VietCatholic News (Thứ Bẩy
22/1/2005)
CHƯƠNG BỐN : TÊN CHÍNH
Tên người Việt Nam, Trung Quốc, Đại
Hàn, Hung Gia Lợi có công thức: Tên Họ +
Tên Đệm + Tên Chính. Ngược lại
thứ tự trên, hầu hết tên người
tây phương có công thức: Tên Chính + Tên
Đệm + Tên Họ. Về danh từ
chỉ tên này, các nhà ngữ học và tính
danh học, cả Âu lẫn Á, chưa có danh
từ thống nhất. Ở Việt Nam
học giả Nguyễn Bạt Tụy gọi
là tên đẻ, giáo sư Hà Mai Phương
gọi là tên tục, học giả Trịnh
Huy Tiến gọi là tên riêng, nhà nghiên
cứu Trần Ngọc Thêm gọi là tên riêng,
giáo sư Nguyễn Ngọc Huy gọi là tên
chính. Tiến sĩ Lê Trung Hoa gọi là tên chính.
Chúng tôi gọi là tên chính v́ hai lư do:
một là v́ loại tên này ai cũng phải
có và được sử dụng nhiều
nhất, hai là để phân biệt với các
tên như tên đệm, tên hiệu, tên
tục, tên cúng cơm, tên hèm, tên thụy
v.v…là các tên phụ thuộc, không phải
ai cũng có.
Với Anh ngữ, ta có ba từ chỉ tên chính:
Baptismal Name: tên rửa tội, Christian Name: tên
Kitô Giáo, Forename: tên đứng trước.
Tại Bắc Mỹ, người ta dùng First
Name: tên thứ nhất, Given Name: tên đặt.
Đôi khi người ta dùng từ Personal
Name: tên cá nhân, Proper Names: tên riêng. Tất
cả các từ ấy chỉ có nghĩa là tên
chính.
Thời sơ khai con người đặt
tên thế nào?
Trước khi t́m hiểu tên chính người
Việt Nam, ta cần biết khi mới
xuất hiện trên trái đất con người
đă đặt tên thế nào để
chỉ cá nhân? Câu hỏi này chưa có câu
trả lời chính xác v́ không có chứng tích
khảo cổ. Nhưng, theo sự suy đoán
của giáo sư Elsdon Smith, khi loài người
chưa biết đến hệ thống tên,
th́ để gọi một cá nhân, người
ta bắt chước giọng nói cao thấp
của người ấy. Đó là h́nh thức
tên đầu tiên của nhân loại.
Thế rồi, khi bắt đầu biết cách
đặt tên, người ta áp dụng nguyên
tắc dựa vào những đặc điểm
tính t́nh, thân xác, nghề nghiệp, ước
vọng của cha mẹ, hoặc môi trường
chung quanh để đặt tên cho cá nhân.
Đó là lư thuyết được các nhà tính
danh học chấp nhận. Lư thuyết này có
thể kiểm chứng qua các tên trong kinh thánh
của Do Thái Giáo. Cuốn sách cổ nhất
của Do Thái Giáo là Sáng Thế Kư được
viết vào thế kỷ thứ 13 trước
công nguyên. Hăy nêu ra một số tên trong
quyển kinh này để chứng nghiệm
cho lư thuyết trên:
Tên dựa trên đặc điểm thân xác:
Amri: Lưu loát, Asar: vui vẻ, Geddel: to cao,
Laban: trắng, Edom: đỏ, Azbai: lùn. Noemi:
đẹp. Ozni: tai to.
Dựa trên đặc điểm tính t́nh:
Doeg: lo âu, Dalila: thương cảm, Ruth: thân
thiết, Noe: di động, Eve: mẹ của
sự sống, Nahum: người an ủi, Job:
bị hất hủi.
Dựa trên ước vọng của cha
mẹ: Abraham: cha các dân tộc, Joshua: Chúa
là ơn cứu độ, Moses: người
cứu thoát.
Dựa trên môi trường: Adam: đất
sét, Oren: cây thông, Susan: bông huệ, Jonas:
bồ câu, Elas: cây sồi, Sephora: chim nhỏ,
Debora: con ong, Samson: mặt trời
Dựa trên nghề nghiệp: Obed: nô
tỳ, Amon: người xây cất, Berzellai:
thợ khóa, Somer: người trông coi.
Áp dụng lư thuyết trên, ta t́m hiểu tên
chính người Việt Nam. Chương này
gồm ba mục: Mục một, nghiên cứu
tên chính người Việt Nam. Mục hai,
nghiên cứu tên chính người tây phương.
Mục ba, so sánh tên chính người tây phương
và Việt Nam.
MỤC I : TÊN CHÍNH CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM
Trong mục này, tên chính người Việt
được lần lượt nghiên
cứu qua 5 tiết: (a) phân loại tên chính,
(b) những h́nh thức tên chính, (c) các
tục lệ khi đặt tên chính, (d) nguyên
tắc chọn tên chính, (e) sự biến
đổi tên chính.
TIẾT A. PHÂN LOẠI TÊN CHÍNH
Nếu tên họ của người Việt
Nam có khoảng trên dưới 1000, th́ tên chính,
theo nguyên tắc, lại có rất nhiều, và
việc thực hiện một quyển
từ điển để giải thích ư
nghĩa các tên chính như các nước tây
phương đă làm, là điều không
cần thiết, v́ tên người Việt
Nam cũng như Trung Quốc thuộc ngôn
ngữ thông thường. Tuy nhiên, nếu căn
cứ vào nguồn gốc ngôn ngữ, tên chính
của người Việt Nam có thể chia làm
3 loại: gốc Hán Việt, gốc Nôm,
gốc tây phương.
1. Tên Từ Gốc Hán Việt: Đại
đa số tên chính của người
Việt Nam đều lấy từ gốc Hán
Việt. Xét về phương diện phát âm,
tên loại này nghe ‘‘kêu’’hơn các
từ Nôm. Tên Nguyễn Trung Trực nghe hay hơn
tên Nguyễn Văn Rồi. Nếu xét về
phương diện ư nghĩa, tên Hán
Việt thường được cấu
tạo bằng hai từ: một để làm
tên đệm, một để làm tên chính.
Hai từ đó hợp lại có ư nghĩa
rộng hơn, hoa mỹ hơn. Do vậy, tên
chính lấy từ nguồn gốc Hán
Việt rất phù hợp cho việc đặt
tên người Việt Nam. Ví dụ Lê Vĩnh
Phú (giàu có muôn đời), Nguyễn Thị
Bạch Tuyết (trong trắng như
tuyết), Vũ Hoài An (mong được an b́nh).
2. Tên Từ Gốc Nôm: Nếu tên chính
lấy từ gốc Hán Việt có vẻ văn
chương, hoa mỹ bao nhiêu, th́ tên từ
gốc Nôm có vẻ mộc mạc bấy nhiêu.
Tên gốc Nôm thường được các
gia đ́nh ở nông thôn, ít học, đặt
cho con cái. Các tên như Bông, Rồi, Vui, Cười,
Lây, Há, Đực, Tí, C̣ v.v…đă làm
nhiều cô cậu băn khoăn, khó chịu
về cái tên của ḿnh, nhất là khi cô
cậu lại lên thành thị sinh sống.
3. Tên Từ Gốc Tây Phương:
Từ khi Pháp đặt xong nền đô
hộ tại Việt Nam vào cuối thế
kỷ 19, một số gia đ́nh có liên
hệ mật thiết với Pháp đă đặt
tên con bằng những tên Pháp. Hiện tượng
này thấy xuất hiện tại Sàig̣n
nhiều hơn các nơi khác, v́ theo thỏa
ước với triều đ́nh Nguyễn,
miền Nam theo quy chế thuộc địa,
c̣n Trung và Bắc theo quy chế bảo
hộ. Trong danh sách thí sinh Tú Tài tại thành
phố Sàig̣n trước 1975, người ta
thấy những tên như Trần Văn
Pierre, Lê Văn Paul, Trần Thị Paulette,
Nguyễn Thị Suzanne. Sau 30 tháng Tư năm
1975, gần hai triệu người bỏ nước
ra đi. Họ sống tản mát khắp nơi,
hầu hết ở Hoa Kỳ và các nước
Âu Châu. Những người này khi nhập
quốc tịch, thường lấy tên
mới phù hợp với ngôn ngữ và phong
tục của quốc gia họ cư trú.
Việc lấy tên mới thiết tưởng
là cần thiết v́ người bản
xứ không gặp trở ngại khi xưng hô,
giúp cho công việc làm ăn giao dịch
dễ dàng, và đôi khi tránh bớt
được cảnh bị kỳ thị
chủng tộc.
Việc đổi sang tên Mỹ không bó
buộc, nhưng đôi khi cần thiết v́
một vài tên Việt đồng âm hay đồng
dạng với từ Anh ngữ có ư nghĩa
xấu. Ví dụ rất nhiều người
Việt có tên Dung, Dũng, Dụng. Các tên này
hay đối với người Việt, nhưng
khi viết trên giấy tờ ở nước
ngoài, Dũng, Dụng đều phải
bỏ dấu ngă hay nặng đi, thành Dung
hết. Tiếng Dung của Việt ngữ có
tự dạng giống hệt từ Dung
của Anh ngữ và có nghĩa là phân trâu hay
phân ḅ. Từ ngữ Đinh hay Định
trong tiếng Việt đồng âm với
từ Ding của Anh ngữ có nghĩa là
được rải phân. Các tên như Phúc,
Phục, Phát, Pháp cũng giống trường
hợp tên Dũng hay Dung v́ tên Phúc đồng
âm với một từ Anh ngữ có ư nghĩa
rất tục tĩu và khiếm nhă. Một
thí dụ điển h́nh khác là tên Bích. Đối
với Việt Nam, tên này thường đặt
cho phụ nữ v́ ư nghĩa hay và đẹp,
như Bích Vân, Bích Ngọc, Bích Mai, Xuân Bích,
Ngọc Bích. Nhưng đối với
những người nói tiếng Anh, tên Bích
phát âm gần giống chữ Bitch. Chữ này
có toàn nghĩa xấu và áp dụng cho nữ
giới. Bitch nghĩa là chó cái, chồn cái,
con mụ nanh ác, con mụ lẳng lơ dâm
đăng, con mụ phản trắc. Người
Hoa Kỳ chửi ai là “đồ chó đẻ”,
họ nói “Son of a bitch”. Người bạn
chúng tôi có cô con gái tên Bích nằm trong
bệnh viện, giới chức hành chánh
đă cẩn thận treo bảng với hàng
chữ đỏ: Name Alert nghĩa là hăy
cẩn thận để nhắc nhở y tá,
bác sĩ phải rất cẩn thận khi
gọi tên, tránh sự xúc phạm. Thay v́ phát
âm đúng tên Bích, họ đă gọi cô Bích
là cô Bai hay cô Bi.
Người Việt đổi sang tên Mỹ
đôi khi cũng gặp chuyên rắc rối.
Ví dụ người họ Vũ nào đó
lấy tên là Robert Vũ. Với người
Hoa Kỳ, tên này b́nh thường và đọc
là Bob Vu v́ Robert được gọi tắt
là Bob. Đối với người Việt
tên Bob Vũ nghe không được lịch
sự cho lắm v́ từ Bob được
phát âm là Bóp. Người có tên Bob Vu
chắc chắn phải ngượng ngùng
lắm khi có người gọi tên ḿnh.
Ngoài ra, các tên Việt Nam ở nước
ngoài phải viết đảo ngược
thứ tự cho hợp phong tục, nên cũng
sinh lắm chuyện rắc rối. Ví dụ
ông Trần Từ Thiện viết đảo
ngược thành ông Thiện Từ Trần,
cô Tô Mộng Lan viết đảo ngược
và bỏ dấu thành Lan Mong To, anh Phạm Vi
thành Vi Pham, anh Phạm Tùng thành Tung Pham.
TIẾT B: NHỮNG H̀NH THỨC TÊN CHÍNH
Đọc tên các danh nhân lịch sử đến
tên người Việt Nam hiện nay, người
ta thấy có sự tiến hóa về phương
diện h́nh thức. Thoạt đầu,
từ thời Hùng Vương đến
thế kỷ thứ 6, hầu hết tên các
nhân vật lịch sử chỉ có tên
họ và tên chính. Sau thế kỷ thứ 6,
đa số tên người Việt có ba
tiếng gồm tên họ, tên đệm, và
tên chính. Đến thế kỷ 19, trong hoàng
tộc nhà Nguyễn thấy xuất hiện tên
4 từ ngữ: Nguyễn Phúc Miên Tông,
tức vua Thiệu Trị. Ngày nay, cả tên
đàn ông lẫn tên đàn bà đang có
khuynh hướng trở thành 4 từ ngữ.
Sang đầu thế kỷ 21, chúng tôi đă
đọc thấy tên 5 từ ngữ
Nguyễn Hoàng Gia Anh Quốc trên bia mộ
của một em bé tại San Jose, California.
Để thấy sự tiến hóa tên chính,
chúng ta nghiên cứu vấn đề trên phương
diện h́nh thức ngôn ngữ và giống tính.
1. Tên Chính Xét Theo Phương Diện H́nh
Thức: Tên chính có hai loại, tên
đơn và tên kép. Tên đơn là tên có
một từ ngữ như Lê Lợi,
Phạm Quỳnh. Tên kép là tên được
cấu tạo bằng 2 hay 3 từ ngữ
để diễn tả một ư nghĩa. Ví
dụ:
Tên hai chữ: Nguyễn Bạt Tụy.
Tên ba chữ: Đinh Quang Anh Thái
Tên bốn chữ: Nguyễn Hoàng Gia Anh
Quốc.
Biết tên nào đơn hay kép là vấn
đề khó. Hăy nêu một thí dụ ông
Nguyễn Thành Công. Nếu tên đệm Thành
được truyền từ đời này
sang đời nọ th́ chữ Thành phải
đi với tên họ Nguyễn để
chỉ ḍng họ Nguyễn Thành. Ngược
lại, nếu tên đệm Thành không
được cha truyền con nối th́
chữ Thành phải đi với tên chính thành
tên kép: Thành Công.
2. Tên Chính Xét Theo Phương Diện
Giống Tính: Tên chính người Việt
được chia làm hai loại. Tên đàn
ông và tên đàn bà. Lối phân loại này,
nếu áp dụng cho người tây phương
như Hoa Kỳ chẳng hạn, sẽ khá chính
xác v́ tên đàn ông hầu như khác
hẳn tên đàn bà. Nhưng, đối
với người Việt, lối phân
loại này chỉ có giá trị tương
đối, v́ không phải đọc bất
cứ tên nào, ta cũng phân biệt được
đó là đàn ông hay đàn bà. Ví dụ tên
Quỳnh, Kiên, Ḥa, Hiền, Phương,
Thủy có thể là tên của cả đàn
ông lẫn đàn bà. Tuy nhiên, v́ kiểu
thức chọn tên đàn ông khác đàn bà
nên người ta cũng có thể đoán
đúng được đến 70% tên nào
chỉ đàn bà, tên nào chỉ đàn ông.
a. Tên đàn bà: Đọc lịch
sử Việt nam, người ta thấy khi xưa
đàn bà chỉ có tên đơn, Trưng
Trắc, Trưng Nhị. Măi đến
thế kỷ 10 đời nhà Đinh mới
thấy xuất hiện tên kép. Công Chúa Minh
Châu con của vua Đinh Tiên Hoàng. Ngày nay,
muốn tên con gái được bóng bảy,
các bậc cha mẹ có khuynh hướng đặt
tên kép cho con. Các nhà hộ sinh tại thành
phố Sàig̣n trước năm 1975, tặng
các sản phụ sách dậy nuôi con, trong
đó đề nghị một số tên
để đặt cho trẻ sơ sinh.
Tất cả 150 tên đề nghị đều
là tên kép. Dù đơn hay kép, tên phụ
nữ thường được chọn
trong các nhóm sau:
-Tên loài hoa và cây có dáng điệu dịu dàng:
Mai, Lan, Cúc, Hoa, Hương, Quỳnh, Tiên, Cúc,
Huệ, Liên, Liễu, Hồng,
-Tên loài chim đẹp có tiếng hót hay:
Yến, Anh, Oanh, Phượng, Loan, Mi, Nhạn,
Ca (sơn ca).
-Tên loài đá quư: Bích, Ngọc, Trân, Châu,
Kim.
-Tên loại vải quư: Nhung, Gấm, Là,
Lụa, Lượt, The, Vóc.
-Từ ngữ chỉ đức tính công,
dung, ngôn, hạnh: Hạnh, Thảo, Hiền,
Dung, Tuyết.
-Từ ngữ có âm thanh nhẹ nhàng, có ư nghĩa
hoa mỹ: Vân,Thúy, Diễm, Lệ, Nguyệt,
Trang, Huyền.
Đại khái, có thể xếp nhiều nhóm,
từ những tên thanh cao bóng bảy, đến
những tên nghe mộc mạc b́nh thường.
Tuy nhiên, nguyên tắc tổng quát là khi đặt
tên cho con gái, người ta bao giờ cũng
chọn tiếng thanh tao, nhẹ nhàng. Thật
khó mà gặp được các cô chưa
chồng có tên là Tạ, Tấn, Sức, Cường,
Hùng.
b. Tên đàn ông: Đọc trong lịch
sử, đàn ông có tên kép rất sớm. Bên
cạnh một Lư Tiến, Lư Cầm, người
ta đă thấy một Triệu Quang Phục,
Lư Ông Trọng. Nếu nguyên tắc chọn tên
đàn bà là chọn tiếng thanh tao nhẹ
nhàng, th́ tên đàn ông lại được
chọn trong các tiếng biểu lộ
được sự hùng dũng về
thể xác lẫn tinh thần. Tên đàn ông
thường được chọn trong các
nhóm sau đây:
-Tiếng chỉ sức mạnh : Cương,
Cường, Hùng, Tráng, Dũng.
-Tiếng chỉ trí tuệ: Thông, Minh, Trí,
Tuệ, Sáng, Hoài, Vọng.
-Tiếng chỉ đức hạnh: Nhân,
Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Công,
-Tiếng chỉ tiền tài danh vọng: Phú,
Quư, Kim, Tài, Danh.
V́ dân gian thường chọn tên trong các nhóm
kể trên, nên một danh sách 50 người
Việt nam, thế nào cũng có ít nhất
hai người trùng tên.
TIẾT C: CÁC TỤC LỆ KHI ĐẶT
TÊN CHÍNH.
Đời sống người Việt Nam lúc
nào cũng thấm nhuần tinh thần tôn giáo,
bàng bạc ḷng mê tín dị đoan, và
bị ràng buộc bởi muôn ngh́n điều
kiêng kỵ. Đời sống siêu h́nh
ấy được thể hiện rất rơ
trong các tục lệ đặt tên. Có 5
tục lệ khi đặt tên chính: (1) Đặt
tên muộn, (2) Đặt tên xấu, (3) Ghét
ai đặt tên người ấy, (4) Các
điều kiêng kỵ khi đặt tên chính,
(5) Đặt hai tên.
1. Đặt Tên Muộn: Ngày xưa, khi
gia đ́nh có trẻ sơ sinh, luật pháp cũng
như tục lệ không bó buộc phải
khai sinh ngay. Người ta chỉ gọi đứa
bé bằng một tên rất chung như con
trai gọi là thằng C̣, thằng Cu. Con gái
gọi cái Đỏ, con Hĩm, Cái Tít. Trường
hợp đặt tên muộn được
chứng minh qua câu ca dao:
Hỡi thằng cu lớn, hỡi thằng
cu Bé, cu Tí, cu Tị, cu Tỉ ơi!
Con dậy con ăn cơm với ông, để
mẹ lấy chồng kiếm chút em con.
Tại sao dân ta lại chọn các tên xấu
và có ư nghĩa chung chung như thế? Để
trả lời câu hỏi này thiết tưởng
ta cần biết tục lệ đặt tên
xấu.
2. Đặt Tên Xấu: Tục lệ
đặt tên xấu đă được tŕnh
bày trong chương một, mục hai,
tiết một với tiêu đề Tên
Tục. Ở đây, xin tóm lược để
độc giả tiện việc theo dơi.
Một khi người Việt cần đặt
tên rơ ràng cho trẻ sơ sinh, họ thường
chọn tên thật xấu, đôi khi có ư nghĩa
dơ dáy tục tĩu. Tục lệ này phát
xuất từ sự mê tín dị đoan, cho
rằng trẻ sơ sinh chết nhiều v́ tà
ma thích bắt những đứa trẻ
đẹp. V́ vậy, họ tránh tên đẹp
và không thích ai khen con họ đẹp.
Dụng ư để tà ma tưởng lầm
là đứa bé xấu, không đáng bắt.
Các tên thường được dân gian
chọn là Bùn, Sẹo, Muông, Cầy, Chó,
Vện. Trường hợp gia đ́nh đẻ
nhiều con mà bị chết yểu cả th́
đứa con mới sinh được đặt
là Xin, với ư nghĩa đây là đứa
con đi xin về nuôi, hoặc đây là
đứa con của người ăn xin,
ăn mày.
Các tên xấu thường được
lấy trong các nhóm từ ngữ sau đây:
- Các từ ngữ chỉ khuyết tật: Lùn,
Lé, Trọc, Hí, Mập, Tẹt, Tũn,
Giồ.
- Các từ ngữ chỉ tính t́nh xấu: Ngáo,
Ngơ, Dại, Khùng.
- Các từ ngữ chỉ giống vật: Cún,
Vện, Khoang, Tí, Bê, Ḅ.
- Các từ ngữ chỉ thảo mộc: Mít,
Bưởi, Chanh, Cam, Ổi.
- Các từ ngữ chỉ vật liệu nhà:
Cột, Kèo, Tranh, Gạch, Bùn.
Ngoài việc đặt tên xấu v́ mê tín
dị đoan, người ta c̣n thấy các
gia đ́nh quyền quư ngày xưa có tục dùng
những từ bóng bảy, đẹp đẽ
để đặt tên cho con ruột, con
đẻ, nhưng dùng từ xấu xa đặt
tên cho con ăn, người ở hay nô t́
trong gia đ́nh. Mục đích để khách
biết ai là con đẻ, con nuôi. Tục
lệ này c̣n thấy chứng tích nơi tên
hai nhân vật lịch sử hồi kháng
chiến Nguyên Mông đó là Dă Tượng và
Yết Kiêu. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư
ghi như sau:
Hưng Đạo Vương có hai người
nô tên là Dă Tượng và Yết Kiêu. Dă tượng
nghĩa là voi rừng; Yết Kiêu là tên loài
chó mơm ngắn. Dùng tên thú vật đặt
tên cho con người nói lên cái địa
vị làm nô thấp kép của họ
Tục lệ đặt tên xấu không
chỉ có trong xă hội Việt Nam mà
thấy có nhiều nơi trên thế giới
như Trung Quốc, Đại Hàn, Hy Lạp,
La Mă, Phi Châu. Những tên có ư nghĩa chung
chung, và xấu chưa phải là tên chính
thức. Đến khoảng 5, 3 tuổi người
ta mới đặt tên chính thức cho con và
lúc này lại bị ràng buộc bởi
một số tục lệ khác, trong đó có
tục ghét ai đặt tên người
ấy.
3. Ghét Ai Đặt Tên Người Ấy: Tại
Âu Mỹ, kính trọng ai, cảm phục ai,
người ta lấy tên người ấy
để đặt cho con. Hai cô con gái song
sinh của Tổng Thống Bush một cô tên
là Barbara Bush, cô kia là Jenna Bush. Barbara là tên
của bà nội. Nhiều người tây phương
v́ kính trọng Chúa và Đức Mẹ Maria nên
lấy tên Jesus hay Maria làm tên chính.
Trái lại, tại Việt Nam, cha mẹ ghét
ai, người hàng xóm chẳng hạn,
cứ lấy ngay cái tên ông bà đó,
hoặc thâm hiểm hơn, lấy tên ông bà,
cha mẹ của người đó mà đặt
cho con. Rồi, khi biết người ḿnh không
ưa đang quanh quẩn gần nhà, th́
cứ réo gọi tên con ḿnh mà chửi.
Chiến thuật giận cá chém thớt làm
cho địch thủ vô cùng ấm ức. Nhà
văn Nguyễn Công Hoan đă mô tả
hiện tượng xă hội này :
Vợ chồng đang dở câu chuyện,
bỗng bên hàng xóm có tiếng bác Trương
Thi gái mắng con:
Thằng Yểng hư thật. Mày coi t́m xem nó
ở đâu không. Ban sáng nó vừa lảng
vảng ở đây mà.
Bác Trương trai ồ ồ nói:
-Tao thấy nó chui qua hàng rào nhà bác Pha
ấy.
Bác Trương Gái gái lại the thé:
-Thế th́ sang mà t́m, thấy đứa nào
ăn cắp, đem mà đào mả bố nó
lên.
Pha bị nói cạnh, bỗng nảy ra
một ư kiến:
-Bu nó ạ! Phải rồi.
Rồi anh nói thầm.
Chị Pha cau mặt.
-Cái ǵ? Th́ nói to lên nào.
-Tôi nghĩ ra tên thằng cu rồi.
-Tên là ǵ?
-Đặt tên nó là Bạch.
- Sao lại Bạch?
-Th́ nhé, Trương Thi đặt tên con nó là
Yểng, tội ǵ ḿnh không gọi tên con ḿnh
là Bạch.
-Thế tên bố nó là Bạch à?
Pha vênh váo đáp:
-Ừ, ừ chỗ hàng xóm với nhau mà nó
đi lấy tên bố ḿnh để đặt
cho con nó, th́ tội ǵ ḿnh không báo thù? Không
th́ làng nước lại bảo ḿnh
chịu lép.
Khi đặt tên con, nhiều người
đă vô ư đặt trùng tên người bà
con, hoặc tên người hàng xóm nên đă
sinh ra chuyện bất ḥa, có khi đưa
đến chuyện tuyệt giao. Do căn nguyên
này mà có những điều kiêng kỵ khi
đặt tên chính.
4. Những Điều Kiêng Kỵ Khi Đặt
Tên Chính: Khi đặt tên chính cho con,
phải tuyệt đối tránh tên ông
tổ họ nội, họ ngoại, ông bà
cha mẹ và tất cả những người
trong gia tộc, những người cùng làng
cùng xóm, kể cả tên vị thành hoàng làng
xă. V́ phải tránh nhiều như vậy, nên
vợ chồng mới cưới thường
có tục bế con đầu ḷng đến
trước mặt ông bà xin đặt tên
cho con. Tục lệ này vừa để
tỏ ḷng tôn kính bố mẹ, vừa tránh
được những tên của họ hàng
mà vợ chồng trẻ mới lấy nhau chưa
biết. Tuy nhiên, về địa danh, ta
thấy dân gian đi ngược lại
tục kỵ húy là lấy tên người
đặt cho một số vị trí. Ví
dụ chung quanh thành phố Sàig̣n, ta thấy
các địa danh: Chợ Ông Tạ, Chợ Bà
Chiểu, Chợ Bà Hom, Cống Bà Xếp, Ngă
Ba Chú Ía, Bà Quẹo, Bà Rịa, Lái Thiêu, Bà
Om (ở Trà Vinh), Cầu Ông Th́n, Giồng Ông
Tố. Qua các địa danh trên, ta thấy toàn
là các nơi nhỏ hẹp, và người
được lấy tên là những người
cư ngụ ở đó, thuộc giai cấp
thấp trong xă hội. Trái lại, do ảnh
hưởng của văn hóa tây phương,
ngày nay, người ta lấy tên các vị
vua chúa, danh nhân lịch sử, anh hùng dân
tộc để đặt tên cho các
đường phố, coi đó không
phải là điều kiêng kỵ nữa.
Ngày xưa, những nhà học thức, khi
đặt tên cho con, c̣n tránh cả những
tên trùng hợp với địa danh. Các gia
đ́nh nho phong lễ giáo kiêng đặt tên
con gái bằng những từ ngữ gợi lên
ư nghĩa lả lơi, dâm đăng. Họ thường
tránh các tiếng như Sương, Hoa,
Nguyệt v́ các từ này được
hiểu một cách khắt khe là tà dâm. Ví
dụ để chỉ một cô gái điếm,
người ta dùng từ “gái ăn sương".
C̣n từ Hoa, Nguyệt đă được
ca dao giải thích ư nghĩa như sau:
Thôi thôi, tôi van cậu rằng đừng!
Tuổi tôi c̣n bé chưa từng nguyệt
hoa,
Tôi về gọi chị tôi ra,
Chị tôi đă lớn, nguyệt hoa đă
từng.
Các tên như Sen, Nhài, Nụ cũng bị các
gia đ́nh kiểu cách không dùng đến v́
các tiếng đó thường là tên các cô
gái đi ở đợ cho các gia đ́nh giàu
sang, phú quư.
5. Đặt Hai Tên: Ngoài việc đặt
tên xấu để tránh tà ma, người
Việt Nam xưa c̣n có tục đặt thêm
tên thứ hai, hoặc thứ ba. Ví dụ vua
Quang Trung Nguyễn Huệ có tên là Thơm, là
B́nh. Vua Trần Thái Tông có tên là Cảnh, là
Bồ. Có hai nguyên nhân giải thích tục
lệ này.
Thứ nhất để tránh tên húy. Tên
thứ nhất hay tên chính được
gọi là tên húy. Giới trí thức thời
xưa dùng tên tự để tránh tên húy. C̣n
trong dân gian, v́ nguyên tắc đặt tên
tự phức tạp nên người ta đặt
tên thứ hai để tránh tên húy. Tên
thứ hai không có giá trị về mặt hành
chánh v́ chỉ dùng để xưng hô.
Thứ hai để tránh phiền phức pháp
lư: Thời xưa, khi làng xă có người
phạm pháp, nhất là tội phạm chính
trị, nếu gặp giới chức chính
quyền ở đó tham nhũng, th́ tất
cả những người cùng tên đều
bị bắt để điều tra.
Nhằm tránh trường hợp này hoặc
tránh bị vu oan giáng họa, dân gian đặt
thêm tên thứ hai để nếu bị
bắt, họ sẽ chứng minh bằng
giấy tờ ḿnh không phải là cá nhân
đó.
TIẾT D: CÁC NGUYÊN TẮC CHỌN TÊN CHÍNH
Như đă nói, bất cứ tiếng nào
trong kho tàng ngôn ngữ Việt, có nghĩa hay
vô nghĩa, cũng có thể là tên người
Việt Nam. Tuy nhiên, khi chọn các từ
ngữ làm tên chính, người ta thường
tuân theo bốn nguyên tắc chính sau đây:(1)
Chọn tên có ư nghĩa tốt đẹp,
(2) Chọn tên để biểu lộ cha con
cùng huyết thống, (3) Chọn tên để
phân biệt thế hệ, (4) Chọn tên
để ghi dấu biến cố xảy ra
trong gia đ́nh.
1. Chọn Tên Có Ư Nghĩa Tốt Đẹp:
Khi đặt tên cho con, trừ các gia đ́nh
thiếu học, đều cố gắng
chọn cho con cái tên để khi đọc
lên vừa có ư nghĩa tốt đẹp,
vừa có ư nghĩa hoa mỹ. Do vậy,
nhiều gia đ́nh đă phải ṿ đầu
bứt tai cả tuần, tham khảo hết
người này tới người nọ,
mới chọn được cái tên vừa
ư. Nhiều gia đ́nh phải nhờ các
bậc túc nho đặt tên mà họ gọi
là tên chữ. Theo quan niệm thẩm mỹ,
chịu ảnh hưởng văn hóa Trung
Quốc, các tên có ư nghĩa tốt đẹp,
hoa mỹ được chọn trong các nhóm
từ ngữ sau đây:
a. Nhóm từ ngữ chỉ nhân sinh quan và vũ
trụ quan của Khổng Giáo:
- Tam tài: Thiên, Địa, Nhân.
- Tam đa: Phúc, Lộc, Thọ.
- Tam ṭng: Phu, Phụ, Tử
- Tam cương: Quân, Sư, Phụ
- Tứ đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
- Tứ thời: Xuân, Hạ, Thu, Đông
- Tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng.
- Tứ hữu: Mai, Lan, Cúc, Trúc v.v…
b. Nhóm từ ngữ chỉ nét đẹp
thể xác: Nét đẹp khả ái:
Diễm, Lệ, Phương, Dung, Hằng,
Tuyết, Thụy v.v…Tên nữ giới thường
tuân theo nguyên tắc này.
c. Những từ ngữ chỉ nét đẹp
tinh thần: Các tên được chọn
là các tiếng diễn tả được
ư niệm đạo đức đông phương:
Đoan, Trang, Tuyết, Trinh, Hiền, Thương,
Hùng, Dũng, Bảo, Trân, Trọng, Châu.
Muốn hiểu được ư nghĩa
tốt đẹp của tên chính, đôi khi
không chỉ căn cứ vào một yếu
tố ư nghĩa của từ ngữ, mà c̣n
phải để ư đến các yếu
tố khác. Ví dụ có hai tên Phượng và
Hoàng. Đọc hai tên này ta mới chỉ
thấy đẹp, chưa thấy ư nghĩa
thâm trầm. Nhưng nếu người
ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng có tên này
th́ quả thực Phượng và Hoàng là hai
cái tên vừa đẹp vừa thâm thúy
nhất. Nhà văn Trà Lũ viết về
chuyện này như sau:
Ông có người cháu họ lấy vợ
năm ngoái, năm nay đẻ một lúc hai
đứa con gái. Anh này thỉnh ư ông ODP
về việc đặt tên. V́ vợ nó người
Đà Nẵng nên ông đề nghị đặt
tên là Phượng và Hoàng. Ông giải thích
như thế này: một thắng cảnh
nổi tiếng miền Trung là Ngũ Hành Sơn.
Thắng cảnh này nằm trong xă Ḥa Long,
quận Ḥa Vang, tỉnh Quảng Nam, bây
giờ là một quận của ngoại ô
Đà Nẵng. Chân dẫy Trường Sơn
chạy qua vùng này ăn ra tận biển, là
nơi hội tụ quây quần của loài
chim quư phượng hoàng. Phượng hoàng
ở đây có bộ lông màu rất đẹp,
đầu vàng có mào tím, mỏ ngắn có màu
đỏ, cổ chim có khoang xanh, lồng
ngực vàng ửng, cánh chim có đốm
trắng, đuôi chim rất dài và có màu ngũ
sắc. Phượng hoàng thích làm tổ trong
các ghềnh đá chênh vênh sườn núi.
Tổ chim bao giờ cũng làm bằng các
loại hoa thơm đă khô và quay về hướng
nam để hưởng gió mát mùa hè và tránh
gió bấc mùa đông.
Phượng hoàng líu lo với nhau nghe êm ái
như một ḍng suối. Tiếng chim hót
buổi sớm mai, réo rắt d́u dặt như
một màn hợp tấu lớn, vọng vào
vách núi, khi xa khi gần. Du khách nghe tiếng
chim tự nhiên thấy ḷng ḿnh thanh thản
lạ lùng. Chim trống và chim mái kết
bạn mùa xuân, và đẻ con mùa hạ. Sau
14 ngày chim con mới mở mắt. Đây là
thời gian thử lửa. Khi chim con vừa
mới mở mắt nh́n đời, th́ cha
mẹ chim tha hết đàn con ra một
ghềnh đá, đặt chúng thành một hàng
dài quay đầu về phía mặt trời
đang mọc. Rồi cha mẹ chim hót lên
một hồi líu lo, chừng như dậy
con bài học thứ nhất. Hót xong th́ cha
mẹ chim quan sát từng đứa con. Đến
khi mặt trời chiếu ánh rực rỡ
trên biển cả, đứa con nào mở
mắt nh́n mặt trời th́ cha mẹ chim
đặt chúng ra một chỗ riêng.
Những đứa con nào sợ hăi mặt
trời, mắt nhắm nghiền và cúi
xuống th́ cha mẹ chim liền vất ngay
xuống biển v́ cho rằng những đứa
này hèn nhát, yếu đuối. Sau đó cha
mẹ chim lại hót líu lo một hồi
nữa như ca ngợi những đứa
con can đảm, xứng đáng sống
cuộc đời tung hoành của ḍng họ
Phượng. Rồi cha mẹ sung sướng
tha những đứa con này về tổ
để tiếp tục chăm nuôi cho đến
lớn.
Bởi vậy chim phượng hoàng của Ngũ
Hành Sơn là biểu tượng ḷng can
đảm, đẹp tốt và thông minh. Người
mẹ gốc Ngũ Hành Sơn, quê hương
của loài chim quư Phượng Hoàng lấy
hai tiếng Phượng Hoàng đặt tên
cho hai đứa con là hay quá sức và
hợp lư hết sức.
Tuy nhiên, những tên đẹp đẽ trên
sẽ trở thành đề tài đàm
tiếu, mỉa mai nếu ư nghĩa tên trái
ngược với cuộc sống thực
tế. Tác giả người Pháp Mélanges,
từng sống ở Việt Nam lâu năm,
đă nhận xét vấn đề này:
Thiếu chi, người tên th́ tốt, mà
việc làm không tốt. Như có người
tên là Lành, là Thiện mà không lành không
thiện chút nào cả.
Khi xưa người ở Quảng B́nh, có
tục đặt tên con là Mẹt. Ngày nay,
tiếng mẹt đă biến nghĩa,
trở thành xấu, ám chỉ người
đàn bà quê mùa, qua câu nói châm biếm
“Thị Mẹt”. Theo linh mục Léopold Cadière,
trong sách Croyances Et Pratiques Religieuses Des
Vietnamiens, th́ chữ mẹt có nguyên nghĩa là
cái rổ, cái tráng, cái thúng, cái mẹt, cái
nia. Nói chung là các vật dụng xay lúa giă
gạo, chợ búa. Khi đặt tên con gái là
Mẹt, các gia đ́nh mong muốn cho con sau này
biết tề gia nội trợ.
Ư muốn con hay, con tốt c̣n được
biểu lộ trong trường hợp tên
con“đè” được tên cha. Ví dụ
trường hợp hai cha con ông Ngô Thời Sĩ
và Ngô Thời Nhậm. Chữ Nhậm trong Hán
tự viết gần giống chữ Sĩ,
chỉ khác chữ Nhậm có thêm nét phẩy
trên đầu chữ Sĩ. Lối đặt
tên này lấy trong quan niệm: Con hơn cha là
nhà có phúc.
Đa số tên người Việt Nam là
tiếng Hán Việt nên nhiều người
không hiểu rơ tên ḿnh và tên người khác
có ư nghĩa ǵ v́ nhiều từ đồng
âm, nhưng dị nghĩa. Ví dụ cùng phát
âm là Du nhưng từ Du có ít nhất 20 nghĩa
khác nhau. Để giải quyết vấn
đề này, các học giả như giáo sư
Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam Văn
Học Sử Yếu, đă chua thêm chữ Hán
vào sau tên mỗi nhân vật để ta
biết tên vị ấy có ư nghĩa ǵ. Ví
dụ chữ Du trong tên thi hào Nguyễn Du không
có nghĩa là đi chơi như trong
tiếng du xuân hay du hí, cũng không có nghĩa
là ca hát như du ca. Tên của thi hào
Nguyễn Du khi viết ra Hán tự có nghĩa
là xa xôi. Tên thi sĩ Trần Tế Xương
không có nghĩa là xương cốt, cũng
không phải là ma cọp mà ta gọi là hùm
tinh, cũng không có nghĩa là người vô
định hướng. Tên Xương
của cụ Tú có nghĩa là thịnh vượng,
đẹp, thẳng thắn. Do vậy, cụ
lấy tên tự là Tử Thịnh. Chữ
Thịnh và Xương trong Hán tự đều
có nghĩa là phát đạt, thịnh vượng.
2. Chọn Tên Để Biểu Lộ Liên
Hệ Huyết Thống: Quan niệm liên
hệ huyết thống rất phổ quát trên
thế giới. Mỗi dân tộc có một
đường lối riêng trong cách đặt
tên để biểu lộ quan niệm này.
Với người tây phương, người
ta dùng các biến dạng của tên họ và
tên đệm mà chúng tôi đă tŕnh bày trong
Tiết B, chương một và chương
hai. Riêng tại Việt Nam, người ta áp
dụng hai đường lối để
biểu lộ ư niệm liên hệ huyết
thống: một là dùng đường
lối Việt ngữ, hai là đường
lối Hán tự.
a. Nếu theo đường lối
Việt ngữ: Tên con cái sẽ tuân theo
một trong hai nguyên tắc là phát âm hay ư nghĩa
để biệu lộ ư niệm huyết
thống.
Nếu theo nguyên tắc phát âm, tên các con
sẽ có cùng âm khởi đầu hay âm
vận cuối. Ví dụ:
- Cùng âm khởi đầu: Thông, Thái, Thiên,
Thụ, Thưởng
- Cùng âm vận cuối: Trung, Dũng, Hùng,
Cung, Tùng.
Nếu theo nguyên tắc ư nghĩa, các tên
sẽ ở trong cùng nhóm từ ngữ có ư
nghĩa liên quan đến nhau. Ví dụ:
- Tam tài: Thiên, Địa, Nhân.
- Tam đa: Phúc, Lộc, Thọ.
- Tam ṭng: Phu, Phụ, Tử.
- Tam cương: Quân, Sư, Phụ.
- Tứ đức: Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
- Tứ thời: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng hay Phượng.
- Tứ hữu: Mai, Lan, Cúc, Trúc.
- Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hoả,
Thổ.
- Ngũ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc,
Trung.
- Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,
Tín.
- Địa chi: Tư, Sửu, Dần, Măo, Th́n,Tỵ,
Ngọ v.v...
- Thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu,
Kỷ v.v...
Tác giả Nguyễn Công Hoan đă viết
lại phong tục đặt tên theo kiểu
có cùng ư nghĩa:
- Này bu nó ạ, tôi định đặt
tên cho thằng cu là Trộn. Bu nó bảo
thế nào?
Chị Pha nhăn mặt lắc đầu,
-Không gọi thế được. Tên
xấu lắm. Hôm nào nhờ ông lang Sáng
đặt tên cho nó.
-Ồ, chả chữ nghĩa ǵ cả.
Giỏ nhà ai, quai nhà nấy. Không cần.
Quấy, Quậy, Ḥa, Sáo, Pha th́ tên thằng
cu là Trộn thế phải rồi c̣n ǵ.
-Nhưng các bác có đặt tên cho lũ cháu
thế đâu?
-Th́ con nhà bác Quậy chẳng là Sỏi, Sành
là ǵ ?
Đặt tên cùng ư nghĩa có nhiều
kiểu cách. Xin đan cử ba ví dụ: Quê
tôi là làng Phú Vinh, huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh B́nh, có gia đ́nh đặt tên các con
bằng các từ ngữ chỉ dụng
cụ nhà nông: Mai, Quốc, Xẻng, Giành, Cào,
Gióng. Đa số cư dân ở đây là người
Công Giáo nên một gia đ́nh khác lấy các
từ trong kinh sách Công Giáo để đặt
tên: Nhiệm, Mầu, Tin, Cậy, Kính,
Mến. Một gia đ́nh thân quen với cha
mẹ chúng tôi có 7 cô con gái, mỗi cô mang tên
một loại vải quư: Nhung, Là, Lụa, Lượt,
Gấm, The, Vóc. Linh mục Léopold Cadière, trong
bài viết về Nguồn Sơn, Quảng
Trị, cho biết có gia đ́nh đặt tên
con theo thế đất ở vùng biển: Cù,
Lao, Gành, G̣, Eo.
Nhiều gia đ́nh cố áp dụng hai nguyên
tắc trên để đặt tên cho con, nhưng
đôi khi đẻ nhiều quá, đứa
sau không c̣n từ ngữ cùng nhóm, nên đặt
một tên trệch ra khỏi đường
lối chung.
b. Nếu theo đường lối Hán
tự: Tên các con khi viết ra chữ Hán
sẽ có cùng một bộ. Lối đặt
tên này đ̣i hỏi khả năng chữ Hán
cao nên chỉ có các gia đ́nh nho gia hay vua chúa
mới áp dụng. Hăy nêu ra một số thí
dụ cụ thể:
-Tên các vua nhà hậu Lê là Kỳ, Hữu, Vũ,
Hội, Hợp, Đường, Phương,
Tường, Th́n, Diêu đều thuộc
bộ Kỳ.
-Tên các chúa Trịnh: Kiểm, Tùng, Tráng,
Tạc, Căn, Cương, Giang, Doanh, Sâm, Cán,
Khải đều thuộc bộ Mộc.
-Tên các chúa Nguyễn: Kim, Hoàng, Nguyên, Lan,
Tần, Trăn, Chu, Trú đều thuộc
bộ Thủy.
-Tên các chúa Nguyễn từ Nguyễn Phúc Khoát
tới Nguyễn Phúc Ánh dùng bộ Nhật.
Lối đặt tên này không phải là
đặc quyền của vua chúa, nhiều
gia đ́nh nho học cũng áp dụng. Ví
dụ tác giả truyện Kiều là cụ
Nguyễn Du có cụ thân sinh là Nguyễn
Nghiễm, có bác là quan tham tụng Nguyễn
Khản. Các tên Khản, Nghiễm, Du nếu
viết ra Hán tự, đều có bộ Nhân.
Tên các cụ Ngô Thời Chí, Ngô Thời Sĩ,
Ngô Thời Nhậm đều có bộ Sĩ.
Tên học giả Phạm Quỳnh và các con là
Phạm Dao, Phạm Khuê, Phạm Thị
Ngoạn, đều có bộ Ngọc. Lối
đặt tên trên mới chỉ chú ư đến
thế hệ cha con. Các cụ c̣n đặt
tên để phân biệt thế hệ cháu
chắt.
3. Chọn Tên Để Phân Biệt Ḍng Dơi
Thế Hệ: Khi Hán tự c̣n thịnh hành,
các nhà nho dựa vào đặc tính chữ Hán
để chọn tên nhằm phân biệt ḍng
dơi thế hệ. Đặc tính chữ Hán là
mỗi chữ thuộc về một bộ
trong hơn 200 bộ căn bản. Ví dụ các
chữ Hoa, Phương, Trà thuộc bộ
Thảo là cỏ. Các chữ Bản, Vị, Lư,
Đỗ, Đông thuộc bộ Mộc là cây.
Áp dụng đặc tính này vào việc
đặt tên, các nhà nho quy định đời
thứ nhất chọn các chữ cùng bộ,
bộ Mộc chẳng hạn, đời
thứ hai bộ Thủy, đời thứ ba
bộ Hỏa v.v.. Để con cháu dễ
nhớ, các cụ sáng tác bài thơ mà
mỗi chữ là một bộ chữ nho. Con
cháu cứ theo đó mà chọn tên. Điển
h́nh là vua Minh Mạng đă áp dụng
đường lối trên để đặt
tên cho con cháu:
Ngự Chế Mạng Danh Thi
Miên, Nhân, Kỳ, Sơn, Ngọc
Phụ, Nhân, Ngôn, Tài, Ḥa
Bối, Lực, Tài, Ngôn, Tâm
Ngọc, Thạch, Hoa, Ḥa, Tiểu.
Theo bài thơ trên, tên các hoàng tử
thuộc ḍng đế, mỗi thế hệ
sẽ dùng một bộ chữ. Tên các con vua
Minh Mạng đều dùng bộ Miên. Tên con
vua Thiệu Trị dùng bộ Nhân. Đến
hoàng tử Bảo Long, tức con vua Bảo
Đại, đời thứ năm, dùng
bộ Phụ.
4. Chọn Tên Để Ghi Dấu Biến
Cố Lịch Sử Trong Gia Đ́nh: Người
Âu Châu cũng như người Việt Nam và
Trung Quốc có lối đặt tên để
ghi nhớ biến cố lịch sử
xảy ra trong gia đ́nh. Ví dụ:
- Lấy địa danh: Vào năm 1954, có
cuộc di cư từ Bắc vào Nam, nhiều
gia đ́nh sinh con ở miền Nam đă đặt
tên con là Nam. Sinh ở Nha Trang đặt tên
con là Trang, sinh ở Vĩnh Long đặt tên
là Vĩnh hay Long v.v…
- Lấy tên thời gian xảy ra biến
cố như : Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Nhiều người tây phương có tên là
Noel, Natividas, Natalie. Các chữ này đều có
nghĩa là ngày lễ Giáng Sinh.
TIẾT E : SỰ BIẾN ĐỔI TÊN
CHÍNH
Dân tộc nào trên thế giới cũng có
tục thay đổi tên chính. Hai vị
Tổng Thống Hoa Kỳ là các ông Cleveland và
Wilson đều thay đổi tên chính. Ông
Cleveland bỏ tên Stephen lấy tên Grover thành
Grover Cleveland. Ông Wilson bỏ tên John lấy tên
Woodrow thành Woodrow Wilson. Với người
Việt Nam, từ ngày chấm dứt chế
độ quân chủ, nền hành chánh
bắt đầu thi hành giấy tờ
hộ tịch, th́ tên chính không được
dễ dàng thay đổi nữa. Tuy nhiên,
trong lịch sử có 7 trường hợp
biến đổi tên chính.
1. Biến Đổi Do Vua Ban Tên: Dưới
thời phong kiến, nhà vua không những có
quyền ban quốc tính, tức tên họ, mà
c̣n ban tên chính cho các công thần. Dân gian coi
đó là một ân thưởng trọng
hậu. Xin nêu một số trường
hợp:
Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đổi tên ông
Đỗ Viễn, đậu Tiến Sĩ năm
1478, thành Đỗ Cận. Ông Vũ Nghĩa
Chí, đậu Hoàng Giáp năm 1490, thành Vũ
Duệ. Ông Dương Bản Bang, đậu
Tiến Sĩ đời Hồng Đức
thứ 15, được vua ban quốc tính và
đổi tên là Tung. Vua Lê Nhân Tông (1442-1459)
đổi tên Tiến Sĩ Dương
Mỗi thành Dương Hải. Ông Nguyễn
Hễ, người huyện Thanh Oai, phủ
Ứng Thiên, trấn Sơn Nam, đậu
đệ nhất giáp Tiến Sĩ khoa Giáp
Tuất (1514), được vua Lê Tương
Dực (1509-1516) đổi tên là Nguyễn
Đức Lượng. Vua Tự Đức
(1848-1883) đổi tên ông Trần Bích San
(1839-1874) thành Trần Hy Tăng. Ông Dưỡng
Độn, tự Thời Mẫn, hiệu
Tốn Trai được đổi thành
Trần Tiễn Thành.
2. Biến Đổi V́ Kỵ Húy: Ngoài
dân gian, nếu tên con rể trùng với tên
ông bà, cha mẹ vợ, th́ tên con rể đổi
sang tên khác. Tên mới chỉ để xưng
hô hàng ngày, c̣n trong giấy tờ, tên
vẫn giữ như cũ. Trong chốn
triều đ́nh, những chữ húy như tên
vua, cha vua, hoàng hậu, tên lăng tẩm, khi
xưa được viết bằng Hán
tự, lúc đọc phải tránh âm, lúc
viết phải đổi thành chữ khác.
Đời vua nào cũng có sự kỵ húy.
Đơn cử đời vua Gia Long, 6 tên sau
đây phải đổi ra chữ khác
Kỵ Húy/ Nghĩa/ Đổi ra/ Nghĩa
Noăn/ Ấm/ Úc/ Ấm
Ánh/ Sáng/ Chiếu/ Sáng
Chủng/ Trong/ Thức/Trong
Cổn/ Tia nắng/ Diệu/ Ánh sáng
Hoàng/ Ṿng tṛn/ Viên/ Ṿng tṛn
Lan/ Hoa lan/ Hương/ Hương thơm.
Vấn đề kỵ húy là một định
chế chính trị, tôn giáo có ảnh hưởng
đến ngôn ngữ Việt Nam nên sẽ
được tŕnh bày thêm trong chương
Năm.
3. Đổi Tên V́ Bị Bó Buộc:
Đối với các quan có phẩm hàm cao,
việc đổi tên được coi là
điều hănh diện v́ đó là ân điển
vua ban. Nhưng, đối với quan chức
địa phương có phẩm hàm
thấp, việc đổi tên, nếu có, là
điều bó buộc.
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), triều
đ́nh ra chiếu chỉ như sau, được
ghi trong Đại Nam Điển Lệ:
Những chức quan của một tỉnh
nếu có cùng tên giống nhau th́ viên quan
phẩm trật thấp hơn phải đổi
tên hay bớt đi một chữ, hoặc
đổi hẳn chữ khác, hoặc đổi
thành chữ đồng âm nhưng khác
mặt chữ để khỏi lầm
lẫn và trùng tên.
4. Đổi Tên V́ Tự Ư: Đời
nào cũng có người đổi tên v́
tự ư và thường bắt nguồn
từ các nguyên nhân sau đây:
a. Muốn có tên đẹp hơn:
Nhiều gia đ́nh ít học đă đặt
tên con bằng những tiếng đọc lên
nghe không được ra vẻ cho lắm.
Đến khi lên thị thành, hay khi đi
học, bị bạn bè chọc ghẹo v́ cái
tên quê mùa, th́ một chị Trần Thị
Bông nào đó dễ dàng biến thành
Trần Thị Bạch Yến và anh Lê Văn
Đực biến thành anh Lê Thanh Tùng.
Bản tin của VnExpress. net ra ngày 17 tháng 6 năm
2003 cho biết : Bà Hà Thị Tiên Bưởi,
quận Tân B́nh, TP. HCM đă ba lần xin các
cấp chính quyền được đổi
tên. Tuy nhiên sở Tư Pháp thành phố không
đồng ư. Bà kiện Sở Tư Pháp ra
toà. Bản tin nguyên văn như sau: “Tôi
rất ngượng và khổ tâm v́ cái tên
của ḿnh. Người ta lấy tên tôi ra
để giỡn chơi, ghẹo là Bưởi
to, Bưởi nhỏ, Bưởi chua, Bưởi
ngọt…”Bà Hà Thị Tiên Bưởi nói
trong nước mắt. Sống trên đời
45 năm, lúc nào bà cũng phải chịu
cảnh bị người khác trêu ghẹo
với đủ các loại từ ghép mà
theo bà đó là những từ xấu,
thậm chí là thô tục. Ở quê trêu
vậy đă đành, lên đến thành
phố, người ta cũng chẳng để
bà yên. Bà nói ‘Tôi chịu như vậy là
quá đủ rồi, giờ đây tôi
muốn đổi tên để quăng đ̣i
c̣n lại được thanh thản hơn”
b. Muốn tránh mạng lưới pháp
luật: Tại nước nào cũng
vậy, các người phạm pháp thường
đổi sang tên khác để che dấu
tung tích.
c. Muốn có sự may mắn. Người
Trung Quốc cũng như người
Việt tin tưởng thay đổi tên có
thể thay đổi vận mạng. Một
thí dụ được nhiều người
nhắc nhở là trường hợp cụ
Tú Xương. Cụ tên là Trần Kế Xương
(1870-1907), con cụ Trần Kế Nhuận. Sau
khi đậu Tú Tài, ông tiếp tục thi
bằng Cử Nhân, nhưng cứ bị
hỏng v́ phạm trường quy. Do đó,
ông đổi thành Cao Xương để
hy vọng được may mắn. Chữ
Cao trong Hán tự có nghĩa là vượt
tới chỗ cao hơn. Cuối cùng ông
vẫn không thành công và đổi về
Trần Tế Xương.
Những gia đ́nh thông thuộc triết lư
đông phương, hiểu rơ vấn đề
tương sinh tương khắc của ngũ
hành, cũng sẽ đổi tên, nếu có
sự xung khắc trong tên cũ. Ví dụ
một người có tên là Trần Kim Lê. Xét
theo ngũ hành, tên này không đưa đến
sự may mắn, mà dẫn tới sự
hủy diệt v́ Lê viết ra Hán tự có
bộ Mộc. Mộc là cây không thể tương
sinh với kim, hiểu theo nghĩa rộng là
dao, búa, cưa đều làm bằng kim khí. Cây
mà gặp búa, dao, cưa có nghĩa là cây
bị chặt. Người có tên Kim Lê không
được may mắn.
Người Trung Quốc tin tưởng tên
ảnh hưởng đến vận
mạng, đưa đến sự may
mắn hay xúi quảy. Ví dụ một người
tên Lê Thị Minh Nguyệt, sinh năm Sửu
tức năm con Trâu. Minh Nguyệt là trăng
sáng, tuổi cô là tuổi Trâu. Trâu mà
phải làm tới khi trăng sáng th́ đời
cô Nguyệt vất vả tối tăm
lắm. Tác giả Evelyn Lip đă viết tác
phẩm Choosing Auspicious Chinese Names để hướng
dẫn cách đặt tên sao cho tương
hợp ngũ hành, đưa đến
sự may mắn.
5. Đổi Tên V́ Lư Do Tôn Giáo: Tu sĩ
của một số tôn giáo ở Việt Nam
thường dùng tên có liên quan đến tôn
giáo của ḿnh thay cho tên chính. Nhờ tên này,
ta có thể biết tịch đạo
của người ấy.
- Với Phật Giáo, ta có những tên
như pháp danh, pháp hiệu, pháp tự. Khi
đă có những tên này, người ta dùng
tên đó thay cho thế danh. Ví dụ người
ta gọi Đại Lăo Ḥa Thượng Thích
Đôn Hậu, chứ không dùng thế danh
Diệp Trương Thuần.
-Với Công Giáo, một số ḍng tu như
các tu sĩ ḍng La San, các nữ tu ḍng thánh
Phaolô có tập tục dùng tên thánh do nhà ḍng
đặt thay cho tên chính. Thầy dậy
của tôi là các d́ Isabelle, Madeleine, Monica và các
sư huynh Boniface, Félicien, Léopold.
-Với những giới chức đạo
Cao Đài, ta có những tên đặc
biệt đặt theo công thức Tên Phái +
Thế Danh + Tịch Đạo. Ví dụ Giáo Sư
Thượng Hậu Thanh của hội
Truyền Giáo Cao Đài, Giáo Sư Ngọc
Luyện Thanh ngụ tại Thánh Thất
Từ Vân tại thành phố Sàig̣n. Các tên này
chúng tôi đă tŕnh bày ở chương
một, tiết C: Các Tên Tôn Giáo.
-Với những người Việt theo
Hồi Giáo, họ cũng đặt tên
theo tôn giáo của họ. Ví dụ Dịch
giả kinh Qur’an (Coran) ra tiếng Việt là
ông Từ Công Thu, v́ theo đạo Hồi nên
ông có tên chính thức là Hassan Abdul Karim
6. Đổi Tên V́ Lư Do Chính Trị: Dưới
thời quân chủ, một triều đại
dù đă sụp đổ, nhưng vẫn có
người nuôi hoài băo khôi phục. Để
chính danh, người ấy phải đổi
tên để chứng minh với nhân dân
họ là thế gia triều đại trước.
Ví dụ Trần Thiêm B́nh tự xưng là
con vua Trần Nghệ Tông, sang Yên Kinh kể rơ
sự t́nh với Thánh Tổ nhà Minh về
việc Hồ Quư Ly tiếm nghịch.Tạ Sương
Phụng chống lại nhà Nguyễn,
muốn chiếm tỉnh Quảng Nam đă
mạo danh ḍng dơ nhà Lê đổi tên là Lê
Duy Minh.
Trong lịch sử cận đại,
những người hoạt động chính
trị đảng phái thường đổi
tên, để dễ bề hoạt động.
Việt Nam Quốc Dân Đảng có các ông
Nguyễn Ngọc Nhân đổi thành Vũ
Tam Anh. Nguyễn Văn Giảng thành Vũ
Hồng Khanh. Việt Nam Cách Mạng Đồng
Minh Hội có ông Nguyễn Hải Thần
đổi thành Vũ Hải Thu, Nguyễn
Cẩm Giang.
Về phía Đảng Cộng Sản rất
nhiều đảng viên đổi tên, nhưng
có lẽ người đổi tên nhiều
nhất thế giới là ông Hồ Chí Minh.
Ở đây, chỉ xin trích một số tên
được nhiều người biết.
Tên chính thức khi c̣n bé là Nguyễn Sinh
Cung, đi học lấy tên là Nguyễn
Tất Thành, trong khi hoạt động chính
trị, để tránh con mắt mật thám
Pháp, ông lấy các tên như Lư Thụy,
Victor, Song Man Tcho, Vương Sơn Nhi,
Trần Lực, Nguyễn Ái Quốc và sau cùng
là Hồ Chí Minh.
Một điều mỉa mai cho lịch
sử Việt Nam là sơ ước kư ngày 6
tháng 3 năm 1946, giữa đại diện
Pháp là Sainteny và 2 đại diện Việt
Nam là các ông Vũ Hồng Khanh và Hồ Chí
Minh, cả ba đều không dùng tên thật,
mà dùng tên giả.
Vào năm 1954, khi đất nước
Việt Nam bị chia đôi, một số người
miền Nam tập kết ra Bắc, gia đ́nh
ở lại miền Nam thường đổi
tên để tránh phiền lụy về an
ninh chính trị đối với chính
phủ miền Nam. Đến năm 1975, khi
đảng Cộng Sản chiếm miền
Nam, các gia đ́nh này lại điều
chỉnh giấy tờ hộ tịch cho
hợp với tên họ của người
thân đă tập kết ra Bắc, để
chứng minh với chính quyền Cộng
Sản rằng đây là gia đ́nh cách
mạng, có quyền được hưởng
quyền lợi vật chất mà nhà nước
dành cho các gia đ́nh cách mạng.
7. Bị Bỏ Tên Chính V́ Là Phái Nữ:
Khi xă hội Việt Nam c̣n chịu ảnh hưởng
văn hóa cổ truyền Trung Quốc, vai tṛ
phụ nữ không được đề
cao. Tên chính người đàn bà không
được nhắc nhở trong sử sách.
Sử gia triều đại nhà Nguyễn là
Trương Đăng Quế và Hà Duy Phiên nói
rơ điều này trong phần thể lệ
viết Đại Nam Liệt Truyện. Hai ông
viết: Khi chép về các hậu phi, chỉ
chép tên thụy, họ v́ tên thực của
các bà không được để lọt
ra khỏi cửa. Đó là theo thể lệ
chép truyện trong Minh sử.
Ngày nay, đọc các cổ thư như
Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, An Nam
Chí Lược, Đại Nam Liệt
Truyện, ta thấy các sử gia khi chép
về người đàn bà chỉ nhắc
đến tên họ và chữ thị như
Cù thị, Lê thị. Đến các nhà
viết văn học sử Việt Nam
hiện nay, khi viết về truyện kư
Hạnh Thục Ca, thường nhắc tên tác
giả là bà Nguyễn Nhược thị thay
v́ tên chính của bà là Nguyễn Thị Bích
(1830-1909). Trên các bia mộ xưa, ta thấy
những tên như Lê thị chi mộ,
Trần thị chi mộ, tức mộ
phần người đàn bà họ Lê,
họ Trần. Tục lệ ta không ghi tên người
đàn bà là do bắt chước Tàu. Người
phụ nữ Trung Quốc khi lấy chồng,
bỏ hết tung tích nhà cô, nhận tên
họ chồng. Ví dụ Vương thị
phu nhân, tức người vợ ông họ Vương.
Trái lại, theo tinh thần Việt, vai tṛ
phụ nữ không bị coi thường, tên
phụ nữ vẫn được nhắc
nhở. Ta vẫn thường nghe thị Kính,
thị Mầu là hai nhân vật trong truyện
Quan Âm Thị Kính.
MỤC II " TÊN
CHÍNH CỦA NGƯỜI TÂY PHƯƠNG
Nội dung mục hai gồm 3 vấn đề:
(a) Phân loại tên chính, (b) Nguyên tắc
chọn tên chính, (c) Tôn giáo và chính quyền
ảnh hưởng đến tên chính người
tây phương.
TIẾT A. PHÂN
LOẠI TÊN CHÍNH NGƯỜI TÂY PHƯƠNG
Chúng ta có bốn tiêu chuẩn để phân
loại tên chính người tây phương:
(1) Dựa trên nguồn gốc ngôn ngữ, (2)
Dựa trên tiêu chuẩn ư nghĩa, (3) Dựa
trên tiêu chuẩn giống tính, (4) Tên
đơn và tên kép.
1. Phân Loại Tên Người Tây Phương
Theo Nguồn Gốc Ngôn Ngữ: Tên người
tây phương khác hẳn ngôn ngữ thông
thường, bắt nguồn từ những
cổ ngữ mà ngày nay người ta không dùng
nữa như tiếng Latin, tiếng của
bộ lạc Germanic, Celtic. Tên người tây
phương thuộc hai tộc ngữ chính là
Ấn Âu (Indo-European) và Á Phi (Afro-Asian).
Tộc ngữ Ấn Âu quan trọng nhất,
gồm năm nhóm nhỏ chính là Celtic, Slavic,
Germanic, Hy Lạp, Italic. Tộc ngữ Á Phi không
nằm trong lục địa Âu Châu, nhưng
có vai tṛ khá quan trọng trong việc h́nh thành
tên chính người tây phương qua ngôn
ngữ Do Thái, Ba Tư và Aramic.
a. Tên từ nhóm ngôn ngữ Semitic. Nhóm
ngôn ngữ này thuộc tộc ngữ Á Phi
(Afro-Asian). Từ ngữ Semitic để
chỉ những ngôn ngữ của các dân
tộc vùng Trung Đông. Trong nhóm này, tên
gốc Do Thái, xuất phát từ kinh thánh Tân
Ước và Cựu Ước của Kitô Giáo
và Do Thái Giáo là có vai tṛ quan trọng đối
với tên người Âu Châu. Với Tân
Ước, ta có các tên môn đệ của
Chúa như John, Simon, Mathew. Với Cựu Ước,
ta có các tên như Adam, Jacob, Noah, David, Jonathan,
Isaac, Rebecca v.v… Tên người Do Thái lan tràn
khắp Âu Mỹ nhờ giáo hội Công Giáo
khuyến khích giáo dân chọn tên thánh trong Tân
Ước, c̣n người Thanh Giáo (Puritans)
khuyến khích chọn các tên trong Cựu
Ước. Tên thánh được đặt
lúc rửa tội nên người tây phương
gọi tên này là Baptismal Name hay Christian Name.
b. Tên từ nhóm ngôn ngữ Slavic. Đặc
ngữ Slavic để chỉ các ngôn ngữ
ở vùng Đông Âu và một phần Á Châu.
Nhóm Slavic chia làm ba nhánh phụ:
-Phía đông gồm Nga, Ukrainian, Belorussian.
-Phía nam gồm Bulgarian, Macedonian,Serbo Croatian,
Slovenian.
-Phía tây gồm Tiệp Khắc, Ba Lan.
c. Tên từ nhóm ngôn ngữ Hy Lạp. Tên
nhóm này được phổ biến
khắp Âu Châu nhờ văn minh Hy Lạp có
ảnh hưởng lớn, và nhiều tên thánh
của Kitô Giáo được viết
bằng thứ ngôn ngữ này. Hơn nữa,
từ xưa tại Âu Châu có phong trào
học cổ ngữ Hy Lạp, Latin, Do Thái nên
những tên gốc Hy Lạp, Latin, Do Thái
được phổ biến rộng răi.
Đặc biệt tên gốc Hy Lạp sinh ra
nhiều tên người Nga và Đông Âu và có
đặc điểm là diễn tả tư
tưởng trừu tượng, và những
đặc tính con người.
d. Tên từ nhóm ngôn ngữ Germanic:
Từ ngữ Germanic là một đặc
ngữ chỉ nhóm ngôn ngữ trong khối
Ấn Âu được các bộ lạc
Germanic ngày xưa dùng. Thứ ngôn ngữ này
được nói ở Bắc và Tây Âu, sinh
ra tiếng Anh, Đức, Na Uy, Đan
Mạch, Ḥa Lan, vùng Scandinavia, Thụy Điển,
Băng Đảo. Các thứ tiếng này
gọi chung là Teutonic. Tên từ gốc Germanic
có đặc điểm là diễn tả tư
tưởng chiến tranh. Riêng tiếng Anh
thuộc gốc Germanic được chia làm
tiếng Anh cổ (Old English) dùng ở Anh
từ thế kỷ thứ 7 đến
hết thế kỷ 12. Tiếng Anh cổ c̣n
gọi là Anglo Saxon. C̣n tiếng Anh bị
ảnh hưởng tiếng Pháp th́ các nhà
ngữ học gọi là Middle English tức
tiếng Anh Trung Cổ. Tiếng Germanic
được nói ở Thụy Điển,
Băng Đảo (Iceland) th́ các nhà Ngữ
học gọi là tiếng Norse cổ (Old
Norse).
e. Tên từ nhóm ngôn ngữ Celtic. Từ
ngữ Celtic để chỉ loại ngôn
ngữ nằm trong khối Ấn Âu,
được giống dân Celtic ở Âu Châu
khi xưa dùng ở Tây Âu. Ngữ loại
Celtic phân làm hai nhánh chính:
-Nhánh Gaelic bao gồm Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan.
-Nhánh Brythonic c̣n gọi là British tức Anh bao
gồm xứ Welsh và Breton, tức nam nước
Anh. Tên từ nhóm ngôn ngữ Celtic có đặc
điểm là diễn tả sự tôn
thờ thần thánh.
f. Tên từ nhóm Italic: Từ ngữ
Italic để chỉ một nhóm ngôn ngữ
trong khối Ấn Âu được người
Ư ngày xưa dùng. Nhóm này chia làm hai nhánh
phụ là Latino-Faliscan và Osco-Umbrian. Pháp
ngữ, và các ngôn ngữ của Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, Ư và Romanian thuộc nhóm này.
Các quốc gia Âu Châu có điểm chung là
họ đều mượn tên của nhau. Ví
dụ những tên của người Ư không
chỉ gồm bao gồm tên Ư mà bao gồm
những tên xuất xứ từ tiếng
Latin, Do Thái, Hy Lạp, Germanic v.v… Sở dĩ
có t́nh trạng này là v́ cùng thuộc tộc
ngữ Ấn Âu, cùng bị ảnh hưởng
văn hóa lẫn nhau, cùng có tín ngưỡng
chung là Kitô Giáo. Ngoài ra, khi xưa, v́ có các
cuộc xâm chiếm đất đai của
các bộ lạc Germanic và Celtic mà tên từ
nước này được đem sang nước
khác. Ví dụ trước thế kỷ 11, người
Anh chỉ có tên của giống dân ḿnh là 2
bộ lạc Celtic và Germanic. Nhưng khi Anh
bị xâm lăng th́ người Norman đă
đưa vào đây tên của người
Pháp, Latin, và tên các thánh của Kitô Giáo, bao
gồm tên Do Thái và Hy Lạp. Để
thấy tên người tây phương
bắt nguồn từ những nhóm ngôn
ngữ kể trên, ta trưng ra một số
tên tại mỗi quốc gia để làm ví
dụ:
Tên người Pháp/ Xuất xứ từ
ngôn ngữ
Adolphe/ Đức /: Adolf
Agnès/ Hy Lạp/: Hagnos
Albert /Germanic/: Adalbert
Alfred/ Anh cổ/: Aelfraed
Aurèle/ Latin/ : Aurelius
Samuel/ Do Thái/ : Shemuel
Sylvain/ Ư /: Silvano
Tên Người Đức/ Xuất xứ
từ ngôn ngữ
Arnold/ Germanic/ : Arnhold
Sofie/ Hy Lạp/: Sophia
August/ Latin/ : Augustus
Anna/ Do Thái:/ Hannah
Brigitta/ Ái Nhĩ Lan/ : Brighid
Ladislaus/ Slavic/ : Vladislav
Mercedes/ Tây Ban Nha/ : Mercèdes
Tên Người Ư/ Xuất xứ từ ngôn
ngữ:
Antonio/ Latin /: Antonius
Arturo/ Celtic/ : Arthur
Biaggio/ Pháp/ : Blaise
Bruno/ Germanic:/ Brun
Edmundo/ Anh:/ Edmund
Ferdinando/ Tây Ban Nha /: Ferdinando
Giuseppe/ Do Thái/ : Yosef
Tên Tây Ban Nha/Xuất xứ từ ngôn
ngữ:
Pio/ Latin/: Pius
Narcisco/ Hy Lạp /: Narkissos
Guillermo/ Germanic /: Wilhelm
Eduardo/ Anh :/ Edward
Lourdes/ Pháp /: Lourdes
Juan/ Do Thái/: Johana
Oscar/ Gaelic/: Oscara
Tên Người Nga/ Xuất xứ từ ngôn
ngữ:
Nikita/ Hy Lạp /: Anekitos
Agrafena/ Latin/ : Agrippina
Akim/ Do Thái:/ Johoachim
Gleb/ Norse cổ /: Gudleifr
Vladimir/ Slavic/ : Vladimir
Tên người Anh Mỹ /Xuất xứ
từ ngôn ngữ:
Mathilda/ Germanic/ : Mahthild
Mathew/ Do Thá/i : Mattathia
Mason/ Anh ngữ cổ:/ Macian
Kelly/ Ái Nhĩ Lan/ : Cealla
Isidore/ Hy Lạp/ : Isidoros
Ivor/ Scandinavian/ : Yewherr
Jade/ Tây Ban Nha/: Ijada.
Jarlath /Gaelic/: Iarlaithe
Graham/ Tô Cách Lan/ : Grantham
g. Tên chính xuất xứ từ ngôn ngữ
thông thường. Vào cuối thế
kỷ 19 đầu thế kỷ 20, theo
từ điển First Names của viện
đại học Oxford, người tây phương
bắt đầu lấy những từ
ngữ thường nhật để đặt
tên. Số tên này càng ngày càng gia tăng. Xin
nêu một số ví dụ các tên chỉ loài
hoa: Daisy, Primrose, Lotus, Rose, Marigold. Các tên
chỉ đá quư: Pearl, Ruby, Jade, Crystal. Tên
chỉ cây cối: Pine, Fern, Poppy. Tên chỉ
trạng thái tâm lư: Joy, Happy, Felix v.v…
(c̣n tiếp)
|