 |
Ông
Yong Duk Han và con gái trong ngày tốt
nghiệp trường Đại
học Khoa học Xă hội và Nhân văn
TPHCM. |
Mười
ba năm trước, có người đàn
ông Hàn Quốc một ḿnh khăn gói đi
du lịch khắp các nước Đông Nam
Á, từ Indonesia đến Thái Lan, Malaysia…
và cuối cùng ông dừng chân ở
Việt Nam. Ông nói rằng ḿnh đă t́m
được "cơ hội dấn thân".
Đó chính là Yong Duk Han.
Ở
tuổi 57, ông Han hiện đang là chủ
nhân của một nhà hàng Hàn Quốc ở
TPHCM, một nông trường cao su ở Tây
Ninh và một khu du lịch sinh thái ở B́nh
Dương.
Chuyện
làm ăn
Đến
Việt Nam, ông Yong Duk Han đi du lịch
khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Đến
đâu ông cũng t́m gặp những người
đồng hương đang làm ăn
ở đó để thăm hỏi và t́m
kiếm cơ hội đầu tư.
Rồi một ngày, ông quyết định
mở một nhà hàng chuyên bán các món ăn
Hàn Quốc rồi đưa vợ con sang
sinh sống và quản lư nhà hàng này. Nhà hàng
nằm trên đường Trương
Quốc Dung, Phú Nhuận, tuy khá xa khu trung tâm
thành phố nhưng bù lại, ở gần
đường ra sân bay nên khách du lịch
Hàn Quốc ghé vào khá đông. Đó là chưa
kể nhờ mối quan hệ khá tốt
với các doanh nhân Hàn Quốc đang làm
ăn ở thành phố nên nhà hàng ít lúc nào
vắng khách.
Nhưng
kinh doanh nhà hàng chưa thỏa được
chí của ông Han. Đầu năm 2000, trong
dịp về Hàn Quốc, một công ty
chế biến mủ cao su đă đề
nghị hợp tác với ông. Trở
lại Việt Nam, ông Han đến Tây Ninh
t́m đất lập nông trường
trồng cao su. "Tôi không có chuyên môn
về nông nghiệp nhưng lại đam mê
lĩnh vực này. Ở Hàn Quốc cũng
như ở Việt Nam, không khí ngột
ngạt của đô thị làm cho con người
ta rất căng thẳng. V́ vậy, tôi
muốn sống và làm việc gần gũi
với thiên nhiên hơn", ông tâm sự.
Ông t́m được vùng đất
rộng 150 héc ta để trồng cao su, nhưng
chính quyền địa phương lại
cho ông biết đất ở đó
rất xấu, nhiều hố bom và không thích
hợp để trồng loại cây này.
" Thế nhưng tính tôi đă nói là làm"
- ông Han kể - "Hễ tôi đă
quyết định th́ khó ai lay chuyển
nổi v́ vậy tôi thuyết phục chính
quyền giao khu đất đó cho tôi".
Sau nhiều lần tới lui thuyết
phục, cuối cùng ông cũng được
chính quyền giao đất cho dự án
trồng cao su để xuất khẩu 100%
số mủ khi thu hoạch.
Nhưng
sự đời không phải cứ
muốn là được. Cây cao su giống
ông trồng thử nghiệm trên 30 héc ta
cứ chết dần chết ṃn v́ không
hợp thổ nhưỡng. Không nản, ông
tiếp tục trồng lại và cải
tạo đất bằng cách trồng đậu
phộng và mua phân rác về bón cho cây. Cây
này chết, ông đem cây giống khác
trồng thế vào. Cứ như thế mà
toàn bộ nông trường của ông bây
giờ đă được phủ kín
một màu xanh của cây cao su. Vốn đầu
tư vào nông trường đến nay
đă khoảng 1 triệu đô-la Mỹ. Nh́n
vườn cây cao su xanh tốt của ḿnh,
ông Han nói rằng ba, bốn năm nữa
khi những cây cao su này cho mủ, ông sẽ
tuyển dụng thêm nhiều lao động
tại chỗ. "Tôi rất vui mừng v́
đă góp phần cải tạo một vùng
đất khô cằn và tạo thêm công
ăn việc làm cho người dân địa
phương".
Chưa
bằng ḷng với hiện tại, khi nông
trường cao su đă thành h́nh, ông Han
tiếp tục t́m đất để xây
dựng một khu du lịch sinh thái kết
hợp nghỉ dưỡng. Ông được
một người bạn Việt Nam,
vốn có vợ là người Hàn Quốc,
cho sử dụng một miếng đất
rộng 2 héc ta ở B́nh Dương trong 20
năm. Miếng đất này nằm
cặp bờ sông Sài G̣n. Xung quanh lại
rất yên tĩnh, phù hợp để xây
dựng một khu du lịch cho những ai
muốn nghỉ ngơi cuối tuần
ở những nơi thanh vắng, tránh xa
cảnh ồn ào, bụi bặm của
phố phường. Ông Han c̣n mua thêm hai khu
đất rộng khoảng 15 héc ta ở
gần sát bên để lập một khu du
lịch khép kín với nhà nghỉ, hồ câu
cá, hồ bơi, trồng cây ăn trái và các
khu vui chơi thể dục thể thao…
Ông
Han đă đi khá nhiều nơi để
t́m địa điểm xây khu du lịch,
kể cả ở Thanh Đa và Thủ Đức-TPHCM,
nhưng cuối cùng ông chọn vị trí
hiện nay.Theo ông: "Ở Thanh Đa hay
Thủ Đức chỉ dăm năm
nữa là nhà cửa sẽ chật kín, không
thích hợp để làm du lịch sinh thái.
Hơn nữa, trong tương lai tôi c̣n
định thiết kế một tour du
lịch xuất phát từ bến Bạch
Đằng đi thuyền dọc sông Sài G̣n
và điểm dừng chân cuối cùng là
khu du lịch này. Bên cạnh đó, ở Tây
Ninh, B́nh Dương, TPHCM tập trung
nhiều khu công nghiệp, các chuyên gia nước
ngoài rất cần một nơi yên tĩnh
như thế này để nghỉ ngơi
trong những dịp cuối tuần". Khu
du lịch sinh thái của ông - có tên là In
Sam Resort - đă xây dựng xong được
một nửa số hạng mục. Hai bên
bờ ao nuôi cá là những gốc mít
tố nữ, những cây chôm chôm trĩu
quả. Dưới ao, từng đàn cá tai
tượng, cá điêu hồng... tranh nhau
đớp mồi. Đàn bồ câu đậu
thấp thoáng sau những tán cây, ẩn trong
đó là những bungalow xinh xắn với
lối đi riêng.
Ông
Han cho biết địa phương rất
ủng hộ dự án của ông. Khi nghe
ông tŕnh bày đề án, các nhà lănh đạo
ở địa phương đă đến
tận nơi xem xét và chỉ một ngày
sau khi nộp hồ sơ ông đă nhận
được giấy phép đầu tư.
Chỉ riêng 40% hạng mục trong giai đoạn
1 của dự án này ông đă bỏ ra
cả chục tỉ đồng để
xây dựng. "Đối với dự án
này, tôi muốn tạo ra một tài sản
du lịch chung cho người dân địa
phương và góp phần tạo dựng
mối quan hệ Việt - Hàn. Các công tŕnh
ở đây đều mang chút dáng dấp
của văn hóa Hàn Quốc", ông Han
nói.
"Sống
không chỉ cho riêng ḿnh"
Ngày
23-7-2004, trước khi chuyến bay của
hăng hàng không Asiana đáp xuống sân bay
Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ khuya, ông Han
đă có mặt và chờ đợi
với dáng vẻ hồi hộp. Rồi
bất chợt, ông chạy nhanh tới ôm
chầm lấy một thiếu niên và
một phụ nữ vừa từ pḥng làm
thủ tục bước ra. Thiếu niên
đó là Phan Thanh Hiếu, người
được ông Han "tái sinh lần
thứ hai", như lời người
phụ nữ - cô của Hiếu - nói. Người
cô này đă giúp việc cho ông Han 13 năm
nay. Khi biết được hoàn cảnh
của Hiếu - bị viêm xơ cứng
khớp xương không đi đứng
được đă bảy năm - ông Han
đă đề nghị được giúp
đỡ. Ông liên hệ với các doanh
nhân Hàn Quốc xin giúp đỡ chi phí.
Ngoài số tiền vận động
được, ông c̣n bỏ tiền túi ra
hơn một tỉ đồng để
đưa Hiếu và người cô sang Hàn
Quốc chữa trị. Sau hai tháng rưỡi,
trở về Việt Nam Phan Thanh Hiếu
đă có thể tự đi đứng
được. Người cô của
Hiếu cho biết: "Ông Han rất thương
nhân viên, ông sẵn sàng giúp đỡ
những người khổ cực hơn
mà không đ̣i hỏi phải đền
ơn. Ông đă nhiều lần bỏ
tiền giúp đỡ cho các nhân viên
mỗi khi họ gặp khó khăn phải
nhờ đến ông".
Thế
nhưng, đối với ông Han th́:
"Tôi quan niệm sống không phải
chỉ cho riêng ḿnh. Tôi muốn chia sẻ
cuộc sống với những người
xung quanh. Hơn nữa, tôi xác định
sẽ sống và chết ở Việt Nam -
quê hương thứ hai của tôi - nên
tôi sẽ làm hết sức ḿnh v́ những
ǵ tốt đẹp nhất cho những người
xung quanh". Hiện tại, nhà hàng của
ông ở TPHCM có số nhân viên đông hơn
mức cần thiết, nhưng mới đây
ông lại nhận thêm người nữa
vào làm việc. Đơn giản chỉ v́
họ cần ông giúp đỡ.
Mới
đây, ông Han c̣n tham gia quảng bá cho khu
công nghệ cao TPHCM, làm "cầu
nối" đưa một số chuyên gia
Hàn Quốc sang Việt Nam t́m hiểu và
khảo sát đầu tư vào đây. Ông
cho biết một trường đào
tạo chuyên viên kỹ thuật cao ở
quê hương ông đă đồng ư
hợp tác nhằm đạo tạo và cung
cấp nhân lực cho khu công nghệ cao này.
"Trong một ngày gần đây, tôi
sẽ dẫn một đoàn gồm 200
chuyên gia và doanh nhân Hàn Quốc sang t́m
hiểu về khu công nghệ này", ông
nói.
Năm
2003, Đài Truyền h́nh MBC của Hàn
Quốc đă sang Việt Nam làm phim về
ông trong loạt chương tŕnh mang chủ
đề "Doanh nhân Hàn Quốc thành
đạt ở nước ngoài".
Ông
Han cho biết từ khi làm ăn ở
Việt Nam, vài ba năm ông mới về thăm
nhà một lần. "Tuy nhiên, mỗi
lần như thế tôi lại thấy như
ḿnh xa lạ hơn trên chính quê hương
ḿnh và lại cảm thấy nhớ
Việt Nam. Việt Nam như đă ăn
vào máu thịt tôi", ông tâm sự.
Nay,
với ba cơ sở làm ăn ở ba nơi,
ông Han hầu như không có giờ nghỉ.
Lúc ở nông trường tận Tây Ninh,
lúc loay hoay dọn dẹp trong nhà hàng ở
TPHCM, lúc lại xắn tay áo lội dọc
khu resort ở B́nh Dương để
đôn đốc việc xây dựng… Cô
con gái út của ông đă tốt nghiệp
khoa Tiếng Việt tại trường
Đại học Khoa học Xă hội và
Nhân văn TPHCM. Cô hiện đang làm cho
một đài truyền h́nh Hàn Quốc và
học tiếp cao học với mong ước
sẽ làm được một cuốn
từ điển Việt - Hàn. Người
anh của cô cũng đang theo học
tiếng Việt tại Đại học
Khoa học Xă hội và Nhân văn. "Tôi
muốn các con tôi sau này cũng theo bước
ḿnh góp phần xây dựng mối quan
hệ Việt-Hàn càng thêm gắn bó.
Hỏi
rằng ông có điều ǵ chia sẻ
với các doanh nhân Hàn Quốc? Ông Han nói:
"Nhập gia tùy tục. Làm ăn ở
đâu th́ phải t́m hiểu kỹ càng
phong tục, tập quán ở đó. Hăy cho
đi rồi sẽ được nhận
lại gấp bội".
Vũ
Phong (Thời Báo Kinh Tế Sàig̣n)
|