Tôi Thấy Và Nghĩ
Ǵ Khi Về Thăm Đất Nước?
Con c̣ lại bay trên đồng ruộng
xanh
Tre già bảo nhau cúi đầu trầm ngâm
Cùng mùi khói lam quen thuộc...
(Khi Tôi Về, thơ Kim Tuấn, nhạc
Phạm Duy)
Hầu như c̣n rất ít người VN
ở hải ngoại chưa một lần
về thăm lại quê hương. Tôi là
một trong những người về
trễ, sau hơn 27 năm xa cách. V́ vậy
những ghi nhận của tôi chắc không có
ǵ mới mẻ, nhưng dù sao cũng vẫn
cho tôi những cảm nghiệm riêng muốn
ghi lại đây.
Những Giây Phút Đầu Tiên
Tôi đặt chân xuống phi trường, dù
đă biết trước mọi sự bây
giờ đă đổi khác và dễ dăi hơn
nhiều, tôi vẫn cảm thấy khó
thở khi đứng trước mặt anh công
an trẻ đang xét giấy tờ của ḿnh.
Anh hỏi ǵ tôi trả lời nấy,
bảo sao tôi làm vậy, kêu đi th́ tôi
đi, bắt chờ th́ tôi đứng đó.
Không có trở ngại ǵ. Không mất đồng
dollar nào. Tôi thấy những nhân viên làm
việc ở phi trường này, khi tiếp
xúc với người vừa đến h́nh
như họ không biết chào hỏi và không
biết mỉm cười. Gương
mặt họ dề làm cho người đối
diện cảm thấy …ngộp thở,
lạ thật! Sau này gặp một vài
Việt kiều khác cũng đang thăm VN
cho biết họ đă thự động
kẹp 5, 10 dollars vào passport và được
tiếp đón rất niềm nở. À, th́
ra thế!
Được báo trước là mùa này Saigon khá
mát, nhưng vừa bước ra khỏi
cửa phi trường là tôi đă khựng
lại trước cái nóng hừng hực, và
khựng thêm lần nữa trước
cảnh ồn ào dù đă quá nửa khuya. T́m
chẳng thấy người ra đón cầm
sẵn bảng có tên tôi để đưa
về hotel, sau mới biết cái bảng
viết chữ MiSS th́ lớn mà tên tôi th́
nhỏ xíu, mà người cầm bảng th́
đứng lẫn vào đám đông. Ôi,
nếu người ta thử đặt ḿnh vào
tâm trạng của người chân ướt
chân ráo và ngơ ngác như tôi!
Đi qua những đường phố vào ban
đêm, xe cộ khá thưa thớt, cuối cùng
th́ cũng về tới khách sạn. Đúng như
lời chị bạn tại VN đă dặn
pḥng dùm, có một pḥng ngủ có giường
đôi và máy lạnh, có pḥng khách và 2 pḥng
tắm, giá chỉ có $15US/ngày,. V́ ”tội ǵ
phải ở những chỗ 5, 6 chục
đô cho uổng” nên chị đặt
chỗ này thay v́ giữ chỗ ở Grand
Hotel như tôi nhờ chị. Thực ra đây
là một căn phố 5 tầng xây kiên
cố và pḥng ốc được ngăn ra
khá đẹp, nhưng sơn trên tường
đă quá cũ, giường nệm quá sơ
sài, khăn trải giường và khăn lông
không được thơm tho sạch sẽ.
Tôi quyết định ngủ ở đây 1
đêm cho biết, ngày mai sẽ dọn qua cái
khách sạn kia sau. Hai đứa con tôi th́ do
đă tập ngủ theo giờ VN trong
suốt chuyến bay dài nên chúng ngủ ngon lành,
c̣n tôi chưa quen giấc nên trời vừa
sáng là tôi mở của trước cửa
sau để ḍm xuống theo dơi sinh hoạt
buổi sáng trên đường phố và
trong mấy ngơ hẻm.
Lúc đầu chỉ có mấy người
dọn hàng ăn trên vỉa hè như ḿ,
hủ tíu, sữa đậu nành, và nhiều
món ăn khác… Hàng nào cũng bốc khói
nghi ngút. Lát sau, người và xe trong các ngơ
túa ra, tràn ngập trên đường và
vỉa hè. Hàng loạt xe gắn máy của người
đi làm, đi học… H́nh ảnh áo dài,
áo sơ mi trắng phóng xe làm tôi nhớ
lại một thời… Những em bé mặc
đồng phục ngồi sau xe của
bố mẹ làm tôi liên tưởng ḿnh cũng
đă có thể chở con đi học như
thế, ở đây… Nhiều xe honda tắp
vào lề đường, khách dựng xe xong
liền ngồi xà vào những cái bàn và
ghế kê lung tung trên vỉa hè, chờ
những tô ḿ, hủ tíu bốc khói
được đem đến…. Tôi như
hoà vào các sinh hoạt này và cảm thấy
như ḿnh vẫn ở đây từ bao nhiêu
năm nay, như không hề có thời gian hai
mươi mấy năm xa quê hương ǵ
cả. Kể cũng lạ!
Sau này sang Grand Hotel và trong chuyến đi tour
tôi ở nhiều khách sạn sang trọng
ở Hà Nội, Huế, Hội An… tôi đă
không c̣n có dịp đứng trên bao lơn
nh́n xuống xem sinh hoạt trên đường
phố và vỉa hè nữa. Cám ơn chị
bạn đă dặn chỗ ở b́nh dân này
cho tôi.
Một Ṿng Phố Saigon
Sáng hôm sau mẹ con tôi chuyển qua Grand Hotel.
Nhân viên tiếp đăi lịch sự, vui
vẻ. Pḥng ốc đẹp đẽ, đạt
tiêu chuẩn. Giá cả phải chăng, bao luôn
buffet buổi sáng, nên không tốn tiền kêu
taxi ra ngoài ăn mà không biết ăn ở
đâu. Sau khi ổn định rồi,
một người gia đ́nh tới dẫn
mẹ con tôi đi xem phố Sàig̣n.
Tôi nhớ ngày xưa gần lễ Giáng Sinh
trời hơi lạnh vào buổi sáng, và
đó là cơ hội hiếm hoi cho đám
nữ sinh chúng tôi khoác ra bên ngoài áo dài
trắng một chiếc áo len màu để làm
dáng. Lần này khi sắp valise để
về VN tôi cũng đem áo dài tay và áo
lạnh, v́ cũng có nghe nói mùa này mát hơn
trong năm. Nhưng than ôi, giờ th́ tôi ân
hận đă không mang theo quần áo mùa hè!
Khoảng 10 giờ Sài g̣n đă nắng
gắt và rất nóng. Người và xe
cộ ngập đường cùng âm thanh
ồn ào ở một cường độ
khá mạnh như làm tăng cái nóng vốn
đă gắt. Với lượng xe như
thế, nhiều nhất là taxi và xe gắn máy,
người ta đi như đan vào nhau.
Ở những ngă tư khi đèn xanh vừa
bật là hai hàng xe ngược chiều
liền đi xiên xéo vào nhau để mà…
quẹo, không đi được th́
ngừng, đan rối vào nhau th́… từ
từ gỡ cũng ra. Thế mà người
ta vẫn thản nhiên nhường nhịn
nhau, chứ không bực bội la lối hay bóp
kèn inh ỏi. Đường phố như
chật chội hơn xưa với những
hàng cà phê vỉa đường, những gánh
hàng rong, những mảnh plastic trải trên
lề đường với hàng hoá bày lên
trên để bán… Xe Honda đậu bên
đường thành từng hàng chật khít.
Thành ra đi xe cũng chậm ŕ v́ phải lách,
mà đi bộ th́ như rùa ḅ v́ cũng
phải lách. Qua đường th́ nếu chưa
quen sẽ thấy quả là… hăi hùng v́
phải băng ngang ḍng xe gần như không
hề ngừng nghỉ dù ở ngă tư. Nhưng
quen rồi th́ lại rất là khoái chí v́
đường đầy xe mà ta cứ tàng
tàng băng ngang, băng tới đâu xe
phải lách mà tránh ta, v́ quả thực xe
đâu có đi nhanh được đâu mà
sợ, người Saigon đi xe honda hai bánh và
một chân luôn sẵn sàng… rà trên mặt
đất mà!
Đi chợ bến Thành để mua vải may
áo dài với một chị bạn quen
vẫn ở tại Saigon. Chị trả giá
cho nên tôi cứ việc lựa chọn,
thế mà cũng muốn… điên cái đầu
v́ người ta chào hàng tới tấp,
vừa mua ở hàng này xong th́ gian hàng kế
tiếp có món ḿnh ưng ư hơn, lại
lựa chọn, lại trả giá, lại
mua…. Mà phải quyết định mua cho
nhanh, không th́ đi cho lẹ, chứ không
phải thử tới thử lui rồi vui
vẻ… cám ơn đi ra như ở shopping
bên Mỹ đâu à nha. Mua xong rồi 2 chị
em sà vào hàng bánh bèo Huế ăn đúng
kiểu đi chợ ăn hàng và tôi chịu
cái màn này hết ḿnh.
Ghé Diamond Department Store, thấy rất
nhiều hàng ngoại quốc và giá rất
mắc, nên tôi chỉ vô khu tạp hoá mua
một ít đồ dùng cá nhân do các hăng
ngoại quốc sản xuất tại VN, giá
cả cũng gần giống bên Mỹ.
Một buổi chiều có người quen khác
dẫn vào một đại siêu thị tên ǵ
quên mất ở đường Cộng Hoà
hơi xa trung tâm của Saigon. Tôi ngạc nhiên
trước các quầy hàng trưng bày
gọn gàng, lịch sự, hơn cả
những siêu thị lớn của VN bên
California. Trong khu thực phẩm, thấy rau
đậu, légume cũng được đóng
vào vỉ bọc plastic rất sạch sẽ
và giá dĩ nhiên là cao, tôi thắc mắc làm
sao ai dám mua, th́ được trả lời
rằng khách hàng là những người
ngoại quốc hoặc Việt kiều làm
cho các hăng ngoại quốc và cư ngụ
tại đây.
Tôi cũng nhận thấy nhà hàng, quán ăn,
quán vỉa hè… nhiều như nấm ở
mọi nơi, mọi chỗ, và cứ
buổi chiều là đông nghẹt. Nói chung
Saig̣n bây giờ đông gấp nhiều
lần thời trước 75. Tôi cảm
thấy ngộp thở khi phải đi
từ nơi này tới nơi kia, và trong trí
gợi nhớ một Sàig̣n năm xưa
đường phố không nhiều xe cộ
và tương đối êm đềm. Vô vàn
tiếc nhớ! Hỏi sao lại có hiện tượng
đông đúc chật chội đến
thế, và được cho biết phần
do người ngoài Bắc vào, phần do người
vùng quê hoặc kinh tế mới tràn về
kiếm sống, nên mới đông như
vậy. Sàig̣n cũng được mở
rộng ra rất nhiều và nay bao gồm
những khu trước đây được
coi là ngoại ô Saig̣n.
Dự định ở Saig̣n khoảng 1
tuần chờ ăn lễ Giáng Sinh xong tôi
sẽ bay ra Hà Nội để nhập vào
một nhóm người từ Canada và Mỹ
về và sẽ cùng đi tour một vài nơi
ngoài Bắc, xong bay ngược vào Huế và
đi xuôi nam thăm Đà Nẵng, Nhà Trang, Đà
Lạt, rồi ngưng ở Sàig̣n. Trong
thời gian này tôi đă đi về miền
Tây thăm Cần Thơ, Bến Tre và ghé nhà
người thân ở vùng quê…
Thăm Miền Tây
Đây là lần đầu tiên tôi đi về
phía Lục Tỉnh. Được hướng
dẫn Lục Tỉnh gồm 6 tỉnh nào mà
bây giờ tôi quên mất tiêu, chỉ c̣n
nhớ Long An, Cần Thơ, Mỹ Tho… là
những nơi tôi đi qua. Đường xá
được tân trang, đi không xóc nhưng
chậm v́ nhiều xe mà đường không
đủ rộng. Cầu Mỹ Thuận
được xây rất lớn và kiên
cố thấy không thua ǵ freeway bên Mỹ. Đi
qua những khu phố chợ nhiều hàng quán
và sạp chợ, người đi xe kẻ
đi bộ tấp nập, tài xế phải
đi chậm hẳn lại. Tự dưng tôi
thấy khung cảnh này gần gũi chi
lạ. Có lẽ tại không ai có giờ
để đi chung và tôi cũng không dám
đi một ḿnh mạo hiểm về khu nhà
cũ của ḿnh ở miệt G̣ Vấp, nên
đi tới đâu tôi cũng thấy như
ḿnh vẫn ở đó từ hồi nào
tới giờ.
Trí nhớ tôi thật dở, lại không nghĩ
ḿnh cần đem theo sổ tay để ghi nên
giờ chỉ nhớ mang máng. Xe ngừng
lại ở ngă ba Trung Lương và có
một cô hướng dẫn du lịch ra
đón tiếp. Trời nắng gắt,
thấy cô Lạc mặc áo dài trắng đội
nón lá, tôi cũng ghé mua một cái đội
lên đầu rồi cùng 2 đứa nhỏ
và bố chúng xuống chiếc xuồng máy
theo cô Lạc vào thăm Cồn Qui, Cồn
Phụng… Ngành du lịch tại VN hiện
nay hết sức thịnh hành. Cô Lạc
tốt nghiệp về ngành du lịch, rành
rẽ các địa phương và có
thể nói tiếng Nhật, trong khi các
bạn của cô chọn những ngôn ngữ
khác để hướng dẫn du khách
ngoại quốc. Cô dẫn chúng tôi thăm
Cồn Qui là nơi có ông Đạo Dừa
tụ tŕ và hành đạo trước đây,
vừa đi vừa giảng giải rất rành
rọt. Ở đây có một nhóm ca cổ
nhạc lúc nào cũng sẵn sàng chơi
những nhạc cụ cổ truyền như
đàn bầu, đàn tranh, và ca những bài
vọng cổ ngọt ngào, mùi mẫn để
cống hiến khách du lịch. Sau đó chúng
tôi sang cồn Phụng th́ cũng vừa
tới giờ cơm trưa.
Tại Cồn Phụng có một trung tâm
tiếp đăi khách du lịch với dịch
vụ ẩm thực, trực thuộc một
công ty du lịch của nhà nước và h́nh
như công ty này cũng có cổ phần
của tư nhân nữa. Công ty đó
hoạt động tại rất nhiều nơi,
bao gồm các dịch vụ chuyên chở,
hotels, các địa điểm du lịch, nhân
viên hướng dẫn, dịch vụ
tiếp đăi, ăn uống, ca nhạc….
kể cả những chiếc xuồng tay,
xuồng máy đưa chúng tôi đi tham quan cũng
liên đới với công ty này. Trong khi đợi
cơm, tôi ṭ ṃ tới gần khu vực nhà
bếp xem một cô đang làm món xôi
phồng. Trong một chiếc chảo không
nhiều dầu cho mấy, cô dùng xạng và
đũa bếp và hai tay luôn trở đều
‘quả bóng’ bằng xôi nếp đang căng
phồng, tṛn vo, đường kính cỡ
20cm. Cô chỉ làm mỗi lần 1 quả thôi
nên tôi nhất định chờ xem cái
quả bóng nếp căng tṛn ấy
được bắt đầu như
thế nào. Th́ ra cô chỉ vớt ra một
mảng bằng bàn tay, dày độ 2cm,
từ một dề xôi nếp nấu với
đường, hơi nhăo, được
thả trong 1 cái chậu có nhiều dầu
ăn. Cô thả mảng nếp này vào
chảo dầu nóng và cứ thế lăn hoài
cho nó tṛn và phồng lên.
Chúng tôi dùng cơm trưa tại Cồn
Phụng rất sạch sẽ, lịch sự
và ngon miệng. Có rất nhiều phái đoàn
du lịch ngoại quốc khác cũng đến
và dùng bữa một lượt. Họ
ngồi kín các bàn chung quanh và nói nhiều
thứ tiếng khác nhau. Cơm xong, chúng tôi
theo cô Lạc đi thăm các vùng dân cư
ở và trồng nhăn, xoài, dừa…. Họ bày
bán những trái cây này bên đường. Có
một xưởng làm kẹo dừa tại
đây cho du khách vào xem họ nấu, cán, và
gói kẹo. Sau đó chúng tôi dùng xuồng tay
ra khỏi cồn Phụng, lên xuồng máy
trở về đất liền và chia tay cô
Lạc.
Buổi tối chúng tới Cần Thơ. Sau
khi bỏ đồ ở khách sạn và
tắm rửa, chúng tôi đi ăn tối trên
chiếc Du Thuyền Cần Thơ. Thuyền
nhổ neo khi thực khách đă ngồi kín các
bàn và đợi món ăn. Hôm đó là
kỷ niệm 10 năm của nhà hàng này nên
chúng tôi được thưởng thức
một màn ca nhạc và biểu diễn
thời trang khá hấp dẫn. Trăng hôm
đó cũng tṛn và thật sáng, cảnh trăng
nước thật là đẹp nhưng quá
đông người và ồn ào nên tôi
chẳng thấy thơ mộng tí nào.
Ngồi trên boong tàu ăn uống đă xong
từ lâu, bắt đầu buồn ngủ mà
chưa thấy thuyền quay trở về, chúng
tôi bỏ xuống tầng dưới. Tưởng
ở đó vắng hơn, ai dè tầng dưới
cũng có một màn ca nhạc khác và cũng
đông như vậy. Bèn ṿng ra mũi sau
của tàu và quả nhiên vắng người,
và nhân tiện khám phá ra có những chiếc
xuồng máy nhỏ luôn chạy ra đón khách
vào bờ nếu khách muốn về sớm.
Thế là đi về đi ngủ! Chưa
đâu, phải băng qua công viên Ninh
Kiều cạnh bờ sông cái đă. Khuya
rồi mà người vẫn c̣n đông,
từng cặp từng cặp ngồi trên
ghế đá nh́n sông nước bên nhau, và
những người bán hàng rong đủ món
ăn chơi vẫn mời chào người
qua lại…
Sáng
hôm sau lại lên xe đi tiếp về phía
Rạch Sỏi, Kiên Giang ǵ đó để
sắp nhỏ thăm ông bà nội lần
đầu tiên. Ông bà cũng chưa hề
biết mặt cô dâu 24 năm về trước
mà nay đă gần 50 và chỉ c̣n liên
hệ với ông bà qua những đứa cháu
nội này. Xe đi qua con đường
rất nhỏ dọc bờ sông, nhà dân chúng
làm sát đường và một bên là nhà sàn
làm ven sông. Nhà nào cũng mở cửa trước
và ngồi trên xe có thể nh́n tuốt ra
của sau, những căn nhà rất nhỏ
với bộ bàn ghế sơ sài ở phía
ngoài, c̣n gường ngủ và bếp núc
chắc ở phía sau. Nhằm giờ trưa nên
học sinh từ các trường túa ra đi
dọc hai ven đường, một số em
đón phà và đem cả xe đạp
xuống đó để qua sông đi về
nhà ở phía bên kia. Chúng tôi cũng phải
xuống một chiếc xuồng máy để
tới nhà ông bà nội sắp nhỏ.
Bố sắp nhỏ sợ chúng khó chịu
với cảnh nhà quê v́ không quen, nhưng ngược
lại chúng rất thích và đuổi theo
những con gà con và những con chó nhỏ
để chụp h́nh. Chúng tôi nói chuyện
với ông bà nội và vợ chồng chú em
rất vui trong suốt bữa cơm nhà quê thân
mật, với gạo do nhà trồng, rau vườn
và cá bắt dưới sông lên chiên ḍn. Sau
đó cả nhà ra vườn chụp h́nh
kỷ niệm trước khi chia tay. Riêng tôi
đă có được một tấm h́nh
đứng bên bụi tre, đầu đội
chiếc nón lá mua dọc đường…
Trở lại Sàig̣n
Trở lại Sàig̣n, trong khi chờ đón Giáng
Sinh, mỗi ngày tôi vẫn dậy sớm,
tắm gội và sửa soạn sơ sơ
rồi xuống ăn sáng ở Chez Nouz
của khách sạn với buffet gồm các món
đông tây đề huề, từ omellete
đổ tại chỗ, jambon, bacon, đến
bánh cuốn, xôi, cháo trắng ăn với
thịt chà bông… Trong khi mấy nhỏ c̣n
ngủ và sẽ xuống ăn sau th́ tôi
thả bộ sang tiệm internet Café gần
đó, đọc và gởi e-mail về cho gia
đ́nh. Giá ở đây rất rẻ,
khoảng $1US/giờ, và không đến
nỗi chậm lắm. Tới khoảng 9
giờ rưỡi là lúc bố sắp
nhỏ tới như thường lệ th́ tôi
về lại khách sạn (anh có nhà riêng
ở G̣ Vấp và mỗi buổi sáng thường
lên đón mẹ con tôi đi chơi). Chúng tôi
kêu taxi đi lanh quanh Saig̣n rồi đi ăn
trưa. Buổi chiều về nghỉ chút
cho sắp nhỏ ra hồ bơi, chờ
tới chiều đi thăm người thân
khi họ đă đi làm về, rồi
lại đi ăn tối là hết ngày.
Về những bữa ăn ở Saig̣n, tôi
không thấy ngon miệng mấy, nhưng
rất thích thú quan sát. Đa số tiệm
ăn rất đông và ồn ào. Có những
quán phở tương đối sạch
sẽ, giá chưa tới $1US/tô. Nước
phở ngon, chắc chắn là nhiều
bột ngọt v́ ăn xong tôi sẽ biết
ngay với cảm giác cồn cào trong bụng
và cái khát ở cổ. Bánh rất ít,
thịt ḅ tái chín ǵ đều khá dai. Rau
quế và ng̣ gai trông đă con mắt nhưng
chỉ dám ăn vài cọng để tập
cho cái bụng nó quen dần. Tiệm ăn th́
do bố sắp nhỏ sống ở đây
biết rành nên chúng tôi chỉ đến nơi
nào có máy lạnh thôi, nghĩa là vừa mát
mẻ vừa sạch sẽ. Cơm đập
hay cơm niêu là món con tôi rất thích v́ chúng
vốn thích ăn cơm cháy, lại
được nghe tiếng nồi đất
được đập vỡ kêu đánh
“soảng”, những mảnh sành rơi
xuống để lộ một mảng cơm
đường kính khoảng 12cm, dày độ
3,4cm, cái đáy tṛn là một lớp cơm
cháy ḍn. Mấy chú dọn bàn biểu
diễn tung hứng mảng cơm cháy một
hồi trên chiếc đĩa để cho cơm
cháy được ḍn tan nhưng không bị
cứng, sau đó bỏ ra bàn cho thực khách
ăn với các món ăn b́nh thường như
ăn cơm. Tôi có nghĩ tới cơm cháy
mỡ hành nhưng không hỏi xem có hay không.
Mẹ con tôi thường t́m trên thực
đơn những món canh và rau luộc hay xào,
và thường kêu món cá chiên, c̣n thịt th́
chỉ gọi cho có, v́ thịt heo th́
cứng, thịt ḅ th́ dai. Thịt heo kho
thật nhừ th́ thành sợi, xác chứ không
mềm. Thịt gà tương đối ngon.
Tôm cua ăn trong tiệm thường theo kí lô,
mắc ngang ngửa giá bên Mỹ mua ở
chợ, khoảng $4US/pound cua và $10US/pound tôm tươi
c̣n đầu. Cơm nói chung hơi cứng
chứ không dẻo và thơm như gạo Thái
Lan ḿnh thường ăn bên Mỹ. (Sau này
ra Hà Nội và Huế, đồ ăn đặc
sản có khác, nhưng các đặc tính
chung chung vừa kể cũng y như
vậy.)
Con tôi rất nhớ những món ăn VN mà
chúng rất thích mỗi lần qua Calif., như
sữa đậu nành, bánh cuốn, bánh bao…
Thật khó để t́m những món này khi
chúng tôi ăn ở những tiệm “có máy
lạnh” như trên, v́ đó là những món
b́nh dân chỉ bán ở những tiệm
nhỏ hoặc ở những xe bên lề
đường mà dĩ nhiên tôi không dám mua
cho con ăn. Bụng tôi th́ không tới
nỗi nào v́ dầu sao cũng lớn lên
ở VN và đă có đầy đủ
chất miễn nhiễm cần thiết
của môi sinh này, nhưng bụng của chúng
th́ bảo đảm là không kham nổi. May
quá, bên khách sạn Bông Sen có lẽ người
ta hiểu cảnh ngộ này nên có buffet Gánh,
nghĩa là các nhân viên được giả
làm những bà, những cô bán hàng với
những gánh hàng đầy đủ các món
ăn chơi, từ khoai ḿ khoai lang hấp, bánh
xèo, gỏi cuốn, hột vịt lộn…
cho tới những quầy nướng
thịt và đồ biển thơm lừng.
Cũng chuyện ăn uống, những người
bạn trẻ tôi quen trên Internet đă
hẹn tôi tới B́nh Qưới vào một
buổi chiều… Đây là một vùng
ngoại ô mà taxi tôi đi phải băng qua
khu Thanh Đa đang làm đường, xe đi
trồi lên trụt xuống chậm như rùa
nên măi mới tới nơi. Rem, Rờ, Bơ,
Đá Cuội là những cái nick đă biết
nhau cả năm trời trong “cơi
ảo", nay lần đầu gặp nhau
trong “cơi thật”, người và tên đều
thật, nên có biết bao chuyện để
nói. Khung cảnh nơi đây tháng mát,
nhẹ nhàng… Rải rác khắp nơi là cây
cảnh và những cái hồ đầy hoa súng,
nước mặt hồ êm ả … Mấy
đứa con tôi đi xục xạo một
hồi rồi về báo cáo rằng có
một “thảm cỏ kỳ lạ”, trông
rất đẹp nhưng bước lên th́
sẽ thấy bên dưới toàn là …nước.
Tôi nghe không hiểu ǵ cả, thằng út 9
tuổi bèn nhất định đưa
mẹ tới đó coi. Th́ ra đó là
một khoảng ao nhỏ phủ đầy
…bèo tấm mà con tôi được thấy
lần đầu tiên trong đời! Sau
đó chúng tôi …nhập tiệc, nghĩa là
kéo nhau la cà hết hàng quán này tới hàng quán
khác, đầy đủ các món ăn chơi,
tha hồ ăn mà không cần biết giá
cả, v́ đă trả tiền theo đầu
người ở ngoài cổng rồi. Tôi
kết món cá lóc nướng trui nên bưng
tới bàn của ḿnh đầy đủ bánh
tráng, rau sống, mắm nêm… ăn thật
ngon miệng, trong khi các bạn kia ăn món ǵ
tôi cũng chẳng biết nữa. Con tôi
ăn ḅ bía và cơm nắm với muối mè…
Bàn ghế kê la liệt là những chiếc
chơng và ghế rất thấp làm bằng
thanh tre, ánh đèn trên cao toả xuống
chỉ đủ sáng lờ mờ, đúng là
ăn theo kiểu cơm hàng cháo hàng chợ mà
ngon hết biết. Lại có cả màn ḥ lơ
và ca cải lương sống động
nữa. Chúng tôi phè phỡn ở đó măi
đến tối mịt mới chia tay.
Về chuyện đi lanh quanh ở Sàig̣n,
một bữa kia tính vô thăm bảo tàng
viện Dinh Độc Lập cũ th́ nhằm
giờ trưa đóng cửa, bèn qua Dinh Gia
Long. Ở đây trưng bày h́nh ảnh trong
thời chiến tranh nhưng chỉ của
một bên mà thôi. Bên “Ngụy” th́ có
một tấm h́nh trắng đen phóng
lớn, nh́n vào chỉ thấy toàn là giày lính
tháo dây vứt ngập đường
phố với hàng chữ chú thích là giày
của “lính ngụy” tháo bỏ chạy thoát
thân. Tôi ngừng lại ở bức h́nh này
và giải thích cho hai đứa con về
“chủ đích” của cách trưng bày h́nh
ảnh nơi đây, th́ cũng chợt
nhận ra một anh nhân viên đang theo chúng
tôi sát từng bước, tôi biết ḿnh
phải cẩn thận giữ ǵn mồm
miệng ngay.
Tôi cũng cho sắp nhỏ vô Đại
Học Khoa Học ở đường
Cộng Hoà cũ để biết ngày xưa
mẹ chúng đi học ra sao. Khuôn viên đại
học này bây giờ chật chội hẳn
v́ những cây phượng cổ thụ
đă bị đốn đi để xây thêm.
Ngày xưa tôi chỉ học có một năm
ở đây rồi di tản qua Mỹ, lúc
đó các “anh chị sinh viên” thật
chững chạc trong mắt tôi, c̣n bây
giờ tôi thấy các “em sinh viên” thật
nhỏ bé… Chợt thấy ḿnh đă già! Trường
trung học Lê Văn Duyệt th́ tôi chỉ
đi thoáng qua, nh́n sơ trước cổng
trường th́ thấy vẫn như ngày nào….
Lễ Giáng Sinh tại Sàig̣n
Có người lấy được vé cho chúng
đi dự lễ đêm ở nhà thờ Chính
Toà. Vâng, phải có vé mới được
vào v́ nhà thờ th́ nhỏ mà dân Sàig̣n quá
đông, cộng thêm Việt kiều và du khách
ngoại quốc ghé thăm. Chúng tôi phải
lách qua rừng người và xe cộ trên các
đường phố để đi bộ
tới nhà thờ v́ không xa Grand Hotel mấy.
Không hiểu tại sao người ta kéo ra
đường đông nghẹt như
vậy, dù chỉ để đi, đứng,
hoặc ngồi trên yên xe Honda, chứ
chẳng thấy có ǵ cả. Có chăng là
những người bán bột kim tuyến và
những món ăn chơi trên những
chiếc xe đẩy. Tôi đoán là các cô
cậu choai choai mua kim tuyến để
thảy lên người nhau. Mỗi gia đ́nh
đều phải có vé mới được
vào nhà thờ, mọi người được
ngồi thoải mái ở các hàng ghế, không
thấy ai phải đứng cả mặc dù
có chỗ trống ở hai bên hông và
cuối nhà thờ khá lớn. Những
chiếc quạt máy quay tít trên đầu không
đủ sức đuổi cơn nóng vây
quanh chỗ tôi ngồi. Có lẽ Saig̣n đang
bị cơn sốt nóng hoành hành, chứ
lễ Giáng Sinh ngày xưa tôi nhớ đâu có
nóng dữ vậy.
Lễ Vọng Giáng Sinh bắt đầu, do
Đức Tổng Giám Mục Hồng Y cử hành
thánh lễ. Ngài c̣n trẻ, mà ở Mỹ tôi
đă nghe tới. Chiếc cổng sắt
ở phía cuối nhà thờ đă đóng,
nhưng dân chúng đứng chật phía ngoài
và dơi mắt vào bên trong qua các song sắt.
Tiếng ồn ào của xe cộ ngoài
đường phố mỗi lúc một tăng
làm phân tâm người dự lễ không ít;
xe Honda đầy nghẹt đường
phố, nổ máy rầm rầm không ngưng
nghỉ mà. Khi tượng Chúa Hài Đồng
được rước từ dưới
nhà thờ lên Cung Thánh rồi Thánh Lễ
được bắt đầu ngay sau đó,
th́ thấy người ta tràn vào như sóng
vỡ bờ. V́ ngồi gần cuối nhà
thờ, tôi quay lại phía sau và thấy hai cánh
cổng sắt đă được phép
mở toang ra cho dân chúng vào dự lễ.
Trong nháy mắt, các khoảng trống đă
đầy chật, người ta đứng
chen chúc nhau không c̣n một kẽ hở.
Phải phục dân Sàig̣n quen chịu nóng!
Thánh lễ được cử hành long
trọng bằng các thứ tiếng Việt,
Anh, Pháp. Cả nhà thờ đông ghẹt nhưng
không khí hết sức nghiêm trang. Có lẽ
mỗi người đều đang cầu
nguyện với Chúa Hài Đồng cho sự an
lành của chính ḿnh và của gia đ́nh,
hoặc cầu xin một sự cứu thoát nào
đó cho hoàn cảnh hiện tại đang
gặp những đe doạ hoặc bế
tắc… Tới lúc rước lễ th́
khung cảnh trở nên khá hỗn độn
v́ cả một khối người như
thế cố gắng len lỏi để
xếp hàng lên đón nhận Ḿnh Thánh Chúa
từ các vị Linh Mục. Mẹ con tôi
rời ghế ngồi và đứng vào hàng,
nhưng cả 10 phút sau cũng vẫn đứng
nguyên tại chỗ, nên cuối cùng đành
trở lại ghế của ḿnh. Tôi tự
hỏi là liệu sẽ có những đổi
mới cần thiết chăng? V́ ở Đại
Hội Thánh Mẫu hằng năm tại
Missouri bên Mỹ, có cả trăm ngàn người
tham dự và Thánh Lễ được
chiếu trên màn ảnh lớn ở nhiều
chỗ khác nhau để tất cả đều
theo dơi được, và có cả trăm
Linh Mục trao Ḿnh Thánh cho giáo dân theo
những phương thức đă được
nghiên cứu kỹ từ trước,
rất là trật tự và nhanh chóng.
Lễ xong, mới vào khoảng gần nửa
đêm, chúng tôi ra khỏi nhà thờ và
thấy rừng người và xe cộ
giờ càng dày đặc hơn, và phải
hết sức vất vả mới lách đi
được. Tiếng rầm rầm
của xe cộ và tiếng cười nói la
hét chọc nhau của những đám thanh niên
trai gái càng sôi nổi hơn. Những người
bán bột kim tuyến trong những bịch
nylon nhỏ đang cố chào mời để
bán cho hết. Nh́n xuống mặt đường,
tôi hết sức ngạc nhiền thấy
lớp bột kim tuyến dày cộm, trông như
một lớp tuyết vừa rớt
xuống phủ dày trên mặt đất, lóng
lánh dưới ánh đèn đường...
. Chợt nhớ lễ Giáng Sinh vùng Bắc
Mỹ vào những năm có tuyết thật
nhiều và được gọi là “white
Christmas”, và ngoài trời trắng xoá,
lạnh lẽo, vắng ngắt…
Hôm sau là ngày Lễ Giáng Sinh, các công sở và
trường học vẫn sinh hoạt b́nh thường.
Xă hội Cộng Sản vô thần mà, có ǵ
là ngạc nhiên đâu, nhưng tôi cũng
thấy làm sao ấy, có lẽ v́ sự khác
biệt nơi đây và thế giới bên
ngoài trong ngày vui của hầu hết nhân
loại. Không làm ǵ, chúng tôi thuê xe và rủ
chị Hoàng Lan Chi đi chơi ở băi
biển Mũi Né, Phan Thiết. Tôi may mắn
có Chị Hoàng Lan Chi là người vẫn giúp
tôi đi mua sắm ở Sài g̣n v́ chị khá
rảnh rỗi. Mất khoảng 2 tiếng lái
xe th́ tới nơi. Ghé vào một khu vực
nghỉ mát sang trọng và rất đẹp
ở sát bờ biển để ăn trưa.
Sau đó xuống băi tắm, khá đẹp.
Khu resort này có vẻ dễ dăi, nên tắm
biển chán th́ vào hồ tắm bơi
lội hoặc mở jacuzzi vô ngồi
tỉnh bơ, rồi lên quán cạnh đó
uống cà phê. Nếu ở Sàig̣n lâu
chắc tôi phải ra đây ở cả
một cuối tuần cho nó sướng.
Buổi chiều chúng tôi lên xe qua Đồi
Hồng. Đó là những đụn cát
khổng lồ màu hồng cam rất đẹp.
Có bọn trẻ con đi theo đ̣i xách giày
cho chúng tôi để leo cát cho dễ. Chúng
mang những tấm nylon cứng để chúng
tôi ngồi lên và trượt từ trên
đỉnh đồi xuống như con tôi
vẫn ngồi trượt tuyết ở cái
đồi sau căn nhà bên Mỹ. Chúng
vừa đi vừa nói chuyện bằng
tiếng Anh với con tôi thật buồn cười.
Chiều về, chúng tôi ghé ngang một
tiệm ăn bên đường, kêu gỏi
cá ǵ tôi quên mất, và khô mực một
nắng c̣n dẻo dẻo, dai dai, ăn
nhậu với bia thiệt là đă… Là
tiệm b́nh dân mà nghe nói bây giờ trị
giá cả nửa triệu dollars, khách du
lịch ngoại quốc ghé nhiều, vừa
ăn vừa ngắm biển nghe sóng vỗ,
hoặc vào phía trong xem các hồ nuôi tôm, cá,
cua…
Thế là hết những ngày ở Sàig̣n, v́
hôm sau chúng tôi phải bay ra Hà Nội đi
theo chuyến tour…
(c̣n tiếp)
|