TIẾT I: TÊN THỤY
1. Định Nghĩa Tên Thụy: Xét
về ư nghĩa, thụy có nghĩa là đẹp.
Thụy hiệu hay tên thụy nghĩa là tên
đẹp. Tên thụy c̣n gọi là tên hèm là
tên đặt cho một người sắp
chết để tránh tên húy, đồng
thời để phê phán con người
ấy về phương diện đạo
đức lúc sinh thời. Tuy nhiên, nếu xét
về nguyên tắc th́ cách đặt
thụy hiệu của vua chúa khác cách
thức của thường dân. Với thường
dân, có hai loại tên thụy: công thụy và
tư thụy. Mỗi loại có cách thức
đặt khác nhau.
2. Nguyên Tắc Đặt Công Thụy: Công
thụy là tên do chính quyền thời quân
chủ đặt cho người có phẩm hàm
chức tước. Vua thường ban
thụy hiệu cho các công thần, cao tăng
như một nghĩa cử tri ân. Ví dụ
Tạ Nguyên Thiều, vị cao tăng khi
chết được Hiển Tông Hoàng Đế
(1740-1786) ban thụy hiệu là Hạnh Đoan
Thiền Sư.
Khi một viên chức qua đời, gia đ́nh
phải báo cho chính quyền biết. Tùy theo
chức hàm cao thấp mà báo cho cấp chính
quyền khác nhau. Thấp nhất là làng xă,
cao nhất là vua và triều đ́nh. Sau khi báo,
viên chức chính quyền họp lại,
kiểm điểm hành vi người
chết để đặt tên thụy.
Sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển
Sự Lệ cho biết năm Minh Mạng
thứ 7 (1826), nhà vua quy định sẵn
một số thụy hiệu để đặt
cho các viên chức chính quyền. Tùy phẩm
trật, tùy theo văn giai hay vơ giai, một
chức quan sẽ có thụy hiệu sau đây:
Thụy Hiệu Dành Cho Quan Chức Triều
Nguyễn
Phẩm Trật / Văn Giai / Vơ Giai
Chánh nhất phẩm / Văn Nghị / Vơ
Nghị
Ṭng nhất phẩm / Văn Ư/ Vơ Khác
Chánh nhị phẩm / Trang Lượng / Trung
Cẩn
Ṭng nhị phẩm / Trang Khải / Trung
Phấn
Chánh tam phẩm / Hiến Mục / Anh Túc
Ṭng tam phẩm / Hiến Tĩnh / Anh Mai
Chánh tứ phẩm / Đoan Cẩn / Tráng
Dực
Ṭng tứ phẩm / Đoan Lượng / Tráng
Nghĩa
Chánh ngũ phẩm / Đoan Trực / Tráng
Nhuệ
Ṭng ngũ phẩm / Đoan Thân / Tráng Hiển
Chánh lục phẩm / Đôn Nhă / Hùng Kính
Ṭng lục phẩm / Đôn Túc / Hùng Tiết
Chánh thất phẩm / Đôn Giản / Hùng
Quả
Ṭng thất phẩm / Đôn Kính / Hùng Cảm
Chánh bát phẩm / Cung Doăn / Dũng Kiên
Ṭng bát phẩm/ Cung Ư / Dũng Mậu
Chánh cửu phẩm / Cung Mậu / Dũng
Lệ
Ṭng cửu phẩm / Cung Phác / Dũng Mẫn
Hầu hết tên thụy đều hàm ư ca
ngợi đức tính như trung tín, cần
mẫn, ngay chính. Xin nêu tên thụy của
một số nhân vật lịch sử:
Tên / Tên Thụy
Chu Văn An / Văn Trinh
Phạm Đăng Hưng / Trung Nhă
Nguyễn Hữu Dật / Cần Tiết
Tống Viết Phúc / Trung Liệt
Nguyễn Huỳnh Đức / Trung Nghị
3. Nguyên Tắc Đặt Tư Thụy:
Khi gia đ́nh có người sắp qua đời,
người có vai vế lớn nhất trong
họ làm lễ cáo gia tiên, rồi căn
cứ vào hành kiểm tốt xấu của
người sắp chết mà đặt tên
thụy, sau đó đọc tên thụy cho người
đó nghe. Người tốt dùng từ
ngữ có ư nghĩa ca ngợi, người
xấu đặt thụy hiệu xấu
để làm gương cho người sau.
Nguyên tắc là như thế, nhưng dân gian
coi việc đặt tên thụy có mục
đích ca ngợi công đức người
quá cố, nên các thụy hiệu đều
có ư nghĩa tốt đẹp. Ngoài ra, c̣n có
tục lệ khi sinh tiền, một người
đă chọn cho ḿnh thụy hiệu. Với
các nhà nho uyên thâm chữ Hán, họ dùng các
chữ có ư nghĩa thâm sâu. Nhưng đối
với dân gian ít học, họ theo một khuôn
mẫu định sẵn. Đối với
các cô gái chưa chồng, tên thụy bao
giờ cũng là Trinh Thuận, đàn bà hai
chữ Từ Mẫu, đàn ông hai chữ
Mẫn Trực hay Trung Tín. Ư nghĩa các
chữ này nói lên mẫu người lư tưởng
mà xă hội cổ truyền Việt Nam
muốn khuôn nặn. Các cô gái nhất
thiết phải trinh thuận, các bà mẹ
phải là hiền mẫu đầy ḷng yêu
thương, và các ông chồng phải là
những người cần mẫn, ngay
thẳng, trung tín với vợ con..
Ngày mai: Tên tôn giáo : Tên Thánh của người
Công Giáo |