|
Pham Duy:
Về thôi có 100 năm đâu mà đợi
Vietweek
Nguyễn
Quang Minh
Nhạc sĩ Phạm Duy, cây đại thụ duy
nhất c̣n sót lại của âm nhạc Việt
Nam vừa mới trở về từ pḥng cấp
cứu của bệnh viện Fountain Valley, sau
một biến chứng đột ngột của
thuốc… Một hiệu ứng của tuổi
già, chuyện cũng thường thôi, v́ năm
nay, ông đă 86 tuổi. Mấy ai đă sống
được như Phạm Duy, chỉ với
con số thời gian đó, trải qua những
biến thiên của thời cuộc, tâm hồn người
nghệ sĩ như Phạm Duy vẫn c̣n là cái
“đinh” của thời cuộc, thật là
một hạnh phúc, và một niềm bất
hạnh như ông đă từng nói trong một
dịp gần đây khi chúng tôi đến thăm
ông. Nơi ông ở, cuộc sống và con người
vẫn eo xèo, nơi ông sẽ đến, chắc
ǵ sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên, đàng sau
những chọn lựa cho ḿnh một thế
để đứng, để sống, Phạm
Duy c̣n, măi c̣n là một ông bố gương
mẫu cho những người con của ông, cho
gia đ́nh của ông, dù ở bất cứ nơi
đâu, bất cứ thời điểm và hoàn
cảnh nào. Không lâu nữa, chờ cho sức
khỏe ổn định, Phạm Duy sẽ
về Việt Nam luôn. Bônsa không muốn ông ở
lại. Người Bônsa “dữ dằn” không
để ông ở lại. Và ông đi là một
chuyện tất yếu.
Chúng tôi thăm nhạc sĩ Phạm Duy trong lúc
cả Bônsa đang sôi lên chuyện ông có
quyết định về ở Việt Nam luôn,
đài lớn, đài nhỏ, báo lớn, báo
nhỏ xúm vào “đánh hội đồng” ông.
Rồi gia đ́nh ông phản ứng, có thái độ
qua diễn đàn Việt Weekly, lại thêm
một lần nữa những phản ứng
mạnh mẽ khác tiếp tục là những làn
sóng dữ đ̣i hỏi ở ông một
“lập trường”, một bản lănh
“kẻ sĩ”. Trong khi đó, Phạm Duy trước
sau chỉ cho rằng ḿnh là một nghệ sĩ
mẫn cảm với thời cuộc. Một
nghệ sĩ với tất cả sự
“trần gian” của hắn với cuộc
đời.
Trong lần ghé thăm ông lần thứ 3,
Phạm Duy cho chúng tôi xem một thiên phóng sự
được gởi ra từ trong nước,
về một bà mẹ 100 tuổi, ở một
miền quê hẻo lánh, đă trải qua chiến
tranh, mất mát con trai, sống đời nghèo
khổ và cuối cùng, đă được chính
phủ cấp cho nhà, cho đất để
sống… Đoạn phim cụ Nguyễn Thị Ngoan
vừa xỏ kim, vừa hát nguyên bài “Nhớ Người
Ra Đi” (Dân ca kháng chiến/ Thái Nguyên 1947) đúng
với nguyên bản. Ông nói “…c̣n quí hơn, sướng
hơn bất cứ một giải thưởng nào,
kề cả giải thưởng Hồ Chí Minh,
hay Lê Nin, hay ǵ ǵ đó. Với tôi, chỉ
nội việc một bà cụ 100 tuổi (năm
2002) đă thuộc và giữ trong ḷng bà bài hát
của tôi suốt 60 năm, tôi nghĩ ḿnh đă
làm được một việc đáng kể.
Âm nhạc của tôi, qua những khó khăn
của thời cuộc vẫn có một sức
sống mănh liệt…” Phạm Duy nói.
Dưới đây là câu chuyện của chúng tôi.
...................................
Nguyễn Quang Minh (NQM): Trong một cuộc
phỏng vấn với Việt Weekly cách đây 3
năm, thưa nhạc sĩ, ông nói rằng đă
“tắt đèn, chùi mặt, rời sân
khấu…” h́nh như lời nói này không đúng
với thực tế, với những eo xèo cho
chuyến đi về ở Việt Nam luôn,
bắt đầu một hành tŕnh mới?
Phạm Duy (PD): Nói như thế nào, không riêng ǵ
tôi, mà nhân loại nói chung, người Việt
Nam cũng vậy, chúng ta bị giam trong một
số phận. Số phận của chúng ta là
muốn được sống vui, sống
hạnh phúc. Không ai muốn độc tài, không
ai muốn g̣ bó. Thế nhưng, khó có ai thoát
khỏi những ràng buộc. Tôi vẫn nghĩ ḿnh
đă thoát ra sự ràng buộc của con người
từ lâu rồi, từ 50, 60 năm trước.
NQM: Ông cảm thấy thoát ra như thế nào?
PD: Khi ra nước ngoài (1975), phải mất
tới 10 năm trời đau khổ v́ mất nhà
mất cửa, phải lập nghiệp mới.
Cho tới khi tôi viết “Rong Ca”, rồi
“Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ”… là lúc tôi
đă đi ra ngoài rồi. Thiên hạ không nh́n
thấy thôi.
NQM: Nhưng gần đây, qua “Hương Ca”,
ông lại trở lại với đời
sống, với nguyên vẹn t́nh cảm của
một nghệ sĩ ở tuổi… 86?
PD: Sau khi viết “Kiều”, rồi những
lần về lại Việt Nam, tôi có hứng
viết lại, “Hương Ca” là cảm xúc
mới, khác thời kỳ 1945 chứ, khác 1953, khác
2000. Tôi không c̣n là “Quê hương tôi có con sông
đào xinh xắn” nữa, nếu cứ như
vậy, chỉ là cũ thôi.
NQM: Trong “Rong Ca”, người nghe tưởng
rằng với ca khúc “Người T́nh già trên
đầu non”, là lúc Phạm Duy đă đi luôn
vào không gian, nhưng khi nghe “Tắm Truồng Đêm
Trăng” trong “Hương Ca”, lại thấy
Phạm Duy lặn ngụp trở lại trần
gian, tại sao vậy?
PD: (cười) th́ anh đă đi, em gọi anh
về th́ anh về… Cảm tưởng của tôi
khi về lại Việt Nam đúng như Từ
Thức về lại trần gian, không c̣n ai
biết, không c̣n ai hay nữa. Nhưng tôi vẫn
về, vẫn phải về. Không riêng ǵ tôi, mà
ông Kỳ, ông Thích Nhất Hạnh, hay ông nào cũng
vậy, ai cũng muốn về quê hương, dù
là ai. Âm nhạc của tôi bây giờ không
phải là một biến cố văn nghệ
nữa, nhưng nó phản ánh tâm tư của tôi,
riêng tôi thôi. Trong hồi kư của tôi có nói, âm
nhạc của tôi giai đoạn này không màng
tới chuyện khen chê, không cần ai đánh giá
này nọ nữa. Tôi nghĩ ḿnh đă nếm
đủ vinh nhục của đời sống
trong suốt hơn một nửa thế kỷ qua
rồi. Tôi vẫn đứng ở giữa
chợ đời.
NQM: Điều mong muốn cuối đời của
nhạc sĩ là ǵ?
PD: Trong dịp về Việt Nam năm 2002, tôi
được một nhà sử học Việt
Nam là ông Lê Văn Lang, một trong bốn nhà
sử học Việt Nam, người đang cùng
với một ủy ban nghiên cứu lịch
sử, khôi phục lại Thành Thăng Long cũ.
Ông Lang đă tặng tôi một cuốn Vidéo, quay
một phóng sự về một bà cụ,
sống ở thôn Lập Chí - Xă Minh Trí -Huyện
Sóc Sơn trải qua chiến tranh, có 2 con là
bộ đội, hy sinh anh dũng. Bà sống
với con dâu (năm nay cũng ngoài 80) và một
ḷng kính Chúa yêu người. Bà được Đảng
và nhà nước cấp nhà, cấp đất
cho sinh sống… Nói chung là một gương ân
t́nh điển h́nh của nhà nước đối
với người dân có công với cách
mạng. Trong một đoạn phim, bà cụ
Nguyễn Thị Ngoan đă hát gần như
trọn bài hát “Tiễn người ra đi”
của tôi (viết năm 1947) với nguyên
bản. Khi xem khúc phim này, tôi quá cảm động.
Tôi có cảm giác đă “tới nơi”
rồi. Những huy chương Hồ Chí Minh, Lê
Nin hay những khen tặng tại Hí viện này
nọ, các chương tŕnh lớn nhỏ cũng
không bằng một bà cụ 100 tuổi, công giáo
thuận thành, có con trai chết trận, mà
vẫn dùng bài hát của tôi như một an
ủi, vỗ về suốt 60 năm! Thiệt là
tài t́nh. Họ nói tôi kiêu ngạo, tôi thế này
thế kia… th́ cứ để họ nói. Như
các anh đây, ở đâu có xa xôi ǵ với tôi,
mà có khi hàng tháng, hàng năm mới gặp nhau?
(nói đến đây, nhạc sĩ Phạm Duy
mời chúng tôi, anh Lê Vũ, chủ nhiệm
Việt Weekly, ông Phạm Văn Kỳ Thanh và tôi
cùng xem thiên phóng sự nói về bà cụ
Nguyễn Thị Ngoan, hát bài hát của Phạm
Duy)
NQM: Thưa nhạc sĩ Phạm Duy, ông nghĩ ǵ
về thiên phóng sự này?
PD: Tôi nghĩ ngay, đời sống âm nhạc
của tôi đến đây là đủ. Tôi sinh
ra là một nhạc sĩ. Mà nhạc sĩ, ai cũng
muốn trở thành Bethoven, Mozart, c̣n tôi, khi xem
những thước phim như trên, tôi mới
thấy ḿnh, biết là âm nhạc của ḿnh là
cho người dân lam lũ, khổ sở và, nói
như nhà sử học Lê Văn Lang, một
số nhạc phẩm của tôi thời kháng
chiến đă “nâng đỡ”, “an ủi”
những bà mẹ già, những em thơ, những
vợ góa trong cuộc chiến tranh Pháp, rồi
Mỹ. Một bài hát khác, như bài “Bà Mẹ
Gio Linh” (Dân ca kháng chiến - Làng Gio Linh 1948), có
người bảo tôi rằng, họ nhắc tôi,
sao tôi không về thăm họ. Nhưng họ nói
thế thôi, không được thâu vào h́nh, c̣n
thiên phóng sự này h́nh ảnh hẳn hoi, cảm
động lắm. Sau này, tôi nghiêäm ra rằng…
Một cách siêu h́nh, những nhạc phẩm có tính
lịch sử trong một giai đoạn lịch
sử, sẽ c̣n măi măi với thời gian. Tôi
may mắn là một chứng nhân bằng âm
nhạc trong những giai đoạn thăng
trầm, để có cơ hội “khóc cười
theo vận nước nổi trôi” là vậy.
Ở đây, người ta có vinh danh tôi hàng ngh́n
buổi, ăn mặc đẹp đi dự
ở hí viện La Mirada, cũng không bằng
một bà cụ ở tận Sóc Sơn, hát bài hát
của tôi. Âm nhạc của tôi không dành cho
những thính pḥng ở La Mirada. Mà ở những
nơi có người mẹ mất con, mất
tất cả những ǵ thương yêu nhất,
và âm nhạc của tôi đă an ủi được
họ, gắn bó một cách thần kỳ
với họ qua nhiều thập niên. Bà cụ không
hề cho tôi một xu nào, lại đang ở
một nơi c̣n cấm, c̣n hạn chế
nhạc của tôi, thế mà bài hát vẫn
cứ được ghi lại, cất lên.
Thật là quí hóa quá.
NQM: Theo chủ quan của ông, ở Việt Nam,
sự cảm t́nh của người dân đối
với âm nhạc của ông ra sao?
PD: Đây này, một bằng chứng hùng hồn
rồi đấy, chúng ta vừa xem xong cuốn
phim tài liệu, phóng sự về bà cụ
Nguyễn Thị Ngoan đó… Trong dịp ca sĩ
Duy Quang, con trai lớn của tôi hát ở Sài G̣n,
6 đêm bán vé hết sạch. Nghe Duy Quang hát, khán
giả muốn được nghe nhạc của
tôi. Nhưng Duy Quang chưa được hát
nhạc của tôi. Khi đó, khán giả cũng
không biết là có tôi hiện diện, ngồi
ở dưới, khi Duy Quang giới thiệu tôi,
anh có thể tưởng tưởng không… dân
chúng nhao lên, muốn đổ cả ban-công v́
muốn được hỏi thăm tôi.
Những h́nh ảnh đó, làm tôi rất cảm
động.
NQM: Theo ông, tại sao đến giờ này, trong nước,
chính quyền Việt Nam vẫn chưa cho phép
phổ biến nhạc của ông?
PD: Có nhiều người đă thay tôi hỏi
vấn đề này, th́ phía những người
có thẩm quyền nói họ không cấm. Tôi
đă viết thơ hỏi thẳng ông Vũ
Khoan, theo đúng một nghị quyết của nhà
nước về vấn đề văn hóa.
Họ sẽ trả lời cho tôi. Tôi đang
chờ. Cả nước biết tôi đă
ngồi kư 7 cái đơn xin về nước. Đến
ngày 28 tháng 3, 2005, tôi sẽ khám sức khỏe và
dự tính về Việt Nam luôn. Hiện nay tôi
đang thu xếp chuyện nhà cửa, con cái để
về lại quê hương.
NQM: Như vậy, điểm chính để ông
về lại là khán giả, những người
yêu âm nhạc của ông?
PD: Cái chính, là một nhà văn, một nhà báo…
nhân tâm tùy mạng mỡ. Giữa một vài
triệu người với 80 triệu người,
anh chọn ai?
NQM: Xin hỏi nhạc sĩ một câu, đối
với người Việt ḿnh ít ai dám hỏi,
mặc dù ai cũng muốn biết, là việc ông
về kỳ này, ở tuổi của ông,
việc nằm xuống tại quê hương, có
ư nghĩa ǵ?
PD: Có nghĩa chứ. Anh chưa tới 86 tuổi.
Chỉ cần anh 80 thôi, anh sẽ thấy
những ǵ tôi đang muốn nói. Không có ǵ siêu
h́nh cho bằng có 3 thằng. Một là tướng
chiến trường, một thằng tu, tôn giáo,
và một thằng nghệ sĩ… Không hẹn mà
gặp. Mà cả ba thằng này chưa chắc
đă yêu ǵ nhau, mà cùng gặp nhau tại
Việt Nam. Năm nay là năm Ất Dậu,
một năm đầy những biến cố.
Th́ một người suốt đời chỉ
tin vào ḿnh vẫn giật ḿnh ngẫm nghĩ…
thế này là thế nào?
NQM: Cách đây khá lâu, trong một sinh hoạt văn
nghệ, tôi được nghe từ nhạc sĩ,
cho rằng ông là người bị cộng
sản thù ghét, v́ năm 54 (?) về thành, rồi
năm 1975 lại chạy qua Mỹ, ông đề
cập một cách khá dí dỏm…Vậy th́, theo
tôi hiểu, ḷng yêu thương con người, hướng
thượng của ông có ngược lại
với chủ nghĩa cộng sản, khiến
họ cứ phải “rượt” theo ông,
vậy sự trở về của ông cho thấy
là chủ nghĩa đó đă thay đổi (?),
phù hợp với quan niệm sống của ông,
hay là ông đang thỏa hiệp với những ǵ
mà ông chối bỏ nhiều năm qua?
PD: Vấn đề cũng chẳng gay go như
anh tŕnh bày đâu. Trong hồi kư của tôi,
đă nói rơ rằng, nếu cuộc kháng
chiến chống Pháp không có ông Hồ Chí Minh, mà
có bất kỳ một ông Hồ, ông Nguyễn,
ông Trần nào đó, tất cả người dân,
nghệ sĩ chúng tôi đều theo hết. Chúng
tôi không theo kháng chiến, không yêu nước vào
thời điểm đó th́ mới lạ. Lúc
đó tôi mới 20 tuổi. Cộng sản hay
lắm chứ. Cả thế giới thích, chứ
có riêng ǵ tôi? Đó là một xu thế. Nói
thật nhé, 20 tuổi, ngu lắm… chỉ v́ lúc
đó có vợ, vợ có con,… chạy vào Sàig̣n,
sợ khổ. Thế thôi. Chẳng có ǵ khác. Khi
chạy vào th́ ông Diệm, ông Mỹ bơm cho ḿnh
nói xấu, th́ ḿnh thấy xấu, thế thôi. Xu
thế mà. Nhưng bây giờ tôi có thể nói
thế này, đă qua 60 năm, tôi về, và tôi
đă tận mắt thấy, cái xấu mà tôi
từng thấy, từng tưởng tượng
ra đă không c̣n. Và tôi muốn về Việt Nam
sống luôn. Nghị quyết 36, mở rộng cho
người dân về lại, tôi về thôi.
NQM: Như vậy, ông không phải là người
làm chính trị?
PD: Không bao giờ tôi làm chính trị. Nếu tôi
làm chính trị, bây giờ tôi đă là ông
phụ tá của ông Hồ Chí Minh rồi, hay
tổng trưởng của ông Ngô Đ́nh Diệm
rồi. Phải công b́nh nh́n tôi đi, tôi là
một nghệ sĩ. Dù sao đi chăng nữa.
Tôi là nạn nhân… của tôi!
NQM: V́ sao?
PD: V́ nổi danh quá. Nói vậy thôi. Tôi chỉ là
người hát rong. Tôi chẳng tự cao tự
đại, nếu vậy, sao tôi có thể làm
đơn đi xin hát? Người nghệ sĩ
bị chính trị cuốn lấy như con trăn,
không thoát ra được. Thế mới
khổ. Cứ xem Trịnh Công Sơn, Văn Cao,
hay ngoài này như ông Mai Thảo, cũng bị chính
trị cuốn vào. C̣n tôi, tôi thoát ra được.
Tôi buồn cái buồn của nhân dân, vui cái vui
của nhân dân.
NQM: Ông thấy ở Việt Nam ra sao, về
mặt đời sống?
PD: Tôi đă về hơn 10 lần. Đời
sống rất thoải mái. Hai giờ sáng hàng quán,
tiệm ăn vẫn mở đông nghẹt. C̣n bên
này, mới 8 giờ tối đă đóng cửa.
NQM: Ông là người đi về Việt Nam
nhiều lần kể từ vài năm qua.
Rộng hơn, ông là người sống và
trải qua nhiều giai đoạn lịch sử,
ông là người sống ở hải ngoại cũng
lâu, hiểu rất rơ bản chất của đời
sống người dân hải ngoại, tóm
lại, ông là người nh́n rơ cả hai phía,
xin ông cho một đánh giá, một cái nh́n chung
cả trong và ngoài?
PD: Chúng ta cứ bị giam vào những thành
kiến cũ. Rồi tự buộc ḿnh vào
bởi các chính kiến khác nhau mà quên một
điểm quan trọng, là “b́nh thường hóa
cuộc đời”. B́nh thường hóa thế
nào là do mỗi người. Tôi cũng đă…
bất thường hóa vài chục năm, cho
tới khi gần đây, tôi đă b́nh thường
được rồi (h́ h́). Làm sao không mất
b́nh thường khi mất 3 cái nhà, các con bị
kẹt lại sau 1975? Sang đây lại phải
đi cày, lái taxi. Cho tôi khi tôi làm rong ca (1988),
nhờ âm nhạc, tôi ra khỏi sự mất quân
b́nh của đời sống cơm áo. Thôi đi.
Bây giờ cho tôi xin, đừng nói, đừng
hỏi nữa…
NQM: Tương lai Việt Nam có… sáng lạng không?
PD: Ơ hay, tôi có phải thầy bói đâu? (h́
h́).
|
|