lính,
bẩn bẩn thôi; em sắm cho quả ba lô
lớn; Trời nóng thế này, không cần
phải giầy dép làm gì. Bạn tôi
nổi đóa: Thế tao đi đất à?
Em gái: Sao anh dốt thế? Đi quả dép
lê trong nhà thôi. Lệt bệt trông nó
mới giống. Nhìn thấy bẩn bẩn
tụi nó mới không hoạnh họe.
Chứ nếu anh mà dóng từ A-Z, người
ngợm thơm nức, chỉ cần anh bước
chân ra bến xe là tụi xế cũng tìm
cách làm thịt anh rồi. Chưa kể anh
còn tính đi máy bay. Nghe em, đi tàu xuyên
Việt, vừa rẻ, vừa có thời
gian ngắm cảnh dọc đường.
Mua vé anh đừng mua khoang nằm, mà khoang
gật gù thôi. Vào khoang xịn, tụi nó
thấy bẩn, nghịch cảnh, rồi máu
sĩ trong anh nổi lên, lộ tẩy
hết...
Gã bạn tôi đã ra bến xe, lên
tầu Thống Nhất xuyên Việt. Anh tính
vào thăm bà cô ruột ở Sài Gòn.
Chuyến đi thông đồng, bén
giọt. Nhìn anh hoàn cảnh, hành khách cùng
chuyến còn tính san xẻ đồ ăn,
thức uống cho dùng (dĩ nhiên anh từ
chối khéo). Riêng đám kiểm soát viên cũng
chẳng thèm đoái hoài, chỉ kiểm tra
sơ sài rồi qua khoang khác. Nhưng
nhục một nỗi, tới Sài Gòn, anh thuê
tắc xi đến nhà bà cô, vì trời
đất nóng nực, thêm cảnh tàu xe,
đường đất, trông anh hệt
như một tay hành khất thứ
thiệt, nên chẳng xe nào chịu chở
cả. Điên tiết, anh thuê honda "ôm"
chạy đến nhà cô ruột. Bấm chuông
tới sái tay mà chẳng ai thèm ra mở
cổng. Thì ra mọi người ở trên
lầu nhìn thấy hết cả. Ngỡ anh
là dân hành khất, tới xin xỏ, nên
cả nhà quyết định: cho anh đứng
ngoài. May sao cô em, con bà cô ruột đi
học về, thấy lạ, nó bèn hỏi,
vậy là anh vội tụt mũ mão,
xốc xếch lại đầu tóc, áo
quần, rồi khai thật "lý lịch
trích ngang", lúc ấy cả nhà bà cô
mới ào ra đón. Cô anh ôm cháu vào lòng, khóc
nấc:
- Trời ơi! Sao cháu tôi đi Tây
về mà lại nhem nhuốc, thảm
hại thế này?
Đức, 06.2004