4. Sự Phân Phối Tên Họ Tại
Việt Nam: Sau khi biết số tên họ
tại Việt Nam, một câu hỏi đặt
ra là các ḍng họ được phân
phối thế nào? Một hiện tượng
đúng cho mọi xă hội là quốc gia nào
cũng chỉ có một số họ mà
tỷ lệ dân chúng mang họ này nhiều hơn
họ khác. Hiện nay, Việt Nam chưa có
con số thống kê chính thức cho biết
tên họ được phân phối ra sao. Do
đó, chúng tôi tŕnh bày vấn đề căn
cứ trên tài liệu sách vở và nhận xét
thực tế.
Người đầu tiên đề cập
đến vấn đề này là học
giả Pháp Pierre Gourou. Trong tác phẩm Les
Paysans Du Delta Tonkinois, xuất bản năm
1936, tác giả cho biết 37% dân số đồng
bằng Bắc Việt mang họ Nguyễn.
Nếu chỉ tính tỉnh Bắc Ninh th́ có
tất cả 93 tên họ, trong đó 54% dân
số mang họ Nguyễn. Riêng xă Đại
Liễn, 99% dân số có họ Nguyễn,
một làng họ Đinh. Riêng về họ
Nguyễn tác giả Vũ Hiệp viết
về tỷ lệ người Việt Nam
mang họ Nguyễn như sau:
Khảo sát các lớp học nhiều
cấp, từ tiểu học tới đại
học ở ba miền đất nước,
chúng tôi thống kê và thấy số sinh viên
học sinh mang họ Nguyễn chiếm tỷ
lệ 30% đến 35%, thậm chí có lớp
học số học sinh họ Nguyễn
chiếm 40% đến 45%. Nói chung, trong toàn
quốc người Việt Nam mang họ
Nguyễn có thể chiếm 33%. Như thế
hiện nay (2000), nước ta có 74 triệu
người th́ số công dân Việt Nam mang
họ Nguyễn đă có hơn 24 triệu người.
Đọc các tác phẩm địa phương
chí, người ta thường thấy các thôn
làng mang tên như Nguyễn Xá, Dương Xá,
Cao Xá, Ngô Xá, Đặng Xá, Lưu Trạch,
Đỗ Gia, Lư Trai. Các từ Nguyễn, Dương,
Đỗ, Lư là tên họ, các từ Xá,
Trạch, Gia, Trai có nghĩa là nhà. Chắc
hẳn, lúc ban đầu những làng đó
được thành lập do một ḍng
họ và sau này, cư dân đều là
hậu duệ của người đă
lập ra làng. Làng Dương Xá thuộc
huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa có
đến 80% cư dân mang họ Dương.
Dương Tam Kha, theo Đại Việt
Sử Kư Tiền Biên, là người ở làng
Dương Xá. Khi xưa, theo cách tổ
chức làng xă, mỗi làng có nhiều giáp.
Giáp có thể là tổ chức của các người
cùng họ. Giáo sư Toan Ánh cho biết, làng
Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh có 10 giáp chia theo ḍng họ. Giáp Đoài to
nhất gồm những người họ Đặng
Trần, thứ đến họ Khổng
thuộc giáp Đông.
Các ḍng họ ít người coi nhau như có
huyết thống nên không có các cuộc hôn
nhân giữa những người cùng họ.
Giáo sư Nghiêm Thẩm, trong tác phẩm
Esquisse D’une Étude Sur Les Interdits Chez Les
Vietnamiens, cho biết không bao giờ có
cuộc hôn nhân giữa những người
cùng họ Nghiêm.
Tài liệu sách vở không cho biết
nhiều về sự phân phối tên họ
tại Việt Nam. Nhưng, nếu xem các niên
giám điện thoại, hoặc quan sát
thực tế, ai cũng thấy các họ
Nguyễn, Trần, Lê, Vũ, Phạm, Ngô là
phổ biến nhất. Sau đó, đến
các họ như Bùi, Chu (Châu), Cao, Dương,
Đào, Đặng, Đinh, Đỗ, Hà,
Hồ, Hoàng (Huỳnh), Lưu, Lâm, Mai, Phan, Phùng,
Quan, Tạ, Tăng, Tô, Tôn, Tống, Thái,
Trịnh, Triệu, Trương.
Vào năm 1972, căn cứ vào danh sách 34,857
cử tri xă Phú Nhuận, Quận Tân B́nh,
Tỉnh Gia Định, chúng tôi thống kê
thấy họ Nguyễn chiếm 32%, họ
Trần 11%, họ Lê 10%, họ Phạm 7%.
Một câu hỏi được đặt
ra là tại sao bất cứ quốc gia nào cũng
chỉ có một số ít tên họ chiếm
tỷ lệ dân số cao? Các nhà tính danh
học trên thế giới chưa có lời
giải thích cho vấn nạn này.
Ngày mai: Nguồn gốc tên họ tại Trung
Quốc |