|
Nhà
ảo thuật trên cây wasabi
 |
Phan Đ́nh Thái Sơn với thành quả
của ḿnh - Ảnh: N.H.T́nh |
Tuổi Trẻ Jan 6th 2004 - Đang làm ở Viện Nghiên
cứu hạt nhân Đà Lạt, đùng một cái
Phan Đ́nh Thái Sơn nhảy vào rừng
trồng wasabi, thứ cây trồng xa lạ với
nông dân VN. Cuộc chơi lăng mạn cũng là
cuộc chinh phục cho thỏa chí tuổi
trẻ, chỉ biết rằng khi Sơn ngoảnh
lại th́ đă... bảy năm ở rừng
rồi...
Một đam mê quá đáng yêu,
bởi người ta học đại học
để mong “tiến về thành phố”, t́m
cơ hội ngồi trong salon, c̣n anh bạn Sơn
của tôi lại quyết làm nông dân, mà là nông
dân ở tận... trong rừng già. Đà Lạt
lấy đâu những cánh rừng lá rộng,
thế nên suốt mấy năm đầu Sơn
trôi dạt theo những cánh rừng từ Lâm Hà
lên Tà Nùng, Lạc Dương... để t́m
kiếm những cánh rừng độc đáo,
sinh cảnh, ẩm độ phù hợp với cây
wasabi.
Có những vùng rừng người
ta dọa “chắc chắn sẽ tiêu v́ sốt rét”
vẫn cứ lao tới, vẫn hạ trại.
Trong hành tŕnh ấy, có nơi hạ trại dăm
tháng cho những khảo nghiệm, có nơi chính
thức trồng đại trà kéo dài đến
2-3 năm. Vậy mà những đám wasabi cứ tàn
lụi dần, thất bại liên tục theo
những trang trại di trú.
Không nản chí, Sơn tiếp
tục cùng những chuyên gia về cây wasabi người
Nhật “cày” nát rừng núi vùng Lạc Dương
(huyện c̣n nhiều rừng nhất nước
- trên 300.000ha) trên cao nguyên Lang Bian để t́m
cho được một cánh rừng lư tưởng,
sau khi nhóm người này vừa bỏ Sa Pa
(tỉnh Lào Cai) mà chạy v́ wasabi không chịu
nổi tuyết rơi ở miền Mẫu Sơn.
Điểm dừng lại bốn năm qua (mà không
biết có phải di chuyển tiếp không) là
rừng Đưng K’Nớ, một thung lũng sâu
tập trung những loài cây lá rộng, trong khi bao
quanh vẫn là ngút ngàn rừng thông lá kim.
Bảy năm gặp lại, dáng
vẻ thư sinh của Sơn biến mất -
một “thực tế nhan sắc” mà chàng ta
phải trả cho... rừng, cho những năm dài
ăn bờ ngủ bụi, thiếu trước
hụt sau, tách biệt với phố phường,
và sự không nương tay của những cơn
sốt rét rừng.
 |
Rừng wasabi hàng trăm hecta gần
như một tay Sơn tạo dựng
- Ảnh: N.H.T́nh |
Củ của cây wasabi được dùng
chế ra mù tạt để ăn với
thực phẩm tươi sống, chẳng
hạn: tôm, cua, cá hồi, cá ngừ đại
dương...
Giờ đây,
trong cái vị cay xè xông lên tới mũi
ấy, ở VN có một người dám
đổi tuổi trẻ để lấy
wasabi, ao ước nó trở thành cây
trồng lớn trong nền nông nghiệp (giá
trị 30-100 USD/kg), và khát khao sẽ dùng
wasabi để đánh thức thêm những
cánh rừng lá rộng ẩm thấp
của quê nhà.
|
Những chuyên gia Nhật tạt sang
rồi lại ra đi, cứ thế thả
cả một cánh rừng wasabi heo hút cho Sơn
chinh chiến. Để hôm nay, nh́n cánh rừng
wasabi ẩn sinh dưới mặt đất, dưới
bóng cây rừng mát lạnh và màu xanh non mượt
của ngàn ngàn lớp lớp wasabi rải ra đây
đó mới thấy hết sự lăng mạn,
bền bỉ của Sơn.
Sơn đă chiến thắng cây
wasabi, sau bảy năm bị nó “dần” cho lên
bờ xuống ruộng. Bây giờ th́ không
chỉ trồng được, xử lư bất
cứ sâu, nấm, sự cố bệnh tật nào,
chính Sơn c̣n xây dựng hoàn chỉnh quy tŕnh
trồng wasabi ở nhiều điều kiện
sinh cảnh, môi trường khí hậu trong điều
kiện VN.
Độc đáo hơn, chính Sơn
đă là người đột phá sản
xuất giống wasabi bằng phương pháp vô
tính, điều mà những nước trồng
wasabi khác không thể. Âm thầm suốt ba năm
tự khảo cứu chiết tách cây non và cho ra
rễ thành công, Sơn đặt dấu chấm
dứt việc nhập giống bằng hạt
từ Nhật sang.
Các công ty sản xuất mù
tạt của Nhật thừa nhận: chất lượng
củ wasabi ở đây ( dưới tay Sơn) c̣n
tốt hơn cả ở Trung Quốc. Rồi
đến những chuyên gia wasabi người
Nhật khi trở lại cũng đă gật gù
về khả năng làm “ảo thuật trên cây
wasabi” của Sơn mà bảo rằng: “...Ông Sơn
đă là chuyên gia cây wasabi!”.
Giới khoa học nông nghiệp thán
phục, c̣n công ty của Sơn (Công ty Nông
sản thực phẩm Lâm Đồng) th́ mát
ruột bởi xen trong những trang trại wasabi
thương phẩm tràn đầy sức
sống (trồng lấy củ) là những vườn
ươm cây non dự trữ muốn bao nhiêu cũng
có.
Chính Sơn c̣n mở ra cơ hội
bảo đảm đời sống cho trên 500 người
Cil ở các buôn làng quanh rừng Lán Tranh,
Đưng K’Nớ này. Thành công nhân hưởng
lương cao ngay giữa rừng, họ tạm
biệt nghề gỡ dớn, trèo hái lan và
cả đốt phá rừng phù du, bấp bênh bao
đời.
Một phần tuổi trẻ của
Sơn đă “đóng học phí” cho rừng,
để có những container wasabi được
trồng từ VN xuất sang chính xứ sở
của nó: Nhật, để từ đó sản
xuất những tuưp mù tạt tung đi khắp
thế giới.
NGUYỄN HÀNG T̀NH
|
|